Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ - Đề tài Vận động: con muỗi

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Trẻ thể hiện vận động minh họa bài hát “Con muỗi”.

 - Trẻ thể hiện tốt kỹ năng vận động, thể hiện theo bài hát và trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài nghe hát “ Con ong và cái kiến” và thể hiện tình cảm của mình qua nội dung bài hát. Rèn cho trẻ kỹ năng làm việc theo nhóm.

 - Giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật quanh mình và biết tự bảo vệ mình trước những con vật có hại.

II.CHUẨN BỊ:

- Máy tính

- Một số côn trùng bằng nhựa.

- Xắc xô, mũ muỗi của cô và trẻ.

- Một số hình để tạo nên bức tranh đẹp.

* Phương pháp:

 Quan sát- Luyện- Trò chơi

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2683 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ - Đề tài Vận động: con muỗi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ TAM KỲ TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA ---------------------------------- : Giáo viên: Nguyễn Thị Huyên Lớp: Mẫu giáo Lớn Tam Kỳ, tháng 4 năm 2013 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÔN TRÙNG LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ HOẠT ĐỘNG HỌC : HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC ĐỀ TÀI: Vận động: CON MUỖI Nghe hát: CON ONG CÁI KIẾN; Trò chơi: AI GIỎI HƠN I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ thể hiện vận động minh họa bài hát “Con muỗi”. - Trẻ thể hiện tốt kỹ năng vận động, thể hiện theo bài hát và trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài nghe hát “ Con ong và cái kiến” và thể hiện tình cảm của mình qua nội dung bài hát. Rèn cho trẻ kỹ năng làm việc theo nhóm. - Giáo dục trẻ biết yêu quý các con vật quanh mình và biết tự bảo vệ mình trước những con vật có hại. II.CHUẨN BỊ: Máy tính Một số côn trùng bằng nhựa. Xắc xô, mũ muỗi của cô và trẻ. - Một số hình để tạo nên bức tranh đẹp. * Phương pháp: Quan sát- Luyện- Trò chơi III.TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: Cô tập trung trẻ đến với cô. Hoạt động 2: Trò chơi: Ai đoán giỏi Luật chơi: Trên màn hình xuất hiện một loạt các ô số. Đội nào bấm được ô số có từ khóa trúng ô màu xanh và hát được bài hát có từ đó thì được thưởng một con vật. Nếu hát được bài hát gốc có tất cả các từ khóa đó thì đội đó sẽ chiến thắng ở vòng chơi đó .Nếu bấm trúng ô đỏ thì mất một lượt chơi. Đội nào trong thời gian 7 giây không tìm được bài hát có chứa từ khóa thì sẽ nhường lượt chơi cho đội khác. Cách chơi:Cô chia lớp làm 3 đội. Mỗi đội lần lượt chọn ô số mà mình muốn. Nếu trúng ô số màu xanh thì đội đó sẽ suy nghĩ, hội ý trong vòng 7 giây. Sau thời gian suy nghĩ đội đó sẽ thể hiện một bài hát có chứa từ khóa trong ô. Qua thời gian 7 giây mà cả đội không tìm được bài hát thì đội khác có quyền thể hiện bài hát và nhận phần quà của cô. Sau khi kết thúc một vòng chơi đội nào tìm được bài hát gốc của vòng chơi và thể hiện được bài hát đó thì sẽ chiến thắng trong vòng chơi đó. Nếu chọn trúng ô màu đỏ thì đội đó mất một lượt chơi. Vận động minh họa: “con muỗi” Cô cho cháu chơi trò chơi “con muỗi” Trò chuyện với trẻ về con muỗi Cô hỏi: - Con muỗi làm gì chúng ta nào? - Để đề phòng bị muỗi cắn chúng ta phải làm gì? - Có một bài hát nói về con muỗi chúng ta đã được học rồi. Đó là bài hát gì? Cô cho cháu thể hiện lại bài hát “ Con muỗi” sáng tác “ Lê Thương” 2 lần. Để bài hát thêm vui nhộn các con phải làm gì? Cô nói: Có rất nhiều vận động nhưng bây giờ cô sẽ dạy cho các con hát kết hợp vận động minh họa bài hát này nhé! Cô hát kết hợp vận động 1-2 lần + Đêm khuya con muỗi vo ve: hai tay xoay và đưa ra ngoài đồng thời kí chân trùng với tay đưa ra ngoài + Nó bay cắn người còn hay đi khoe: hai tay đưa lên cao, hạ xuống làm động tác muỗi bay + Úi da, úi da vo ve úi da: Nhảy chéo về sau, hai tay đưa ra trước đồng theo vẽ chéo hai tay +Ơ hay con mũi đen thui nó bay xuống đùi rồi nó bay lên tay: hai tay xoay và chỉ ra ngoài đồng thời kí chân +Ớ hay, ớ hay, ớ hay đưa tay đánh bụp: nhảy lùi và đồng thời vỗ tay +Trúng cái phốc, mũi xẹp: kí chân trái về sau, tay đưa lên mũi. Cô cho cả lớp vân động theo cô Cho 3 đội thi đua hát và vận động Cô theo dõi và động viên trẻ thực hiện Cô cho cháu vận động theo sở thích của cháu. Nghe hát: “ Con ong cái kiến” Cô giới thiệu bài hát: Trong thế giới côn trùng có nhiều câu chuyện rất hay và ngộ nghĩnh. Câu chuyện “con ong cái kiến” cũng là một câu chuyện ngộ nghĩnh về chú ong quậy phá và chú kiến lùn. Các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện này qua bài hát “con ong cái kiến” do “Thy Ngọc” sáng tác để xem câu chuyện diễn ra như thế nào nhé. Cô hát thể hiện diễn cảm lần 1 Lần 2 cô cho trẻ nghe nhạc tạo ra một bức tranh đẹp từ giai điệu bài hát. Hoạt động 3: Cô nhận xét, tuyên dương Cho trẻ hát, vận động lại bài “Con muỗi” và ra ngoài ... KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ: BÉ YÊU CÂY XANH LĨNH VỰC: PTNT HOẠT ĐỘNG HỌC: KPKH ĐỀ TÀI: ĐIỀU KỲ DIỆU TỪ CHIẾC LÁ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết được tên một số loại lá quen thuộc, lá có nhiều hình dạng, cấu tạo của lá: cuống lá, gân, phiến lá và biết được lá cần có ánh sáng. - Trẻ biết vai trò của lá đối với cây và môi trường xung quanh. - Luyện kỹ năng quan sát, so sánh, nhận xét và chú ý có chủ định - Rèn kỹ năng phân loại phân nhóm lá cây theo dấu hiệu chung - Trẻ biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây. - Giáo dục trẻ tính tập thể, sự cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ II. CHUẨN BỊ: - Máy vi tính - Đàn - Lá cây thật, rỗ đựng lá II. PHƯƠNG PHÁP: Trãi nghiệm, thí nghiệm, Quan sát, Đàm thoại , Luyện tập. VI. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: * Hoạt động 1: Cô cho cháu chơi trò chơi “gieo hạt”. * Hoạt động 2: - Hỏi trẻ: + Các con lá rụng hết rồi phải không nào? + Vậy bây giờ các con thử xem điều gì xảy ra nhé. Cô cho cháu đến bên máy tính và xem slide về cây ra lá và cho đến khi lá già và rụng + Con nhìn thấy điều gì? + Khi lá non có màu gì? + Khi lá già thì màu xanh như thế nào? + Khi nào lá có biểu hiện là sắp rụng? + Các con có biết mùa nào cây thường đâm chồi nảy lôc non và mùa nào cây thay lá, lá rụng nhiều không? + Các con biết lá gì? + Để biết rõ hơn về các loại lá cây các con hãy về 3 vòng tròn để chúng ta tìm hiểu về các loại lá cây nhé. Cô chia cho mỗi nhóm một loại lá cây cho cháu quan sát và tìm hiểu về lá cây đó: +Nhóm 1: lá bàng + Nhóm 2: lá dừa + Nhóm 3: lá đinh lăng + Các con hãy quan sát và sau đó cho cô biết điều mà các con thấy từ loại lá cây mà nhóm các con nhận được. + Lá có màu gì? + Lá có hình dạng như thế nào? + Lá cây có những phần gì? (cuống, gân, phiến lá) + Cuống lá nhóm con như thế nào? Cuống để làm gì? + Gân lá như thế nào? + Vì sao lá không bị rũ xuống? + Phiến lá thì thế nào? Lá mềm hay cứng? Sờ vào lá cảm giác như thế nào? + Các con thử nói những điểm giống và khác nhau giữa các lá của các nhóm nào. - Cô tập trung cháu và khái quát lại những hiểu biết mà trẻ đã kể: +Lá thường có màu xanh, thường mềm, sờ vào mát vì nó chứa nước và chất dinh dưỡng từ cây và có 3 phần: cuống lá, gân lá làm nhiệm vụ gắn phiến lá và cành, nâng đỡ phiến lá để phiến lá thẳng, không bị rũ xuống, ngoài ra cuống lá và gân lá còn giúp di chuyển chất dinh dưỡng lên cho lá. Phiến lá có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau Cô cho cháu xem một số hình dạng lá khác nhau: + Lá hình phiến rộng: lá sen( hình tròn); lá bàng,( hình bầu dục), lá đinh lăng ( hình lưỡi mác- nhỏ- có răng cưa), lá tía tô( trái tim- có răng cưa).. + Lá có dạng hình dải dài: lá dừa, lá cau,lá cây tướng quân…. + Lá có dạng hình kim: lá tùng, lá thông, lá dương liễu… + Lá làm nhiệm vụ gì? Cô cho cháu xem một đoạn phim về sự hướng tới ánh nắng mặt trời của lá À. Lá làm nhiệm vụ quang hợp tức là hấp thu ánh sáng và khí thải co2 để tạo ra khí trong lành 02, lá còn thoát hơi nước làm cho không khí bớt nóng bức và giữ chất dinh dưỡng của cơ thể cây nữa đấy. Nếu thiếu ánh sáng thì điều gì xảy ra? Cô cho cháu xem thí nghiệm cô đã làm sẵn. + Khi cô bỏ miếng dán trên lá mà cô đã che mất một phần của lá lại trong thời gian 1 tuần . Cháu sẽ thấy phần bị che sẽ ít xanh hơn phần còn lại. +Cô giải thích vì: lá cây rất cần ánh sáng. Lá cây cần ánh sáng để quang hợp, nếu thiếu ánh sáng lá cây sẽ thiếu thức ăn và bị héo úa. + Để lá có màu xanh tốt thì chúng ta phải làm gì? Vì vậy các con phải chăm sóc cây đầy đủ nước và ánh sáng để cây lớn nhanh và có màu xanh thật đẹp nhé. + Lá cây giúp ích gì cho con người? Cô cho cháu xem một số hình ảnh lá cây làm thuốc, lá cây dùng để gói bánh, lá cây dùng làm thực phẩm, làm đồ chơi từ lá cây. - Trò chơi 1: Vườn lá mùa xuân + Cách chơi: cho mỗi trẻ đội mũ các loại lá cây. Cả lớp đi vòng tròn và hát, Khi nghe cô nói “khoe sắc khoe sắc” cả lớp sẽ hỏi lá “ sắc gì, sắc gì”. Cô yêu cầu khoe sắc lá gì thì các cháu nhanh chân tìm và kết hợp lá đảm bảo đặc điểm lá theo yêu cầu của cô. + Luật chơi: cháu nào chơi không đúng theo yêu cầu sẽ bị trừ điểm một lần chơi.Các bạn còn lại sẽ có điểm thưởng. - Trò chơi 2: Điều kỳ diệu từ những chiếc lá - Cô chia trẻ thành 3 nhóm phát cho mỗi nhóm một rổ lá có hình dạng khác nhau. Cho trẻ tự làm những đồ chơi mà trẻ thích ( đồng hồ, nhẫn, con trâu…). Cho trẻ đem sản phẩm về góc nghệ thuật để trang trí môi trường. * Hoạt động 3: Kết thúc: Cô nhận xét kết quả chơi, tuyên dương rồi hát bài hát “Hoa lá mùa xuân” và đi ra sân

File đính kèm:

  • docVan dong Con muoi.doc