A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức tác phẩm văn học đã học.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức và kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm văn học trung đại.
3. Thái độ: Nghiêm túc, ý thức làm bài độc lập.
B. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức kiểm tra: Tự luận.
- Cách thức tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài tự luận trên lớp.
- Thời gian: 90 phút.
C. THIẾT LẬP MA TRẬN
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7196 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Giáo án ngữ văn 11: Bài viết số 3 (Nghị học), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/11/2012
Tiết: 34-35: Làm văn
BÀI VIẾT SỐ 3
(Nghị luận văn học)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Kiến thức: Củng cố kiến thức tác phẩm văn học đã học.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức và kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm văn học trung đại.
3. Thái độ: Nghiêm túc, ý thức làm bài độc lập.
B. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức kiểm tra: Tự luận.
- Cách thức tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài tự luận trên lớp.
- Thời gian: 90 phút.
C. THIẾT LẬP MA TRẬN
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11
THỜI GIAN : 90 PHÚT
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Mức độ thấp
Mức độ cao
Làm văn:
Nghị luận văn học
Vẻ đẹp của một hình tượng VH
Tác phẩm văn học.
Viết bài văn nghị luận về một hình tượng VH
Số câu
Số điểm
1 câu
10đ = 100%
1 câu
10đ = 100%
Tổng
1 câu
10đ = 100%
1 câu
10đ = 100%
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN
Lớp 11 – Bài viết số 3
Thời gian : 90 phút
Đề bài: Có ý kiến cho rằng: Chỉ có đến Nguyễn Đình Chiểu và với Nguyễn Đình Chiểu thì hình ảnh người nông dân mới chính thức bước vào văn học, không phải như những nạn nhân đáng thương của xã hội phong kiến, mà như những người anh hùng thật sự của dân tộc. (Nguyễn Lộc). Qua Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
D. HƯỚNG DẪN CHẤM
1. Hình tượng người nông dân trong văn học Việt Nam trước “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc”.
- Trong VHDG: họ là ngư, tiều, canh, mục – những con người lam lũ, cơ cực; là người lính thú tội nghiệp (Thùng thùng trống đánh ngũ liên/ Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa).
- Trong văn học trung đại: Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận thấy họ chỉ là những con người thụ động, yếu đuối, mong sự ban ơn của bề trên (Mong mưa chan chứa lòng dân vọng/Trừ bạo tưng bừng đạo nghĩa binh). Nguyễn Trãi đã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của họ đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhưng cũng chỉ chung chung (Nhân dân bốn cõi một nhà/ Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới).
2. Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.
- Hoàn cảnh xuất thân: là những người lao động sống cuộc đời lam lũ, cơ cực (Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó); Họ chỉ quen với công việc đồng áng (chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ), hoàn toàn xa lạ với công việc binh đao (Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó).
- Những chuyển biến khi giặc Pháp xâm lược:
+ Tình cảm: Có lòng yêu nước (Trông tin .........), căm thù giặc sâu sắc (Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ).
+ Nhận thức: Có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong lúc lâm nguy (Một mối xa thư đồ sộ….treo dê bán chó).
+ Hành động tự nguyện và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ…)
- Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ:
+ Bằng bút pháp hiện thực, h/ảngười nông dân nghĩa sĩ hiện lên với vẻ đẹp mộc mạc, giản dị (gắn với những chi tiết chân thực: manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi) nhưng không kém chất anh hùng bởi tấm lòng mến nghĩa, tư thế hiên ngang, lẫm liệt, coi thường mọi khó khăn (nào đợi tập rèn, không chờ bày bố, nào đợi mang, chi nài sắm…).
+ Hình tượng người anh hùng được khắc họa trên cái nền của một trận công đồn đầy khí thế tiến công: một loạt động từ mạnh (đánh, đốt, chém, đạp, xô…), dứt khoát (đốt xong, chém đặng, trối kệ); phép đối từ ngữ (trống kỳ/trống giục; đạn nhỏ/đạn to; đâm ngang/chém ngược…), đối ý (manh áo vải, ngọn tầm vông/đạn nhỏ, đạn to,tàu sắt, tàu đồng…), nhịp điệu đoạn văn nhanh, dồn dập…tái hiện trận công đồn khẩn trương, quyết liệt, sôi động. Trên nền đó là hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ với khí thế đạp trên đầu thù, không quản ngại bất kì khó khăn gian khổ nào, rất tự tin và đầy ý chí quyết thắng. Hình ảnh đó oai phong lẫm liệt như hình tượng các dũng sĩ trong các thiên anh hùng ca.
3. Đánh giá:
- Hình tượng người nông dân xuất hiện rải rác trong văn học nhưng rõ ràng phải đến Đồ Chiểu, hình tượng đó mới được phản ánh đầy đủ, rõ nét, đặc biệt khắc sâu vẻ đẹp tâm hồn cao quí của người nông dân: lòng yêu nước, ý chí quyết tâm bảo về Tổ quốc.
- Điểm mới mẻ đó khẳng định tầm cao tư tưởng, tình cảm, sự đóng góp lớn lao của Nguyễn Đình Chiểu trong văn học nước nhà.
D. Dặn dò: Soạn bài: Hai đứa trẻ. Cần làm rõ: hình ảnh thiên nhiên và con gười nơi phố huyện
Ngày soạn: 07/11/2012
Tiết: 36, 37, 38
Đọc văn: HAI ĐỨA TRẺ
-Thạch Lam-
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người phải sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.
- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện ngắn trữ tình “ Hai đứa trẻ”
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc - hiểu truyện ngắn theo đặc trưng thể loại
3. Thái độ: Học sinh có thái độ đồng cảm với những cảnh đời quẩn quanh, bế tắc, sống vô danh vô nghĩa
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- Trang bị: GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo
- Phương pháp: - Đọc diễn cảm kết hợp phân tích, so sánh qua hình thức nêu vấn đề, trao đổi và thảo luận.
- Tích hợp phân môn Làm văn, tiếng Việt và đọc văn
2. Học sinh:
- Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn..
- Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK, đọc các tài liệu tham khảo theo định hướng của GV
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Kể tên Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945 ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1
(RLKN: tìm ý, tóm tắt)
- Cho biết những nét chính về cuộc đời của Thạch Lam?
- Văn Thạch Lam có điểm gì đặc biệt?
+ Nêu xuất xứ và vị trí của tác phẩm?
HOẠT ĐỘNG 2
(RLKN: đọc, phân tích, so sánh, bình giảng, giải thích, thảo luận nhóm....)
- Nhận xét về cốt truyện?
- Tác phẩm có thể chia ra mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
- Cảnh phố huyện lưc chiếu tàn được tác giả miêu tả như thế nào? Cụ thể?
. âm thanh
. hình ảnh, màu sắc
. đường nét
. con người
Hết tiết 1
- Nhận xét về giọng điệu những câu văn ở phần đầu?
- Em có nhận xét gì về cảnh ngày tàn nơi phố huyện?
- Cảnh phố huyện lúc đêm xuống thể hiện qua những dấu hiệu nào?
- Hình ảnh ánh sáng và bóng tối được tác giả miêu tả ra sao? Đánh giá về sự tương quan giữa 2 hình ảnh đó?
- Khi bóng ttoois tràn xuống, hình ảnh con người nơi phố huyên nghèo hiện lên như thế nào?
- Em có nhận xét gì về c/s con người nơi đây?
Hết tiết 2
- Hình ảnh nổi bật của phố huyện lúc đêm khuya là gì?
- Tại sao chị em Liên phải thức để đợi tàu?
- Đoàn tàu có ý nghĩa như thế nào đối với Liên nói riêng và những con người nơi phố huyện nói chung?
HOẠT ĐỘNG 3
(RLKN: tổng hợp, khái quát)
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
I. TIỂU DẪN
1. Tác giả: (1910-1942)
- Tên khai sinh: Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân).
- Là em ruột của hai nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo. Cả ba đều là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn.
- Thuở nhỏ sống ở quê ngoại- phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương (một phố huyện nghèo có một cái chợ, cái ga xép đêm đêm có một chuyến tàu đi qua) – sau này trở thành không gian nghệ thuật cho nhiều sáng tác của nhà văn.
- Là người đôn hậu, điềm đạm và rất đỗi tinh tế.
- Có biệt tài về truyện ngắn – truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật. Mỗi truyện như một bài thơ trữ tình đượm buồn, giọng điệu điềm đạm.
- Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: rút từ tập Nắng trong vườn (1938)
- Vị trí: tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Thạch Lam.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc – hiểu khái quát
a. Đọc
b. Cốt truyện: Đơn giản, dường như không có cốt truyện, chủ yếu thông qua dòng tâm trạng nhân vật Liên
c. Bố cục: 3 phần:
- P1: Từ đầu -> “phía làng”: phố huyện lúc chiều tàn.
- P2: Tiếp theo -> “không hiểu”: phố huyện lúc đêm xuống.
- P3: Còn lại: phố huyện lúc về khuya
2. Đọc – hiểu chi tiết
a.. Cảnh phố huyện lúc chiều tàn
- Âm thanh: tiếng trống thu không; tiếng ếch nhái ngoài đồng ruộng; tiếng muỗi vo ve.
- Hình ảnh, màu sắc: phương tây đỏ rực, đám mây ánh hồng, dãy tre làng đen lại.
- Đường nét: dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời.
- Cảnh chợ tàn: người về hết, tiếng ồn ào ko còn, chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị,…
- Con người: Những đứa trẻ com nhà nghèo lom khom tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại có thể dùng được -> thật đáng thương.
=> Hình ảnh quen thuộc, gần gũi và gợi cảm. Đó là một bức tranh quê hương bình dị mà ko kém phần thơ mộng.
- Câu văn dịu êm, nhịp điệu chậm, giàu hình ảnh và nhạc điệu, uyển chuyển, tinh tế -> Khơi gợi cho người đọc nhìn, nghe, xúc cảm trước một bức tranh quê rất Việt Nam
=> Cảnh buồn, hiu quạnh, nghèo nàn, xơ xác. Nó thấm vào lòng người một nỗi buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn.
b. Cảnh phố huyện lúc đêm xuống
- Dấu hiệu:
+ “Đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua cơn gió mát”
+ “Đường phố và các ngõ con dần dần chứa dầy bóng tôí”
- Tương quan giữa ánh sáng và bóng tối:
Bóng tối
- “Con đường thăm thẳm ra sông”
- “Con đường qua chợ về nhà”
-“Các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa
Ánh sáng
-“Ngọn đèn con của chị Tí”
-“Bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát”. Ngọn đèn của Liên… qua phên nứa”.
=> Tương quan ấy chỉ ra rằng: bóng tối đã bao trùm cả ánh sáng, bao trùm tất cả các sinh hoạt của người dân nơi phố huyện
- Con người:
+ Mẹ con chị Tí: “Ngày, chị đi mò cua bắt tép; tối đến chị mới dọn cái hàng nước này…”
+ Bác phở Siêu với gánh phở được coi là thứ quà xa xỉ, nhiuêù tiền.
+ Vợ chồng, con cái Bác xẩm trên mảnh chiếu chật hẹp, không có khách.
+ Cụ Thi điên với tiếng cười khanh khách.
+ Hình ảnh chị em Liên:
. Còn nhỏ phải chịu cuộc sống nghèo túng.
. Thay mẹ trông coi cửa hàng - chẳng bán được bao nhiêu.
. Có những nét đáng yêu: (Có tấm lòng nhân hậu: xót thương những đứa trẻ con quanh chợ.. Siêng năng, chăm chỉ: thay mẹ trông coi cửa hàng).
. Hi vọng vào chuyến tàu đêm.
=> Cuộc sống của những người nơi phố huyện rất nghèo nàn, tẻ nhạt, nhàm chán -> Sự thương xót, thông cảm của nhà văn
c. Cảnh phố huyện lúc về khuya
- Trống cầm canh một tiếng ngắn, khô khan.
- Dấu hiệu: Đèn ghi + tiếng còi -> cuộc sống trở nên sôi động, linh hoạt hơn.
Sáng trưng. Tối tăm.
+ Đoàn tàu: Náo nhiệt. + Phố huyện: Tĩnh lặng,
Sôi động Nghèo nàn.
Cuộc sống đơn điệu, tối tăm, nghèo nàn, tẻ nhạt.
Cuộc sống nhộn nhịp giàu Sang trọng, đầy ánh sáng
-> Đoàn tàu đến rồi đi nhanh: thay đổi trong chốc lát, tất cả lại chìm trong bóng tối.
=> Đoàn tàu là ước mơ, là khát vọng của mọi người, đặc biệt là trong tâm hồn của hai đứa trẻ -> lòng nhân đạo của Thạch Lam.
III. TỔNG KẾT
- Thạch Lam đã miêu tả bức tranh phố huyện nghèo bằng những cảnh, những người, những chi tiết rất chân thật và cảm động. Ông đã giành cho con người quê hương, những con người nghèo khổ trong bóng tối một sự cảm thông và xót thương nồng hậu. Cảnh phố huyện nghèo vừa hiện thực vừa chứa chan tinh thần nhân đạo
- Cốt truyện đơn giản, nhân vật chủ yếu được khai thác bởi tâm trạng, cảm xúc, giọng văn nhẹ nhàng trầm tĩnh, cảm xúc tinh tế, hình ảnh chọn lọc vừa mang ý nghĩa hiện thực vừa mang ý nghĩa biểu trưng (bóng tối, ngọn, đèn, đoàn tàu…)
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
1. Củng cố: - Cảnh phố huyện.
- Cuộc sống của những người nơi phố huyện
2. Dặn dò: - Nắm chắc nội dung và nghệ thuật bài thơ.
- Soạn bài:Ngữ cảnh (Lưu ý về khái niệm và các nhân tố của ngữ cảnh)
File đính kèm:
- Tuan 9.doc