Luận văn Ngữ văn 12 - Giáo án Tiết 61 Lý học - Quá trình văn học

A. Phần chuẩn bị

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức, kĩ năng tư duy

* Giúp học sinh HS:

- Nắm được khái niệm quá trình văn học cùng các quy luật cơ bản của quá trình này.

- Biết nhận ra trên nét lớn, sự khác biệt và mối quan hệ giữa các thời kì văn học.

2. Tư tưởng- tình cảm

Nhận thấy sự cần thiết của việc hiểu được quá trình văn học, nhận ra sự khác biệt và mối quan hệ giữa các thơi kì văn học.

II. Phương tiện thực hiện

- SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu

- SGK, tài liệu tham khảo

III. Cách thức tiến hành

- Tổ chức HS trao đổi, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi trong Sgk

- Nêu vấn đề kết hợp với đàm thoại

B. Tiến trình dạy học

* ổn định tổ chức (1 phút)

I. Kiểm tra bài cũ (3 phút)

- Câu hỏi: Em hiểu thế nào là quá trình VH, trào lưu VH, khuynh hướng VH, trường phái VH?

- Yêu cầu: HS nói lên cách hiểu của mình về các khái niệm trên.

II. Bài mới

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1831 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Ngữ văn 12 - Giáo án Tiết 61 Lý học - Quá trình văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/12 Ngày giảng: 02/12/2008 Tiết 61 - LLVH Quá trình văn học A. Phần chuẩn bị I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức, kĩ năng tư duy * Giúp học sinh HS: - Nắm được khái niệm quá trình văn học cùng các quy luật cơ bản của quá trình này. - Biết nhận ra trên nét lớn, sự khác biệt và mối quan hệ giữa các thời kì văn học. 2. Tư tưởng- tình cảm Nhận thấy sự cần thiết của việc hiểu được quá trình văn học, nhận ra sự khác biệt và mối quan hệ giữa các thơi kì văn học. II. Phương tiện thực hiện - SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu - SGK, tài liệu tham khảo III. Cách thức tiến hành Tổ chức HS trao đổi, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi trong Sgk Nêu vấn đề kết hợp với đàm thoại B. Tiến trình dạy học * ổn định tổ chức (1 phút) I. Kiểm tra bài cũ (3 phút) - Câu hỏi: Em hiểu thế nào là quá trình VH, trào lưu VH, khuynh hướng VH, trường phái VH? - Yêu cầu: HS nói lên cách hiểu của mình về các khái niệm trên. II. Bài mới * Giới thiệu bài mới Để hiểu rõ hơn những khái niện đó chúng ta tìm hiểu bài LLVH: "Quá trình văn học" Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt - Văn học là gì? (chiếu khái niệm) 1. Khái niệm (15 phút) a. Văn học Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội đặc thù luôn vận động biến chuyển. - Cho Hs đọc mục 1 trong Sgk trang 231. - Quá trình văn học là gì? (chiếu khái niệm) - GV ghi các từ in đậm ra bảng phụ. b. Quá trình văn học Quá trình văn học là sự tồn tại, vận động và tiến hoá của văn học, vừa phụ thuộc vào quá trình lịch sử xã hội vừa tuân theo những quy luật riêng. - GV: Nói về sự tồn tại, vận động và phát triển của văn học người ta quan tâm đến yếu tố thời gian và không gian. (chiếu nội dung) @1. Sự vận động: thời gian - không gian * Nói về thời gian cho thấy VH đã phát triển qua nhiều thời kì và giai đoạn: + Các thời kì: cổ đại, trung đại, cận đại, hiên đại, đương đại, (các thời kì lớn: cổ đại, trung đại, hiện đại) trong từng thời kì lại có các giai đoạn cụ thể nối tiếp nhau. Tuỳ theo từng nền VH dân tộc mà có những cách phân chia khác nhau. + Các giai đoạn: - Chiếu sơ đồ Ví dụ: Các thời kì và giai đoạn của văn học viết Việt Nam. * Nói về không gian nó cho thấy văn học đã phát triển không giống nhau và không đồng đều ở từng khu vực văn hoá, từng lãnh thổ quốc gia - dân tộc hay trong phạm vi toàn cầu. VD: Văn học dân gian nước ta, sáng tác truyện thơ của đồng bào dân tộc thiểu số phong phú hơn dân tộc Kinh. VD: VHVN thế kỉ XX có sự phân hóa quyết liệt ở 2 khu vực tự do và tạm chiếm (1946-1975). Ở khu vực tự do: xu hướng VH yêu nước, cách mạng. Ở nơi địch kiểm soát, những xu hướng VH chính thống là xu hướng tiêu cực, phản động, xu hướng "chống cộng" dưới nhiều hình thức khác nhau: xu hướng đồi truỵ, gieo rắc tư tưởng phản động… - GV: Nói về sự tồn tại, vận động và phát triển của văn học người ta còn quan tâm tới cấu trúc của VH. - Cấu trúc của VH gồm những gì? @2. Sự vận động trong cấu trúc của VH - Các tác phẩm, mọi hình thức lưu giữ và truyền bá VH, mọi thành tố của đời sống VH, mối quan hệ giữa các bộ phận VH, mối quan hệ giữa VH với các loại hình nghệ thuật, các hình thái ý thức xã hội,… * Lưu ý: Sự đổi thay của ý thức VH, hình thức VH, sự biến động trong tiếp nhận…’bộ phận cơ bản nhất của quá trình VH. - GV giải thích rõ sự đổi thay của hình thức VH: - Truyền miệng, chép tay, in ấn,… - Sự biến động trong tiếp nhận ’bộ phận cơ bản nhất của quá trình VH. - GV chốt: Sự tồn tại, vận động và tiến hoá của văn học trong thời gian và không gian, trong cấu trúc của bản thân VH ’ quá trình VH. - Có ý kiến cho rằng: - GV sơ đồ hoá kiến thức Muốn hiểu đúng đóng góp của phong trào Thơ Mới điều không thể bỏ qua là phải đặt nó trong tiến trình vận động của thơ caViệt Nam từ cổ điển sang hiện đại để xem xét, mặt khác cũng phải thấy rằng Thơ Mới là thành quả đẹp đẽ của thơ ca và của nền văn hoá dân tộc trong bối cảnh của cuộc tiếp xúc, giao lưu với nền văn minh, văn hóa phương Tây những năm đầu thế kỉ XX. - Em có đồng ý không, vì sao? - HS lí giải theo sự hiểu biết của mình - GV chốt: " Khi xem xét một hiện tượng VH cụ thể phải đặt nó trong quá trình VH’ Khái niệm quá trình VH có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu, phê bình, thưởng thức VH. ’tiến trình vận động của thơ caViệt Nam từ cổ điển sang hiện đại - thành quả đẹp đẽ của thơ ca và của nền văn hoá dân tộc trong bối cảnh của cuộc tiếp xúc, giao lưu…’ kế thừa, cách tân, giao lưu ’đóng góp… - Chuyển: Để hiểu rõ hơn sự kế thừa, cách tân và giao lưu là một tất yếu của VH …. - Đó là các quy luật nào? 2. Các quy luật cơ bản của quá trình văn học (17 phút) a. Quy luật tiếp nhận tác động của đời sống lịch sử (chiếu) Chúng ta đã biết đến đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi" của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm- Đặng Trần Côn). TP đươc sáng tác vào đầu những năm 40, thế kỉ XVIII. Trong "Lịch triều hiến chương loại chí" Phan Huy Chú cho biết: "Chinh phụ ngâm do hương cống Đặng Trần Côn soạn. Nhân đầu đời Cảnh Hưng (1740-1786) có việc binh, người ta đi đánh phải lìa nhà, ông cảm thời thế mà làm ra". - Đoạn trích này giúp em hiểu được những gì? - Hoàn cảnh lịch sử xã hội đã tác động đến người cầm bút ’sự ra đời của tpVH. - Em biết được những gì về xã hội VN cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX ? - GV bổ sung: Cũng những năm này, các cuộc nổi dậy của nhân dân bùng lên mạnh mẽ chưa từng thấy và lan rộng khắp xã hội Đàng Ngoài. Phong trào quật khởi của đông đảo quần chúng bị áp bức đã khơi dậy một luồng tư tưởng mới của giới trí thức(…). Đó là tư tưởng về quyền sống, hưởng hạnh phúc của con người. - Những điều kiện xã hội cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX đã tác động đến VH giai đoạn này ntn? - GV chiếu sơ đồ: ’ Đó là những điều kiện xã hội dẫn đến sự trỗi dậy của ý thức về quyền sống con người cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX đã thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa nhân đạo trong VHVN giai đoạn này, với những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,… - Em hiểu thế nào là quy luật tiếp nhận tác động của đời sống lịch sử? - Quá trình VH tất yếu chịu sự chi phối của lịch sử xã hội - Sự phát triển của lịch sử xã hội thường tác động trực tiếp đến đời sống VH… - Nguyễn Du đã sáng tác truyện Kiều dựa trên cốt truyện nào, của ai?(chiếu tượng đài ND, TK, KVKT) b. Quy luật kế thừa và cách tân - Cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" - tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). - Trên cơ sở cốt truyện, nhân vật có sẵn, ND đã có những sáng tạo gì về nội dung và nghệ thuật?(chiếu sơ đồ) - Nội dung: ông đã biến một câu chuyện "tình khổ" thành khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh, nói lên "những điều trông thấy" trong giai đoạn lịch sử đầy biến động cuối Lê - đầu Nguyễn. - Về nghệ thuật: ND đã dụng công lược bỏ các chi tiết mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và một số chi tiết dung tục trong tác phẩm của TTTN; thay đổi thứ tự kể và sáng tạo thêm một số chi tiết mới để tạo ra một thế giới nhân vật sống động như thật; biến các sự kiện chính của tp thành đối tượng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể; chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho các nhân vật sống động hơn, sâu sắc hơn và tp trở thành một bách khoa thư của muôn vàn tâm trạng. - Về thể loại: ND đã kế thừa các truyền thống nghệ thuật của truyện Nôm, ngâm khúc, thơ trữ tình và ca dao, dân ca để sáng tạo ra một truyện thơ giàu chất tiểu thuyết và đậm đà tính trữ tình bậc nhất trong VHVN. - Qua ví dụ trên, em hiểu thế nào là kế thừa và cách tân? a Sáng tạo ra những giái trị nghệ thuật-thẩm mĩ mới dựa trên những thành tựu VH có trước… - Vậy theo em, quá trình VH chủ yếu là quá trình của sự kế thừa hay sáng tạo, vì sao? - GV nhấn mạnh: - Quá trình VH chủ yếu là quá trình của sự sáng tạo. - Trong tp Đời thừa NC nói: "văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đã đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có". - Trong quá trình phát triển, VHVN dã có sự giao lưu với các nền VH nào? - GV chiếu: c. Quy luật giao lưu - VH Trung Quốc thời trung đại - VH Pháp từ cuối thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX - VH các nước XHCN từ sau năm 1945 - Nhiều nền VH trên thế giới trong thời điểm ngày nay. - Có nền văn học nào tồn tại, phát triển mà không cần giao lưu không, vì sao? - VH một dân tộc không thể phát triển nếu thiếu sự giao lưu. - Giao lưu càng rộng VH càng có điều kiện phát triển. - Có phải cứ giao lưu là VH phát triển không? - Yêu cầu hS lấy ví dụ, chứng minh: Nhưng VH một dân tộc chỉ thực sự phát triển khi giữa các yếu tố nội sinh và ngoại lai có sự tương tác tích cực, khiến yếu tố ngoại lai không làm triệt tiêu bản sắc vốn có của nền VH dân tộc mà ngược lại, làm cho bản sắc ấy thêm phong phú. - Để sự giao lưu giúp cho văn học nước nhà phát triển các nhà văn VN cần phải làm gì? - Tuỳ HS Bài tập 3 (SGK t /235) Luyện tập (7 phút) Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 đã kế thừa và cách tân những gì từ VHVN giai đoạn 1930-1945? *Kế thừa: - VHVN giai đoạn 1945-1975 tiếp tục hoàn thiện quá trình hiện đại hoá VH của giai đoạn trước. - Tiếp thu những kinh nghiệm nghệ thuật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, tiểu thuyết hiện thực phê phán và Thơ mới * Cách tân: - Đề cao cái chung, cái cộng đồng, chú trọng phát triển những hình thức có tính đại chúng, hướng tới việc thực hiện chức năng vũ khí của CM. - Cái đẹp trong VHCM là cái đẹp lí tưởng của những hình tượng hào hùng, của cảm hứng lãng mạn bay bổng. III. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài (2 phút) - Đọc lại phần nội dung bài học - Trả lời câu hỏi trong HDHB. - Tiếp tục làm bài tập số 2 - Chuẩn bị bài mới: Đọc lại bài Khái quát VHVN từ đầu thế kỉ XX đến CMTT (SGK Ngữ văn 11, tập 1), lưu ý: trào lưu văn học (lãng mạn, hiện thực và hiện thực XHCN)

File đính kèm:

  • docQua trinh van hoc tiet 61 NC(1).doc