Luận văn Tài liệu ôn thi tốt nghiệp - Phần 1: Tái hiện kiến thức cơ bản – Nghị học

I. Những kiến thức cần nắm:

1.Vài nét về tác giả Tô Hoài.

- Tô Hoài sinh năm 1920, tên thật là Nguyễn Sen, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.

- Là một nhà văn có nguồn sáng tạo to lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học hiện đại Việt Nam.

- Có trên 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau:

+Trước CMT8, nổi tiếng với truyện “Dế mèn phiêu lưu ký”, “O chuột”, “Quê người”.

+ Sau CMT8 có “Truyện Tây Bắc”, “Miền Tây”, “Cát bụi chân ai”, “ Chiều chiều”

- Sáng tác của Tô Hoài :

+ Thể hiện vốn hiểu biết phong phú về đời sống và phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta

+ Hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động, vốn từ vựng giàu có và cách sử dụng đắc địa, tài ba cùng chất tạo hình, chất thơ qua cách miêu tả và kể chuyện .

- Năm 1996 ông được tặng Giải thưởng HCM về VHNT.

2. Hoàn cảnh sáng tác

- Đoạn trích thuộc là phấn thứ nhất của truyện Vợ chồng A Phủ .

- Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc (1952) của Tô Hoài, giải nhất giải thưởng văn nghệ 1954 – 1955. Tập truyện này là kết quả chuyến đi thực tế của tác giả, cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, đánh dấu sự chín muồi về tư tưởng và tình cảm của nhà văn.

3. Tóm tắt tác phẩm:

Truyện kể về cuộc đời đôi vợ chồng người Mèo là Mị và A Phủ. Vì nhà nghèo nên khi lấy nhau, cha mẹ Mị phải vay tiền nhà thống lý Pá Tra. Đến khi mẹ Mị qua đời, Mị trở thành thiếu nữ xinh đẹp, mà món nợ vẫn chưa trả xong. Mị bị A Sử - con trai nhà thống lý bắt cóc về làm vợ để gạt nợ. Cuộc đời làm dâu nhà giàu thật đắng cay tủi nhục. Sau lần từ bỏ ý định tự tử vì thương cha già, Mị sống như cái xác không hồn, Mị phải làm việc quần quật quanh năm, suốt tháng hơn con trâu, con ngựa. Mùa xuân đến Mị muốn đi chơi nhưng bị bắt trói.

A Phủ đánh A Sử trong một cuộc vui xuân nên bị bắt, bị phạt vạ một trăm đồng bạc trắng rồi trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà thống lý. Trong một lần đi chăn bò, A Phủ đã để hổ vồ mất một con bò, anh bị trói đứng và bỏ đói sắp chết. Thương cho người cùng cảnh ngộ, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ rồi cùng anh chạy trốn khỏi Hồng Ngài, đến Phiềng Sa, họ thành vợ chồng.

 

doc54 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1692 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tài liệu ôn thi tốt nghiệp - Phần 1: Tái hiện kiến thức cơ bản – Nghị học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP PHẦN 1: TÁI HIỆN KIẾN THỨC CƠ BẢN – NGHỊ LUẬN VĂN HỌC VỢ CHỒNG A PHỦ Tô Hoài I. Những kiến thức cần nắm: 1.Vài nét về tác giả Tô Hoài. - Tô Hoài sinh năm 1920, tên thật là Nguyễn Sen, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. - Là một nhà văn có nguồn sáng tạo to lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học hiện đại Việt Nam. - Có trên 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau: +Trước CMT8, nổi tiếng với truyện “Dế mèn phiêu lưu ký”, “O chuột”, “Quê người”... + Sau CMT8 có “Truyện Tây Bắc”, “Miền Tây”, “Cát bụi chân ai”, “ Chiều chiều”… - Sáng tác của Tô Hoài : + Thể hiện vốn hiểu biết phong phú về đời sống và phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta + Hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động, vốn từ vựng giàu có và cách sử dụng đắc địa, tài ba cùng chất tạo hình, chất thơ qua cách miêu tả và kể chuyện . - Năm 1996 ông được tặng Giải thưởng HCM về VHNT. 2. Hoàn cảnh sáng tác - Đoạn trích thuộc là phấn thứ nhất của truyện Vợ chồng A Phủ . - Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc (1952) của Tô Hoài, giải nhất giải thưởng văn nghệ 1954 – 1955. Tập truyện này là kết quả chuyến đi thực tế của tác giả, cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, đánh dấu sự chín muồi về tư tưởng và tình cảm của nhà văn. 3. Tóm tắt tác phẩm: Truyện kể về cuộc đời đôi vợ chồng người Mèo là Mị và A Phủ. Vì nhà nghèo nên khi lấy nhau, cha mẹ Mị phải vay tiền nhà thống lý Pá Tra. Đến khi mẹ Mị qua đời, Mị trở thành thiếu nữ xinh đẹp, mà món nợ vẫn chưa trả xong. Mị bị A Sử - con trai nhà thống lý bắt cóc về làm vợ để gạt nợ. Cuộc đời làm dâu nhà giàu thật đắng cay tủi nhục. Sau lần từ bỏ ý định tự tử vì thương cha già, Mị sống như cái xác không hồn, Mị phải làm việc quần quật quanh năm, suốt tháng hơn con trâu, con ngựa. Mùa xuân đến Mị muốn đi chơi nhưng bị bắt trói. A Phủ đánh A Sử trong một cuộc vui xuân nên bị bắt, bị phạt vạ một trăm đồng bạc trắng rồi trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà thống lý. Trong một lần đi chăn bò, A Phủ đã để hổ vồ mất một con bò, anh bị trói đứng và bỏ đói sắp chết. Thương cho người cùng cảnh ngộ, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ rồi cùng anh chạy trốn khỏi Hồng Ngài, đến Phiềng Sa, họ thành vợ chồng. 4. Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm a. Giá trị hiện thực: - Cuộc sống đau thương, cay cực của người dân lao động miền núi. - Tội ác của bọn PK chúa đất miền núi - Quá trình đến với cách mạng của người dân miền núi từ tự phát đến tự giác. b. Giá trị nhân đạo: - Lòng xót thương, sự cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với số phận bất hạnh của người dân lao động miền núi. - Phát hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của họ: lòng khát khao tự do, yêu đời, yêu người và tinh thần phản kháng. - Tố cáo, lên án mạnh mẽ tội ác của bọn chúa đất miền núi đã dùng thần quyền và cường quyền để cột chặt người lao động vào thân phận nô lệ. - Mở cho họ con đường để giải phóng cuộc đời và số phận của mình. II. Luyện tập: Đề 1: Phân tích số phận khổ đau và sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. I. Mở bài: - Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn hay của Tô Hoài, có vị trí chắc chắn trong nền văn học hiện đại Việt Nam. - Ở tác phẩm này, Tô Hoài đã miêu tả đặc sắc số phận tăm tối và con đường thức tỉnh của đôi thanh niên dân tộc Hmông. Thành công ấy được thể hiện ở nhân vật Mị, một cô gái dù phải chịu những ách nặng của cuộc đời nhưng vẫn tiềm tàng sức sống. Qua Mị, người đọc nhận ra tài năng của nhà văn trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. II.Thân bài: 1. Hoàn cảnh và số phận của Mị: - Mị là cô gái trẻ đẹp, những đêm tình mùa xuân trai làng đến thổi sáo đứng “nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”. - Mị tài hoa, Mị thổi sáo rất hay, có biết bao người mê, “Mị thổi lá cũng hay như thổi sáo”. - Mị bị bắt cóc về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra, bi kịch đời Mị bắt đầu từ đó. - Những ngày đầu sống ở nhà thống lý, Mị đau đớn tột cùng “có đến hàng tháng đêm nào Mỵ cũng khóc”. Chính sức sống mãnh liệt, tình yêu cuộc sống tự do, Mị đã phản kháng bằng ý định ăn lá ngón tự tử, nhưng thương cha Mị phải sống để trả món nợ truyền kiếp, trả bằng tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc cả đời mình. - Trở lại nhà thống lý, Mị sống cuộc đời nô lệ với bao tủi nhục. Dần dà Mị quen với cái khổ, quen với cái nhục, thích nghi với cuộc đời nô lệ. Mị sống như cái máy, sống như một thực thể không ý thức về mình. Mỗi ngày như mọi ngày, mỗi tháng như mọi tháng, mỗi năm như mọi năm, cái thường nhật tẻ ngắt lặp đi lặp lại “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp...”. - Nơi Mị ở là cái buồng kín mít, cái cửa sổ ô vuông nhỏ bằng bàn tay, cái cửa sổ nhờ nhờ ánh sáng không biết sương hay nắng lở ngoài kia. Mị chỉ là cái bóng vô cảm, vô hồn lãng quên quá khứ, không gắn với hiện tại, không nghĩ đến tương lai. Bố Mị đã chết nhưng Mỵ đã quên nghĩ đến cái chết. Mỵ đã chết chìm nơi cái đáy nô lệ vô tri này! 2. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt đã trỗi dậy: - Ngày tết đến, mùa xuân trở về trên đất Hồng Ngài, “trong các làng Mèo đỏ những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe ra như con bướm sặc sở”. Sắc màu mùa xuân làm tạo vật và con người bừng tỉnh.Gió và rét không ngăn được tiếng cười của trẻ con, không cản được tiếng sáo gọi bạn tình. - Ngày tết cái khát vọng tự do trở về mãnh liệt với con người nô lệ này. Nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha, bồi hồi Mỵ nhẩm thầm bài hát của người đang thổi, tiếng sáo đã thấm vào tim Mị, thức tỉnh sự căm lặng bấy lâu. - Trong không khí ấy, Mị lén lấy hũ rượu “uống ực từng bát”, men rượu, men cuộc đời đã nâng bổng tâm hồn Mị. Mị uống để quên buồn, quên thực tại nhưng Mị không quên, Mị sống về những ngày trước, những ngày tự do, vui sướng thổi sáo đi chơi hết núi này qua núi khác với bạn tình. - Mị chợt thấy lòng mình phơi phới và nhận ra mình còn rất trẻ, Mị muốn đi chơi. Và nếu có nắm lá ngón lúc này. III. Kết bài: Khẳng định: Dù cuộc sống khổ nhục nhưng ở Mị vẫn tiềm tàng sức sống... Tài năng miêu tả nhân vật của nhà văn Đề 2: “Nói đến giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học là nói đến lòng yêu thương, trân trọng con người, lên án sự áp bức, chà đạp lên quyền sống của con người trong xã hội”. Phân tích nhân vật Mị và A Phủ để chứng minh. A. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu giá trị nhân đạo (được thể hiện qua hai nhân vật Mị và A Phủ) B. Thân bài: LĐ1: Giới thiệu chung: -Tác phẩm phản ánh chân thưc cuộc sống bị đày đọa, tối tăm của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách phong kiến thực dân. Bọn chúng đã cướp hết ruộng đất của người dân khiến họ phải làm công không cho chúng, chúng tước đoạt quyền sống, quyền tự do của họ. -Truyện có sức tố cáo mạnh mẽ (Phân tích số phận của Mị bị biến thành con dâu gạt nợ, A Phủ bị đẩy thành người nô lệ đi ở gạt nợ: 2 nhân vật 2 hoàn cảnh nhưng đều là nạn nhân của thực dân phong kiến). LĐ2: Phân tích nhân vật Mị và A Phủ để chứng minh giá trị nhân đạo của tác phẩm: - Tác giả lên án gay gắt sự áp bức, bóc lột tàn bạo của bọn thống trị miền núi và bọn thực dân đối với đời sống của người dân lao động. - Sự yêu thương, trân trọng con người của nhà văn: + Sự xót xa thương cảm con người của nhà văn trước cuộc sống tủi nhục, bị đày đọa của 2 nhân vật Mị và A Phủ. +Trân trọng khát vọng sống của con người, đồng tình với sự vùng dậy chống áp bức, bất công. +Khẳng định dù khốn khó cùng cực đến thế nào thì mọi thế lực của giai cấp thống trị cũng không giết được sức sống của con người. LĐ3: Đánh giá của người viết: + Qua giá trị nhân đạo, thấy được tấm lòng của nhà văn đối với người nghèo nói chung và nhân dân các dân tộc Tây Bắc nói riêng. + A Phủ và Mị là 2 nhân vật tiêu biểu cho số phận và tính cách của người dân vùng cao: quá trình đấu tranh tự phát đến tự giác, từ đau khổ, tối tăm vươn ra ánh sáng dưới sự lãnh đạo của Đảng. + Nghệ thuật khắc họa nhân vật, miêu tả diễn biến tâm lí tinh tế. VỢ NHẶT Kim Lân I. Những kiến thức cần nắm: 1. Vài nét về tác giả Kim Lân? - Kim Lân (1920- 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở: Phù Lưu, Từ Sơn, Bắc Ninh. - KL là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ônng thường viết về nông thôn và người nông dân. - Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê- những thú chơi và sinh hoạt văn hóa cổ truyền như: chơi núi non bộ, thả chim, đánh vật, chọi gà… - Thấp thoáng trong tác phẩm của KL là cuộc sống và con người của làng quê Việt Nam nghèo khó, thiếu thốn mà vẫn yêu đời, thật thà, thông minh, hóm hỉnh. - Tác phẩm chính : Trước CMT8 có “ Đôi chim thành”, “ Con mã mái”, “Chó săn”. Sau CMT8 có “Nên vợ nên chồng” (1955) và “Con chó xấu xí” (1962). - Năm 2001, KL được tặng Gỉai thưởng HCM về VHNT. 2. Nêu hoàn cảnh ra đời : - Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân viết về nạn đói khủng khiếp năm 1945. - Tiền thân của Vợ nhặt là tiểu thuyết Xóm ngụ cư được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại (1954), tác giả dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn Vợ nhặt. 3. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt: - Vợ nhặt hiểu theo nghĩa đen là nhặt được vợ. Nhan đề ấy tạo được ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc vì cái giá của con người quá rẻ rúng. - Qua nhan đề Vợ nhặt, Kim Lân đã phản ánh được tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo trong một nạn đói khủng khiếp; sự đen tối bế tắc của xã hội Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám. - Nhan đề hiện được giá trị hiện thực (Tố cáo tội ác của thực dân, phát xít) và giá trị nhân đạo (Ca ngợi phẩm chất của người lao động). Đồng thời nhan đề cũng góp phần thể hiện tình huống truyện vừa éo le vừa bất ngờ. 4. Tóm tắt: Anh Tràng ở xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe bò chở thuê, đã nhiều tuổi, thô kệch, dở hơi. Bà cụ Tứ- mẹ hắn nghèo khổ. Hai mẹ con ở trong một mái nhà tranh vắng teo, rúm ró. Trận đói kinh khủng đang diễn ra, người chết đói như ngả rạ. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, hắn hò một câu vượt dốc rất tình. Một cô gái ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng, liếc mắt cười tít. Lần thứ hai, Trµng gặp lại thị, trông khác hẳn, thị gầy sọp hẳn đi, áo quần tả tơi như tổ đỉa. Một vài câu trách móc, mời chào, thị ăn một chập 4 bát bánh đúc do Trµng đãi. Mua một cái thúng và 2 hào dầu, Trµng dẫn thị về nhà ra mắt mẹ. Xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà xa lạ đi theo Trµng họ bàn tán, có phần lo ngại. Trong nhá nhem tối, bà cụ Tứ gặp và nói chuyện với nàng dâu mới. Lần đầu nhà Trµng có dầu thắp đèn… Tiếng ai hờ khóc người chết đói ngoài xóm lọt vào. Sáng hôm sau, bà mẹ chồng và nàng dâu mới quét dọn trong nhà ngoài sân. Bữa cơm – cháo cám – đón nàng dâu mới. Bà cụ Tứ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu, nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này. Lại một buổi sáng. Tiếng trống thúc thuế dồn dập. Quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật. Trµng nhớ lại lá cờ đỏ bay phấp phới hôm nào… 5. Ý tưởng được gửi gắm qua truyện: - Tố cáo tội ác của bọn thống trị đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp năm 1945. - Khẳng định: “trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người nông dân vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm, để mà vui, mà hi vọng” (Kim Lân) II. Luyện tập: Đề 1 : Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông thôn nghèo khổ này. I.Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu nhân vật bà cụ Tứ II. Thân bài: Tâm trạng bà cụ Tứ - Bà ngỡ ngàng, ngạc nhiên khi thấy người đàn bà lạ mặt trong nhà mình lại gọi mình bằng U. - Khi biết con trai mình có vợ, bà vô cùng ngạc nhiên, đặt ra nhiều câu hỏi: + Tâm trạng ngổn ngang, phức tạp, đầy mâu thuẫn: mừng, lo, buồn, tủi + Bà khóc vì thương con trai và con dâu. Tủi cho con của bà, tủi cho phận mình. - Buổi sáng hôm sau: + Hạnh phúc của con trai bà làm bà tươi tỉnh, nhẹ nhõm “cái mặt bủng beo u ám bỗng rạng rỡ hắn lên” + Bà cố tạo niềm vui cho con trai và con dâu, cho dù niềm vui thật mong manh và tội nghiệp. - Bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng sau này. Động viên con bằng triết lí dân gian “ai giàu ba họ ai khó ba đời” - Bữa cơm đón nàng dâu mới bằng nồi chè khoán thực ra là nồi cháo cám đắng chát. 2. Qua diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật này: - Người mẹ nghèo khổ rất mực thương con - Một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha - Bà cụ Tứ là người rất lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng. Hình ảnh bà cụ Tứ cũng là hình ảnh tiêu biểu cho người mẹ nghèo Việt Nam. 3. Đánh giá - Phân tích tâm lí nhân vật sâu sắc - Ngôn ngữ mộc mạc giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi, cách dựng đoạn đối thoại ấn tượng, hấp dẫn, nhà văn khắc hoạ thành công tâm trạng bà cụ Tứ một cách chân thực, tinh tế. - Qua nhân vật bà cụ Tứ, nhà văn muốn thể hiện tư tưởng: dù kề bên cái đói, cái chết, người ta vẫn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống. Đề 2: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân I.Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, Dẫn nội dung luận đề: Tác phẩm đã thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo sâu sắc... II. Thân bài 1.Giải thích khái niệm giá trị nhân đạo: Gía trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ. 2. Phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm với các biểu hiện chính: - Tác phẩm bộc lộ niềm xót xa, thương cảm với cuộc sống bi đát của người dân nghèo trong nạn đói, qua đó tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân phát xít đối với nhân dân ta. (Người chết như ngả rạ, những xác người còng queo bên đường, tiếng qụa gào thê thiết, tiếng hờ khóc trong đêm, mùi xác người chết gây gây, những khuôn mặt u ám, những dáng ngồi ủ rũ….) - Tác phẩm đi sâu khám phá và nâng niu trận trọng khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống của con người. + Những khao khát hạnh phúc của Tràng (cái “tặc lưỡi” của Tràng có phần liều lĩnh khi Tràng đưa vợ về nhà…; Cảm giác “mơn man khắp da thịt”, “êm ái lơ lửngnhư người vừa ở trong giấc mơ đi ra”; Chưa bao giờ hắn cảm thấy yêu và gắn bó với căn nhà này đến thế) + Ý thức bám lấy ự sống rất mạnh mẽ ở nhân vật người Vợ nhặt (Thị chấp nhận theo không Tràng về làm vợ, bỏ qua ý thức về danh dự…) + Niềm hi vọng về một cuộc đổi đời của các nhân vật 9hình ảnh lá cờ đoe bay vấn vương trong tâm trí Tràng) - Tác phẩm thể hiện lòng tin sâu sắc váo phẩm giá, vào lòng nhân hậu của con người + Cái đẹp tiềm ẩn của Tràng đó là sự thông cảm, lòng thương người, sự hào phóng chu đáo (đãi người dàn bà lạ một chặp bốn bát bánh đúc, mua cho chị ta cái thúng con… tình nghĩa thái đọ và trách nhiệm. + Sự biến đổi của người vợ nhặt sau khi theo Tràng về nhà: vẻ chao, chỏng lỏn ban đầu biến mất, thay vào đó là sự hiền hậu, đúng mực, sự mau mắn trong việc làm, ý tứ trong cách cư xử… + Tấm lòng nhân hậu của bà cụ Tứ: Thương con rất mực, cảm thông với tình cảnh của nàng dâu, trăn trở về bổn phận làm mẹ, cố tạo niềm vui trong gia đình giữa cảnh sống thê thảm… 3. Đánh giá chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm: - Điểm đáng nói nhất về giá trị nhân đạo của tác phẩm này là niềm tin tưởng sâu sắc vào con người lao động, vào bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của họ. - Tình cảm nhân đạo ở đây rõ ràng có nét mới mẻ so với tình cảm nhân đạo được thể hiện trong nhiều tác phẩm của văn học hiện thức trước Cách mạng. III. Kết bài - Khẳng định giá trị nhân đạo sâu sắc của TP Đề 3: Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân I. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu nhân vật Tràng, nhân vật chính của tác phẩm thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng. II. Thân bài Tràng là người hiền lành, cởi mở. Bề ngoài thô kệch vụng về… Tràng là dân ngụ cư, nhưng bản chất tốt đẹp. Xóm ngụ cư dành nhiều tình cảm cho Tràng. Tràng là người nhân hậu, luôn yêu thương người cùng cảnh ngộ - Tình huống bộc lộ bản chất nhân hậu của Tràng (nhặt được vợ ngay giữa nạn đói) - Giữa lúc nạn đói hoành hành, vì đói người ta có thể làm những điều ti tiện để có được miếng ăn, nhưng anh sắn sàng đãi người bà xa lạ một bữa bốn bát bánh đúc. - Tràng làm điều đó không phải để trả ơn, càng không phải để lợi dụng mà là tình thương. Tràng là người khao khát hạnh phúc, có ý thức xây dựng hạnh phúc - Câu nói nửa đừa nửa thật ẩn giấu niềm khao khát hạnh phúc gia đình - Trên đường dẫn người đàn bà về, Tràng “tự đắc”, quên hết cái đói, chỉ có tình cảm với người đàn bà đi bên. - Cử chỉ vụng về, nhưng tình cảm chân thực (Tràng mua hai hào dầu thắp sáng). Tràng thắp lên ánh sáng hạnh phúc - Tràng luôn hy vọng có sự đổi đời gắn chặt với niềm tin khi đón nhận hạnh phúc (khi có vợ: sung sướng, cảm động trước hạnh phúc bất ngờ, gắn bó yêu thương với căn nhà, ý thức về bổn phận, tự thấy nên người) -Tràng dự cảm về sự đói giữa cảnh tối sầm của đói khát, thể hiện niềm tin luôn hướng về tương lai của người lao động. Gía trị nhân đạo của Tp được thê rhiện qua nhân vật Tràng Đóng góp về xây dựng nhân vật của nhà văn. III. Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của Tràng Đề 4 : Phân tíchtTình huống truyện độc đáo trong tác phẩm Vợ nhặt 1. Giải thích thế nào là tình huống truyện độc đáo: Đó là tình huống có nét khác thường, bộc lộ được nhiều vấn đề có ý nghĩa khiến độc giả phải chú ý tìm hiểu, suy nghĩ. 2. Nêu tình huống độc đáo của Vợ nhặt. - Tình huống truyện một phần thể hiện ngay trong nhan đề tác phẩm: Vợ nhặt. Tràng nhặt được vợ như người ta nhặt được một thứ đồ vật vô chủ nào đó. - Tràng một người xấu xí, thô kệch lại là dân ngụ cư mà lại lấy được vợ, hơn thế lại có vợ theo hẳn hoi. Lạ đời hơn Tràng lấy vợ trong lúc nạn đói đang hoành hành dữ dội, chỉ bằng vài câu nói đùa và bốn bát bánh đúc. àTình huống bất ngờ, éo le, giàu kịch tính : khiến cho mọi người trong xóm ngụ cư vô cùng ngạc nhiên , bà cụ Tứ ngạc nhiên, và ngay cả bản thân Tràng cũng ngạc nhiên - Nhưng trong chính hoàn cảnh bi đát, tuyệt vọng đấy ba con người cùng khổ vẫn có niềm tin vào cuộc sống, họ nương tựa vào nhau, cùng nhau hi vọng và tương lai. Chỉ trong thời gian ngắn họ đã có những thay đổi mà cụ thể và sâu sắc nhất là bà cụ Tứ, một người mẹ nghèo khổ, đôn hậu và giàu lòng yêu thương. - Tình huống truyện cũng là cách để nhà văn Kim Lân lên tiếng tố cáo xã hội thực dân phát xít gây nên nạn đói khủng khiếpnăm 1945. Nạn đói đã khiến phẩm giá con người bị hạ thấp đến mức người ta có thể nhặt được vợ. 3. Ý nghĩa của việc xây dựng tình huống “nhặt vợ” - Tạo cho tác phẩm có được kết cấu chặt chẽ. Các sự việc, các chi tiết khác được kể tới đều xoay quanh tình huống này. - Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít đẩy con người đến bước đường cùng, biến giá trị con người thành số không. - Thể hiện được cái tình của người lao động nghèo và tấm lòng nhân hậu đầy yêu thương của bà mẹ - Nói lên được lòng ham sống, bản chất lạc quan của người lao động đang bị lâm vào cảnh khốn cùng. RỪNG XÀ NU Nguyễn Trung Thành I. Kiến thức cần nắm: 1. Nguyễn Trung Thành và phong cách nghệ thuật - Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc), quê ở Quảng Nam. - Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên và ông đã sáng tác thành công tiểu thuyết Đất nước đứng lên. Sau năm 1954 ông tập kết ra Bắc, năm 1962 ông trở về miền Nam và công tác ở liên khu V, năm 1965 ông viết truyện ngắn Rừng xà nu. - Văn Nguyên Ngọc mang đậm âm hưởng sử thi của núi rừng Tây Nguyên. Ở đó chất thơ hòa quyện với nét hoành tráng, hùng vĩ của núi rừng, của con người bất khuất, kiên trung với quê hương, đất nước. Sức sống bất diệt, khả năng trổi dậy vô tận của con người, sự sống luôn được đề cao trong tác phẩm của ông. 2. Hoàn cảnh sáng tác - Mùa hè năm 1965, đế quốc Mỹ đổ quân ào ạt đánh phá miền Nam. Quân và dân ta bắt đầu cuộc chiến đấu mới vô cùng gay go và ác liệt. Nguyễn Trung Thành viết Rừng xà nu như một biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của đồng bào Tây Nguyên, của dân tộc Việt Nam. - Rừng xà nu đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng (số 2,1965), sau đó được tuyển in trong tập truyện và ký Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. 3.Tóm tắt tác phẩm: Truyện kể về cuộc đời đau thương, bất hạnh và sự vùng dậy của Tnú, của dân làng Xô man trong những năm chống Mỹ. Tnú được cách mạng dạy chữ, giác ngộ. Tnú trở thành người lãnh đạo dân làng đứng lên chiến đấu. Bọn giặc kéo đến đàn áp khủng bố, bắt Mai- vợ Tnú và đứa con vừa một tháng tuổi của anh với âm mưu bắt người lãnh đạo là Tnú. Chứng kiến cảnh vợ con bị đánh đập dã man, Tnú đã nhảy xổ vào cứu nhưng không được. Anh bị giặc bắt, chúng dùng nhựa xà nu tẩm mười đầu ngón tay của anh và đốt. Căm thù tột độ cả làng Xô man dưới sự lãnh đạo của cụ Mết đã đứng lên giải cứu Tnú và tiêu diệt lũ ác ôn. Tnú tham gia lực lượng, ba năm sau anh về thăm làng. Đêm đó, dân làng tập hợp ở nhà ưng và nghe cụ Mết kể về cuộc đời Tnú. 4.Ý nghĩa nhan đề: - Rừng xà nu là hình ảnh gắn bó máu thịt của tác giả với những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời chiến đấu và viết văn tại chiến trường Tây Nguyên. - Tựa đề Rừng xà nu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn. Rừng xà nu với sức sống mãnh liệt, bất chấp bom đạn tàn phá mỗi ngày là một hình ảnh mang tính biểu tượng cho con người Tây Nguyên anh hùng, cụ thể là dân làng Xô Man với những người con ưu tú: cụ Mết, Tnú, Dít, Heng... - Bức tranh thiên nhiên rừng xà nu bạt ngàn vừa tạo không khí Tây Nguyên vừa đậm chất sử thi. 5. Tính sử thi của truyện: Truyện ngắn Rừng xà nu tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975, đặc biệt trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. - Chủ đề của tác phấm mang đậm tính sử thi: trước sự tàn ác của kẻ thù, nhân dân miền Nam chỉ có con đường duy nhất là cầm vũ khí vùng lên chiến đấu giải phóng quê hương. - Đề tài của truyện Rừng xà nu nói đến vấn đề sinh tử hết sức hệ trọng không chỉ của cả cộng động làng Xô Man mà của cả dân tộc Việt Nam. Truyện viết về một thời điểm lịch sử trọng đại của cách mạng miền Nam, nhưng đây cũng là thời điểm nhân dân miền Nam chuẩn bị vũ trang chiến đấu. Chân lý đó được phát biểu qua lời cụ Mết: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” (phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng). - Những nhân vật trong tác phẩm là những con người kết tinh cao độ nhiều phẩm chất tiêu biểu của cả cộng đồng (gắn bó với dân làng, trung thành với cách mạng, căm thù giặc sâu sắc…). Lý tưởng sống của các nhân vật này luôn gắn liền với vận mệnh của cả cộng đồng. Vì thế, số phận của tất cả nhân vật đều thống nhất với nhau, thống nhất với số phận của cả cộng đồng. - Chất sử thi còn bộc lộ qua cách trần thuật: câu chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man đan xen vào câu chuyện về cuộc đời và con đường đến với cách mạng của nhân vật Tnú. Câu chuyện ấy vừa mới diễn ra, nhưng nó được kể như một câu chuyện lịch sử bằng ngôn ngữ của sử thi, trong không khí trang trọng, với thái độ trang nghiêm của cả người kể và người nghe. - Xây dựng nhiều hình ảnh chói lọi, kỳ vĩ như hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu, bàn tay bị đốt của Tnú. - Giọng văn trang trọng, hùng tráng giàu âm hưởng, có sức ngân vang. II. Luyện tập: Đề 1: Nhân vật trong “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành đều là những con người kiên cường bất khuất của núi rừng Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước, nhưng mỗi người lại mang những nét riêng, những vẻ đẹp riêng khó quên. Hãy phân tích các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít để làm sáng tỏ điều đó. I. Mở bài: - Giới thiệu luận đề: Nhân vật trong “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành đều là những con người kiên cường bất khuất của núi rừng Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước, nhưng mỗi người lại mang những nét riêng, những vẻ đẹp riêng khó quên.” II.Thân bài: 1. Nét chung: Họ đều là những người con kiên cường, bất khuất của Tây Nguyên, thể hiện ở: - Yêu buôn làng, yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. - Quyết tâm đứng lên đáng giặc để bảo vệ buôn làng, bảo vệ đất nước. - Kiên cường, bất khuất, dũng cảm tạo nên khí thế đồng khởi chống Mĩ. 2. Nét riêng: a. Cụ Mết: - Già làng, người chỉ huy, linh hồn của làng Xô Man trong chống Mĩ - Một cụ già khỏe mạnh quắc thước “ như cây cổ thụ giữa buôn làng”, “ ngực căng như cây xà nu”. Hai tay rắn chắc như hai gọng kìm, tiếng nói ồ ồ vang vang. - Cụ chỉ huy dân làng xông vào giết sạch bọn giặc trên sàn nhà rông, đốt lên ngọn lửa đồng khởi cháy sáng khắp rừng Xô Man với chân lí giản dị “ Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”. -Cụ là niềm tin, người tổ chức, tập hợp dân làng đoàn kết chống giặc. b. Tnú: - Người con ưu tú của buôn làng đã ra đi đánh giặc để trả thù cho quê hương và cho bàn thân. - Là người quyết liệt, mạnh mẽ - đặc trưng cho sự kiên cường, bất khuất của con người Tây Nguyên sống giữa núi rừng hùng vĩ. - Căm thù

File đính kèm:

  • docTai lieu on thi TN Ngu van Tham khao.doc