Luận văn Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư “đặc sản” Nam bộ

Hiện nay trên văn đàn Việt Nam, trong số những gương mặt tiêu biểu của truyện ngắn đương đại, Nguyễn Ngọc Tư giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Tiếng tăm của chị vang xa trên văn đàn Việt Nam và xuyên qua một số nước ngoài. Người ta xem Ngọc Tư là một hiện tượng lớn của văn học nước nhà năm 2005 – 2006. GS. TS Trần Hữu Dũng (việt kiều Mỹ) gọi Ngọc Tư là “đặc sản” vì chị đã tạo ra điểm riêng ấn tượng nhất mà dẫu cuộc thi có cắt phách họ vẫn nhận ra.

Lâu nay, có nhiều người cho rằng; văn học Nam bộ không thể nào sánh kịp văn học hai miền Bắc, Trung. Dòng văn học ấy ít về số lượng lẫn chất lượng, đánh giá như thế tưởng rằng nặng nề nhưng đó là sự thật. Mãi đến những năm đầu của thế kỷ XXI, Ngọc Tư làm cho độc giả cả nước ngạc nhiên. Chị khẳng định mình ngay từ tập truyện đầu tay và rất nhiều giải thưởng cao quý thuộc về chị: Ngọn đèn không tắt giải I - Cuộc vận động sáng tác văn học tuổi hai mươi lần II năm (2000). Giải B - hội văn học Việt Nam với tập truyện Ngọn đèn không tắt năm (2001). Nhận tặng thưởng tác giả trẻ - Ủy Ban toàn quốc liên hiệp các hội VHNT Việt Nam - tập truyện Ngọn đèn không tắt. Được bình chọn một trong mười gương mặt trẻ tiêu biểu năm (2003) do Trung ương đoàn trao tặng. Truyện ngắn Cánh đồng bất tận được Hội nhà văn Việt Nam trao giải A (2006).

Riêng Cánh đồng bất tận đã đưa tên tuổi Ngọc Tư leo lên đỉnh cao vinh quang trong lao động nghệ thuật. Chị trở thành một trong những nhà văn nổi bật nhất thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, góp phần đưa truyện ngắn đương đại lên một tầm cao mới. Các nhà nghiên cứu lí luận văn học, phê bình văn học đã ghi nhận; từ sau hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp, văn học Việt Nam chờ đợi rất lâu mới có lại một cây bút tài hoa và làm nên dư luận, tên tuổi ấy là Nguyễn Ngọc Tư. Ai cũng ngạc nhiên hết sức vì ở nơi tận cùng đất mũi Cà Mau, sách báo yếu và thiếu lại tạo ra một bông hoa lạ, lạ đến mức bị kiểm điểm và đòi trục xuất chị ra khỏi quê hương. Mỗi một truyện ngắn của chị “được ví như một bữa ăn thịnh soạn nhưng hợp khẩu vị, làm cho mọi người ai cũng thấy vừa miệng, cách bày biện toàn “đặc sản” Nam bộ với chất liệu tươi tắn, mới mẽ” (15). Ông Huỳnh Công Tín chân thành nói: khi tôi bắt tay vào làm cuốn Từ điển từ ngữ Nam bộ tôi thấy rất khó khăn, nhưng khi vớ được truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nói thật tôi mừng “như vớ được vàng”.

Mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng chị đã toả sáng rực rỡ trên con đường văn học, điều này không phải cây bút nào cũng có được. Truyện của chị gây ra hai luồng dư luận khen chê, song điều quan trọng nhất bạn đọc yêu văn gọi chị “đặc sản” Nam bộ rất mới nhưng không quá lạ.

 

doc85 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10986 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư “đặc sản” Nam bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC….…...……...………………………………………………….……..........1 PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………...…….3 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài………………………………………………….............3 2. Lịch sử vấn đề…………………………………………………………………...…...5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………..…..8 4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………..…8 5. Đóng góp của luận văn………………………………………………………….........9 6. Cấu trúc của luận văn………………………………………………………………...9 PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trong hành trình truyện ngắn đương đại 1. Khái lược truyện ngắn sau 1975…………………………………………….............10 1.1. Đặc điểm truyện ngắn……………………………………………………........10 1.2. Quan niệm về con người đa chiều…………………………………….............11 2. Diện mạo truyện ngắn Nam bộ……………………………………………………...17 2.1. Truyện ngắn Nam bộ - một dòng chảy trầm lặng……………………………..17 2.2. Thành tựu của truyện ngắn Nam bộ…………………………………………..19 3. Nguyễn Ngọc Tư - luồng gió mới của truyện ngắn Nam bộ………………………..22 3.1. Sự khẳng định phong cách……………………………………………............22 3.2. Sự thể hiện QNNT về con người………………………………………...........26 Chương 2. Các kiểu con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 1. Giới thuyết khái niệm QNNT về con người……………………………………..…33 2. Các kiểu con người…………………………………………………………..……..35 2.1. Con người nghệ sĩ bế tắc, tuyệt vọng………………………………………...35 2.2. Con người cô đơn - lạc lõng…………………………………………….…….37 2.3. Con người nữ bị cám dỗ………………………………………………………45 2.4. Con người với tình yêu và thù hận, tội ác, trừng phạt………………………...49 3. Thông điệp từ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư……………………………….............53 Chương 3. Những thủ pháp thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 1. Thủ pháp xây dựng nhân vật……………………………………………..…............56 1.1. Mờ hóa và tẩy trắng tên nhân vật..………………………………..……….......56 1.2. Dòng ý thức nhân vật…………………………………………….………........58 1.3. Nhân vật gắn bó với ngôn ngữ, không gian và văn hóa đặc trưng Nam bộ.......59 2. Nghệ thuật trần thuật, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật………….............64 2.1.Nghệ thuật trần thuật………………………………………………….….……64 2.2. Điểm nhìn trần thuật………………………………………………………......68 2.3. Giọng điệu trần thuật…………………………………………………….........70 3. Kết cấu truyện…………………………………………………………….…..…......74 KẾT LUẬN………………………………………………………….………………...77 TÀI LIỆU THAM KHẢO………..………………………………..…..………………81 PHẦN MỞ ĐẦU 1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư “đặc sản” Nam bộ Hiện nay trên văn đàn Việt Nam, trong số những gương mặt tiêu biểu của truyện ngắn đương đại, Nguyễn Ngọc Tư giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Tiếng tăm của chị vang xa trên văn đàn Việt Nam và xuyên qua một số nước ngoài. Người ta xem Ngọc Tư là một hiện tượng lớn của văn học nước nhà năm 2005 – 2006. GS. TS Trần Hữu Dũng (việt kiều Mỹ) gọi Ngọc Tư là “đặc sản” vì chị đã tạo ra điểm riêng ấn tượng nhất mà dẫu cuộc thi có cắt phách họ vẫn nhận ra. Lâu nay, có nhiều người cho rằng; văn học Nam bộ không thể nào sánh kịp văn học hai miền Bắc, Trung. Dòng văn học ấy ít về số lượng lẫn chất lượng, đánh giá như thế tưởng rằng nặng nề nhưng đó là sự thật. Mãi đến những năm đầu của thế kỷ XXI, Ngọc Tư làm cho độc giả cả nước ngạc nhiên. Chị khẳng định mình ngay từ tập truyện đầu tay và rất nhiều giải thưởng cao quý thuộc về chị: Ngọn đèn không tắt giải I - Cuộc vận động sáng tác văn học tuổi hai mươi lần II năm (2000). Giải B - hội văn học Việt Nam với tập truyện Ngọn đèn không tắt năm (2001). Nhận tặng thưởng tác giả trẻ - Ủy Ban toàn quốc liên hiệp các hội VHNT Việt Nam - tập truyện Ngọn đèn không tắt. Được bình chọn một trong mười gương mặt trẻ tiêu biểu năm (2003) do Trung ương đoàn trao tặng. Truyện ngắn Cánh đồng bất tận được Hội nhà văn Việt Nam trao giải A (2006). Riêng Cánh đồng bất tận đã đưa tên tuổi Ngọc Tư leo lên đỉnh cao vinh quang trong lao động nghệ thuật. Chị trở thành một trong những nhà văn nổi bật nhất thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, góp phần đưa truyện ngắn đương đại lên một tầm cao mới. Các nhà nghiên cứu lí luận văn học, phê bình văn học đã ghi nhận; từ sau hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp, văn học Việt Nam chờ đợi rất lâu mới có lại một cây bút tài hoa và làm nên dư luận, tên tuổi ấy là Nguyễn Ngọc Tư. Ai cũng ngạc nhiên hết sức vì ở nơi tận cùng đất mũi Cà Mau, sách báo yếu và thiếu lại tạo ra một bông hoa lạ, lạ đến mức bị kiểm điểm và đòi trục xuất chị ra khỏi quê hương. Mỗi một truyện ngắn của chị “được ví như một bữa ăn thịnh soạn nhưng hợp khẩu vị, làm cho mọi người ai cũng thấy vừa miệng, cách bày biện toàn “đặc sản” Nam bộ với chất liệu tươi tắn, mới mẽ” (15). Ông Huỳnh Công Tín chân thành nói: khi tôi bắt tay vào làm cuốn Từ điển từ ngữ Nam bộ tôi thấy rất khó khăn, nhưng khi vớ được truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nói thật tôi mừng “như vớ được vàng”. Mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng chị đã toả sáng rực rỡ trên con đường văn học, điều này không phải cây bút nào cũng có được. Truyện của chị gây ra hai luồng dư luận khen chê, song điều quan trọng nhất bạn đọc yêu văn gọi chị “đặc sản” Nam bộ rất mới nhưng không quá lạ. 1.2. Tầm quan trọng của quan niệm nghệ thuật (QNNT) về con người QNNT về con người là một vấn đề rất quan trọng của sáng tạo nghệ thuật, nếu không có QNNT về con người thì sẽ không có tác phẩm nghệ thuật. Vì từ khi con người xuất hiện trên trái đất cho đến nay, con người luôn được coi vấn đề số một. Con người luôn trăn trở nghĩ suy, luôn khao khát kiếm tìm con - người mình. Heidegger cho rằng: “Con người là kẻ duy nhất có khả năng tự vấn bản thân mình”. Vâng! bản thân con người vốn vô cùng phức tạp, đa sắc, đa màu và đa diện, nhà văn chỉ chạm đến nó chứ không sờ nắn, nắm bắt được bản thể con người trọn vẹn. Vì vậy, nhà văn cũng không thể nào khám phá tận cùng cái bí ẩn bên trong con người. Tập đại sử thi Mahabharata của Ấn Độ giáo có lời như sau: “Này, ta bảo cho các ngươi biết, bí mật của Mahabharata không có gì quý hơn con người”. Văn học lấy con người làm điểm tựa để nhìn ra thế giới và nhìn vào chính mình. Có vô số cách để thăm dò con người, thế nhưng con người vẫn mãi mãi là một bí mật, vì “con người là tận cùng của cái tận cùng” và “tận cùng biến đổi”. Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn phức tạp, phức tạp bắt nguồn từ QNNT về con người được chị phá vỡ nên đã gây ra “hiệu ứng” của hai luồng ý kiến khen chê dữ dội. Với truyện ngắn Cánh đồng bất tận, chị bị kiểm điểm và bị đòi trục xuất ra khỏi quê hương. Chúng tôi nhớ lại Những chuyện không muốn viết (1942) của Nam Cao – bài học ấy nay lại vận vào chị. Nhưng bạn đọc hôm nay thật công bằng, họ đánh giá chính xác, không a dua, không ăn theo. Vì họ biết: “Chừng nào chưa có sự đổi mới trong QNNT về con người thì sự tái hiện các hiện tượng đời sống khác nhau, chỉ có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một chiều sâu. Thật khó nói đến sự phát triển của tư duy nghệ thuật mà thiếu sự mở rộng, đào sâu các giới hạn trong QNNT về con người” (51, tr.196). Chị có mặt trong làng văn từ đầu thế kỷ XXI, khoảng thời gian chưa nhiều song địa vị Nguyễn Ngọc Tư trong nền văn học đương đại đã được xác định và được khẳng định dứt khoát. Chị có một vị trí không thể thiếu được khi nhắc đến truyện ngắn đương đại. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Nguyễn Ngọc Tư chưa phải đỉnh cao của văn học, cũng chưa phải đỉnh cao chính mình. Nhưng chị đã độc sáng với chất lượng tác phẩm. Chị trở thành một hiện tượng của văn học trong nước, gây dư luân xôn xao trong năm 2005 - 2006, còn trẻ song chị có một vị trí tối quan trọng đối với văn học Nam bộ nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Chính vì lẽ đó mà hầu hết những tác phẩm của chị đều gây nhiều chú ý trên văn đàn và được giới phê bình, lí luận quan tâm tìm hiểu và khám phá. Song nhà văn Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện chưa lâu nên những bài nghiên cứu chủ yếu nằm rãi rác trên các báo, chưa được tập hợp thành sách. Cho nên, về những bài nghiên cứu nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi chia thành 2 nhóm dưới đây. 2.1. Những bài nghiên cứu gián tiếp liên quan đến đề tài, gồm có: Hồ Anh Thái - Tuổi trẻ (22/11/2003), “Văn học hôm nay: trẻ trung đâu cần mỹ phẩm”. VnExpreess (11/7/03), Nguyễn Ngọc Tư “Tôi thèm được quất vài roi để lớn lên”. Hiền Hoà – Vnexpreess (21/1/04), “Nguyễn Ngọc Tư tôi không muốn ngủ quên vì giải thưởng”. Quang Vinh - Tuổi trẻ (9/3/04), “Nguyễn Ngọc Tư nhà văn của xóm rau bèo”. Trần Hoàng Thiên Kim – Hà Nội mới (10/5/04), “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư “Qủa sầu riêng của trời”. Nhã Vân - Người lao động (2/8/04), “Đem chuyện phòng the ra viết, hổng dám đâu!”. Anh Vân – Evan (6/05), “Nguyễn Ngọc Tư “tôi viết như cảm xúc của mình”. Thanh Vân – Evan (27/9/05), “Nguyễn Ngọc Tư thử “xen canh” trên đất của mình”. Từ Nữ - Giáo dục và thời đại (6/10/05), “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư “nhiều khi thấy ngạc nhiên về mình”. Phạm Xuân Nguyên - Tuổi trẻ (03/12/05) “Dữ dội và nhân tình”. Hạ Anh – Thanh niên (19/01/2006), “Đọc tạp văn Nguyễn Ngọc Tư – Quen mà lạ”. Nguyễn Thị Hồng Hà – Công an nhân dân (3/02/06), “Đằng sau thành công là gánh nặng”. Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau ra hai công văn (số 35 và số 41 – BC/TG), kiểm điểm nhà văn Nguyễn Ngọc Tư (tác phẩm Cánh đồng bất tận). Ngoài những bài nghiên cứu này, trên Báo điện tử (Tuổi trẻ Online) tính từ ngày (7/4/2006) đến ngày (12/4/2006) có 868 ý kiến gửi đến online. Trong đó có 13 ý kiến phê phán - phản đối dữ dội, còn 855 ý kiến tấm tắc khen (Cánh đồng bất tận), tiêu biểu những bài viết: Hoàng Anh Thi (văn học ca ngợi cái tốt, cũng phải phê phán cái xấu), Trần Kim Trắc (Cánh đồng bất tận cái phao của lòng nhân ái). Phạm Xuân Nguyên (Thư ngắn gửi Nguyễn Ngọc Tư: Bài học Nam Cao), Nguyễn Hồng Kỳ (Đẹp xấu trong Cánh đồng bất tận, tiếng nói của độc giả…),Chu Tước (Cánh đồng bất tận quá thành công), Socnau (Kết truyện “Cánh đồng bất tận ”tàn nhẫn quá), Nguyễn Khắc Phê (Một thế giới nghệ thuật riêng)..v.v...Nghiên cứu QNNT về con người không phải là mục đích của những bài viết này, nhưng khi tìm hiểu về Nguyễn Ngọc Tư, truyện ngắn và tạp văn của chị, họ đã gián tiếp đề cập đến vấn đề con người. Nhìn chung, các tác giả quan tâm đến những vấn đề sau: Hình tượng cánh đồng, mô hình tự sự, mô típ mối tình tay ba (gắn với cải lương),… Nguyễn Ngọc Tư có mặt chưa lâu trên văn đàn văn học nhưng khi bước chân vào con đường văn nghiệp thì ngay lập tức có tiếng vang. Văn chị đủ sức lôi cuốn các nhà lí luận và phê bình văn học bởi phong cách riêng biệt không lẫn vào ai. 2.2. Những bài nghiên cứu trực tiếp liên quan đến đề tài, gồm có: Trần Hữu Dũng (2004) – www.viet-studies.org/Nguyễn Ngọc Tư, “Nguyễn Ngọc Tư “đặc sản” Miền Nam”. Dạ Ngân (2004) – Văn nghệ trẻ (15), “Nguyễn Ngọc Tư - Điềm đạm mà thấu đáo”. Minh Phương (2004) – Nhân dân (ngày 31/5), “Đọc sách: “Nước chảy mây trôi” - Tập truyện ngắn và kí mới của Nguyễn Ngọc Tư”. Minh Thi (2004) – Lao động (ngày 11/4), “Nguyễn Ngọc Tư và những bộ mặt tâm trạng”. Hoàng Thiên Nga (2005) – Văn nghệ (39), “Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng bất tận”. Thảo Vy (2005) - Tạp chí văn hóa Phật giáo (11), “Nỗi đau trong cánh đồng bất tận”. Trần Phỏng Diều (2006) – Văn nghệ quân đội (647), “Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”. Đặng Anh Đào (2006) – Văn nghệ (17-18), “Sự sống bất tận”. Nguyễn Văn Tám (2006) – Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học sư phạm Huế, Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Huỳnh Công Tín (2006) – Văn nghệ sông Cửu Long (15), “Nguyễn Ngọc Tư nhà văn trẻ Nam bộ”. Bùi Việt Thắng (2006) – Nghiên cứu văn học (7), “Bài học văn chương từ Cánh đồng bất tận”. Trần Văn Sỹ (2006) – Văn nghệ trẻ (15) “Bức tranh quê buồn tím ngắn”. Nguyễn Tý (2006) – Công an Tp. Hồ Chí Minh (ngày7/2), “Ngày đầu năm đọc “Cánh đồng bất tận” với sức hút kỳ lạ”. Đăng Vũ (2006) - Nhà văn (12), “Cổ tích trên cánh đồng bất tận”. Đoàn Ánh Dương (2007) - Nghiên cứu văn học (2), “Cánh đồng bất tận nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật”. Phạm Thuỳ Dương (2007) - Văn nghệ quân đội (661), “Cảm hứng cảm thương trong sáng tác Đỗ Bích Thuỷ và Nguyễn Ngọc Tư”. Với những bài viết trên, phần đa các tác giả - dù ít dù nhiều đều đề cập đến vấn đề con người ở một số bình diện như: Hình tượng người nghệ sĩ, nông dân, thế giới vịt và người, số phận con người trên những cánh đồng bất tận,…Riêng vấn đề QNNT về con người cho đến nay, theo tư liệu chúng tôi có được thì những bài nghiên cứu trên đều dừng lại khảo sát ở một vài truyện ngắn, một vài luận điểm nhỏ lẻ chứ chưa nghiên cứu một cách thấu triệt và có tính hệ thống QNNT về con người. Tuy nhiên, tất cả những bài viết ấy là những gợi mở quý giá giúp ích cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Bản thân chúng tôi nhận thấy rằng, tác giả là một hiện tượng văn học, cái mới lạ, sự khen chê bao giờ cũng kích thích và gây hứng thú tìm tòi, khám phá. Biết rằng, một tác phẩm nghệ thuật có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Vì vậy, khi chọn đề tài này, chúng tôi cố gắng lĩnh hội các quan điểm, ý tưởng từ các bài viết của các tác giả đã đề cập, đồng thời mạnh dạn đưa ra những ý kiến, những cảm nhận riêng để có một cách nhìn hệ thống QNNT về con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, nhằm góp thêm một cách nhìn mới về những giá trị trong truyện ngắn của chị. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi tập trung khảo sát 7 tập truyện sau: Ngọn đèn không tắt (2000), Ông ngoại (2001), Biển người mênh mông (2003), Giao thừa (2003), Nước chảy mây trôi (2004), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận (2005), và một số truyện ngắn in trên các báo. Qúa trình nghiên cứu người viết còn tham khảo hai tập tạp văn của chính tác giả. Ngoài ra người viết còn khảo sát thêm một số truyện ngắn khác để so sánh, đối chiếu. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp Sử dụng phương pháp này là chúng tôi vận dụng thi pháp học để giải mã văn bản ngôn từ nhằm chỉ ra QNNT về con người được thể hiện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư như thế nào. 4.2. Phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại So sánh đồng đại để làm nổi bật nét tương đồng khác biệt, đồng thời so sánh lịch đại để thấy được sự tiếp nối và đổi mới QNNT về con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư với các nhà văn khác. 4.3. Phương pháp thống kê, phân loại Với phương pháp này, chúng tôi chỉ ra được các loại con người khác nhau trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. 4.4. Ngoài những phương pháp trên luận văn còn sử dụng một số phương pháp liên ngành khác như: văn hóa, phân tâm học…để khám phá một cách thấu triệt nhất vấn đề con người của tác giả. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 5.1. Về mặt lý luận, luận văn là một công trình nghiên cứu có hệ thống QNNT về con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Từ đó, nó cho thấy tầm quan trọng của QNNT về con người – con người đóng vai trò trung tâm, không thể vắng mặt trong tác phẩm nghệ thuật. Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu QNNT về con người, ta sẽ hiểu rõ ý đồ mà nhà văn gửi gắm vào trong tác phẩm và thông qua tác phẩm ta biết được tư tưởng nhà văn. 5.2. Về mặt thực tiễn, Luận văn góp phần vào việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Nó là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy chuyên đề văn học đương đại Việt Nam trong các trường trung học, cao đẳng và đại học. Ngoài ra công trình chúng tôi còn có thể là một định hướng, một gợi mở đối với việc tìm hiểu và nghiên cứu QNNT về con người trong sáng tác của một tác giả cụ thể hoặc của nhiều tác giả viết truyện ngắn trong dòng văn học đương đại Việt Nam. 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành ba chương sau đây: CHƯƠNG 1: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG HÀNH TRÌNH TRUYỆN NGẮN ĐƯƠNG ĐẠI CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ CHƯƠNG 3: NHỮNG THỦ PHÁP THỂ HIỆN QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG HÀNH TRÌNH TRUYỆN NGẮN ĐƯƠNG ĐẠI 1. KHÁI LƯỢC TRUYỆN NGẮN SAU 1975 1.1. Đặc điểm truyện ngắn “Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hằng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống. Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và nước ta đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn xuất sắc của mình” [23, tr.134]. Mặc dù thuật ngữ truyện ngắn ra đời muộn (khoảng cuối thế kỷ XIX) nhưng bản thân truyện ngắn đã xuất hiện và tồn tại ngay từ buổi bình minh của nhân loại, khi con người biết sáng tác văn chương. Trải qua hàng ngàn năm, với bao biến cố thăng trầm của thể loại, ngày nay truyện ngắn đã chiếm lĩnh được vị trí quan trọng trên văn đàn trong kỉ nguyên Hiện đại, Hậu hiện đại, khi con người bị dồn ép về mặt thời gian hơn bao giờ hết. Con người không có đủ thời gian cho những bộ tiểu thuyết đồ sộ như : Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ Hử, Hồng Lâu Mộng, Những người khốn khổ, Chiến tranh và hòa bình, Sông đông êm đềm…Truyện ngắn đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ, gọn, xinh xinh và đầy truyền cảm, truyền dẫn cực nhanh những thông tin, nhanh cũng là một thế mạnh để truyện ngắn chinh phục độc giả đương đại. Raymond Carver – một trong những bậc thầy truyện ngắn thế giới ghi nhận: ngày nay “tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn” [7, tr.3]. Truyện ngắn gắn chặt với báo chí. Đây là một lợi thế lớn, bởi hiện tại báo chí kể cả báo điện tử đang bùng nổ với tốc độ chống mặt. Người đọc quen và thích đọc truyện ngắn trong vài chục phút hoặc trong một vài giờ. Hơn nữa, sau nhiều năm chiếm lĩnh văn đàn, thơ, kịch, tiểu thuyết dường như vắt kiệt về khả năng hồi sinh và đổi mới thể loại. Trong khi đó truyện ngắn còn là mảnh đất tương đối trống, điều này tạo điều kiện hết sức thuận lợi để các cây bút trẻ khẳng định tài năng. Lịch sử phát triển của nền văn học hiện đại và đương đại Việt Nam gắn liền với truyện ngắn. Thế kỷ XX truyện ngắn Việt Nam phát triển liên tục và vượt trội lên trên tất cả các thể loại, bắt đầu từ những năm hai mươi với sự đóng góp của Nguyễn Bá Học, Phạm Huy Tốn, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài, Bùi Hiển, Vũ Bằng…Từ sau cánh mạng tháng Tám truyện ngắn có chửng lại nhưng vẫn chảy liên tục với tên tuổi: Trần Đăng, Vũ Tú Nam, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Thị Thường, Lê Minh, Nguyễn Minh Châu…Chiến tranh kết thúc, truyện ngắn vượt lên tỏ rõ sự ưu việt của mình trong sự khám phá nghệ thuật đời sống. Nhất là 1986 trở đi, truyện ngắn gần như đã độc chiếm toàn bộ văn đàn, hằng ngày trên các báo và các tạp chí có trên dưới hai mươi truyện ngắn được in. Thực tế ấy đã kích thích mạnh đến việc sáng tác, phê bình – lý luận về truyện ngắn những năm gần đây. Nhiều cuộc thi sáng tác truyện ngắn được khởi xướng. Nhiều cuộc hội thảo đã được mở ra và nhiều ý kiến có khi trái ngược nhau cũng đã được trình bày. Điều này chứng tỏ, truyện ngắn đang là thể loại được các nhà văn quan tâm, nỗ lực cách tân bậc nhất. Nguyễn Huy Thiệp đã từng tạo nên một cơn lốc xoáy văn học. Gần đây không khí văn chương được nóng lên bởi tên tuổi Đỗ Hoàng Diệu - Bóng đè, Nguyễn Ngọc Tư - Cánh đồng bất tận. Mỗi nhà văn một bút pháp riêng tạo nên “hiệu ứng” truyện ngắn hay và được gắn với các tên gọi “bội thu”, “thăng hoa”, “được mùa”, “lên ngôi”, điều đó chứng tỏ truyện ngắn đã được đổi mới. 1.2. Quan niệm về con người đa chiều Sau 1975, đất nước chuyển đổi trên nhiều phương diện trong đó có đời sống văn hoá, tư tưởng. Chiến tranh kết thúc, văn học cựa mình thay đổi, nhất sau Nghị quyết của Đại hội VI của Đảng và tiếp theo nghị quyết 05 của Bộ chính trị, cuộc gặp của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với đại diện giới văn nghệ sĩ vào cuối năm 1987, tất cả những điều đó đã thổi một luồng gió mới ào ạt vào đời sống văn học nước nhà. Bên cạnh tiểu thuyết, thơ, kí, kịch…truyện ngắn trở thành một thể loại rực rỡ của văn học Việt Nam sau 1975. Nó được xem là một “cú hích” mạnh mẽ và khả quan, tạo nên một phản ứng dây chuyền, có tác dụng “kích nổ” sự phát triển truyện ngắn với rất nhiều gương mặt tiêu biểu như: Vũ Thị Thường, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Y Ban, Võ Thị Hảo, Trần Thuỳ Mai, Dạ Ngân, Tạ Duy Anh, Nguyễn Thị Ấm, Lê Minh Khuê, Thái Bá Tân, Phạm Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Thế Hùng, Phùng Văn Khai, Đỗ Bích Thủy, Đỗ Hoàng Diệu, Bích Ngân, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Thị Diệp Mai, Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Nguyễn Ngọc Tư…Ngòi bút của các nhà văn thay đổi trên nhiều phương diện, trong đó đặc biệt chú ý nhất là thay đổi QNNT về con người, đây là một bước chuyển quan trọng cho truyện ngắn. Ứng với mỗi giai đoạn văn học có một cách QNNT về con người khác nhau. Văn học chống Pháp và chống Mỹ gắn với cảm hứng ngợi ca, con người xã thân vì quê hương đất nước, ý nghĩa cuộc đời gắn bó với cộng đồng, con người sống với cái “Ta” to lớn, không hoặc ít đối diện với cái “Tôi” nhỏ bé của chính mình, không gian cộng đồng chiếm ưu việt hơn hết cả. Sau 1975, con người bắt đầu có ý thức nhìn ngắm lại chính mình. Văn học không còn hô hào, nói về cái lớn lao mà đào sâu vào cái “Tôi”, cái lẫn khuất bên trong được khui mở. Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà văn đã hướng vào thế giới nội cảm, khám phá chiều sâu tâm linh, thấy được ở mỗi cá nhân những cung bậc tình cảm. Chính vì vậy, truyện ngắn đã nhanh nhạy trong cách tiếp cận và phản ánh cuộc sống con người dưới cái nhìn đa chiều kích. Milan Kundra nói rằng; “con người là hiền minh của lưỡng lự”, con người qủa là đa dạng, phong phú. Vì thế, nhà văn thể hiện QNNT về con người ở nhiều chiều kích khác nhau. Nhà văn chuyển hướng cách nhìn nhận, cách cảm và cách đánh giá con người đựơc coi tự làm mới mình về mặt nhận thức, tư duy bản thể con người. Con người luôn phải tự đấu tranh, tự dò dẫm trong muôn ngàn ngã rẽ của xã hội Hiện đại, Hậu hiện đại. Nhà văn là người đau đời nhất, vì thiên chức của nhà văn làm cho con người trở nên người hơn, bởi trong mỗi con người bao giờ cũng tồn tại hai mặt: đẹp – xấu, thiện – ác, cao cả - thấp hèn, yêu – ghét, vui – buồn, trong sáng – tối tăm, hạnh phúc – khổ đau, tự nhiên – xã hội. Ở đó, con người đứng trên ranh giới nhỏ nhoi nếu không khéo sẽ bị ngã về phía con người tự nhiên, ngược lại con người sẽ hướng về phía con người xã hội. Đò ơi của Nguyễn Quang Lập, Biển cứu rỗi của Võ Thị Hảo, Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư… Nguyễn Minh Châu, nhà văn quân đội, người từ trong cuộc chiến đi ra, một trong những tác giả tiên phong thay đổi QNNT về con người. Ông không còn nhìn con người một chiều mà nhìn con người trong nhiều mối quan hệ bộn bề phức tạp. Con người tự thú, con người thức tỉnh, con người sám hối, con người bản năng tính dục. Con người luôn khát khao vươn tới cái chân - thiện - mỹ, tiêu biểu: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Phiên chợ Giát, Dấu chân người lính, Khách ở quê ra… Nhắc tới văn học đương đại không quên nhắc đến tên tuổi Nguyễn Huy Thiệp, một cây bút độc đáo, một hiện tượng văn học đã làm “vang bóng một thời”, đến nay ông vẫn được bình chọn là người viết truyện ngắn xuất sắc nhất. Với giọng văn sắc lạnh, gai góc, xương xẩu đến tàn nhẫn đã đào bới xới tung lên những mảng tối, những góc khuất của mỗi thời, của cuộc đời và của xã hội. Nguyễn Huy Thiệp trăn trở nhiều về đời tư và thế sự, tình yêu và thù hận, sự sống và cái chết, nhưng bao giờ cũng để ngõ kết thúc. Chính vì vậy nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn luôn sống trong ốc đảo cô đơn, đau khổ đến tột cùng, đến bất tận, đó là cách thể hiện độc đáo con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Ngoài việc đổi mới nội dung nhà văn còn làm mới hình thức nghệ thuật bằng cách chuyển từ ngôn ngữ một giọng sang ngôn ngữ đối thoại, nhiều giọng, có sự tác động, hòa trộn giữa ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ người kể, ngôn ngữ nhân vật. Đặc biệt do dung lượng nên ngôn ngữ truyện ngắn khác hơn ngôn ngữ tiểu thuyết ở chổ; ngôn ngữ truyện ngắn cô động, hàm súc, dồn nén, kiệm lời làm nên đặc trưng phong cách truyện ngắn hôm nay. Thêm vào đó, truyện ngắn đương đại tạo ra sức hấp dẫn, tính bất ngờ, ấn tượng đều do đi lạch kiểu kết thúc có hậu, tạo ra các kiểu kết thúc mới: loại truyện có bắt đầu mà không có kết thúc: Mê lộ của Phạm Thị Hoài. Loại truyện kết thúc có nhiều đoạn kết: Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp, Nhân sứ của Hòa Vang, Dịch quỷ sứ của Tạ Duy Anh, Nguyệt cầm của Nguyễn Thị Ấm. Loại truyện kết thúc để ngõ: Mùa hoa cải bên sông của Nguyễn Quang Thiều, Hiu hiu gió bấc, Biển người mênh mông,…của Nguyễn Ngọc Tư, Vàng Lửa, Con gái thủy thần… của Nguyễn Huy Thiệp, Phiên chợ Gi

File đính kèm:

  • docLuan van thac si ngu van.doc