Luật bảo vệ môi trường - Chương 4: Quản lý Nhà nước về Bảo vệ môi trường

Điều 37

Nội dung quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường gồm:

1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường;

2. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường;

3. Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường;

4. Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường;

5. Thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất, kinh doanh;

6. Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường;

7. Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;

8. Đào tạo cán bộ về khoa học, quản lý môi trường; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường;

9. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

10. Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật bảo vệ môi trường - Chương 4: Quản lý Nhà nước về Bảo vệ môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IV Quản lý Nhà nước về Bảo vệ môi trường Điều 37 Nội dung quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường gồm: Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường; Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường; Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường; Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường; Thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất, kinh doanh; Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; Đào tạo cán bộ về khoa học, quản lý môi trường; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường; Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Điều 38 Theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong cả nước. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện việc bảo vệ môi trường trong ngành và các cơ sở thuộc quyền quản lý trực tiếp. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương. Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương. Điều 39 Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường do Chính phủ quy định. Điều 40 Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường và có trách nhiệm phối hợp với thanh tra chuyên ngành của các Bộ, ngành hữu quan trong việc bảo vệ môi trường. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, hoạt động và sự phối hợp của thanh tra chuyên ngành trong việc bảo vệ môi trường do Chính phủ qui định. Điều 41 Trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên có quyền: Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời những vấn đề cần thiết trong việc thanh tra; Tiến hành các biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường; Quyết định tạm đình chỉ trong trường hợp khẩn cấp các hoạt động có nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng về môi trường và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó, đồng thời báo cáo ngay với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đình chỉ các hoạt động có thể gây sự cố môi trường. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm. Điều 42 Tổ chức, cá nhân phải tạo điều kiện cho Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên thi hành nhiệm vụ và chấp hành quyết định của Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc cơ quan khác của Nhà nước những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Cơ quan nhận được khiếu nại, tố cáo phải có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo qui định của pháp luật. Điều 43 Khi có nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động trong một vùng mà có gây sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường thì thẩm quyền xác định trách nhiệm phải xử lý về môi trường đối với tổ chức, cá nhân được qui định như sau: Sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường hoặc suy thoái môi trường xảy ra trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định hoặc báo cáo, đề nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét quyết định. Nếu một hoặc các bên không đồng ý với quyết định trên thì có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có hiệu lực thi hành. Sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường hoặc suy thoái môi trường xảy ra trong phạm vi hai hoặc nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do thanh tra chuyên ngành của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xác định hoặc báo cáo, đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét quyết định. Nếu một hoặc các bên không đồng ý với quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thì có quyền khiếu nại lên Thủ tướng Chính phủ quyết định.

File đính kèm:

  • docluat_bao_ve_moi_truong_chuong_4_quan_ly_nha_nuoc_ve_bao_ve_m.doc