Luyện thi đại học môn Địa Lí

Trước sự ảnh hưởng của tình hình thế giới Việt Nam đã làm gì ? .Kết quả đạt được.

*Đổi mới đường lối phát triển kinh tế -xã hội : ( Đại hội 6 - 1986 ) .

+Đưa nền kinh tế phát triển theo ba xu thế :

 -Dân chủ hoá đời sống kinh tế xã hội.

 -Xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp thay bằng cơ chế thị trường.

 -Tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế.

*Kết quả đạt được :

-Nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế kéo dài.

-Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá : 1995 (9.5 % ) ; 1999 ( 4.8%); 2003 (7.24%).

-Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá.Ngành nông nghiệp , công nghiệp , dịch vụ phát triển vượt bậc.

-Lạm phát được đẩy lùi : 1986 (700%) , hiện nay còn ( 5-6%).

-Đời sống của nhân dân được nâng cao.

-Vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới được khẳng định.

 

doc19 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luyện thi đại học môn Địa Lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1 : việt nam tiến vào thế kỉ 21. Nội dung cơ bản : 1.Bối cảnh quốc tế có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam ? Đặc điểm tình hình thế giới Thuận lợi Khó khăn -Xu hướng toàn cầu hoá. -Đông Nam á là khu vực hoà bình, hữu nghị ,phát triển. -Sự phát triển khoa học kỷ thuật. - Sự tan trã của CNXH -Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.Từ đó sử dụng nguồn lực bên ngoài vào phát triển kinh tế -xã hội : ( vốn ,khoa học kỷ thuật, mở rộng thị trường.) -ứng dụng KHKT-CN vào sản xuất và đời sống. -Chịu sức ép cạnh tranh gay gắt từ các nền kinh tế mạnh trên thế giới và khu vực. -Bộc lộ sư thiếu hụt về vốn, KHKH-CN,sự yếu kém về trình độ của người lao động trong nước. 2.Trước sự ảnh hưởng của tình hình thế giới Việt Nam đã làm gì ? .Kết quả đạt được. *Đổi mới đường lối phát triển kinh tế -xã hội : ( Đại hội 6 - 1986 ) . +Đưa nền kinh tế phát triển theo ba xu thế : -Dân chủ hoá đời sống kinh tế xã hội. -Xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp thay bằng cơ chế thị trường. -Tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế. *Kết quả đạt được : -Nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế kéo dài. -Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá : 1995 (9.5 % ) ; 1999 ( 4.8%); 2003 (7.24%). -Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá.Ngành nông nghiệp , công nghiệp , dịch vụ phát triển vượt bậc. -Lạm phát được đẩy lùi : 1986 (700%) , hiện nay còn ( 5-6%). -Đời sống của nhân dân được nâng cao. -Vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới được khẳng định. 3.Hiện nay nước ta đang gặp những khó khăn nào ? Trước khó khăn đó trách nhiệm của mỗi người học sinh là gì ? --Khó khăn : +Do xuất phát điểm là một nước nông nghiệp , lại bị chiến tranh tàn phá nên cơ sơ vật chất kĩ thuật nghèo nàn. +Thiếu vốn đầu tư, yếu kém về KHKT-CN. +Sự phân hoá giàu nghèo. +Tỉ lệ thất nghiệp , thiếu việc làm còn cao...... -Trách nhiệm : + Nhà nước cần phải đề ra đường lối , chính sách ,chiến lược phát triển kinh tế hợp lí trong từng thời kì. +Mỗi người học sinh cần nhận thức đúng đắn những thuận lợi , khó khăn của đất nước. Các em phải học giỏi để góp phần nhỏ của mình vào phát triển kinh tế xã hội đất nước sau này. Chương 1 : Các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội *Bao gồm 2nhóm nguồn lực : +Nguồn lực bên trong : (gồm có :vị trí địa lí,tài nguyên thiên nhiên, dân cư và lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật,đường lối phát triển kinh tế xã hội ).Đây là nguồn lực quyết định. +Nguồn lực bên ngoài: (gồm có: vốn đầu tư, KHKT-CN, Thị trường... ) bài 2 : Vị trí và tài nguyên thiên nhiên *Lãnh thổ : * Bao gồm : -Đất liền:Diện tích 330.991 km2 Tọa độ địa lí : 8o27,'VB-23o23/VB; 102o8 ,KD-109o27/KD -Phần biển rộng : 1triệu km2 -Vùng trời : Là vùng không gian bao trùm lấy phần đất liền và phần biển * Tiếp giáp : 1.Vị trí địa lí nước ta có ảnh hưởng gì đến đặc điểm tự nhiên và sự phát triển kinh tế xã hội ? Đặc điểm vị trí địa lí ảnh hưởng Thuận lợi Khó khăn *Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. *Nằm trên bán đảo Đông Dương, ở gần vị trí trung tâm Đông Nam á. *Nằm trong khu vực đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động của thế giới. ... -Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. -Giao lưu kinh tế văn hoá -xã hội. Phát triển kinh tế biển. -Thu hút vốn,tiếp thu KHKT-CN,mở rộng thị trường... -Thời tiết khắc nghiệt. -Vấn đề bảo vệ an ninh quốc phòng. -Sức ép cạnh tranh gay gắt. *ảnh hưởng của vị trí đến đặc điểm tự nhiên ? 2.Trình bày đặc điểm tài nguyên thiên nhiên và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế -xã hội. Tài nguyên Đặc điểm Thuận lợi Khó khăn *Đất: * Khí hậu: *Nguồn nước *Khoáng sản: *Sinh vật: -Có 2 loại : Đất phù sa, đất phe ra lít. -Nhiệt đới ẩm gió mùa. -Khí hậu phân hoá Bắc-Nam, phân hoá theo mùa,phân hoá theo độ cao. -Phong phú cả nước trên mặt và nước ngầm. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông có trữ lượng thuỷ điện khá. Lượng nước phân hoá theo mùa . -Phong phú và đa dạng: (Kim loại, phi kim, năng lượng, vật liệu xây dựng). Các mỏ khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ, phân bố không đồng đều. -Với nhiều loài động thực vật trên cạn và dưới nước. -Trồng cây lương thực thực phẩm, cây công nghiệp, đồng cỏ chăn nuôi. -Thuận lợi cho cây trồng vật, nuôi sinh trưởng ,phát triển quanh năm.Phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng. -Cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Phát triển công nghiệp thuỷ điện. -Cơ sở để phát triển công ngiệp. Nguồn hàng xuất khẩu có giá trị kih tế. -Là nguồn thực phẩm có giá trị, làm nguyên liệu cho một số nghành kinh tế. -Diện tích đất hoang hoá còn nhiều. -Thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống. -Mùa khô thiếu nước. -ảnh hưởng tới sự phân bố, qui mô sản xuất công nghiệp. Khó khai thác. -Diện tích rừng giảm so với trước, một số loài động -thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng. 3.Bài tập: *Dựa vào lược đồ tài nguyên khoáng sản (SGK) và tài liệu chứng minh tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú, đa dạng. *Vẽ lược đồ Việt Nam , điền lên lược đồ các con sông lớn , các mỏ khoáng sản quan trọng. *Tại sao tài nguyên thiên nhiên nước ta đang cạn kiệt dần ? Cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên? *Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến sự phát triển nghành nông nghiệp nước ta. Bài 3 : Đặc điểm dân số Việt Nam 1.D ân cư và lao động là nguồn lực quan trọng có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội. Anh (chị) : -Trình bày đặc điểm dân số nước ta. -Những thuận lợi ,khó khăn của dân số đối với sự phát triển kinh tế -xã hội. Đặc điểm dân số Biểu hiện Thuận lợi Khó khăn *Đông dân,nhiều dân tộc. *Dân số tăng nhanh, tăng không đồng đều qua các thời kì. *Dân số trẻ. *Dân số phân bố không đồng đều. (1999) -Năm1999: 76.3 triệu người, đứng thứ 2 Đông Nam á, thứ 7 châu á, thứ 13 thế giới. -Có 54 dân tộc. -Năm Số dân 1921 : 15,2 (tr người) 1960 : 30 1985 : 60 1999 : 76,3 Thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn lại. -Năm 1999. Dưới độ tuổi lao động 33,1% Trong độ tuổi lao động 59,3% Ngoài độ tuổi lao động 7.6% +Giữa đồng bằng với miền núi. -Đồng bằng : 80% -Miền núi : 20% +Giữa thành thị với nông thôn. -Thành thị : 23,5% -Nông thôn : 76,5% + Giữ đồng bằng với đồng bằng , giữa miền núi với mièn núi . *Nguồn lao động dồi dào. *Thị trường tiêu thụ rộng lớn. Đây là cơ sở để thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế. *Nguồn lao động tăng nhanh cung cấp đầy đủ lao động cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu lao động. *Có nguồn lao động dự trữ. Tính năng động trong dân cư cao. *Làm đa dạng bản sắc văn hoá dân tộc. *Sức ép đến tài nguyên môi trường. -Bình quân đất nông nghiệp giảm. -Tài nguyên cạn kiệt. *Sức ép đến sự phát triển kinh tế. -Sự gia tăng dân số không phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế làm kìm hãm sự phát triển kinh tế. *Sức ép đến chất lượng cuộc sống. -(Giáo dục ,y tế ,văn hoá,việc làm...) *Khó khăn giải quyết các vấn đề tôn giáo, dân tộc.Giải quyết việc làm cho lao động. 2.Để giải quyết vấn đề dân số cần phải áp dụng những giải pháp nào? Thực hiện tốt chính sách dân số nhằm giảm tỷ lệ sinh. Phân bố lại dân cư lao động . Đa dạng hoá các nghành nghề sản xuất giải quyết việc làm cho người lao động góp phần nâng cao đời sống , trình độ nhận thức thực hiện tốt chính sách dân số. 3. Bài tập : * BT1 : Dựa vào số liệu sau (% ) Năm 1979 1989 1995 1999 0-14T 42,6 39,0 38,0 33,1 15-60T 50,4 53,8 54,6 59,3 >60T 7,0 7,2 7,4 7,6 -Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi ở nước ta trong thời kì 1979 - 1999 . Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch trên . * BT2 : Dựa vào số liệu sau : Năm Tỷ lệ Sinh %0 Tỷ lệ Tử % 1960 46 12 1965 37.8 6.7 1970 34.6 6.6 1976 39.5 7.5 1979 32.5 7.2 1985 28.4 6.9 1989 31.3 8.4 1992 30.4 6.0 1993 28.5 6.7 1995 23.9 3.9 1999 23.6 7.3 2001 19.9 5.6 -Trên cùng một biểu đồ thể hiện tỷ lệ sinh , tỷ lệ tử , gia tăng tự nhiên của dân số nước ta trong thời kì trên . Nhận xét và giải thích. *BT3 : Hướng dẫn cách vẽ tháp dân số ( Bằng số liệu tuyệt đối và số liệu tương đối ) *BT4 : Dựa vào số liệu sau : ( % ) Năm 1989 1999 0-14T 39 33.1 15-60T 53.8 59.3 >60T 7.2 7.6 Tổng số dân ( Triệu người ) 64.5 73.6 Tính số dân ở từng độ tuổi năm 1989 và 1999 (đơn vị : người ) Vẽ biểu đồ thể hiện qui mô và cơ cấu dân số ở nước ta 2 năm trên . Nhận xét và giải thích. * BT5 : Dân cư nước ta phân bố không đều và chưa hợp lí . Anh ( chj ) hãy : Chứng minh đặc điểm trên và giải thích . Phân tích ảnh hưởng của phân bố dân cư không đều và chưa hợp lí đến sự phát triển KT-XH. Nêu các giải pháp để phân bố lại dân cư và lao động ở nước ta . * BT6 : Dân cư là nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển KT-XH . Anh ( chị ) hãy: Chứng minh dân số nước ta tăng nhanh và không đồng đều qua từng thời kì . Phân tích ảnh hưởng của sự gia tăng dân số quá nhanh đến sự phát triển KT-XH. Nguyên nhân nào dẫn đến sự gia tăng như vậy? *BT7 : Dựa vào số liệu sau : (nghìn người ) Năm Thành thị Nông thôn 1990 12880.3 53136.4 1994 14425.6 56398.9 1996 15419.9 57736.5 1998 17464.6 57991.7 2001 19469.3 59216.5 2002 20022.1 59705.3 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta thời kì 1990-2002. Từ biểu đồ đã vẽ nhận xét và giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó . Bài 4 : đường lối phát triển kinh tế xã hội và cơ sở vật chất kĩ thuật 1. Đường lối có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia . Anh chị hãy trình bày nội dung đường lối đổi mới và những chiến lựơc phát triển kinh tế - xã hội đã thực hiện từ sau đổi mới đến nay ở nước ta. Đường lối có vai trò định hướng cho sự phát triển kinh tế xã hội của mối đất nước . Sự phát triển kinh tế nhanh hay chậm phụ thuộc nhều vào đường lối chính sách phát triển KT-XH ở từng giai đoạn cụ thể . Nếu đừơng lối đúng sẽ đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội , nếu đường lối sai nó làm kìm hãm sự phát triển kinh tế - xh của mỗi đất nước . Đường lối được xây dựng dựa trên điều kiện trong nước và tình hình thế giới . * Xuất phát từ thực trạng KTXH của đất nước năm 1986 tại đai hội Đảng khoá VI chúng ta đã đề ra đường lối đổi mới : Nội dụng : Dân chủ hoá đời sống KTXH Xoá bỏ cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp , xây dựng cơ cấu kinh tế năng động, sử dụng cơ chế thị trừơng theo định hướng XHCN. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nưởc trên thế giới. * Đã thực hiện 2 chiến lược : - Hoàn thành xong chiến lược phát trển kinh tế đến 2000. Mục tiêu : Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc , xây dựng đất nước Việt Nam XHCN. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thàn phần dưới sự chỉ đạo của nhà nước. Đẩy mạnh quan hệ quốc tế . Phát triển giáo dục , KHKT - CN. Lấy hiệu quả phát triển kinh tế làm thước đo của sự phát triển. - Đang thực hiện chiến lược đến năm 2010. Mục tiêu : Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất văn hoá tinh thần của nhân dân , tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người , năng lực KHKT-CN , kết cấu hạ tầng , tiềm lực kinh tế , quốc phòng và an ninh được tăng cường , thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hình thành về cơ bản , vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao . Đến năm 2010 tổng sản phẩm trong nước ( GDP ) tăng gấp đôi so với năm 2000; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động , giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn khoảng 50 %. Để thực hiện chiến lược cần phải ban hành các chính sách ( chính sách huy động vốn trong nước , chính sách thu hút đầu tư nước ngoài ... ) 2. Phân tích hiện trạng cơ sơ vật chất kĩ thuật ở nước ta . (cần phải làm rõ những thuận lợi , khó khăn và các giải pháp ) *Thuận lợi : Nước ta đã xây dựng được một hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật có trình độ nhất định để phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước . - CSVCKT phục vụ cho các nghành SX từng bước được hình thành : + SXNN: Có gần 5300 công trình thuỷ lợi (3000 trạm bơm ) tưới cho 4.8 triệu ha , tiêu nước cho 52 vạn ha. Sản xuất nông nghiệp đang dần dần được cơ giới hoá trong các cung đoạn sản xuất từ khâu trồng trọt đến thu hoạch , bảo quản và chế biến sản phẩm. Hệ thống kênh mương hoá nội đồng đang được nâng cấp . Có nhiều cơ sở bảo vệ thực vật , thú y , nghiên cứu giống , nhân giống tạo ra nhiều giống cây con phù hợp điều kiện sinh thái , kĩ thuật nuôi trồng cho năng suất cao . Nhiều cơ sở chế biến được xây dựng... + SXCN : Tính đến năm1998 : Có 2821 xí nghiệp trung ương và địa phương . Có 590.246 cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh Các xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp cả trung ương và địa phương đang đầu tư nguồn vốn và áp dụng KHKTCN vào SX. Nhiều nghành công nghiệp đã có năng lực đáng kể ( CN Điện , Than , Dầu khí , Sản xuất hàng tiêu dùng , Sx vật liệu xây dựng... ) + Dịch vụ : Mạng lưới GTVT phát triển với đầy đủ các loại hình vận tải đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đi lại của dân cư giữa các vùng . Các cảng biển được nâng cấp và xây dựng ( vận chuyển 11.6 triệu tấn -1999 ), Xây dựng mới và nâng cấp các sân bay š tăng cường mối quan hệ quốc tế . Dịch vụ thương mại phát triển với hơn 1.5 triệu người kinh doanh , thị trường mở rộng tới 150 quốc gia và vùng lãnh thổ . - Về phương diện lãnh thổ : Cả nước đã nổi lên 2 TTCN quan trọng ( Hà Nội , TP Hồ Chí Minh ), các vùng trọng điểm sản xuất LTTP, các vùng chuyên canh cây công nghiệp có qui mô lớn . Đây là bộ khung cho việc hìng thành các vùng kinh tế . * Khó khăn : Tuy nhiên cơ sở vật chất KT chưa đủ mạnh để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong quá trình công nghiệp hoá . Trình độ KHKTCN còn lạc hậu Sự thiếu đồng bộ trong từng nghành và giữa các nghành còn phổ biến . Kết cấu hạ tầng đang ở tình trạng kém phát triển Sự phân bố cơ sở vât chất Kt chưa đồngđều giữa các vùng ( tập trung chủ yếu ở vùng ĐBSH, ĐNBộ và các đô thị ; còn lại các vùng khacCSVCKT và KChạ tầng phục vụ cho phát triển KT-XH còn rất hạn chế . * Hướng hoàn thiện : Cần phải xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất KT theo hướng hiện đại . Phát triển đồng bộ CSVCKT giữa các nghành và giữa các vùng trong cả nước từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế xã hội nước ta tiến kịp trình độ chung của thế giới . 3. BTập : Tại sao chúng ta phải đổi mới đường lối phát triển kinh tế - xã hội ? Hãy trình bày nội dung của đừơng lối đổi mới và những kết quả đạt được . ( Chú ý cả nhân tố chủ quan , khách quan: Xuất phát từ thực trạng nền kinh tế (dẫn chứng ) cho nên chúng ta phải thực hệên đường lối đổi mới để đưa nền kinh tế thoát khỏi sự khủng hoảng kinh tế . Phải đổi mới để thích ứng với xu thế phát triển KT thế giới , từ đó dưa nước ta phát triển nhanh hơn - tránh nguy cơ tụt hậu về KTXH so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Kết quả ( dẫn chứng cụ thể ) Chương II : những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội A - những vấn đề phát triển xã hội Bài 5 : lao động và việc làm 1. Phân tích đặc điểm nguồn lao động ở nước ta . ảnh hưởng của nó đến sự phát triển và phân bố các nghành kinh tế . - Số lượng : Dân số đông , dân số trẻ , tăng nhanh tỷ lệ ngừơi trong độ tuổi lao động cao ( chiếm 59 % ). Năm 1998 cả nước có 37.4 triệu lao động chiếm 48 % dân số cả nước . Mặc dầu tỷ lệ gia tăng dân số đã giảm song tỷ lệ gia tăng lao động vẫn còn cao ( 3 %/năm ), mỗi năm tăng 1.1 triệu lao động. Nguồn lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để phát triển những nghành cần sử dụng nhiều lao động , hợp tác thu hút đầu tư và xuất khẩu lao động. Việc làm trở nên bức xúc . Năm 1998 cả nước có 9.4 triệu người thiếu việc làm , 856 nghìn người thất nghiệp . - Chất lượng : Ưu điểm : Cố truyền thống cần cù , ham học hỏi, có khả năng tiếp thu KHKT. Có kinh nghiệm trong SX nông - lâm - ngư nghiệp và các nghành tiểu thủ công nghiệp . Chất lượng lao động tăng lên . Thể hiện trình độ văn hoá ngày càng nâng cao là điều kiện thuận lợi để đào tạo nghề cho người lao động. Hiện nay cả nước có gần 5 triệu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật , chiếm 13 % lực lượng lao động , trong đó gần 23 % có trình độ đại học cao đẳng . Hạn chế : Thiếu tác phong công nghiệp , tính kỉ luật chưa cao. Lực lượng có chuyên môn kĩ thuật còn mỏng , cơ cấu chưa hợp lí . Tình trạng sử dụng lao động trái nghành nghề còn phổ biến , sự bất cân đối giữa đào tạo thầy và thợ . - Phân bố : Không đồng đều. Lao động tập trung chủ yếu ở đồng bằng Sông Hồng , Đông Nam Bộ và ở các đô thị , đặc biệt là lao động có tay nghề - chuyên môn kĩ thuật cao . ở thành thị tỷ lệ lao động có chuyên môn kĩ thuật là 37.7 %. Ngược lại ở các vùng trung du miền núi ( Tây Nguyên , Trung du miền núi phía Bắc ) lại thiếu lao động , nhất là lao động lành nghề . Tỷ lệ lao động có chuyên môn kĩ thuật ở nông thôn chỉ chiếm 8 % ( 1998 ) . Điều này đã gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá . Sự phân bố lao động như vậy làm cho vùng thì thừa lao động , vùng thiếu lao động gây ảnh hưởng đến việc phát triển KTXH mỗi vùng. - Giải pháp : Để sử dụng tốt hơn nguồn lao động cần phải : Điều chỉnh qui mô lao động bằng cách thực hiện tốt hơn công tác kế hoạch hoá gia đình . Phân bố lại lực lượng lao động giữa các vùng bằng cách phân bố các ngành kinh tế có khả năng thu hút lao động lành nghề ở vùng trung du - miền núi. Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho người lao động ... 2. Phân tích những chuyển biến và tồn tại trong vấn đề sử dụng lao động ở nước ta hiện nay . Để sử dụng lao động hợp lí và giải quyết việc làm cho người lao động cần phải có những giải pháp nào ? *Chuyển biến : -Trong các nghành : Tỷ lệ lao động trong nghành nông - lâm - ngư nghiệp giảm , tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng. ( % ) Ngành Nông -lâm - ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ 1979 79 6 15 1999 63.5 11.9 24.6 - Trong các thành phần kinh tế : Tỷ lệ lao động trong khu vực nhà nước ngày càng giảm , tỷ lệ lao động trong khu vực ngoài quốc doanh ngày càng tăng. (% ) Năm Khu vực nhà nước Khu vực ngoài quốc doanh 1985 15 85 1990 11.3 88.7 1998 9 91 Sự chuyển dịch như vậy phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước , phù hợp với nền kinh tế thị trường. * Tồn tại : Sự chuyển dịch còn chậm Lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao Năng suất lao động còn thấp Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao. ở nông thôn tỷ lệ thiếu việc làm 28.2 % , ở thành thị tỷ lệ thất nghiệp 6.8 % ( cao ở ĐBSH, BTB, ĐNB ) - 1998. * Giải pháp : Giảm gia tăng dân số ( để đi tới sự cân đối giữa qui mô nguồn lao động và sự gia tăng nguồn lao động với khả năng thu hút nguồn lao động của nền kinh tế) Phân bố lại dân cư và lao động. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế , đa dạng hoá các nghành SX ở cả nông thôn và thành thị. Đào tạo nghề cho lao động. Hợp tác lao động 3 . Bài tập : * BT1 : Tại sao việc làm là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta ? Để giải quyết việc làm cho lao động cần phải có những giải pháp nào ? (Hd : Dân số đông , tăng nhanh g lao động tăng nhanh trong khi nền kinh tế đang phát triển sự bất cập trong vấn đề giải quyết việc làm , làm cho tỷ lệ người thất nghiệp và thiếu việc làm tăng ( dẫn chứng ) , năng suất lao động thấp, ảnh hưởng đến đời sống - thu nhập của lao động,khó khăn cho giái quyết các vấn đề xã hội g chất lượng cuộc sống của dân cư. * BT2 : Dựa vào số liệu sau : ( % ) Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1979 79 6 15 1989 72.5 11.2 16.3 1995 67 12 21 1998 63.5 11.9 24.6 Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo nghành kinh tế ở nước ta trong thời kì 1979-1998. Nhận xét và giải thích sự thay đổi trên. * BT3 : Dựa vào số liệu sau : ( %). Năm Nhà nước Ngoài quốc doanh 1985 15 85 1998 9 91 Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực sản xuất ở nước ta năm 1985,1998. Nhân xét và giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó . * BT 4 : Tình trạng việc làm năm 1998. ( đơn vị : nghìn người ) Khu vực Cả nước % Nông thôn % Thành thị % Tổng số lao động 37407.2 100 29757.6 100 7649.6 100 Số người thiếu viêc làm 9418.4 25 8219.5 19,5 1198.9 15,7 Số người thất nghiệp 856.3 2,3 511.3 1,7 345 4,5 Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tình trạng việc làm năm 1998 về : - Số người thiếu việc - Số người thất nghiệp - Số người có việc làm thường xuyên trong tổng số lực lượng lao động của nước ta ở ba khu vực : cả nước ,thành thị , nông thôn. Nhận xết và giải thích. b. Vẽ biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa lực lượng lao động và số lao động có việc , số lao động cần giải quyết việc làm ở cả nước , nông thôn ,thành thị nước ta năm 1998. Nhận xét . Bài 6 : giáo dục - y tế - văn hoá 1. Chứng minh rằng hệ thống giáo dục nước ta đa dạng và khá hoàn chỉnh , góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hộicủa đất nước .Tuy nhiền nền giáo dục Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại cần phải giải quyết . * Giáo dục có vai trò quan trọng trọng việc nâng cao trình độ dân trí , bồi dưỡng nhân tài , nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. *Hiện nay chúng ta đã xây dựng được một hệ thống giáo dục đa dạng và khá hoàn chỉnh thể hiện ở sự đa dạng ở các cấp học, nghành học , ở các loại hình đào tạo. + Sự hoàn chỉnh thể hiện : Có đầy đủ các cấp học Mẫu giáo Phổ thông Bổ túc văn hoá Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề Cao đẳng và đại học + Các hình thức giáo dục đa dạng : ở bậc phổ thông : Có trường công lập, bán công , dân lập , trường chuyên , lớp chọn , trường dành cho trẻ em bị khuyết tật, trường dành cho trẻ em mồ côi , trường bổ túc văn hoá , trường dân tộc nội trú . ở bậc trung học chuyên nghiệp , cao đẳng và đại học có hệ đào tạo chính qui tập trung , đào tạo chuyên tu , tại chức , từ xa . Có trường đại hoc quốc gia , đại học mở , đại học dân lập , đại học bán công , đại học khu vực , đại học cộng đồngvới nhiều nghành nghề đào tạo . + Mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển rộng khắp . Cả nước có hơn 23.2 nghìn trường phổ thông ( trong đó 21.6 nghìn trường tiểu học và THCS ),hơn 1600 trưòng THPT , 239 trường THCN ( chưa kể trường dân lập ), 110 trường đại học - cao đẳng ( chưa kể trường dân lập ). Có 2 trung tâm đào tạo cán bộ khoa học lớn nhất ( Hà Nội , Thành phố Hồ Chí Minh ), ngoài ra phải kể đến các trung tâm mang tính chất vùng và khu vực : Thái Nguyên , Hải Phòng , Vinh , Huế , Đà Nẵng , Đà Lạt , Cần Thơ. * Thành tựu giáo dục . Trước cách mạng tháng 8 hơn 80 % dân số mù chữ , năm1999 - 92 % dân số từ 10 tuổi trở lên biết đọc biết viết , cao hơn nhiều so với nhiều nước đang phát triển ở vùng châu á Thái Bình Dương. Số trẻ em đến trường ngày càng tăng , mỗi năm có khoảng 17 triệu trẻ em đến trường . Nước ta đã hoàn thành xong phổ cập tiểu học. Số học sinh và sinh viên vào học các trường dạy nghề , THCN , CĐ-ĐH ngày càng nhiều . Năm 1997 có 662 nghìn sinh viên ( số tốt nghiệp 74 nghìn ) , có 164 nghìn hs THCN ( số tốt nghiệp 68 nghìn ). Như vậy có thể nói giáo dục đã và đang làm tốt nhiệm vụ trọng đại là đào tạo nguồn nhân lực cho đát nước và nâng cao trình độ dân trí , góp phần quan trọng trong quá trình phát triển KTXH Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước . * Tồn tại : CSVCKT : Phòng học tranh tre nứa lá vẫn còn , PTDH còn thiếu thốn. Chất lượng đội ngũ giáo viên. Nội dung chương trình SGK. Tệ nạn dạy thêm , thương mại hoá trong giáo dục , tiêu cực thi cử. Bệnh thành tích... * Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục . Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu , từ đó đầu tư cho giáo dục . Xã hội hoá giáo dục. Đổi mới mục tiêu , chương trình , nội dung đào tạo ở các cấp học nghành học . Tăng cường CSVCKT phục vụ cho giáo dục. Xây dựng các trường sư phạm trọng điểm . Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên. Chăm lo đời sống giáo viên , nhất là ở các vùng còn gặp nhiều khó khăn . Ngăn chặn tiêu cực trong giáo dục , bệnh chạy đua thành tích... 2. Phân tích vai trò và hiện trạng phát triển của nghành y tế nước ta . a.Vai trò : Y tế có vai trò quan trọng trọng việc phòng bệnh , chữ bệnh cho con người . Nhờ đó việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ngày càng tốt hơn , chữa nhiều căn bệnh hiểm nghèo , làm cho tỷ suất tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm mạnh ( từ 79 %0 xuống còn 44 %0 hiện nay ), tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng cao lên. b. Sự phát triển : Nhờ sự quan tâm đầu tư của nhà nước nghành y tế ngày càng được hoàn thiện . Mạng lưới dịch vụ y tế phát triển rộng khắp , từ tuyến trung ương , đến tuyến tỉnh , tuyến huyện , và y tế cơ sở ( cụm xã , phường , cơ quan , xí nghiệp , trường học ).Bao gồm các bệnh viên đa khoa , bệnh viện chuyên khoa , viện điều dưỡng . Các phòng khám tư , hiệu thuốc tư nhân đã được cho phép hoạt động . Số lượng cơ sở khám chữa bệnh , đội ngũ y- bác sỹ, dược sỹ ngày càng tăng. Năm 1998 có 13.300 cơ sở khám chữa bệnh,199nghìn giường bệnh , 32,4 nghìn bác sỹ , 49,3 nghìn y sỹ , 46,5 nghìn y tá , 13,1 nghìn nữ hộ sinh ., 5,8 nghìn dược sỹ cao cấp , 7 nghìn dược sỹ trung cấp , 9,3 nghìn dược tá . Hiện nay nghành y tế đang áp dụng phương pháp chữa trị

File đính kèm:

  • docOn thi Dia 12.doc