Lý thuyết ôn tốt nghiệp THPT Vật lý 12 - Chương 4 - Dao động và sóng điện từ

Câu 5 Năng lượng điện từ

- Khi tụ điện tích điện thì điện trường trong tụ sẽ dự trữ năng lượng điện trường

- Khi dòng điện chạy qua cuộn cảm thì từ trường trong tụ sẽ dự trữ năng lượng từ trường

- Tổng năng lượng điện trường trong tụ điện và năng lượng từ trường trong cuộn cảm của mạch dao động gọi là năng lượng điện từ

Câu 6 Mối quan hệ giữa điện trường và từ trường

+ Từ trường biến thiên và điện trường xoáy:

- Nếu tại 1 nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện điện trường xoáy.

- Điện trường xoáy có đường sức là đường cong kín.

+ Điện trường biến thiên và từ trường:

- Nếu tại 1 nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường.

- Đường sức của từ trường bao giờ cũng khép kín

Câu 7 Điện từ trường và thuyết điện từ Mac-Xoen

+ Điện từ trường

điện từ trường là trường có 2 thành phần biến thiên theo thời gian, liên quan mật thiết với nhau là điện trường biến thiên và từ trường biến thiên

+Thuyết điện từ Mac-Xoen: gồm 4 phương trình mô tả mối quan hệ giữa:

- Điện tích, điện trường, dòng điện , từ trường

- Sự biến thiên của từ trường theo thời gian và điện trường xoáy

- Sự biến thiên của điện trường theo thời gian và từ trường

 

doc2 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lý thuyết ôn tốt nghiệp THPT Vật lý 12 - Chương 4 - Dao động và sóng điện từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 : 30/3 – 5/4/2009 CHƯƠNG IV: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ Câu 1 Mạch dao động Gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L mắc nối tiếp với 1 tụ điện có điện dung C thành 1 mạch điện kín. Câu 2 Định luật biến thiên điện tích và cường độ dòng điện trong một mạch dao động lí tưởng ; Io=qow Điện tích q của một bản tụ điện và cường độ dòng điện i trong mạch dao động biến thiên điều hoa theo thời gian; i sớm pha so với q Câu 3 Định nghĩa dao động điện từ tự do: Sự biến thiên điều hòa theo thời gian của điện tích q của 1 bản tụ điện và cường độ dòng điện i (hoặc cường độ điện trườngvà vectơ cảm ứng từ ) trong mạch dao động được gọi là dao động điện từ tự do. Câu 4.Tần số góc chu kỳ và tần số riêng của mạch dao động Tần số góc của dao động Chu kỳ ; Tần số Câu 5 Năng lượng điện từ - Khi tụ điện tích điện thì điện trường trong tụ sẽ dự trữ năng lượng điện trường - Khi dòng điện chạy qua cuộn cảm thì từ trường trong tụ sẽ dự trữ năng lượng từ trường - Tổng năng lượng điện trường trong tụ điện và năng lượng từ trường trong cuộn cảm của mạch dao động gọi là năng lượng điện từ Câu 6 Mối quan hệ giữa điện trường và từ trường + Từ trường biến thiên và điện trường xoáy: - Nếu tại 1 nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện điện trường xoáy. - Điện trường xoáy có đường sức là đường cong kín. + Điện trường biến thiên và từ trường: - Nếu tại 1 nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường. - Đường sức của từ trường bao giờ cũng khép kín Câu 7 Điện từ trường và thuyết điện từ Mac-Xoen + Điện từ trường điện từ trường là trường có 2 thành phần biến thiên theo thời gian, liên quan mật thiết với nhau là điện trường biến thiên và từ trường biến thiên +Thuyết điện từ Mac-Xoen: gồm 4 phương trình mô tả mối quan hệ giữa: - Điện tích, điện trường, dòng điện , từ trường - Sự biến thiên của từ trường theo thời gian và điện trường xoáy - Sự biến thiên của điện trường theo thời gian và từ trường Câu 8 Sóng điện từ và đặc điểm sóng điện từ + Sóng điện từ: là điện từ trường lan truyền trong không gian + Đặc điểm của sóng điện từ: Sóng điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng trong chân không (3.108m/s). Sóng điện từ truyền được trong các điện môi, với tốc độ nhỏ hơn trong chân không và phụ thuộc vào tần số điện môi. Sóng điện từ là sóng ngang: vecto cường độ điện trường vuông góc với vecto cảm ứng từ và vuông góc với phương truyền sóng tạo thành 1 tam diện thuận. Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và từ trường tại 1 điểm luôn đồng pha với nhau. Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó cũng bị phản xạ và khúc xạ như ánh sáng Sóng điện từ mang năng lượng Những sóng điện từ có bước sóng từ vài mét đến vài km được dùng trong thông tin liên lạc vô tuyến nên được gọi là sóng vô tuyến. người ta chia các sóng vô tuyến thành: f (MHz) l (m) Sóng cực ngắn 103 ® 102 1 ® 10 Sóng ngắn 102 ® 10 10 ® 102 Sóng trung 10 ® 1 102 ® 103 Sóng dài 1 ® 0,1 103 trở lên Câu 9 Sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển Các phân tử không khí trong khí quyển hấp thụ rất mạnh các sóng dài, sóng trung, và sóng cực ngắn Tầng điện li: là một lớp khí quyển, trong đó các phân tử khí đã bị ion hóa rất mạnh dưới tác dụng của các tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời Các sóng ngắn phản xạ rất tốt trên tầng điện li, trên mặt đất và mặt nước biển, nên truyền đi rất xa (vài chục nghìn km). Những sóng có tần số lớn hơn 30MHz (gọi là các vi sóng) thì không phản xạ trên tầng điện li mà đi xuyên qua tầng này ra không gian vũ trụ. Các tín hiệu của vô tuyến truyền hình thường được phát bằng các vi sóng. Câu 10 Nguyên tắc chung của thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến + Nguyên tắc chung : 1. Phải dùng sóng điện từ cao tần để tải thông tin gọi là sóng mang 2. Phải biến điệu các sóng mang : “Trộn” sóng âm tần với sóng mang 3. Ở nơi thu phải tách sóng âm tần ra khỏi sóng mang 4. Khuếch đại tín hiệu thu được. + Sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản: gồm 5 bộ phận cơ bản. 1.micro 2.mạch phát sóng điện từ cao tần 3.mạch biến điệu 4.mạch khuếch đại 5.ăng ten phát + Sơ đồ khối của một máy thu thanh vô tuyến đơn giản: gồm 5 bộ phận cơ bản. 1.ăng ten 2.mạch khuếch đại dao động điện từ cao tần 3.mạch tách sóng 4.mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần 5.loa

File đính kèm:

  • docly thuyet on TNPT 12 chuong 4chuannew.doc
Giáo án liên quan