CHÖÔNG IV: TÖØ TRÖÔØNG.
I. TƯƠNG TÁC TỪ
Các tương tác giữa nam châm - nam châm; nam châm – dòng điện; dòng điện – dòng điện có cùng bản chất và được gọi là tương tác từ
Tương tác từ chỉ xảy ra giữa các hạt mang điện chuyển động và không liên quan đến điện trường của các điện tích
II. TỪ TRƯỜNG
1. Định nghiã: Từ trường là một dạng vật chất tồn tại xung quanh điện tích hay một dòng điện ( nói chính xác hơn là xung quanh các hạt mang điện chuyển động)
Đặc trưng cơ bản của từ trường: tác dụng lực từ lên nam châm hay một dòng điện khác đặt trong nó
Quy ước : Hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam - Bắc của kim nam châm cân bằng tại điểm đó
2. Nguồn gốc của từ trường: Hạt mang điện chuyển động
Chú ý:
Điện tích đứng yên là nguồn gốc của điện trường tĩnh
Điện tích chuyển động vừa là nguồn gốc của điện trường vừa là nguồn gốc của từ trường
3. Vectơ cảm ứng từ : Đặc trưng của từ trường là cảm ứng từ ký hiệu là đơn vị của cảm ứng từ là T ( Tesla)
a) Định nghĩa : Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường là đại lượng đặc trưng cho sự mạnh yếu của từ trường và được đo bằng thương số giữa lực từ F tác dụng lên một dây dẫn mang dòng điện đặt vuông góc với đường cảm ứng từ tại điểm đó và tích cường độ dòng điện I và chiều dài l đoạn dây dẫn đó
25 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lý thuyết và bài tập Vật lý 11 học kì 2 - Gv: Nguyễn Thị Dần, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÖÔNG IV: TÖØ TRÖÔØNG.
TƯƠNG TÁC TỪ
Các tương tác giữa nam châm - nam châm; nam châm – dòng điện; dòng điện – dòng điện có cùng bản chất và được gọi là tương tác từ
Tương tác từ chỉ xảy ra giữa các hạt mang điện chuyển động và không liên quan đến điện trường của các điện tích
TỪ TRƯỜNG
Định nghiã: Từ trường là một dạng vật chất tồn tại xung quanh điện tích hay một dòng điện ( nói chính xác hơn là xung quanh các hạt mang điện chuyển động)
Đặc trưng cơ bản của từ trường: tác dụng lực từ lên nam châm hay một dòng điện khác đặt trong nó
Quy ước : Hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam - Bắc của kim nam châm cân bằng tại điểm đó
Nguồn gốc của từ trường: Hạt mang điện chuyển động
Chú ý:
Điện tích đứng yên là nguồn gốc của điện trường tĩnh
Điện tích chuyển động vừa là nguồn gốc của điện trường vừa là nguồn gốc của từ trường
Vectơ cảm ứng từ : Đặc trưng của từ trường là cảm ứng từ ký hiệu là B đơn vị của cảm ứng từ là T ( Tesla)
Định nghĩa : Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường là đại lượng đặc trưng cho sự mạnh yếu của từ trường và được đo bằng thương số giữa lực từ F tác dụng lên một dây dẫn mang dòng điện đặt vuông góc với đường cảm ứng từ tại điểm đó và tích cường độ dòng điện I và chiều dài l đoạn dây dẫn đó
Vecto cảm ứng từ có:
Điểm đặt: tại điểm đang xét
Phương: tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm ta xét
Chiều: trùng với chiều của từ trường tại điểm đó (vào cực nam ra cực bắc của nam châm thử
Độ lớn:
Đường sức từ :
Đ/N : đường sức từ là những đường vẽ trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của của từ trường tại điểm đó.
Tính chất :
Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ
Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở 2 đầu
Chiều của đường sức từ tuân theo những quy tắc xác định ( quy tắc nắm tay phải , quy tắc đinh ốc)
Quy ước : Vẽ các đường cảm ứng từ sao cho chỗ nào từ trường mạnh thì các đường sức dày và chỗ nào từ trường yếu thì các đường sức từ thưa .
Từ trường đều: là từ trường mà đặc tính của nó giống nhau tịa mọi điểm; các đường sức từ là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều.
TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
Từ trường của dòng điện thẳng dài:
Đường sức từ
Hình dạng: Đường sức từ là những đường tròn nằm trong mặt phẳng vuông góc với dòng điện và có tâm nằm trên dòng điện
Chiều : xác định bởi quy tắc nắm tay phải
Quy tắc nắm bàn tay phải : Dùng bàn tay phải nắm lấy dây dẫn sao cho ngón cái chỉ theo chiều dòng điện , khi đó các ngón kia khum lại cho ta chiều của đường sức từ (chiều của từ trường )
I
Dòng điện thẳng có chiều hướng về phía sau
Dòng điện thẳng có chiều hướng về phía trước
Vecto cảm ứng từ :
Điểm đặt : tại điểm đang xét
Phương : tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm ta xét
Chiều : theo quy tắc bàn tay phải
Độ lớn : Trong môi trường có độ từ thẩm µ thì :
Trong đó:
I : Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn (A)
r : Khoảng cách từ điểm khảo sát đến dòng điện (m)
B : Cảm ứng từ (T: Tesla)
Từ trường của dòng điện tròn:
Đường sức từ
Hình dạng: Các đường sức từ là những đường cong xuyên qua lòng khung dây, nằm trong mặt phẳng chứa tâm O của khung dây và vuông góc với mặt phẳng khung dây. Càng gần tâm O của khung độ cong các đường sức từ càng giảm. Đường sức từ qua tâm O của khung là đường thẳng
Chiều của các đường sức từ trong dòng điện tròn:
Được xác định theo quy tắc bàn tay phải: “Dùng bàn tay phải ôm lấy khung dây, chiều cong của các ngón tay theo chiều dòng điện. Khi đó ngón cái choãi ra 900 chỉ chiều của đường sức từ ”
Hoặc có chiều đi vào mặt Nam và đi ra mặt Bắc của dòng điện tròn ấy
Quy ước:
Mặt Nam của dòng điện tròn là mặt khi nhìn vào dòng điện ta thấy dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ
Mặt Bắc của dòng điện tròn là mặt khi nhìn vào dòng điện ta thấy dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ
Vecto cảm ứng từ :
Điểm đặt : tại điểm đang xét
Phương : tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm ta xét
Chiều : theo quy tắc bàn tay phải
Độ lớn :
Nếu khung có N vòng dây giống nhau thì:
Trong đó:
I : Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn (A)
R : Khoảng cách từ điểm khảo sát đến dòng điện (m)
B : Cảm ứng từ (T: Tesla)
Từ trường của dòng điện trong ống dây:
Đường sức từ
Hình dạng: Bên trong ống dây đường sức từ là những đường thẳng song song, cách đều nhau (nếu chiều dài l >> đường kính d của ống dây thì từ trường trong ống dây là từ trường đều)
Chiều: xác định theo quy tắc bàn tay phải
“Dùng bàn tay phải ôm lấy khung dây, chiều cong của các ngón tay theo chiều dòng điện. Khi đó ngón cái choãi ra 900 chỉ chiều của đường sức từ ”
Vecto cảm ứng từ :
Phương : song song với trục ống dây.
Chiều : theo quy tắc bàn tay phải
Độ lớn :
Trong đó:
I : Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn (A)
: số vòng dây trên mỗi mét chiều dài
N : số vòng dây
l :Chiều dài ống dây (m)
LỰC TỪ:
Lực từ: lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều có:
Điểm đặt: tại trung điểm của dòng điện
Phương: ^ với dòng điện I và ^ với đường sức từ tức ^ với mp
Chiều : được xác định theo quy tắc bàn tay trái
Quy tắc bàn tay trái: Để bàn tay trái mở rộng sao cho từ trường hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay là chiều dòng điện, khi đó ngón cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực từ
Cường độ dòng điện (A)
Cảm ứng từ (T)
Chiều dài dây dẫn (m)
Góc hợp bởi và
Lực từ tác dụng lên đoạn dây (N)
Độ lớn:
Trong đó
Nhận xét:
Nếu hoặc à F = 0 à dây dẫn // hoặc º với cảm ứng từ thì không chịu tác dụng của lực từ
Nếu à
Lực Lorentz (Lo-ren-xơ): lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động
Khi một điện tích chuyển động trong từ trường, nó sẽ chịu tác dụng của lực từ gọi là lực Lorentz
Lực Lorentz có:
Điểm đặt : trên điện tích
Phương : ^ mp ()
Chiều : Xác định theo quy tắc bàn tay trái
Quy tắc bàn tay trái: đặt bàn tay trái duỗi thẳng để cho các đường cảm ứng từ xuyên vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay trùng với chiều của vecto vận tốc của điện tích, khi đó ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực Lorentz nếu hạt mang điện dương và chiều ngược lại nếu hạt mang điện âm
Độ lớn :
q : điện tích của hạt (C)
v : vận tốc của hạt (m/s)
B : cảm ứng từ (T)
fL : lực Lorentz (N)
Bài tập :
Dạng I: XÁC ĐỊNH VECTO CẢM ỨNG TỪ TẠI MỘT ĐIỂM DO DÒNG ĐIỆN GÂY RA
Phương pháp :
Trường hợp chỉ có một dòng điện:
Xác định điểm đặt, phương chiều, độ lớn của vEcto cảm ứng tại điểm khảo sát
Trường hợp có nhiều dòng điện:
Xác định điểm đặt, phương chiều, độ lớn của các vEcto cảm ứng từ thành phần ...
Vecto cảm ứng từ tại điểm khảo sát là :
(nguyên lý chồng chất từ trường)
TỰ LUẬN
Biết chiều dòng điện chạy trong dây dẫn có chiều như hình vẽ. Xác định vEcto cảm ứng từ
M
N
I
N
M
I
I1
·
I2
Å
M
M
I
Å
O
O
I
O
a) b) c) d)
I
e) f) g) h)
Biết chiều vecto cảm ứng từ như hình vẽ. Xác định chiều dòng điện
Å
b)
I
Å
I
a)
I
· hay Ä ?
c)
?
O
e)
O
f)
I
Å
d)
Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện cường độ I = 0.5A đặt trong không khí
Tính cảm ứng từ tại M cách dây 4cm
Cảm ứng từ tại N có độ lớn 10-6T. Xác định khoảng cách từ dây dẫn tới N
Dòng điện I = 1 (A) chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 (cm) có độ lớn bằng bao nhiêu? ĐS: 2.10-6(T)
Một dòng điện có cường độ I = 5 (A) chạy trong một dây dẫn thẳng, dài. Cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại điểm M có độ lớn B = 4.10-5 (T). Điểm M cách dây một khoảng bao nhiêu?
ĐS: 2,5 (cm)
Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng, dài. Tại điểm A cách dây 10 (cm) cảm ứng từ do dòng điện gây ra có độ lớn 2.10-5 (T). Tính cường độ dòng điện chạy trên dây. ĐS: 10 (A)
Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ 5 (A) cảm ứng từ đo được là 31,4.10-6(T). Tính đường kính của dòng điện đó. ĐS: 20 (cm)
Một khung dây tròn bán kính R = 30cm gồm 10 vòng dây giống nhau, cường độ dòng điện qua mỗi vòng dây là 0,3A. Xác định cảm ứng từ tại tâm khung dây
Một ống dây dài 50 (cm), cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 2 (A). cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 25.10-4 (T). Tính số vòng dây của ống dây. ĐS: 497
Một dây dẫn tròn bán kính R = 5cm, dòng điện chạy trong dây dẫn có cường độ 5A. xác định cảm ứng từ tại tâm O của dây dẫn ĐS: 6,28.10-5 T
Hai dây dẫn dài song song với nhau, nằm cố định trong cùng một mặt phẳng, cách nhau d = 16cm. dòng điện trong 2 dây I1 = I2 = 10A. Tính cảm ứng từ tại những điểm nằm trong mặt phẳng trên và cách đều hai dây dẫn trong 2 trường hợp:
a. Dòng điện trong 2 dây cùng chiều
b. Dòng điện trong 2 dây ngược chiều
Hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn đặt cách nhau d = 8cm trong không khí. Dòng điện trong hai dây là I1 = 10A, I2 = 20A và ngược chiều nhau. Tìm cảm ứng từ tại:
a. Tại M cách mỗi dây 4cm
b. Tại N cách dây I1 8cm, cách I2 16cm
Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn, đặt song song trong không khí cách nhau một khoảng d = 10cm, có dòng điện cùng chiều I1 = I2 = I = 2,4A đi qua. Tính cảm ứng từ tại:
M cách I1 và I2 một khoảng R=5cm.
N cách I1 :R1=20cm, cách I2: R2=10cm.
P cách I1 :R1=8cm, cách I2: R2=6cm.
Hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau 10 (cm) trong không khí, dòng điện chạy trong hai dây có cùng cường độ 5 (A) ngược chiều nhau. Tính cảm ứng từ tại điểm M cách đều hai dòng điện một khoảng 10 (cm) ĐS: 1.10-5 (T)
Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau cách nhau 40 (cm). Trong hai dây có hai dòng điện cùng cường độ I1 = I2 = 100 (A), cùng chiều chạy qua. Cảm ứng từ do hệ hai dòng điện gây ra tại điểm M nằm trong mặt phẳng hai dây, cách dòng I1 10 (cm), cách dòng I2 30 (cm) có độ lớn là bao nhiêu? ĐS: 24.10-5 (T)
Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt song song trong không khí cách nhau d = 6cm, có các dòng điện ngược chiều I1= 1A, I2= 2A. Định vị trí những điểm có cảm ứng từ bằng 0.
Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt song song trong không khí cách nhau 6cm có các dòng điện I1 = 1A, I2 = 4A đi qua. Xác định những điểm có cảm ứng từ gây bởi hai dòng điện bằng không? Xét trong hai trường hợp:
I1, I2 cùng chiều b. I1, I2 ngược chiều
Dạng II: XÁC ĐỊNH LỰC TỪ TÁC DỤNG LÊN DÒNG ĐIỆN
Phương pháp :
Lực từ tác dụng lên một đoạn dây điện thẳng có:
Điểm đặt : trung điểm của đoạn dây
Phương : ^ mp
Chiều : Theo quy tắc bàn tay trái
Độ lớn : độ lớn
Nếu hoặcà F = 0: dây dẫn // hoặc trùng với cảm ứng từ thì không chịu tác dụng của lực từ
Nếu à
Một đoạn dây dẫn dài 5 (cm) đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75 (A). Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-2 (N). Tính độ lớn Cảm ứng từ của từ trường ĐS: B. 0,8 (T).
Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 6 (cm) có dòng điện I = 5 (A) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 (T). Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10-2(N). Tính góc hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ. ĐS:300
Một đoạn dây dẫn MN đặt trong từ trường đều có cảm ứng lừ bằng 0,5T. Biết MN = 6 cm, cường độ dòng điện qua MN bằng 5A, lực từ tác dụng lên đoạn dây là 0,075 N. Góc hợp bởi MN và vectơ cảm ứng từ là bao nhiêu ? ĐS : a = 300
I
B
α
.
I
B
Tính lực từ tác lên một đoạn dây dẫn thẳng, dài 10cm mang dòng điện 5A đặt trong từ trường đều cảm ứng từ b = 0,08T. Đoạn dây dẫn vuông góc với véc tơ cảm ứng từ . ĐS: 0,04N
Xác định vectơ lực từ (phương, chiều, độ lớn) trong các trường hợp sau
a. B = 0,02T, α = 450, I = 5A, l = 5cm
b. B = 0,05T, I = 4A, l = 10cm, α = 900
Một dậy dẫn thẳng dài mang dòng điện 20A, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10-3T. Đặt vuông góc với vectơ cảm ứng từ và chịu lực từ là 10-3N. Chiều dài đoạn dây dẫn là bao nhiêu? ĐS: 1cm
Một đoạn dây dẫn dài l = 0,2m đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với vectơ cảm ứng từ một ước a = 300. Biết dòng điện chạy qua dây là 10A, cảm ứng từ B= 2.10-4 T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn là bao nhiêu? ĐS: 2.10-4 N
Một đoạn dây dẫn dài l = 0,8m đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với vectơ cảm ứng từ một góc a = 60. Biết dòng điện I = 20A và dây dẫn chịu một lực từ là F = 2.10-2 N. Độ lớn của cảm ứng từ là bao nhiêu? ĐS: l,4.10-3T
Dạng III: XÁC ĐỊNH LỰC TỪ TÁC DỤNG LÊN ĐIỆN TÍCH CHUYỂN ĐỘNG - LỰC LORENZT (LO-REN-XƠ)
Phương pháp :
Lực Lo-ren-xơ có:
Điểm đặt : trên điện tích
Phương : ^ mp
Chiều : Theo quy tắc bàn tay trái
Độ lớn : độ lớn
q : điện tích của hạt (C)
v : vận tốc của hạt (m/s)
B : cảm ứng từ (T)
: lực lo-ren-xơ (N)
Nếu chỉ có lực Lorenzt tác dụng lên hạt và thì hạt chuyển động tròn đều. Khi vật chuyển động tròn đều thì lực Lorenzt đóng vai trò là lực hướng tâm.
Bán kính quỹ đạo :
Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B=0,2(T) với vận tốc ban đầu v0 = 2.105 (m/s) vuông góc với . Tiinhs lực Lorenxơ tác dụng vào electron. ĐS: 6,4.10-15 (N)
Một hạt proton chuyển động với vận tốc 2.106 (m/s) vào vùng không gian có từ trường đều B = 0,02 (T) theo hướng hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 300. Biết điện tích của hạt proton là 1,6.10-19 (C). Tính lực Lorenxơ tác dụng lên proton. ĐS: 3,2.10-15 (N)
Một hạt mang điện tích q = 3,2.10-19C bay vào từ trường đều, cảm ứng từ B = 0,5T. Lúc lọt vào trong từ trường vận tốc hạt là v = 106m/s và vuông góc với . Tính lực Lorenxo tác dụng lên hạt đó. ĐS: 1,6.10-13N
Một electron bay vào trong từ trường đều, cảm ứng từ B = 1,2T. Lúc lọt vào từ trường, vận tốc của hạt là v0 = 107m/s và vecto làm thành với một góc = 300. Tính lực Lorenxo tác dụng lên electron đó. ĐS: 0,96.10-12N
Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 10-4 (T) với vận tốc ban đầu v0 = 3,2.106 (m/s) vuông góc với , khối lượng của electron là 9,1.10-31(kg). Tính bán kính quỹ đạo của electron trong từ trường. ĐS: 18,2 (cm)
Một hạt tích điện chuyển động trong từ trường đều, mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc với đường sức từ. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v1 = 1,8.106 (m/s) thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có giá trị f1 = 2.10-6 (N), nếu hạt chuyển động với vận tốc v2 = 4,5.107 (m/s) thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có giá trị là bao nhiêu? ĐS: f2 = 5.10-5 (N)
Một hạt có điện tích q = 3,2.10-19C bay vào vùng có từ trường đều với , với v =2.106m/s, từ trường B = 0,2T. Lực lorenxơ tác dụng vào hạt điện có độ lớn ? ĐS : 1,28.10-13N
Một e bay vuông góc với các đường sức của một từ trường đều có độ lớn 5.10-2T thì chịu một lực lorenxơ có độ lớn 1,6.10-14N. Vận tốc của e khi bay vào là bao nhiêu ? ĐS : 2.106 m/s
Một hạt mang điện tích q = 4.10-10C chuyển động với vận tốc v = 2.105 m/s trong từ trường đều. Mặt phẳng quĩ đạo của hạt vuông góc với vectơ cảm ứng từ . Lực Lorentz tác dụng lên hạt đó có giá trị 4.10-5N. Tính cảm ứng từ B của từ trường. ĐS : 0,5T
Một hạt khối lượng m, mang điện tích e, bay vào trong từ trường với vận tốc v. Phương của vận tốc vuông góc với đường cảm ứng từ. Thí nghiệm cho biết khi đó quỹ đạo của đường tròn và mặt phẳng quỹ đạo vuông góc với đường cảm ứng từ. Cho B = 0,4T ; m = 1,67.10-27kg ; q = 1,6.10-19 C ; v = 2.106 m/s. Tính bán kính của đường tròn quỹ đạo ? ĐS : 5,2cm.
B. TRẮC NGHIỆM
TỪ TRƯỜNG
Hai điểm M và N gần một dòng điện thẳng dài. Khoảng cách từ M đến dòng điện lớn gấp hai lần khoảng cách từ N đến dòng điện. Thì độ lớn của cảm ứng từ tại M và N là BM và BN:
A. BM = 2BN B. BM = 4BN C. . D.
Dòng điện I = 1 (A) chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 (cm) có độ lớn là:
A. 2.10-8(T) B. 4.10-6(T) C. 2.10-6(T). D. 4.10-7(T)
Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ 5 (A) cảm ứng từ đo được là 31,4.10-6(T). Đường kính của dòng điện đó là:
A. 10 (cm) B. 20 (cm). C. 22 (cm) D. 26 (cm)
Một dòng điện có cường độ I = 5 (A) chạy trong một dây dẫn thẳng, dài. Cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại điểm M có độ lớn B = 4.10-5 (T). Điểm M cách dây một khoảng
A. 25 (cm) B. 10 (cm) C. 5 (cm) D. 2,5 (cm).
Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng, dài. Tại điểm A cách dây 10 (cm) cảm ứng từ do dòng điện gây ra có độ lớn 2.10-5 (T). Cường độ dòng điện chạy trên dây là:
A. 10 (A). B. 20 (A) C. 30 (A) D. 50 (A)
Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 (cm) trong không khí, dòng điện chạy trên dây 1 là I1 = 5 (A), dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1 (A) ngược chiều với I1. Điểm M nằm trong mặt phẳng của hai dây và cách đều hai dây. Cảm ứng từ tại M có độ lớn là:
A. 5,0.10-6 (T) B. 7,5.10-6 (T). C. 5,0.10-7 (T) D. 7,5.10-7 (T)
Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 (cm) trong không khí, dòng điện chạy trên dây 1 là I1 = 5 (A), dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1 (A) ngược chiều với I1. Điểm M nằm trong mặt phẳng của 2 dòng điện ngoài khoảng hai dòng điện và cách dòng điện I1 8 (cm). Cảm ứng từ tại M có độ lớn là:
A. 1,0.10-5 (T) B. 1,1.10-5 (T) C. 1,2.10-5 (T). D. 1,3.10-5 (T)
Một ống dây dài 50 (cm), cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 2 (A). cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 25.10-4 (T). Số vòng dây của ống dây là:
A. 250 B. 320 C. 418 D. 497.
Một sợi dây đồng có đường kính 0,8 (mm), lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng. Dùng sợi dây này để quấn một ống dây có dài l = 40 (cm). Số vòng dây trên mỗi mét chiều dài của ống dây là:
A. 936 B. 1125 C. 1250 D. 1379
Một khung dây tròn bán kính 10cm, đặt trong không khí, trên đó quấn 100 vòng dây mảnh. Cường độ dòng điện qua mỗi vòng dây là 1A. Cảm ứng từ tại tâm khung dây là:
A) 6,28.10 – 4 T B) 500 T C) 5 T D) 2.10 – 4 T
Hai dây dây thẳng dài vô hạn đặt cách nhau một khoảng d = 10cm trong không khí, có dòng điện I1 = I2 = 10 A cùng chiều chạy qua. Tính cảm ứng từ tại điểm M cách hai dây 8cm và 6cm.
A) 31,4.10 – 5 T B) 13,2.10 – 5 T C) 4,2.10 – 5 T D) 2,5.10 – 5 T
TÌM
Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện thường được xác định bằng quy tắc :
A. Vặn đinh ốc 1. B. Vặn đinh ốc 2. C. Bàn tay trái. D. Bàn tay phải.
Phát biểu nào sau đây không đúng: Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương
A. Vuông góc với dòng điện.
B. Vuông góc với đường cảm ứng từ.
C. Vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng từ.
D. Tiếp tuyến với các đường cảm ứng từ
XÁC ĐỊNH LỰC LORENZT
§é lín cña lùc Lorex¬ ®îc tÝnh theo c«ng thøc
A. B. C. D.
Lực Lorenxơ là:
A. lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường.
B. lực từ tác dụng lên dòng điện
C. lực từ tác dụng lên hạt mang điện đặt đứng yên trong từ trường
D. lực từ do dòng điện này tác dụng lên dòng điện kia
Khi độ lớn của cảm ứng từ và độ lớn của vận tốc của điện tích cùng tăng lên 2 lần thì độ lớn lực Lo-ren-xơ
A. tăng 4 lần. B. không đổi. C. tăng 2 lần. D. giảm 2 lần.
Một điện tích có độ lớn 10 µC bay với vận tốc 105 m/s vuông góc với các đường sức một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ bằng 1 T. Độ lớn lực lực Loren-xơ tác dụng lên điện tích là
A. 1 N. B. 104 N. C. 0,1 N. D. 0 N
Một electron bay vuông góc với các đường sức một từ trường đều độ lớn 100 mT thì chịu một lực Lo-ren-xơ có độ lớn 1,6.10-12 N. Vận tốc của electron là
A. 103 m/s. C. 1,6.106 m/s. B. 108 m/s. D. 1,6.107 m/s.
Một điện tích 10-6 C bay với vận tốc 104 m/s xiên góc 300 so với các đường sức từ vào một từ trường đều có độ lớn 0,5 T. Độ lớn lực Lo-ren-xơ tác dụng lên điện tích là
A. 25 µN. B. 35,35mN. C. 25 N. D. 2,5 N.
Một điện tích bay vào một từ trường đều với vận tốc 2.105 m/s thì chịu một lực Lo-ren-xơ có độ lớn là 10 mN. Nếu điện tích đó giữ nguyên hướng và bay với vận tốc 5. 105 m/s vào thì độ lớn lực Lo-ren-xơ tác dụng lên điện tích là
A. 25 mN. B. 4 mN. C. 5 mN. D. 10 mN
Hai điện tích ql = 10µC và điện tích q2 bay cùng hướng, cùng vận tốc vào một từ trường đều. Lực Lo-ren-xơ tác dụng lần lượt lên ql và q2 là 2.10-8 N và 5.10-8 N. Độ lớn của điện tích q2 là
A. 25µC . B. 2,5 µC. C. 4µC. D. 10 µC
Một điện tích 1 mC có khôi lượng 10 mg bay với vận tốc 1200 m/s vuông góc với các đường sức từ vào một từ trường đều có độ lớn 1,2 T, bỏ qua trọng lực tác dụng lên điện tích. Bán kính quỹ đạo của nó là
A. 0,5 m. B. 1 m. C. 10 m. D. 0,1 mm
ÔN TẬP CHƯƠNG
Phát biểu nào sau đây là không đúng? Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì:
A. có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song cạnh nó
B. có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó
C. có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó
D. có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó.
Tính chất cơ bản của từ trường là:
A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.
B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó
C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó
D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh
Từ phổ là:
A. hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.
B. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau
C. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm
D. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ
B. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng.
C. Đường sức mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ
D. Các đường sức từ là những đường cong kín
Phát biểu nào sau đây là không đúng? Từ trường đều là từ trường có
A. các đường sức song song và cách đều nhau B. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau
C. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau. D. các đặc điểm bao gồm cả phương án A và B
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ
B. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra tác dụng từ
C. Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường.
D. Đi qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các đường mạt sắt của từ phổ chính là các đường sức từ
B. Các đường sức từ của từ trường đều có thể là những đường cong cách đều nhau
C. Các đường sức từ luôn là những đường cong kín.
D. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo chuyển động của hạt chính là một đường sức từ
Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với
A. các điện tích chuyển động B. nam châm đứng yên
C. các điện tích đứng yên. D. nam châm chuyển động
2. Phương và chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện
Phát biểu nào sau đây là đúng? Một dòng điện đặt trong từ trường vuông góc với đường sức từ, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện sẽ không thay đổi khi
A. đổi chiều dòng điện ngược lại C. đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ.
B. đổi chiều cảm ứng từ ngược lại D. quay dòng điện một góc 900 xung quanh đường sức từ
Một đoạn dây dẫn có dòng điện I nằm ngang đặt trong từ trường có các đường sức từ thẳng đứng từ trên xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều
A. thẳng đứng hướng từ trên xuống C. nằm ngang hướng từ trái sang phải
B. thẳng đứng hướng từ dưới lên D. nằm ngang hướng từ phải sang trái.
Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, thường được xác định bằng quy tắc:
A. vặn đinh ốc 1 B. vặn đinh ốc 2 C. bàn tay trái. D. bàn tay phải
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với dòng điện
B. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với đường cảm ứng từ
C. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng từ
D. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương tiếp thuyến với các đường cảm ứng từ.
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều dòng điện
B. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều đường cảm ứng từ
C. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi tăng cường độ dòng điện.
D. Lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi chiều khi đồng thời đổi chiều dòng điện và đường cảm ứng từ
3. Cảm ứng từ. Định luật Ampe
Phát biểu nào dưới đây là Đúng? Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ.
A. Lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện. C. Lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện
B. Lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện D. Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện
Một đoạn dây dẫn dài 5 (cm) đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75 (A). Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-2 (N). Cảm ứng từ của từ trường đó có độ lớn là:
A. 0,4 (T) B. 0,8 (T). C. 1,0 (T) D. 1,2 (T)
Phát biểu nào sau đây là không đúng? Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì
A. lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây
B. lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây.
C. lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ
D. lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây
I
Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 6 (cm) có dòng điện I = 5 (A) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 (T). Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10-2(N). Góc ỏ hợp bởi dây MN và đường cảm
File đính kèm:
- ly thuyet bai tap ca nam.doc