Ma trận đề kiểm tra học kì II môn: Vật lí lớp 7

I. MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA:

1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết 19 đến tiết 34 ( trừ tiết 27) theo phân phối chương trình và hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Vật lí cấp THCS áp dụng từ năm học 2011 - 2012.

2. Mục đích:

- Học sinh: Đánh giá việc nhận thức kiến thức về phần điện học.

 Đánh giá kỹ năng trình bày bài tập vật lý.

 

doc5 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 2664 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận đề kiểm tra học kì II môn: Vật lí lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: VẬT LÍ LỚP 7 I. MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA: 1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết 19 đến tiết 34 ( trừ tiết 27) theo phân phối chương trình và hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Vật lí cấp THCS áp dụng từ năm học 2011 - 2012. 2. Mục đích: - Học sinh: Đánh giá việc nhận thức kiến thức về phần điện học. Đánh giá kỹ năng trình bày bài tập vật lý. - GV: Biết được nhận thức của học sinh từ đó điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận 100% III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: 1. TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PPCT. Nội dung Tổng số tiết Lý thuyết Tỉ lệ Trọng số bài kiểm tra LT VD LT VD 1. Điện học 15 11 7,7 7,3 51,3 48,7 Tổng 15 11 7,7 7,3 51,3 48,7 2. TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ. Cấp độ Nội dung (chủ đề) Trọng số Số lượng câu Điểm số T.số TL Cấp độ 1,2 (Lý thuyết) Điện học 51,3 3,1 ≈ 4 4 (6đ; 25’) 6đ Cấp độ 3,4 (Vận dụng) Điện học 48,7 2,9 ≈ 2 2 (4đ; 20’) 4đ Tổng 100 6 6 (10đ- 45’) 10đ 3. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TL TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TL TL Điện học (15 tiết) 1- Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện. 2- Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay,... 3- Nêu được dòng điện là dòng các hạt điện tích dịch chuyển có hướng. 4- Nêu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể tên các nguồn điện thông dụng là pin, acquy. 5- Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện 6- Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua và vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua. 7- Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng. 8- Nêu được quy ước về chiều dòng điện. 9- Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn; 10- Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là gì. 11- Nêu được giữa hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế. 12- Nêu được: khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy (còn mới) có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện này. 13- Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế. 14- Nêu được khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn. 15- Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó. 16- Nêu được giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người. 17- Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. 18 - Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì. 19 - Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các êlectron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa về điện. 20 - Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng. 21 - Nêu được dòng điện có tác dụng nhiệt và biểu hiện của tác dụng này. 22- Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng nhiệt của dòng điện. 23 - Nêu được tác dụng quang của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này. 24- Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng quang của dòng điện. 25 - Nêu được tác dụng từ của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này. 26- Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng từ của dòng điện. 27 - Nêu được tác dụng hóa học của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này. 28- Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng hóa học của dòng điện 29- Nêu được biểu hiện tác dụng sinh lí của dòng điện. 30- Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng sinh lí của dòng điện. 31 - Nêu mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện, các hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp. 32- Nêu mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện, các hiệu điện thế trong đoạn mạch song song. 33 - Vận dụng giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát 34 - Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối.2 35- Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước. Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho. 36- Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện. Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện 37 - Nêu và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. 38- Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện 39 - Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy trong một mạch điện hở 40 - Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín. 41 - Mắc được mạch điện gồm hai bóng đèn nối tiếp và vẽ được sơ đồ tương ứng. 42- Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện, các hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp. 43- Mắc được mạch điện gồm hai bóng đèn song song và vẽ được sơ đồ tương ứng. 44 - Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện, các hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song. 45. Nêu và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. Số câu hỏi 1 3 2 6 Số điểm 2đ 4đ 4đ 10đ TS câu hỏi 1 3 2 6 TS điểm 2đ 4đ 4đ 10,0 đ

File đính kèm:

  • docKIỂM TRA HỌC KÌ II (TIẾT 35).doc
Giáo án liên quan