1. Sự truyền thẳng ánh sáng
1. Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
2. Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.
3. Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
4. Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2668 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận kiểm tra học kì 1 lớp 7 môn Vật lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA.
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Sự truyền thẳng ánh sáng
1. Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
2. Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.
3. Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
4. Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì.
5. Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.
6.Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực,...
Số câu hỏi
C1:1; C4:1
C3:1
3 câu
Số điểm
1.0
1.0
2.0 đ
2. Phản xạ ánh sáng
7. Chỉ ra được trên hình vẽ hoặc trong thí nghiệm đâu là điểm tới, tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ.
8. Biết các đặc điểm chung của ảnh tạo bởi gương phẳng.
- Ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.
- Độ lớn ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
9. Định luật phản xạ ánh sáng:
+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.
+ Góc phản xạ bằng góc tới. (Hình vẽ)
S
R
N
I
10. Lấy được ít nhất 02 ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng.
11. Giải được các bài tập: Biết tia tới vẽ tia phản xạ và ngược lại bằng cách:
+ Dựng pháp tuyến tại điểm tới.
+ Dựng góc phản xạ bằng góc tới hoặc ngược lại dựng góc tới bằng góc phản xạ.
12. Vẽ được ảnh của điểm sáng qua gương bằng hai cách:
+ Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng.
+ Vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
13. Dựng được ảnh của những vật sáng có hình dạng đơn giản như đoạn thẳng hoặc mũi tên.
Số câu hỏi
C9:1
CII:1
2 câu
Số điểm
0.5
2.0
2.5 đ
3. Gương cầu
14. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo và nhỏ hơn vật.
15. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của g/ phẳng có cùng kích cỡ.
16. Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương ta thấy một ảnh ảo lớn hơn vật.
17. - Tác dụng của gương cầu lõm:
+ Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm.
+ Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
18. - Ứng dụng của gương cầu lõm:
ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi chùm tia tới phân kì thành một chùm tia phản xạ song song
19. Nêu được ứng dụng của gương cầu lồi trong đời sống.
Số câu hỏi
C16:1
C17:1
C19:1
3 câu
Số điểm
0.5
2.0
0.5
3.0 đ
4. Nguồn âm.
20/.- Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
- Những nguồn âm thường gặp là cột khí trong ống sáo, mặt trống, sợi dây đàn, loa,… khi chúng dao động.
21/.Khi phát ra âm, các vật đều dao động.
22/. Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc, kí hiệu là Hz.
23/ Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó.
24/ Đơn vị đo độ to của âm là: đêxiben, kí hiệu là dB.
25/ Âm truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí và không truyền được trong chân không.
26/ Trong các môi trường khác nhau, âm truyền với vận tốc khác nhau.
27/ Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
28/ Vật dao động càng nhanh thì tần số dao động của vật càng lớn và ngược lại vật dao động càng chậm thì tần số dao động của vật càng nhỏ.
29/ Tần số dao động của vật lớn thì âm phát ra cao, gọi là âm cao hay âm bổng. Ngược lại, tần số dao động của vật nhỏ, thì âm phát ra thấp gọi là âm thấp hay âm trầm.
30/ Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động của nguồn âm. Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn thì âm phát ra càng to.
31/ Bộ phận dao động phát ra âm trong trống là mặt trống; kẻng là thân kẻng; ống sáo là cột không khí trong ống sáo.
32/Lấy được một ví dụ về âm trầm, âm bổng là do tần số dao động của vật.
33/ Nêu được một ví dụ về độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động.
Số câu hỏi
C20:1 ; C25:1
C22:1
C30:1
4 câu
Số điểm
1.0
1.0
0.5
2.5 đ
TS câu hỏi
08 câu
02 câu
02 câu
12 câu
TS điểm
6.5 điểm
1.0 điểm
2.5 điểm
10.0 đ
File đính kèm:
- MatranVL7- HKI-2012-2013.doc