Ma trận và đề kiểm tra 1 tiết học kì giáo dục công dân 7

Kiểm tra sự tiếp thu kiến thức của học sinh về 7 nội dung của chủ đề: Quan hệ với bản thân và quan hệ với người khác.

- Đánh giá kiến thức, kĩ năng ở 3 mức độ nhận thức: Biết, hiểu và vận dụng của học sinh nhằm điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả một cách kịp thời.

2. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

- Hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.

 

docx11 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 14374 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ma trận và đề kiểm tra 1 tiết học kì giáo dục công dân 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN + ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ GDCD 7 (Năm học 2012 – 2013) 1. MỤC TIÊU KIỂM TRA: - Kiểm tra sự tiếp thu kiến thức của học sinh về 7 nội dung của chủ đề: Quan hệ với bản thân và quan hệ với người khác. - Đánh giá kiến thức, kĩ năng ở 3 mức độ nhận thức: Biết, hiểu và vận dụng của học sinh nhằm điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả một cách kịp thời. 2. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận. 3. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: - Trên cơ sở phân phối số tiết 7 (100%), Phần chủ đề quan hệ với bản thân 3 tiết (4.5%). Phần chủ đề quan hệ với người khác: 4 tiết (4.5%). Kết hợp với việc xác định chuẩn quan kiến thức kĩ năng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau: Ma trận đề kiểm tra lớp: 7A,B Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1/ Quan hệ với bản thân. - Sống giản dị. - Trung thực. - Tự trọng TSĐ: 4.5 Số câu: 4 Tỉ lệ %: 4.5 Nhận ra biểu hiện của sự giản dị. - Nhận ra hành vi thể hiện tính trung thực. - Biết phân biệt được những việc làm thể hiện tính tự trọng. - Hiểu được thế nào là sống trung thực.Nêu được các hành vi sống trung thực và sống thiếu trung thực. TSĐ: 0,5 Số câu: 2 Tỉ lệ %: 0,5 TSĐ: 1 Số câu: 1 Tỉ lệ %: 10 TSĐ: 3 Số câu: 1 Tỉ lệ %: 30 2/ Quan hệ với người khác. - Yêu thương con người. - Tôn sư trọng đạo. - Đoàn kết, tương trợ. - Nhận ra hành vi thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ. - Nhận ra biểu hiện của tôn sư trong đạo. - Nêu được ý nghĩa của tôn sư trọng đạo và trách nhiệm của người HS trong việc thể hiện tôn sư trọng đạo. - Hiểu được thế nào là yêu thương con người. - Biết đoàn kết, tương trợ với bạn bè. TSĐ:4.5 Số câu: 5 Tỉ lệ %: 4.5 TSĐ: 0,5 Số câu: 2 Tỉ lệ %: 0,5 TSĐ: 2 Số câu: 1 Tỉ lệ %:20 TSĐ: 1 Số câu: 1 Tỉ lệ %: 10 TSĐ: 2 Số câu: 1 Tỉ lệ %: 20 TSĐ : 10 Tổng số câu: 9 Tỉ lệ % : 100 3 5 30 5 3 50 2 1 20 Trường THCS Nguyễn Huệ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - Tiết 09 - Tuần 09 Họ tên:............................Lớp7.... Môn: GDCD 7 - ĐỀ A: LỚP 7A,B Điểm Lời phê của GVBM I.Phần trắc nghiệm: (3.0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý đúngnhất: (1.0điểm) Câu 1: Hành vi nào sau đây biểu hiện tính trung thực: A. Chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra. B. Dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. C. Nhặt được của rơi để lại sử dụng cho bản thân. C. Bao che khi bạn mắc lỗi. Câu 2: Tôn sư trọng đạo là coi trọng và làm theo: A. Những đạo lý mà thầy, cô giáo dạy bảo B. Tầt cả mọi điều thầy, cô giáo nói. C. Những gì thầy, cô giáo đề ra. D. Điều kiện thầy, cô giáo đặt ra. Câu 3: Biểu hiện của lối sống giản dị là: A. Sống phải kiểu cách để thành người sang trọng. B. Sống phù hợp với điều kiện của gia đình bạn thân. C. Sống phù hợp với sự phát triển của xã hội. D.Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân. Câu 4: Đoàn kết, tương trợ là: A. Việc nào có lơi cho bản thân thì hợp tác. B. Chỉ cần hợp tác trong lớp để lấy điểm thi đua. C. Giúp đỡ, hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn. D. Tất cả A,B,C là đoàn kết, tương trợ. Câu 5: Hãy điền các cụm từ sau vào chổ trống(....) sao cho phù hợp, để hiểu thế nào là yêu thương con người.( 1.0 điểm) (khó khăn, trở ngại(1):truyền thống quí báu(2); thuận lợi(3); tình thương yêu (4); phẩm chất đạo đức cao đẹp (5);nét dẹp(6)) Con người không thể sống một mình và không thể sống thiếu(a)...................................... ...của mọi người xung quanh. Tình thương yêu, đó là lẽ sống, là sức mạnh giúp con người vượt qua mọi(b)................................... ......................trong cuộc đời. Yêu thương con người là một(c)..............................................................................., là(d)..........................................................................của dân tộc cần được giữ gìn và phát huy. Câu 5: Đánh dấu X vào ô tương ứng thể hiện tính tự trọng của mỗi con người ?(1.0điểm) Biểu hiện Tự trọng Thiếu tự trọng 1/ Luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao không cần ai nhắc nhở. 2/ Nịnh nọt để lấy lòng người khác. 3/ Không bao che bệnh vực cho người làm điều xấu, điều ác. 4/ Bảo vệ danh dự của mình, không chấp nhận sự xúc phạm của người khác. 5/ Khi làm sai điều gì cần phải biết hối hận và sửa chữa khuyết điểm. 6/ Khi có khuyết điểm thì nhận lỗi để mọi người khỏi phê bình. 7/Tự bản thân phải cố gắng vươn lên trong cuộc sống, không chờ vào sự ban ơn của người khác. II. Tự luận (7.0 điểm) Câu 7: (2.0đ) Nêu ý nghĩa và trách nhiệm của học sinh trong việc thể hiện tôn sư trọng đạo. Câu 8: (3.0đ) Thế nào là sống trung thực? Lấy ví dụ về 4 hành vi thể hiện tính trung thực và 4 hành vi thể hiện tính không trung thực trong học tập. Câu 9: (2.0đ) Giả sử trong lớp có một bạn học sinh giỏi có tính kiêu căng, hay coi thường những bạn học yếu hơn mình, em sẽ làm gì? ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM - HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ A: LỚP 7A, B I.Trắc nghiệm: (3.0 đ) Từ câu 1 đến câu 4 mỗi câu chọn đúng đạt 0,25đ, chọn sai không có điểm. Câu 1: B Câu 2: A Câu 3: D Câu 4: C Câu 4: Mỗi cụm từ đúng đạt 0,25đ, điền đúng 4 cụm từ đạt 1.0đ, sai hoặc thiếu không có điểm. a. tình thương yêu b. khó khăn, trở ngại c. phẩm chất đạo đức cao đẹp d. truyền thống quí báu . Câu 5: Đánh dấu X đúng vào biểu hiện của Tự trọng đạt 0.25đ/1 biểu hiện, đánh dấu sai, thiếu không có điểm. + Tự trọng: 1,4,5,7 II. Tự luận (7.0 điểm) Câu 6: (2.0 điểm) * Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo: - Tôn trọng và làm theo lời dạy của thầy cô sẽ giúp ta tiến bộ, trở nên người có ích cho xã hội.(0.25đ) - Giúp các thầy/ cô giáo làm tốt trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của mình là đào tạo nên những lớp người lao động trẻ tuổi đóng góp cho sự tiến bộ xã hội. (0.5đ) - Tôn sư trọng đạo là truyền thống quí báu của dân tộc ta, chúng ta phải gìn giữ và phát huy. (0.25đ) * Trách nhiệm của học sinh trong việc thể hiện tôn sư trong đạo: - Làm tròn bổn phận của người học sinh như chăm chỉ học hành, lễ độ, vâng lời thầy/cô, thực hiện đúng những lời dạy của thầy, cô.(0.5đ) - Quan tâm thăm hỏi, giúp đỡ thầy, cô giáo khi cần thiết. (0.5đ) Câu 7: (3.0điểm) * Trung thực là: - Tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải. (0.25đ) - Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. (0.25đ) - Người trung thực không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không vì lợi ích của mình mà che dấu hoặc làm sai lệch sự thật. (0.5đ) * 4 hành vi thể hiện tính trung thực: - Không bao che những điều sai phạm của bạn trong học tập. (0.25đ) - Nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất, hoặc nộp lại cho thầy tổng phụ trách. (0.25đ) - Dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm với thầy, cô giáo. (0.25đ) - Trong giờ kiểm tra Văn, không làm được bài nhưng Lan không sử dụng tài liệu. (0.25đ) * 4 hành vi thể hiện tính không trung thực: - Biết ngày mai cô Lê sẽ kiểm tra bài, Hiển đã làm bài trước ở nhà. (0.25đ) - Vì ham chơi điện tử, Nam đã viết giấy phép xin nghĩ học vì bị ốm. (0.25đ) - Trong giờ kiểm tra, Ninh và Lai đã hợp tác với nhau để sử dụng tài liệu. (0.25đ) - Một số bạn đã lấy đồ của mình nộp cho nhà trường để được tuyên dương người tốt việc tốt. (0.25đ) HS có quyền lấy các ví dụ khác, đúng vẫn đạt điểm, sai không có điểm. Câu 8: (2.0điểm) *Yêu cầu HS phải nêu được các ý sau: - Góp ý với bạn đó: + Không nên kiêu căng , xa lánh bạn bè. 0.5đ + Không nên phân biệt đối xử, phải tôn trọng và đoàn kết với tất cả các bạn trong lớp. 0.5đ + Nên giúp đỡ các bạn học kém hơn mình trong học tập, làm như vậy là góp phần vào sự tiến bộ của tập thể và sẽ được các bạn quí mến. 0.5đ - Giúp bạn đó hòa nhập với các bạn trong lớp. 0.5đ Ngày ra đề 09/10/2012 Duyệt của tổ chuyên môn Duyệt của chuyên môn nhà trường GVBM Trần Thị Kim Mươi Mai Thị Vân Anh Trường THCS Nguyễn Huệ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - Tiết 09 - Tuần 09 Họ tên:............................Lớp7.... Môn: GDCD 7 - ĐỀ B: LỚP 7A,B Điểm Lời phê của GVBM I.Phần trắc nghiệm: (3.0 điểm) Câu 1: Hãy điền các cụm từ sau vào chổ trống(....) sao cho phù hợp, để hiểu thế nào là yêu thương con người.( 1.0 điểm) (nét đẹp (1): tình thương yêu (2); phẩm chất đạo đức cao đẹp (3); truyền thống quí báu (4); thuận lợi (5); khó khăn, trở ngại (6)) Con người không thể sống một mình và không thể sống thiếu(a)...................................... ...của mọi người xung quanh. Tình thương yêu, đó là lẽ sống, là sức mạnh giúp con người vượt qua mọi(b)................................... ......................trong cuộc đời. Yêu thương con người là một(c)..............................................................................., là(d)..........................................................................của dân tộc cần được giữ gìn và phát huy. Câu 2: Đánh dấu X vào ô tương ứng thể hiện tính thiếu tự trọng của mỗi con người ?(1.0điểm) Biểu hiện Thiếu tự trọng Tự trọng 1/ Khi làm sai điều gì cần phải biết hối hận và sửa chữa khuyết điểm. 2/ Tuy bị phê bình, kiểm điểm nhiều lần nhưng Hương vẫn nói chuyện trong giờ học. 3/ Mặc dù, đã sang tận nhà góp ý nhưng trưa nào Long cũng mở nhạc thật to làm cả xóm không được nghĩ trưa. 4/ Không bao che bệnh vực cho người làm điều xấu, điều ác. 5/ Tự bản thân phải cố gắng vươn lên trong cuộc sống, không chờ vào sự ban ơn của người khác. 6/ Nịnh nọt để lấy lòng người khác. 7/ Khi có khuyết điểm thì nhận lỗi để mọi người khỏi phê bình Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý đúng nhất: (1.0điểm) Câu 3: Biểu hiện của lối sống giản dị là: A.Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân. B. Sống phải kiểu cách để thành người sang trọng. C. Sống phù hợp với điều kiện của gia đình bạn thân. D. Sống phù hợp với sự phát triển của xã hội. Câu 4: Đoàn kết, tương trợ là: A. Việc nào có lơi cho bản thân thì hợp tác B. Giúp đỡ, hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn. C. Chỉ cần hợp tác trong lớp để lấy điểm thi đua. D. Tất cả A,B,C không phải là đoàn kết, tương trợ. Câu 5: Hành vi nào sau đây không biểu hiện tính trung thực: A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra. B. Không bao che khi bạn mắc lỗi. . C. Không cần thiết phải nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. D. Nhặt được của rơi trả lại người mất. Câu 6: Tôn sư trọng đạo là coi trọng và làm theo: A. Tầt cả mọi điều thầy, cô giáo nói. B. Những gì thầy, cô giáo đề ra C. Điều kiện thầy, cô giáo đặt ra. . D. Những đạo lý mà thầy, cô giáo dạy bảo II. Tự luận (7.0 điểm) Câu 7: (3.0đ) Thế nào là sống trung thực? Lấy ví dụ về 4 hành vi thể hiện tính không trung thực trong cuộc sống và 4 câu tục ngữ nói về tính trung thực. Câu 8: (2.0đ) Nêu ý nghĩa và trách nhiệm của học sinh trong việc thể hiện tôn sư trọng đạo. Câu 9: (2.0đ) Giả sử trong lớp có một bạn học sinh giỏi có tính kiêu căng, hay coi thường những bạn học yếu hơn mình, em sẽ làm gì? ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM - HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ B: LỚP 7A, B I.Trắc nghiệm: (3.0 đ) Câu 1: Mỗi cụm từ đúng đạt 0,25đ, điền đúng 4 cụm từ đạt 1.0đ, sai hoặc thiếu không có điểm. a. tình thương yêu b. khó khăn, trở ngại c. phẩm chất đạo đức cao đẹp d. truyền thống quí báu Câu 2: Đánh dấu X đúng vào biểu hiện của thiếu tự trọng đạt 0.25đ/1 biểu hiện, đánh dấu sai, thiếu không có điểm. + Thiếu tự trọng: 2,3,6,7 * Từ câu 3 đến câu 7 mỗi câu chọn đúng đạt 0,25đ, chọn sai không có điểm. Câu 3: A Câu 4: B Câu 5: C Câu 6: D II. Tự luận (7.0 điểm) Câu 7: (3.0điểm) * Trung thực là: - Tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải. (0.25đ) - Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. (0.25đ) - Người trung thực không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không vì lợi ích của mình mà che dấu hoặc làm sai lệch sự thật. (0.5đ) * 4 hành vi thể hiện tính không trung thực: - Biết ngày mai cô Lê sẽ kiểm tra bài, Hiển đã làm bài trước ở nhà. (0.25đ) - Vì có tiền chơi điện tử, Nam đã dối cha mẹ tăng thêm tiền học phí. (0.25đ) - Trong giờ kiểm tra, Ninh và Lai đã hợp tác với nhau để sử dụng tài liệu. (0.25đ) - Biết rõ ràng ông T bắt gà nhà hàng xóm nhiều lần nhưng L không báo công an. (0.25đ) * 4 câu tục ngữ thể hiện tính trung thực: - Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. (0.25đ) - Ăn ngay nói thẳng. (0.25đ) - Cây ngay không sợ chết đứng. (0.25đ) - Thật thà là cha quỉ quái. (0.25đ) HS có quyền lấy các ví dụ khác, đúng vẫn đạt điểm, sai không có điểm. Câu 6: (2.0 điểm) * Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo: - Tôn trọng và làm theo lời dạy của thầy cô sẽ giúp ta tiến bộ, trở nên người có ích cho xã hội.(0.25đ) - Giúp các thầy/ cô giáo làm tốt trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của mình là đào tạo nên những lớp người lao động trẻ tuổi đóng góp cho sự tiến bộ xã hội. (0.5đ) - Tôn sư trọng đạo là truyền thống quí báu của dân tộc ta, chúng ta phải gìn giữ và phát huy. (0.25đ) * Trách nhiệm của học sinh trong việc thể hiện tôn sư trong đạo: - Làm tròn bổn phận của người học sinh như chăm chỉ học hành, lễ độ, vâng lời thầy/cô, thực hiện đúng những lời dạy của thầy, cô.(0.5đ) - Quan tâm thăm hỏi, giúp đỡ thầy, cô giáo khi cần thiết. (0.5đ) Câu 8: (2.0điểm) *Yêu cầu HS phải nêu được các ý sau: - Góp ý với bạn đó: + Không nên kiêu căng , xa lánh bạn bè. 0.5đ + Không nên phân biệt đối xử, phải tôn trọng và đoàn kết với tất cả các bạn trong lớp. 0.5đ + Nên giúp đỡ các bạn học kém hơn mình trong học tập, làm như vậy là góp phần vào sự tiến bộ của tập thể và sẽ được các bạn quí mến. 0.5đ - Giúp bạn đó hòa nhập với các bạn trong lớp. 0.5đ MA TRẬN + ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ GDCD 7 (Năm học 2012 – 2013) 1. MỤC TIÊU KIỂM TRA: - Kiểm tra sự tiếp thu kiến thức của học sinh về 7 nội dung của chủ đề: Quan hệ với bản thân và quan hệ với người khác. - Đánh giá kiến thức, kĩ năng ở 3 mức độ nhận thức: Biết, hiểu và vận dụng của học sinh nhằm điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả một cách kịp thời. 2. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận. 3. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: - Trên cơ sở phân phối số tiết 7 (100%), Phần chủ đề quan hệ với bản thân 3 tiết (4.5%). Phần chủ đề quan hệ với người khác: 4 tiết (4.5%). Kết hợp với việc xác định chuẩn quan kiến thức kĩ năng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau: Ma trận đề kiểm tra lớp: 7C,D,E,F Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1/ Quan hệ với bản thân. - Sống giản dị. - Trung thực. - Tự trọng TSĐ: 4.5 Số câu: 5 Tỉ lệ %: 4.5 Nhận ra biểu hiện của sự giản dị . - Nhận ra hành vi thể hiện tính trung thực. TSĐ: 0,5 Số câu: 2 Tỉ lệ %: 0,5 - Hiểu thế nào là sống trung thực. - Phân biệt được lối sống giản dị và không giản dị. TSĐ: 2 Số câu: 2 Tỉ lệ %:20 - Xử lý bài tập tình huống về tính trung thực. TSĐ: 2 Số câu: 1 Tỉ lệ %: 20 2/ Quan hệ với người khác. - Yêu thương con người. - Tôn sư trọng đạo. - Đoàn kết, tương trợ. - Nhận ra hành vi thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ. - Nhận ra hành vi thể hiện sự yêu thương con người.. - Nêu được ý nghĩa của tôn sư trọng đạo và trách nhiệm của người HS trong việc thể hiện tôn sư trọng đạo. - Hiểu thế nào là yêu thương con người và nêu được các biểu biện đúng và sai . TSĐ:5.5 Số câu: 4 Tỉ lệ %: 5.5 TSĐ: 0,5 Số câu: 2 Tỉ lệ %: 0,5 TSĐ: 2 Số câu: 1 Tỉ lệ %:20 TSĐ: 3 Số câu: 1 Tỉ lệ %: 30 TSĐ : 10 Tổng số câu: 9 Tỉ lệ % : 100 3 5 30 5 3 50 2 1 20 Trường THCS Nguyễn Huệ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - Tiết 09 - Tuần 09 Họ tên:............................Lớp7.... Môn: GDCD 7 - ĐỀ A: LỚP 7C,D,E,F Điểm Lời phê của GVBM I.Phần trắc nghiệm: (3.0 điểm) Câu 1: Hãy điền các cụm từ sau vào chổ trống(....) sao cho phù hợp, để hiểu thế nào là sống trung thực. (1.0 điểm) (dũng cảm (1): thật thà (2); phẩm chất đạo đức cao đẹp (3); sự thật (4); lẽ phải (5); truyền thống quí báu (6)) Trung thực là luôn tôn trọng(a)...................................... .., tôn trọng chân lí,(b).......................................; Sống ngay thẳng(c)...........................................và dám (d).......................................nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Câu 2: Đánh dấu X vào ô tương ứng thể hiện tính giản dị của mỗi con người ?(1.0điểm) Biểu hiện Giản dị Không giản dị 1/ Nhà Vinh nghèo nhưng lúc nào cậu ấy cũng ăn, mặc rất sang trọng. 2/ Không bao giờ Minh đòi Ba chở đi học bằng xe ô tô, mà tự mình đạp xe đạp. 3/. Diễn đạt dài dòng, khó hiểu 4/ Được chọn phát biểu trong đại hội cháu ngoan Bắc Hồ Quỳnh, nghĩ mình phải diễn đạt ngắn gọn và dề hiểu. 5/ Không tiêu dùng nhiều tiền bạc vào việc giải trí. 6/ Mai thích mặc quần áo đơn giản, nhẹ nhàng. 7/ Hà rất thích nhuộm tóc và ăn mặc theo thời trang, em cho rằng đó là lối sống mới Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý đúng nhất: (1.0điểm) Câu 3: Hành vi nào sau đây thể hiện lối sống giản dị : A.Tuấn tổ chức sinh nhật linh đình tại nhà hàng. B. Để chứng tỏ mình Lam luôn thay đổi kiểu tóc. C. Đi học mà An cũng trang điểm như đi dự tiệc. D.Chi luôn mặc những trang phục phù hợp với bản thân. Câu 4: Đoàn kết, tương trợ là: A. Sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn. B. Việc nào có lợi cho bản thân thì hợp tác C. Chỉ cần hợp tác trong lớp để lấy điểm thi đua. D. Tất cả A,B không phải là đoàn kết, tương trợ. Câu 5: Hành vi nào sau đây không biểu hiện tính trung thực: A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra. B. Không bao che khi bạn mắc lỗi. . C. Để đạt điểm cao N đã nhìn trộm bài của bạn bên cạnh. D. Nhặt được của rơi trả lại người mất. Câu 6: Việc làm làm thiể hiện lòng yêu thương con người: A. Nhận nuôi trẻ mô côi để có nhiều người tài trợ. B. Nhường ghế cho cụ già khi đi xe bíp. C. Gom những trẻ em đi lang thang để bắt chúng đi ăn xin . D. Do mâu thuẫn, nên hết giờ học Long đã xông vào đánh Bình II. Tự luận (7.0 điểm) Câu 7: (3.0đ) Thế nào là yêu thương con người? Lấy ví dụ về 4 việc làm thể hiện tình yêu thương con người trong cuộc sống và 4 câu tục ngữ nói về tình yêu thương. Câu 8: (2.0đ) Nêu ý nghĩa và trách nhiệm của học sinh trong việc thể hiện tôn sư trọng đạo. Câu 9: (2.0đ) Tình huống: Hôm nay cô giáo kiểm tra Toán 15 phút mà Ninh lại bị ốm, không đi học được. Thấy vậy Hà liền làm bài cho ban. Theo em, việc làm của Hà có đúng không? Vì sao? ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM - HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ A: LỚP 7C,D,E,F I.Trắc nghiệm: (3.0 đ) Câu 1: Mỗi cụm từ đúng đạt 0,25đ, điền đúng 4 cụm từ đạt 1.0đ, sai hoặc thiếu không có điểm. a. sự thật b. lẽ phải c. thật thà d. dũng cảm Câu 2: Đánh dấu X đúng vào biểu hiện của tính giản dị đạt 0.25đ/1 biểu hiện, đánh dấu sai, thiếu không có điểm. + Tính giản dị: 2,4,5,6 * Từ câu 3 đến câu 7 mỗi câu chọn đúng đạt 0,25đ, chọn sai không có điểm. Câu 3: D Câu 4: A Câu 5: C Câu 6: B II. Tự luận (7.0 điểm) Câu 7: (3.0điểm) * Yêu thương con người là: - Quan tâm, giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là người gặp khó khăn, hoạn nạn. (0.25đ) - Lòng yêu thương con người bắt nguồn từ sự cảm thong, đau xót trước những khó khăn, đau khổ của người khác, mong muốn đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho họ. (0.5đ) * 4 việc làm thể hiện sự yêu thương con người: - Lan bị ốm phải nghĩ hoc, lớp cử Mai chép bài và giảng bài lại cho Lan. (0.25đ) - Hằng xin tiền mẹ mua truyện đọc, nhưng đem giúp bạn gặp khó khăn. (0.25đ) - Học sinh trường THCS Nguyễn Huệ ủng hộ quần áo, sách giáo khoa cũ cho các bạn học sinh nghèo.(0.25đ) - Tập thể học sinh khối 7 đến thăm và tặng quà cho trẻ em khuyết tật ở trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh. (0.25đ) * 4 câu tục ngữ thể hiện sự yêu thương con người: - Lá lành đùm lá rách. (0.25đ) - Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. (0.25đ) - Thương người như thể thương thân. (0.25đ) - Một miếng khi đói bằng một gói khi no. (0.25đ) HS có quyền lấy các ví dụ khác, đúng vẫn đạt điểm, sai không có điểm. Câu 6: (2.0 điểm) * Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo: - Tôn trọng và làm theo lời dạy của thầy cô sẽ giúp ta tiến bộ, trở nên người có ích cho xã hội.(0.25đ) - Giúp các thầy/ cô giáo làm tốt trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của mình là đào tạo nên những lớp người lao động trẻ tuổi đóng góp cho sự tiến bộ xã hội. (0.5đ) - Tôn sư trọng đạo là truyền thống quí báu của dân tộc ta, chúng ta phải gìn giữ và phát huy. (0.25đ) * Trách nhiệm của học sinh trong việc thể hiện tôn sư trong đạo: - Làm tròn bổn phận của người học sinh như chăm chỉ học hành, lễ độ, vâng lời thầy/cô, thực hiện đúng những lời dạy của thầy, cô.(0.5đ) - Quan tâm thăm hỏi, giúp đỡ thầy, cô giáo khi cần thiết. (0.5đ) Câu 8: (2.0điểm) *Yêu cầu HS phải nêu được các ý sau: - Việc làm của Hà là không đúng. (1.0đ) - Việc làm đó là thể hiện thương bạn, giúp đỡ bạn (0,5đ) - Những việc làm đó lại lừa dối cô giáo, không trung thực.(0.5đ) Ngày ra đề 09/10/2012 Duyệt của tổ chuyên môn Duyệt của chuyên môn nhà trường GVBM Trần Thị Kim Mươi Mai Thị Vân Anh Trường THCS Nguyễn Huệ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - Tiết 09 - Tuần 09 Họ tên:............................Lớp7.... Môn: GDCD 7 - ĐỀ B: LỚP 7C,D,E,F Điểm Lời phê của GVBM I.Phần trắc nghiệm: (3.0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý đúng nhất: (1.0điểm) Câu 1: Hành vi nào sau đây biểu hiện tính trung thực: A. Chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra. B. Bao che khuyết điểm của bạn. . C. Để đạt điểm cao N đã nhìn trộm bài của bạn bên cạnh. D. Nhặt được của rơi trả lại người mất. Câu 2: Hành vi nào sau đây thể hiện lối sống giản dị : A.Tuấn tổ chức sinh nhật linh đình tại nhà hàng. B. Để chứng tỏ mình Lam luôn thay đổi kiểu tóc. C.Chi luôn mặc những trang phục phù hợp với bản thân. D. Đi học mà An cũng trang điểm như đi dự tiệc. Câu 3: Việc làm làm thể hiện lòng yêu thương con người: A. Nhường ghế cho cụ già khi đi xe bíp. B. Nhận nuôi trẻ mô côi để có nhiều người tài trợ C. Do mâu thuẫn, nên hết giờ học Long đã xông D. Gom những trẻ em đi lang thang để bắt chúng đi ăn vào đánh Bình . xin. Câu 4: Đoàn kết, tương trợ là: A. Việc nào có lợi cho bản thân thì hợp tác B. Chỉ cần hợp tác trong lớp để lấy điểm thi đua. C. Sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn D. Tất cả A,B,C đều là đoàn kết, tương trợ. Câu 5: Đánh dấu X vào ô tương ứng thể hiện tính không giản dị của mỗi con người ?(1.0điểm) Biểu hiện Không giản dị Giản dị 1/ Minh đòi Ba chở đi học bằng xe ô tô để các bạn luôn phải ngưỡi mộ mình 2/ Hà rất thích nhuộm tóc và ăn mặc theo thời trang, em cho rằng đó là lối sống mới. 3/ Không tiêu dùng nhiều tiền bạc vào việc giải trí. 4/ Được chọn phát biểu trong đại hội cháu ngoan Bắc Hồ Quỳnh, nghĩ mình phải diễn đạt ngắn gọn và dề hiểu. 5/ Diễn đạt dài dòng, khó hiểu 6/ Mai thích mặc quần áo đơn giản, nhẹ nhàng. 7/ Nhà Vinh nghèo nhưng lúc nào cậu ấy cũng ăn, mặc rất sang trọng Câu 6: Hãy điền các cụm từ sau vào chổ trống(....) sao cho phù hợp, để hiểu thế nào là sống trung thực. (1.0 điểm) (truyền thống quí báu (1): thật thà (2); dũng cảm (3); phẩm chất đạo đức cao đẹp (4); lẽ phải (5); sự thật (6)) Trung thực là luôn tôn trọng(a)...................................... .., tôn trọng chân lí,(b).......................................; Sống ngay thẳng(c)...........................................và dám (d).......................................nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. II. Tự luận (7.0 điểm) Câu 7: (2.0đ) Tình huống: Hôm nay cô giáo kiểm tra Toán 15 phút mà Ninh lại bị ốm, không đi học được. Thấy vậy Hà liền làm bài cho bạn. Theo em, việc làm của Hà có đúng không? Vì sao? Câu 8: (2.0đ) Nêu ý nghĩa và trách nhiệm của học sinh trong việc thể hiện tôn sư trọng đạo. Câu 9: (3.0đ) Thế nào là yêu thương con người? Lấy ví dụ về 4 việc làm thể hiện tình yêu thương con người trong cuộc sống và 4 câu ca dao nói về tình yêu thương. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM - HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ B: LỚP 7C,D,E,F I.Trắc nghiệm: (3.0 đ) * Từ câu 1 đến câu 4 mỗi câu chọn đúng đạt 0,25đ, chọn sai không có điểm. Câu 1: D Câu 2: C Câu 3: A Câu 4: C Câu 5: Đánh dấu X đúng vào biểu hiện của tính không giản dị đạt 0.25đ/1 biểu hiện, đánh dấu sai, thiếu không có điểm. + Tính không giản dị: 1,2,5,7 Câu 6: Mỗi cụm từ đúng đạt 0,25đ, điền đúng 4 cụm từ đạt 1.0đ, sai hoặc thiếu không có điểm. a. sự thật b. lẽ phải c. thật thà d. dũng cảm II. Tự luận (7.0 điểm) Câu 7: (2.0điểm) *Yêu cầu HS phải nêu được các ý sau: - Việc làm của Hà là không đúng. (1.0đ) - Việc làm đó là thể hiện thương bạn, giúp đỡ bạn (0,5đ) - Những việc làm đó lại lừa dối cô giáo, không trung thực.(0.5đ) Câu 8: (2.0 điểm) * Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo: - Tôn trọng và làm theo lời dạy của thầy cô sẽ giúp ta tiến bộ, trở nên người có ích cho xã hội.(0.25đ) - Giúp các thầy/ cô giáo làm tốt trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của mình là đào tạo nên những lớp người lao động trẻ tuổi đóng góp cho sự tiến bộ xã hội. (0.5đ) - Tôn sư trọng đạo là truyền thống quí báu của dân tộc ta, chúng ta phải gìn giữ và phát huy. (0.25đ)

File đính kèm:

  • docxDe kiem tra GDCD 7 Tiet 9 co ma tran.docx