- Trẻ hiểu được cơ thể lớn lên có sự thay đổi (cao hơn, lớn hơn,.)
- Trẻ biết được cơ thể mình lớn lên và khỏe mạnh là do mình ăn uống đủ chất, môi trường sạch, an toàn và được quan tâm chăm sóc.
- Có một số hành vi tự chăm sóc sức khỏe bản thân, bảo vệ môi trường.
- Trẻ biết dùng ngôn ngữ của mình để nói về các nhóm thực phẩm. Phát triển kỹ năng giao tiếp, đọc đồng dao, đọc thơ, đàm thoại.
- Trẻ thể hiện tình cảm bằng ngôn ngữ với cô giáo và người thân trong gia đình.
- Phát triển các cơ của đôi tay thông qua các hoạt động: tô màu,.
- Phát triển các cơ qua các bài tập vận động, trò chơi vận động.
- Thực hiện các công việc theo sức của trẻ như: gấp mệm, dọn bàn ăn, dọn ghế.
- Biết giữ vệ sinh moôi trường, biết phân biệt môi trường sạch đẹp với môi trường bị ô nhiễm.
- Hình thành cho trẻ có hành vi tốt với mọi người xung quanh.
- Hình thành cho trẻ có thói quen chăm sóc cây xanh xung quanh trường.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể.
- Trẻ yêu quý cái đẹp, có nhu cầu làm đẹp và biết tạo ra cái đẹp.
- Trẻ thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình qua các bài thơ, bài hát về bạn thân.
27 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1898 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Mạng chủ đề nhánh tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠNG CHỦ ĐỀ NHÁNH
TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH
Từ ngày: 4 - 8/11/2013
Phát triển
nhận thức
- Trẻ hiểu được cơ thể lớn lên có sự thay đổi (cao hơn, lớn hơn,...)
- Trẻ biết được cơ thể mình lớn lên và khỏe mạnh là do mình ăn uống đủ chất, môi trường sạch, an toàn và được quan tâm chăm sóc.
- Có một số hành vi tự chăm sóc sức khỏe bản thân, bảo vệ môi trường.
KPKH & XH:
Quan sát tranh để phân loại và biết được lợi ích của các nhóm thực phẩm.
Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ biết dùng ngôn ngữ của mình để nói về các nhóm thực phẩm. Phát triển kỹ năng giao tiếp, đọc đồng dao, đọc thơ, đàm thoại.
- Trẻ thể hiện tình cảm bằng ngôn ngữ với cô giáo và người thân trong gia đình.
LQVH: Lúa ngô (Loại 1)
Phát triển thể chất
- Phát triển các cơ của đôi tay thông qua các hoạt động: tô màu,..
- Phát triển các cơ qua các bài tập vận động, trò chơi vận động.
- Thực hiện các công việc theo sức của trẻ như: gấp mệm, dọn bàn ăn, dọn ghế.
TDS: Thở 2, tay 2, BL 2, chân 2, bật.
TDGH: Ném xa bằng 2 tay.
Phát triển tình cảm xã hội thẩm mĩ.
- Biết giữ vệ sinh moôi trường, biết phân biệt môi trường sạch đẹp với môi trường bị ô nhiễm.
- Hình thành cho trẻ có hành vi tốt với mọi người xung quanh.
- Hình thành cho trẻ có thói quen chăm sóc cây xanh xung quanh trường.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể.
- Trẻ yêu quý cái đẹp, có nhu cầu làm đẹp và biết tạo ra cái đẹp.
- Trẻ thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình qua các bài thơ, bài hát về bạn thân.
- Tham gia cùng cô sắp xếp và vệ sinh đồ dùng trong lớp học.
- Nghe hát, đôc thơ, ca dao,... Nói về cơ thề.
- Xem hình ảnh về các đồ dùng học tập và bạn bè trong lớp học.
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG YÊU CẦU
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
BỔ SUNG
I. ĐÓN TRẺ:
- Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân.
- Trò chuyện với trẻ về các nhóm thực phẩm.
- Nhắc trẻ chào hỏi khi đến lớp và ra về.
- Cô tác phong gọn gàng, dứng ở trước lớp, trẻ đến cô dẫn vào cho trẻ quan sát gốc nỗi bật của chủ đề, xem tranh về chủ đề.
- Cô trao đổii với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ.
- Trò chuyện với trẻ, nhắc trẻ khi đến lớp phải biết chào cô, chơi với bạn không được đánh bạn, dành đồ chơi với bạn. Luôn giữ vệ sinh thân thể, không để móng tay dài.
II. THỂ DỤC SÁNG:
Thở 2, tay 2, BL 2, chân 2, bật.
ĐIỂM DANH:
Trò chuyện và thông báo tiêu chuẩn bé ngoan:
- Trẻ được làm quen với bài tập thể dục sáng.
- Trẻ phối hợp tay chân nhịp nhàng, linh hoạt.
- Giáo dục trẻ có thói quen tập thể dục sáng.
- Cô nắm sĩ số trẻ và biết được nguyên nhân vắng mặt của trẻ trong ngày.
- Trẻ biết quan tâm đến bạn bè trong lớp khi đi học và khi vắng học.
- Cháu hiểu được nội dung của 3 TCBN của cô đưa ra.
- Cháu biết được lý do tại sao cô đưa ra 3 TCBN.
- Cháu có ý thức thực hiện tốt 3 TCBN.
* Chuẩn Bị: Sân tập rộng rãi.
* Hướng Dẫn:
1.Khởi Động: Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu, thực hiện động tác hô hấp:
+ Thực hiện: Đi thường - đi bằng mũi chân - đi thường - đi bằng gót chân - đi thường - đi bằng mép chân - chạy chậm - chạy nhanh.
+ Thực hiện: Động tác hô hấp "Láy Máy Bay".
+ Đội hình vòng tròn đổi thành 3 hàng dọc.
2.Trọng Động: Bài tập phát triển chung.
+ Động tác thở: Gà gáy.
Cô và trẻ cùng đưa tay khum trước miệng "ò ó o o..." 2 - 3 lần, gà gáy to và ngân dài hơn nữa: " ò ó o o ... " 2 - 3 lần nữa.
+ Động tác tay - vai: Hai tay giơ lên cao
Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang một bước, đồng thời đưa thẳng hai tay ra trước.
Nhịp 2: Đưa hai tay lên cao (lòng bàn tay hướng vào nhau).
Nhịp 1: Đưa tay ra trước.
Nhịp 2: Về TTCB.
+ Bụng lườn 2: Nghiêng người sang hai bên.
Nhịp 1: Bước chân trái sang trái một bước, tay đưa cao hoặc gập sau gáy.
Nhịp 2: Nghiên người sang trái.
Nhịp 1: Nghiên người sang phải.
Nhịp 2: Về TTCB.
+ Động tác chân: Ngồi khụy gối.
TTCB: Đứng thẳng tay chống hông.
Nhịp 1: Bước chân trái ra trước một bước, khuỵu gối, chân phải thẳng. Tay đưa ngang lòng bàn tay ngửa.
Nhịp 2: Về TTCB.
Nhịp 1: Đổi bước chân phải ra trước.
Nhịp 2: Về TTCB.
+ Động tác bật: Bật tiến về phía trước.
TTCB: đứng khép chân, tay chống hông.
TH: Bật 2 chân về phía trước 3 - 4 lần. Quay sau và thực hiện tiếp 2 - 3 lần.
3. Hồi Tĩnh: Ngửi hoa.
- Cô nắm sỉ số trẻ qua điểm danh của tổ trưởng và qua cô điểm danh trên từng trẻ.
- Cô trao đổi với phụ huynh để biết nguyên nhân trẻ vắng trong ngày.
- Cô giáo dục trẻ chăm chỉ đi học và biết quan tâm bạn bè trong lớp.
- Cô nêu lý do tại sao đặt ra ba tiêu chuẩn bé ngoan.
- Cô trò chuyện với trẻ về ba tiêu chuẩn cô đưa ra có khó hay không ? Các con thấy ba tiêu chuẩn như thế nào ?
1. Không chạy ra ngoài.
2. Ăn hết xuất.
3. Không phá nước.
- Cô cho trẻ đọc lại ba tiêu chuẩn bé ngoan.
- Nhắc trẻ mọi lúc, mọi nơi cố gắng thực hiện tốt ba tiêu chuẩn bé ngoan.
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
Thứ 2: 4/11/2013
Trò chuyện về cách chăm sóc cơ thể.
- Trẻ biết quan sát vườn trường, biết trả lời được các câu hỏi của cô, biết cách chăm sóc các bộ phân cơ thể
- Phát triển ở trẻ những kĩ năng ghi nhớ, chú ý
- Giáo dục cháu lễ giáo cho trẻ. Giáo dục cháu khi chơi không tranh giành xô đẩy bạn.
I. Chuẩn bị:
- Sân sạch sẽ, thoáng mát.
II. Hướng dẫn:
- Cô tập hợp trẻ lại gợi ý về chủ đề của buổi hoạt động.
- Đàm thoại về thời tiết
- Cô cho trẻ đọc thơ “cô dạy”. Cô cho trẻ quan sát vườn trường, thời tiết ngày hôm nay và đàm thoại với trẻ về những gì thấy.
- Cô trò chuyện với trẻ về các bộ phận trên cơ thể và cách chăm sóc
+ Cơ thể mình gồm có những phần nào? (Phần đầu, mình, tay,chân và các bộ phận trên mặt như mũi, mắt…)
- Cô chú ý giúp trẻ thể hiện câu, từ khi trẻ còn lúng túng.
- Cô giáo dục trẻ không hái hoa bẻ cành, chăm sóc cây cối. Không được vẽ bậy lên lớp học, biết giữ gìn các đồ dùng đồ chơi trong lớp, biết giữ gìn các bộ phân trên cơ thể
*Chơi vận động: “ Kéo co”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
+ Luật chơi: chia lớp thành hai đội, hai người đứng đầu của mỗi đội nắm tay nhau và các bạn phía sau ôm bụng người trước mà kéo.
+ Cách chơi: Bên nào bị kéo qua mức hoặc bị đứt sẽ thua.
- Tổ chức cho cháu chơi.
*Chơi tự do:
- Cho trẻ chơi trò chơi: cầu tuột, xích đu…
- Cô phân khu vực và bao quát cháu chơi
- Hết giờ cô tập trung cháu nhận xét vệ sinh vào lớp.
Thứ 3: 5/11/2013
Trò chuyện về thức ăn bé thích.
- Trẻ biết kể tên các loại thức ăn mình thích và không thích
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để trả lời câu hỏi rõ ràng.
- Giáo dục trẻ biết ăn đầy đủ các loại thực phẩm, cơ thể sẽ khoẻ mạnh. Không giành đồ chơi với bạn.
I. Chuẩn bị:
- sân sạch sẽ, thoáng mát
II. Hướng dẫn:
- Đàm thoại về thời tiết
- Cô tập hợp trẻ lại và cùng hát bài “Mừng sinh nhật”. Hỏi trẻ trong sinh nhật thường có gì? (cho trẻ trả lời tự do) và hướng trẻ vào nội dung cần trò chuyện.
- Giáo dục trẻ ăn đầy đủ các loại thực phẩm, cơ thể sẽ khoẻ mạnh
*Chơi vận động: “vượt chướng ngại vật hái quả”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, giớ thiệu cách chơi, luật chơi.
- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội và đi zic zắc qua các chai nước đến cây hái quả về cho đội mình.
- Luật chơi: Đội nào hái được nhiều hơn là đội thắng cuộc.
- Tổ chức cho cháu chơi.
*Chơi tự do:
- Chơi: cầu tuộc, xích đu,...
- Cô phân khu vực và bao quát cháu chơi
- Hết giờ cô tập trung cháu nhận xét vệ sinh vào lớp
Thứ 4: 6/11/2013
Trò chuyện về các chât dinh dưỡng.
- Trẻ biết quan sát và trả lời được câu hỏi của cô.
- Trẻ biết chơi các trò chơi theo sự hướng dẫn của cô.
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để đọc đồng dao và trả lời câu hỏi rõ ràng.
- Giáo dục trẻ biết ăn hết suất, và ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.
I. Chuẩn bị:
- sân sạch sẽ, thoáng mát
II. Hướng dẫn:
- Đàm thoại về thời tiết
- Tập trung cháu và đọc đồng dao “lúa ngô là cô đậu nành”.
- Cô cho trẻ quan sát hoa trong vườn trường.
- Cho trẻ ngồi thành vong tròn và đàm thoại với trẻ về những gì trẻ thấy trong vườn.
- Cô cho trẻ nói tròn câu, giúp đỡ những trẻ còn lúng túng
- Giáo dục trẻ biết ăn hết suất, và ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.
*Chơi vận động: "Kéo co"
- Cô giới thiệu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi.
+ Luật chơi: chia lớp thành hai đội, hai người đứng đầu của mỗi đội nắm tay nhau và các bạn phía sau ôm bụng người trước mà kéo.
+ Cách chơi: Bên nào bị kéo qua mức hoặc bị đứt sẽ thua.
- Tổ chức cho cháu chơi.
*Chơi tự do
- Chơi: Nhảy dây, đồ chơi trên sân trường.
- Cô phân khu vực và bao quát cháu chơi.
- Hết giờ cô tập trung cháu nhận xét vệ sinh vào lớp.
Thứ 5: 7/11/2013
Trò chuyện về một số bài hát (thật đáng chê, tập rửa mặt).
- Trẻ thuộc bài hát và hát múa cùng cô và bạn.
- Trẻ biết thể hiện tình cảm qua bài hát.
- Giáo dục tư tưởng cho cháu là biết yêu thương ông bà, ba mẹ. Giáo dục cháu khi chơi không tranh giành xô đẩy bạn.
I. Chuẩn bị:
- Sân sạch sẽ, thoáng mát.
II. Hướng dẫn:
- Đàm thoại về thời tiết hôm nay:
+ Các con thấy hôm nay trời như thế nào?
- Cô tập trung trẻ giới thiệu nội dung buổi hoạt động.
- Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “rửa mặt như mèo”
- Đàm thoại với trẻ:
+ Bạn mèo trong bài hát bị gì ?
+ Tại sao bạn mèo bị đau mắt ?
- Cô tạo tình huống cho trẻ nhớ lại Các bài hát nói về giữ vệ sinh thân thể.
- Mời nhóm hát .
- Cho trẻ nói về nội dung bài hát.
- Cung cấp kiến thức về lợi ích của việc giữ vệ sinh cơ thể.
*Chơi vận động: “vượt chướng ngại vật hái quả”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, giớ thiệu cách chơi, luật chơi.
- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội và đi zic zắc qua các chai nước đến cây hái quả về cho đội mình.
- Luật chơi: Đội nào hái được nhiều hơn là đội thắng cuộc.
- Tổ chức cho cháu chơi.
* Chơi tự do:
Chơi: “chi chi chành chành” và đồ chơi trong trường.
- Cô phân khu vực và bao quát cháu chơi.
- Hết giờ cô tập trung cháu nhận xét.
Thứ 6: 8/11/2013
Dạy bài thơ "Tâm sự của cái mũi".
- Trẻ biết được tên bài thơ, đọc được theo cô bài thơ.
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để đọc và trả lời câu hỏi rõ ràng.
- Giáo dục tư tưởng cho trẻ. Giáo dục trẻ khi chơi không tranh giành xô đẩy bạn.
I. Chuẩn bị:
- Sân sạch sẽ, thoáng mát.
II. Hướng dẫn:
- Cô tập trung trẻ giới thiệu nội dung buổi hoạt động.
- Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “đi chơi”.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về trường lớp của bé ngày hôm nay.
- Cô hướng dẫn cho trẻ đọc bài thơ “Tâm sự của cái mũi”
- Cô đọc trẻ nghe 1 lần.
- Cô đọc từng câu, trẻ đọc theo cô đến hết bài cho thuộc.
- Cho trẻ hát theo lớp, tổ, nhóm.
- Cả lớp đọc lại vài lần.
+ Bài thơ nói về Bộ phận nào của chúng ta? (mũi)
+ Mũi giúp ích gì? (Thở)
+ Ngoài thở thì cái mũi còn có lợi ích gì? (Ngửi)
+ Nếu vậy thì các con phải biết giữ gìn các bộ phận trên cơ thể mình cho sạch sẽ nha !
- Cô sửa sai cho trẻ, dạy trẻ nói tròn câu, động viên trẻ còn thụ động, lúng túng.
- Giáo dục cháu học ngoan, khi chơi không giành đồ chơi của bạn.
*Chơi vận động: “ Kéo co”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
+ Luật chơi: chia lớp thành hai đội, hai người đứng đầu của mỗi đội nắm tay nhau và các bạn phía sau ôm bụng người trước mà kéo.
+ Cách chơi: Bên nào bị kéo qua mức hoặc bị đứt sẽ thua.
- Tổ chức cho cháu chơi.
*Chơi tự do:
Chơi: “chi chi chành chành”
- Cô phân khu vực và bao quát cháu chơi
- Hết giờ cô tập trung cháu nhận xét vệ sinh vào lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI:
* Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết các nhóm chơi theo từng góc, trẻ nhận biết tên, tuổi, ngày sinh nhật của trẻ va bạn. Trẻ có thể nhận biết trẻ là con thứ mấy trong gia đình.
- Trẻ yêu quý chính bản thân mình, biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Trẻ hứng thú tham gia các trò chơi do cô tổ chức, tích cực hoạt động trong nhóm chơi của mình.
- Trẻ biết trao đổi ngôn ngữ qua lại trong quá trình chơi. Biết cách xưng hô, chúc mừng sinh nhật.
- Trẻ biết nhường nhịn bạn bè, không tranh giành đồ chơi với bạn. Biết thu dọn gọn gàng sau khi chơi.
- Trẻ thể hiện được vai chơi trong từng nhóm chơi.
- Giáo dục trẻ đoàn kết cùng nhau chơi.
* Gợi ý hoạt động:
- Cô cùng trẻ hát bài "Mừng sinh nhật".
- Đàm thoại với trẻ về nội dung của bài hát và đưa trẻ vào nội dung trong tâm của góc chơi.
- Cô giới thiệu cho trẻ chủ điểm và các góc chơi.
- Giới thiệu gợi ý góc chơi và góc trọng tâm.
- Cô giới thiệu những góc còn lại cho trẻ biết.
- Cho trẻ về góc chơi của mình và tham gia chơi.
- Khi trẻ chơi thì cô bao quát đều các góc chơi và hướng dẫn trẻ chơi.
- Hết giờ chơi thì cô đến từng góc chơi nhận xét và tuyên dương.
- Khi trẻ chơi xong, nhắc nhở trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng, ngay ngắn.
NÔI DUNG
PHÂN VAI
HỌC TẬP
NGHỆ THUẬT
XÂY DỰNG
THIÊN NHIÊN
TÊN TRÒ CHƠI
CHUẨN BỊ
Nấu ăn.
Tổ chức sinh nhật.
Một số đồ dùng, đồ chơi nấu nướng, ăn uống. Đồ chơi tổ chức sinh nhật, bánh, kẹo, trái cây, nước ngọt…
Phân loại nhóm thực phẩm
Lô tô các đồ dùng, thực phẩm.
Vẽ hoa bàn tay, cá, bướm từ bàn tay
Giấy, bút màu.
Xây nhà bé, vườn bé
Gạch, cây xanh, hoa, người, con vật.
Kết vòng bằng hoa, lá. .
Lá cây, hoa rụng.
GỢI Ý HOẠT ĐỘNG
- Giới thiệu góc chơi.
- Đặt câu hỏi gợi ý để trẻ nói về công việc nấu nướng, ăn uống hang ngày ở gia đình trẻ.
- Cho trẻ tự nói hình thức tổ chức buổi sinh nhật. Cô khái quát lại nội dung chơi.
- Trẻ tự thoả thuận vai chơi, đóng vai cô, trẻ trong quá trình chơi.
- Cô theo dõi, gợi ý để trẻ tham gia chơi tích cực.
- Cô có thể tham gia chơi cùng trẻ để gợi ý trẻ chơi tốt vai chơi của mình.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về một số đồ dùng, thực phẩm.
Cho trẻ nói công dụng của các loại đồ dùng. Phân nhóm và chọn số tương ứng với các đồ dùng đó.
- Gợi ý cho trẻ kể về các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể và các chất dinh dưỡng quan trong không thể thiếu trong đời sống hang ngày.
- Qua giờ chơi rèn cho trẻ tính nhanh nhẹn tay mắt, phát triển thể lực qua trò chơi, óc tưởng tượng.
- Trẻ nhận biết chính xác các nhóm thực phẩm chính trong cuộc sống hàng ngày của trẻ
- Cô gợi ý để trẻ nhớ lại các kĩ năng vẽ hoa bàn tay…
- Trẻ biết dùng các kĩ năng tạo hình để vẽ được các nét cơ bản để tạo được nhiều loại sản phẩm khác nhau.
- Qua chơi rèn cho trẻ tính kéo léo,óc thẩm mỹ, sáng tạo
- Toạ đàm với trẻ về những gì trẻ thấy trong ngôi nhà của trẻ, vườn nhà trẻ.
- Cô gợi ý để trẻ biết được bố cục để xây thành mô hình nhà, vườn của bé.
- Trẻ tự thoả thuận vai chơi trong nhóm chơi của mình. Trẻ trong nhóm tự phân công nhiệm vụ để từ từ mỗi ngày đến thứ sáu hoàn thành mô hình vườn của bé, nhà của bé.
- Giáo dục trẻ biết giúp đỡ nhau trong công việc và hoàn thành tốt công việc được phân công.
- Cô có thể cho trẻ trong nhóm tự nêu lên cách làm và tự tạo sản phẩm mà trẻ thích.
- Cô động viên khen ngợi kịp thời giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
NGÀY
NỘI DUNG YÊU CẨU
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
BỔ SUNG
THỨ 2:
Hướng dẫn trò chơi "Bắt Bóng"
- Trẻ biết cách chơi theo sự hướng dẫn của cô.
- Rèn cho trẻ phản xạ nhanh phát triển các giác quan ( mắt và tay)
- Giáo dục trẻ chú ý để chơi đúng trò chơi.
* Chuẩn bị: 1-2 quả bóng
* Hướng dẫn:
- Cô tâp trung trẻ lại và đọc thơ “ Cô dạy” và đi thành vòng tròn và ngồi thành 2 vòng cung lớn nhỏ
- Cô đàm thoại về nội dung bài thơ và hướng trẻ vào với hoạt động
+ Cách chơi: Cho trẻ xếp thành vòng tròn rộng, cô đứng ở giữa vòng tròn. Cô tung bóng cho từng trẻ bắt, trẻ bắt và sau đó ném trả lại cho cô, cô lại ném cho các bạn khác cho đến hết lượt
+ Luật chơi: Trẻ bắt bóng do cô ném và ném trả lại cô
- Cả lớp tiến hành chơi
+ Chơi 2,3 lượt
- Cô nhắc cháu hứng thú chơi, không la hét ồn ào
- Cô nhận xét tuyên.
THỨ 3:
Tạo hình ngoài tiết học
- Trẻ nhớ lại những kiến thức đã học, trẻ biết nhận xét sản phẩm của bạn làm ra.
- Trẻ tự tạo sản phẩm cho mình.
- Giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ mạch lạc tròn câu.
- Giáo dục trẻ yêu sản phẩm mình làm ra.
* Chuẩn bị:
- Mô hình mẫu của cô: 5 góc đồ dùng.
- Góc vẽ: hoa bàn tay, cá, bướm
+ Chuẩn bị: giấy A4, bút màu, bàn ghế.
- Góc tô màu: trường lớp, bạn bè.
+ Chuẩn bị: giấy, bút màu.
- Góc gấp: gấp cái quạt tặng bạn
+ Chuẩn bị: giấy màu.
- Góc nặn: Nặn bạn trai, bạn gái.
+ Chuẩn bị: đất nặn, bảng con, dĩa trưng bày.
- Góc thắt gút: làm đồ chơi bằng lá cây
+ Chuẩn bị: các loại lá, hạt, giấy.
* Hướng dẫn:
- Tập trung trẻ đọc bài thơ “Tay thơm tay ngoan” và cho trẻ đi quan sát mô hình đang làm dỡ.
- Cô và trẻ cùng nói chuyện về chủ đề.
- Cô giới thiệu mô hình và 5 góc chơi, trẻ làm ra sản phẩm trang trí tiếp mô hình và gợi ý làm sản phẩm.
- Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát sửa tư thế ngồi cho trẻ, động viên trẻ tạo ra sản phẩm.
- Cô báo sắp hết giờ cho trẻ lên trưng bày sản phẩm trên mô hình.
- Hết giờ cô và trẻ đến tham quan mô hình, trẻ nhận xét sản phẩm.
- Giáo dục cháu yêu sản phẩm làm ra
- Nhận xét tuyên dương: về kĩ năng, quá trình chơi từng nhóm
THỨ 4:
Hướng dẫn trẻ thao tác "gấp nệm gối"
- Trẻ biết được cách gấp nệm “ làm bốn” và đặt gối lên trên nệm.
- Trẻ thực hiện đúng thao tác, biết gấp nệm gọn và để vào nơi quy định
- Trẻ tham gia tốt hoạt động, biết giữ gìn nệm gối sạch sẽ, có ý thức tự lao động phục vụ bản thân
* Chuẩn bị:
- Nệm gối
* Hướng dẫn:
* Trò chơi: con thỏ
* Đàm thoại:
- Vậy các chú thỏ của cô sau khi ngủ trưa dậy thì làm gì?
- Đúng rồi các bạn rất là giỏi biết tự lao động phục vụ mình và giúp đở cô.
- Vậy có bạn nào chưa biết gấp niệm gối không?
- Cô quan sát thấy các bạn đã có ý thức gấp nệm gối rất giỏi nhưng chưa gấp đẹp lắm. hôm nay cô sẽ hướng dẫn các bạn gấp nệm gối.
1. Làm mẫu:
- Cô làm mẫu lần 1
- Cô làm mẫu lần 2 ( thực hiện thao tác kết hợp hướng dẫn trẻ gấp nệm gối)
+ Đây chúng ta có 1 cái nệm và 1 cái gối đang nằm trên sàn nhà, đầu tiên các con sẽ lấy gối đặt sang 1 bên và bắt đầu gấp nệm. các con sẽ gấp đôi cạnh dài hơn lại với nhau, tiếp tục các con gấp đôi lần nữa cũng là cạnh dài hơn lại với nhau. Cuối cùng là đặt gối lên trên và cất nệm gói đúng nơi
- Mời 2 trẻ lên làm mẫu cho các bạn cùng xem.
* Cô đố: Nệm gối giúp cho chúng ta có được gì các con ( có 1 giác ngủ ngon, ngủ sâu để cơ thể lớn lên và khỏe mạnh).
* Giáo dục: Vì vậy các con phải biết giử gìn nệm gối của mình sạch sẽ, gấp cất gọn gàn vì lớp mình bạn nào cũng là bé ngoan. Biết phụ giúp cô, phụ giúp ba mẹ, những việc nhỏ: Như Bác Hồ đã dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình”
2. Trẻ thực hiện thao tác:
- Cho cả lớp thực hiện:
+ Cho từng nhóm 2 trẻ và lần lượt đến hết lớp. Cô chú ý động viên, nhắc nhở, sửa sai cho trẻ.
3. Củng cố:
- Mời 2 trẻ thực hiện lại cho các bạn xem.
- Các con thấy bạn bạn gấp nệm gối có đúng có đẹp không?
- Vậy thì sau buổi học gấp nệm gối này, cô mong lớp mình bạn nào cũng biết gấp và để đúng nơi nha !
- Hát bài: “Đi học về” và kết thúc hoạt động.
THỨ 5:
Ôn luyện bài hát theo chủ đề
- Trẻ hiểu nội dung bài hát.
- Trẻ thuộc bài hát, hát đúng nhịp điệu, vận động nhịp nhàng theo lời bài hát.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn các đồ dùng học tập, vâng lời cô.
* Chuẩn bị: nhạc, bài hát "thật đáng chê, tập rửa mặt".
* Hướng dẫn:
- Tập trung trẻ lại chơi trò chơi “Con muỗi” và hướng cháu vào nội dung trọng tâm.
+ Các con chơi trò chơi gì?
+ Muỗi chích những bộ phận nào của chúng ta?
+ Vì sao mình bị muỗi chích?
- Cô Cho trẻ nhắc lại tên bài hát, Cô giới thiệu bài hát và cho cháu hát theo lớp, tổ, cá nhân.
- Giáo dục cháu biết giữ gìn cơ thể sạch sẽ
- Cô nhận xét tuyên dương
- Chuyển đội hình vòng tròn hát “tay thơm tay ngoan”.
THỨ 6:
Sinh hoạt tập thể
- Trẻ biết nội dung buổi sinh hoạt tập thể
- Trẻ tham gia vui vẽ thoải mái.
- Giáo dục trẻ mạnh dạn tham gia vào hoạt động tập thể.
* Chuẩn bị: nội dung buổi sinh hoạt
* Hướng dẫn:
- Cho trẻ sinh hoạt văn nghệ.
- Ôn lại những gì mà trẻ đã học trong tuần
- Cô cho trẻ nhận xét về mình về bạn.
- Cô nhận xét đánh giá hoạt động tuần qua của trẻ, khen ngợi các trẻ thực hiện tốt, nhắc nhở các trẻ còn vi phạm phải cố gắng hơn.
VI. HOẠT ĐỘNG NÊU GƯƠNG:
NỘI DUNG YÊU CẦU
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
BỔ SUNG
* Nêu gương cuối ngày:
- Cháu biết được trong 1 ngày nếu làm đúng 3 TCBN sẽ được thưởng 1 cờ đỏ
- Cháu biết nhận xét mình và nhận xét bạn.
- Cháu có ý thức thực hiện 3 TCBN
* Nêu gương cuối tuần:
- Cháu biết được trong một tuần nếu cháu đạt 4 cờ thì sẽ được một phiếu bé ngoan vào giờ nêu gương cuối tuần
- Cháu cố gắng chăm ngoan để cuối tuần đạt phiếu bé ngoan.
* Chuẩn bị: cờ, sổ theo dõi nhóm
* Tổ chức:
- Cô cho cháu tham gia văn nghệ vào đầu giờ nêu gương.
- Cho cháu nhắc lại 3 TCBN.
Không chạy ra ngoài
Ăn hết xuất
Không phá nước.
- Suy nghĩ 1 phút xem có thực hiện đúng 3 TCBN không.
- Cho các bạn trong lớp nhận xét tổ bạn có ai ngoan, ai chưa đạt tiêu chuẩn
- Cô nhận xét lần lượt từng tổ và quyết định cho cháu cắm cờ
- Cháu xếp hàng lần lượt theo tổ nhận cờ, cả lớp tuyên dương.
- Bạn cắm cờ, các bạn ở dưới đọc thơ, hát.
- Cô nhận xét động viên cháu chưa đượt cắm cờ, cố gắng hơn trong ngày sau.
- Cô cho cháu tham gia văn nghệ.
- Cô cho cháu biết giờ này là giờ gì?
- Cháu đọc 3 TCBN trong tuần
- Cô đọc tên các cháu đủ 4 cờ cô đã dán phiếu bé ngoan rồi còn những cháu hôm nay mới đủ 4 phiếu thì cô sẽ dán bổ sung.
- Cô động viên cháu chưa đạt bé ngoan.
VII. HOẠT ĐỘNG CHUNG:
NGÀY HOẠT ĐỘNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
NỘI DUNG BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
BỔ SUNG
THÖÙ HAI:
MOÂN: GDAN (L1)
Hát : Múa cho mẹ xem (Xuân Giao)
Nghe hát:
Thật đáng chê (Việt Anh)
Trò chơi:
Ai Đoán Giỏi.
- Biết tên và hiểu bài hát "Múa Cho Mẹ Xem". Biết tên tác giả bài hát "Thật Đáng Chê".
- Trẻ hát đúng nhịp bài hát "Mùa Cho Mẹ Xem". Trẻ nhận ra giai điệu của bài hát "Thật Đáng Chê": vui tươi, nhí nhảnh.
- Vân động theo nhạc: múa dẻo, nhịp nhàng bài hát "Múa Cho Mẹ Xem".
- Trỏ chơi âm nhạc: chơi đúng luật.
- Giáo dục trẻ tính tập thể.
CHUẨN BỊ
- Xác định tình hình tính chất giai điệu:
+ Bài hát "múa cho mẹ xem": giáo dục trẻ yêu quý đôi tay và giữ gìn đôi tay luôn sạch đẹp. Hát với tốc độ vui tươi, nhí nhảnh.
+ Bài hát "thật đáng chê": giáo dục trẻ biết bảo vệ bản thân khi ra ngoài. Hát với tốc độ nhẹ nhàng, tình cảm.
- Trang thiết bị: đĩa và máy nghe nhạc.
Hoạt động 1:
- Cho trẻ tập trung thành vòng tròn và hát bài "Năm Ngón Tay Ngoan".
- Đàm thoại với trẻ:
+ Các con vừa hát bài hát có tên là gì ? (tay thơm tay ngoan).
+ Bài hát của nhạc sĩ nào ? (Trần Văn Thụ).
+ Bài hát nói về bộ phận nào của cơ thể ? (Tay).
+ Giáo dục trẻ luôn giữ gìn vệ sinh cơ thể.
- Vậy hôm nay cô sẽ dạy cho các con bài hát"múa cho mẹ xem " nha !
Hoạt động 2:
Cô cho trẻ nghe đĩa một lần và cô hát lại một lần bài "múa cho mẹ xem".
- Cô dạy trẻ hát từng câu liên tiếp đến hết bài vài lần.
+ Câu 1: Hai bàn tay của em đây em múa cho mẹ xem.
+ Câu 2: Hai bàn tay của em như con bướm xinh xinh.
+ Câu 3: Khi em đưa tay lên là bướm xinh bay múa
+ Câu 4: Khi em đưa tay xuống là con bướm đậu trên cành hồng.
- Cô giáo dục trẻ hát đúng lời và nhịp nhàng.
- Cô cho cả lớp hát lại bài hát 2 lần.
- Gọi trẻ lên hát, hỏi tên bài hát và tên tác giả bài hát.
Hoạt động 3: vận động theo nhạc.
Chia lớp thành 3 tổ, theo các con muốn bài hát này hay hơn thì nên làm gì ?
- À! Để bài hát này thêm sinh động hôm nay cô sẽ dạy các con vừa hát vừa múa bài hát này nha !
- Cô sẽ múa cho các con xem và sau đó cô sẽ mời từng đội lên múa điệu múa của mình nha !
+ Động tác 1: Hai bàn tay của em nay em múa cho mẹ xem.
Một tay cao, một tay thấp làm động tác uốn dẻo đỗi bên liên tục.
+ Động tác 2:Hai bàn tay của am như hai con bướm xinh xinh.
Hai tay làm cánh bướm và làm động tác uốn dẻo.
+ Động tác 3: Khi em giơ tay lên là bướm xinh bay múa.
Giống động tác 1.
+ Động tác 4: Khi em giơ tay xuống là con bướm đậu trên cành hồng.
Để hai tay chéo trước ngực làm động tác hình con bướm.
- Cô mời từng đội lên biểu diễn và sửa sai.
Hoạt động 4: nghe nhạc.
- Cô cho trẻ di chuyển thành một vòng tròn.
- Đàm thoại với trẻ:
+ Ngoài đôi tay của mình ra các con phải luôn giữ gìn cơ thể cho sạch sẽ nữa nha !
+ Hôm nay cô sẽ giới thiệu đến các con bài hát "thật đáng chê" của nhạc sĩ Việt Anh.
- Lần 1: Cô cho trẻ nghe, trẻ chú ý và đưa người nhẹ nhàng theo nhạc.
- Đàm thoại với trẻ:
+ Các con thây bài hát này như thế nào ?
+ nhẹ nhàng, tình cảm.
- Lần 2: cô mở nhạc cho trẻ nghe và cô múa minh học, trẻ cầm tay nhau và nhúng nhẹ theo nhạc.
Hoạt động 5: Vận động theo nhạc.
- Bây giờ cô sẽ cho các con một trò chơi có tên là “ai đoán giỏi”.
- Cách chơi là cô sẽ mời một bạn bất kì và cho bạn đội chiếc mũ che mắt lại để bạn không nhìn thấy. cô sẽ mời một bạn khác đứng dạy hát một bài hát bất kì. Và nhiệm vụ của bạn đội mũ sẽ đoán xem ai hát và hát bài hát gì ?
- Cho trẻ chơi 4 – 5 lần. sau mỗi lần chơi đều nhận xét
File đính kèm:
- Toii Can Gi De Lon Len Va Khoe Manh.doc