Mạng hoạt động - Chủ đề động vật

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất

* Vận động – sức khỏe

- Đi thay đổi tốc độ theo đúng hiệu lệnh có sự phối hợp chân và tay

- Có kỷ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo đôi tay: cầm kéo cắt được theo đường thẳng: lắp ghép hình, xâu buộc giây

- Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe

- Lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết

* Dinh dưỡng – vệ sinh

- Nhận biết thực phẩm thông thường

- Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn trong các bữa ăn hàng ngày và lợi ích của ăn uống đủ lượng đủ chất

- Rèn luyện thao tác rữa tay bằng xà phòng, đi vệ sinh đúng nơi quy định

* An toàn

- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ

- Không chơi một số trò chơi nguy hiểm

 

doc27 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 17852 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Mạng hoạt động - Chủ đề động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỤC TIÊU 1. Phát triển thể chất * Vận động – sức khỏe - Đi thay đổi tốc độ theo đúng hiệu lệnh có sự phối hợp chân và tay - Có kỷ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo đôi tay: cầm kéo cắt được theo đường thẳng: lắp ghép hình, xâu buộc giây - Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe - Lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết * Dinh dưỡng – vệ sinh - Nhận biết thực phẩm thông thường - Nhận biết dạng chế biến đơn giản của một số thực phẩm, món ăn trong các bữa ăn hàng ngày và lợi ích của ăn uống đủ lượng đủ chất - Rèn luyện thao tác rữa tay bằng xà phòng, đi vệ sinh đúng nơi quy định * An toàn - Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ - Không chơi một số trò chơi nguy hiểm 2. Phát triển nhận thức - Ham hiểu biết thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh - Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, ghi nhớ có chủ định - Phân loại được các đối tượng theo 1-2 dấu hiệu cho trước - Nhận ra mối quan hệ đơn giản giữa sự vật, hiện tượng quen thuộc - So sánh và sử dụng các từ: bằng nhau, to hơn - nhỏ hơn - Đếm được trong phạm vi 5 - Tách 4 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ hơn 3. Phát triển ngôn ngữ - Diễn đạt dược mong muốn, nhu cầu bằng câu đơn, câu ghép - Đọc thơ kể lại câu chuyện diễn cảm, kể lại sự việc theo trình tự - Chú ý lắng nghe người khác nói - Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi 4. Phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội - Giữ gìn, bảo vệ môi trường: Bỏ rác đúng nơi quy định, chăm sóc con vật, cây cảnh, giữ gìn đồ dùng đồ chơi - Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh - Có một số phẩm chất cá nhân, mạnh dạn, tự tin, tự lực 5. Phát triển thẩm mỹ - Vận động phù hợp với nhịp điệu bài hát, bản nhạc (Vổ tay, chậm chân, nhún nhảy, múa…) - Có khả năng thể hiện, bọc lộ cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình - Biết sử dụng các dụng cụ, vật liệu phối hợp màu sắc hình dạng, đường nét để tạo ra sản phẩm có nội dung và bố cục đơn giản - Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô - Đĩa nhạc các bài hát về chủ đề Động vật - Các hình ảnh về chủ đề Động vật - Máy tính, giáo án điện tử - Bộ đồ dùng dạy toán. - Sản phẩm mẫu: Tranh xé dán “con gà con”; tranh vẽ “con cá”, “con bọ rùa”. - Tranh ảnh minh họa các bài thơ: “Đàn gà con”, “con còng thợ đấu”; truyện “mẹ con linh dương”, “sâu và bướm” 2. Đồ dùng của trẻ - Dụng cụ học thể dục: ghế băng, các vật cản cao 10 – 15cm - Đồ chơi ở các góc: Góc xây dựng, góc phân vai - Bộ đồ dùng học toán, loto các con vật - Vở tạo hình, vở toán, sáp màu, giấy vẽ. - Các dụng cụ âm nhạc: xắc xô, trống. 3. Đối với phụ huynh - Tuyên truyền phụ huynh về chủ đề Động vật, giúp trẻ tự tìm hiểu một số thông tin về chủ đề. - Xin phụ huynh các sách báo, các vật liệu như chai nhựa, hộp sữa để làm đồ dùng, đồ chơi trang trí các góc. MẠNG NỘI DUNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH - Lắp ghép hình - Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân. - Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh - Tên gọi, đặc điểm bên ngoài, ích lợi của một số con vật nuôi. - So sánh, phân loại con vật nuôi theo 1 – 2 dấu hiệu - Chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi - Nghe, đọc các bài thơ, ca dao, đồng dao, câu đố về các con vật phù hợp độ tuổi. - Sử dụng kỹ năng xé dán để xé dán con gà con - Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát CON VẬT SỐNG TRONG RỪNG - Trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm. - Nhận biết một số biểu hiện khi ốm và cách phòng tránh đơn giản. - Tên gọi, đặc điểm, môi trường sống của một số động vật sống trong rừng. - So sánh, phân loại con vật trong rừng theo 1 – 2 dấu hiệu - Mối liên hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống. - So sánh, thêm bớt các nhóm đối tượng trong phạm vi 4 - Nghe, kể lại các truyện đọc, truyện kể phù hợp - Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhip bài hát “chú thỏ con” ĐỘNG VẬT CÔN TRÙNG VÀ CHIM - Bật qua vật cản cao 10 - 15cm. - Nhận biết một số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực phẩm (trên tháp dinh dưỡng) - Tên gọi, đặc điểm, ích lợi và tác hại của một số loại côn trùng và chim. - Phân loại một số côn trùng theo 1 -2 dấu hiệu. - So sánh kích thước (to – nhỏ) của 2 đối tượng - Nghe, kể lại truyện được nghe. - Sử dụng phối hợp các kỹ năng vẽ để vẽ con bọ rùa CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC - Xâu buộc giây - Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật - Tập lau mặt - Tên gọi, đặc điểm, ích lợi, tác hại và môi trường sống của con vật dưới nước. - So sánh, phân loại con vật dưới nước theo 1 – 2 dấu hiệu - Tách gộp nhóm có 4 đối tượng - Nghe, đọc các bài thơ, đồng dao, câu đố về con vật - Sử dụng kỹ năng vẽ để vẽ con cá - Vận động nhịp nhàng theo giai điêu, nhịp điệu của các bài hát MẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC * HĐLQVT: - So sánh thêm bớt trong phạm vi 4 - Tách gộp nhóm có 4 đối tượng - So sánh kích thước to - nhỏ của 2 đối tượng * HĐKPXH: - Động vật nuôi trong gia đình - Động vật sống trong rừng - Động vật sống dưới nước - Một số loại côn trùng PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT * HĐVĐ: - Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh - Trèo qua ghế dài 1.5mx30cm - Bật qua vật cản cao 10cm * TCVĐ: Mèo và chim sẻ, bắt bướm * TCDG: Mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ * HĐLQVH: - Thơ: + Đàn gà con + Con còng thợ đấu - Truyện: + Mẹ con linh dương + Sâu và bướm ĐỘNG VẬT PHÁT TRIỂN THẪM MỸ * HĐTH: - Xé dán con gà con - Vẽ con cá - Vẽ con bọ rùa * HĐÂN: - Hát và vổ tay theo tiết tấu chậm bài “chú thỏ con” - Hát múa “Đàn gà con”, “cá vàng bơi” - Nghe hát: “Vịt lội trong ao”, “Chú voi con ở Bản đôn”, “Chị ong nâu và em bé” PHÁT TRIỂN TC – QHXH * TC: Tên gọi, đặc điểm và ích lợi của các con vật. Mối liên hệ giữa con vật với môi trường sống. * HĐG: - Góc phân vai: Bác sĩ thú y, cửa hàng bán thức ăn gia súc, vật liệu xây dựng. - Góc xây dựng: Xây vườn bách thú, trang trại chăn nuôi KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ TUẦN THỨ TUẦN 1 CON VẬT NUÔI TRONG NHÀ (23/12 – 27/12/2013) TUẦN 2 CON VẬT TRONG RỪNG (30/12/2013 – 03/01/2014) TUẦN 3 CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC (06/01 -10/01/2014) TUẦN 4 CÔN TRÙNG VÀ CHIM (13/01-17/01/2014) 2 HĐVĐ: Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh HĐVĐ: Trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm HĐTH: Vẽ con cá HĐVĐ: Bật qua vật cản cao 10cm 3 HĐKPKH: Động vật sống trong gia đình HĐKPKH: Động vật sống trong rừng HĐKPKH: Động vật sống dưới nước HĐLQVT: So sánh kích thước to - nhỏ của 2 đối tượng 4 HĐLQVH: Thơ: Đàn gà con HĐLQVT: So sánh thêm bớt trong phạm vi 4 HĐLQVT: Tách gộp nhóm có 4 đối tượng HĐKPKH: Một số loại côn trùng 5 HĐTH: Xé dán con gà con HĐLQVH: Truyện: Mẹ con linh dương HĐLQVH: Thơ: Con còng thợ đấu HĐLQVH: Truyện: Sâu và bướm 6 HĐÂN: Hát múa: Đàn gà con HĐÂN: Hát – vổ tay theo tiết tấu chậm bài “Chú thỏ con” HĐÂN: Hát múa: Cá vàng bơi HĐTH: Vẽ con bọ rùa CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH (Từ 23 / 12 đến 27 / 12/ 2013) I. MỤC TIÊU 1. Thái độ - Biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi gần gũi. - Biết quan tâm, hứng thú tham gia các hoạt động. - Biết giữ gìn vệ sinh môi trường, tiết kiệm điện, nước. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phối hợp các giác quan (thính giác, thị giác) với vận động của chân để thực hiện bài tập đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh sự giống và khác nhau của của các con vật nuôi. - Rèn luyện cách phát âm, phát triển tư duy và vốn từ cho trẻ; phát triển các giác quan. - Rèn kỷ năng đọc thơ diễn cảm. - Rèn kỹ năng xé, dán cho trẻ; kỹ năng chọn màu sắc hài hòa và tạo bố cục cân đối - Luyện kỹ năng vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu bài hát. 3. Kiến thức - Trẻ biết đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm bên ngoài, ích lợi và một số đặc điểm giống và khác nhau của một số con vật nuôi. - Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung và đọc thuộc bài thơ. - Trẻ biết xé dán con gà con - Nhớ tên bài hát, tên tác giả, múa được theo nhịp điệu bài hát “Đàn gà con”. II. CHUẨN BỊ - Băng keo đen làm vạch kẻ. - Giáo án điện tử, máy tính. - Tranh ảnh, loto, video về chủ đề Động vật - Tranh mẫu, giấy A4, sáp màu, giấy màu - Đĩa nhạc các bài hát chủ đề Động vật - Tranh thơ “Đàn gà con” KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Thứ Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 THỂ DỤC SÁNG - Hô hấp: Bắt chước động tác gà gáy - Tay: Co duỗi tay - Bụng: Nghiêng người sang phải, sang trái - Bật: Bật tại chổ (Thực hiện: 4L X 4N) (Tập trên nền nhạc bài hát “Trời nắng, trời mưa”) HOẠT ĐỘNG HỌC HĐVĐ: Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh HĐKPKH: Trò chuyện về một số con vật nuôi trong gia đình HĐLQVH: Thơ: Đàn gà con HĐTH: Xé dán con gà con (tm) HĐLQÂN: - Hát – múa: “Đàn gà con” - TCAN: Tai ai tinh HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - TC: Các con vật nuôi trong gia đình -TCVĐ: Mèo đuổi chuột - CTD - QS: Con chó - TCVĐ: Mèo và chim sẻ - CTD - TCDG: Bịt mắt bắt dê - CTD - QS: Con gà con -TCVĐ: Mèo và chim sẻ - CTD - TC: Cách chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi - TCVĐ: Mèo đuổi chuột - CTD HOẠT ĐỘNG GÓC Phân vai: Cô bán hàng, Bác sĩ thú y Xây dựng: Trang trại chăn nuôi Học tập: Xem tranh ảnh, đọc thơ về chủ đề Động vật Nghệ thuật: Vẽ, nặn, tô màu các con vật; nghe các bài hát về chủ đề Động vật Thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, con vật. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - LQTC: Mèo và chim sẻ - Nghe đồng dao “con gà cục tác lá chanh” - Làm quen bài thơ “Đàn gà con” - HĐG - Hướng dẫn cách lau mặt - Nghe hát “gà trống thổi kèn” - LQ bài hát “Đàn gà con” - HĐG - Đóng, mở chủ đề nhánh - Ca múa hát tập thể, nêu gương bé ngoan KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Thứ 2 ngày 23 tháng 12 năm 2013 NỘI DUNG MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HĐVĐ: - VĐCB: Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh - TCVĐ: Chuyền bóng HĐNT: - TC: Các con vật nuôi trong gia đình -TCVĐ: Mèo đuổi chuột - CTD HĐC: - LQTC: Mèo và chim sẻ - Nghe đồng dao “con gà cục tác lá chanh” - Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động - Rèn luyện kỹ năng phối hợp các giác quan (thính giác, thị giác) với vận động của chân để thực hiện bài tập đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. - Trẻ biết đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. - Trẻ chơi tốt trò chơi “chuyền bóng” - Rèn kỹ năng trả lời các câu hỏi một cách rỏ ràng, mạch lạc - Trẻ biết được tên gọi, một số đặc điểm của một số con vật nuôi trong gia đình - Rèn luyện các tố chất vận động: nhanh nhẹn, khéo léo, sức bền - Trẻ chơi tốt trò chơi - Luyện phản xạ nhanh cho trẻ - Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Trẻ chơi được trò chơi - Trẻ cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu của bài đồng dao - Trẻ nhớ tên bài đồng dao - Sân tập sạch sẽ, an toàn - Trang phục gọn gàng, dể vận động - Xắc xô, nhạc tập - Hai quả bóng - Sân bãi sạch sẽ, an toàn - Trang phục của trẻ gọn gàng, dể vận động - Giây giun, phấn, đá - Sân bãi rộng rãi, an toàn - Một vòng tròn ở góc lớp làm tổ chim - Tranh minh họa bài đồng dao Hoạt động 1: Khởi động * Cho trẻ đi vòng tròn và kết hợp các kiểu đi, chạy khác nhau: đi thường, đi bằng gót chân, mũi bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh. * Cho trẻ về thành đội hình 3 hàng ngang. Hoạt động 2: Trọng động a. Bài tập phát triển chung - Tay vai: Hai cánh tay xoay tròn vào nhau trước ngực, hai tay lên cao (2Lx4N) - Lưng - bụng: : Cúi người về phía trước, ngửa người ra phía sau (2Lx4N) - ĐT Chân: Đứng thẳng, hai tay chống hông; chân phải, chân trái bước ra trước, khụy gối (4Lx4N) b. BTVĐCB “Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh” - Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang, đối diện nhau. - Cô giới thiệu tên bài tập vận động - Cô thực hiện mẫu: + Cô làm mẫu lần 1: thực hiện không giải thích động tác + Cô làm mẫu lần 2: Thực hiện kết hợp giải thích: Tư thế chuẩn bị, cô đứng trước vạch xuất phát, hai tay thả lỏng tự nhiên, đứng hai chân rộng bằng vai, mắt nhìn thẳng. Khi có hiệu lệnh, cô sẽ đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của xắc xô: âm thanh xắc xô to thì “đi nhanh”, âm thanh nhỏ thì “đi chậm” cho đến khi về vạch đích, sau đó cô đi về đứng cuối hàng. - Cô mời một số trẻ thực hiện, cô chú ý sửa sai cho trẻ - Cho cả lớp thực hiện 2 lần. - Cho 2 bạn thực hiện tốt nhất lên làm lại cho cả lớp xem. - Cho 2 đội thi đua. - Củng cố: cô hỏi trẻ tên vận động vừa học? c. Trò chơi vận động: “Chuyền bóng” - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cô cho trẻ nhắc cách chơi và luật chơi. - Cô cho trẻ chơi - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ Hoạt động 3: Hồi tỉnh Trẻ đi và hít thở nhẹ nhàng. Hoạt động 1:Các con vật nuôi trong gia đình * Cô cho trẻ hát bài “gà trống, mèo con và cún con” và đi ra sân * Trò chuyện: - Tên bài hát? - Trong bài hát nhắc đến những con vật nào? - Các con vật đó được nuôi ở đâu? - Vì sao chúng ta nuôi những con vật đó? - Vậy các con phải đối xử với các con vật này như thế nào? * Cô khái quát lại và giáo dục trẻ phải biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ các con vật bé nhỏ. Hoạt động 2: a. Trò chơi “ Mèo đuổi chuột” - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi - Cho trẻ chơi - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ Hoạt động 3: Chơi tự do - Cô giới thiệu tên các trò chơi - Cho trẻ chơi các trò chơi trẻ thích - Cô bao quát, xử lý các tình huống * Chơi trò chơi “ Mèo và chim sẻ” - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi: Chọn một cháu làm mèo ngồi ở một góc lớp, cách tổ chim sẻ 3-4m. Các trẻ khác làm chim sẻ. Các chú chim sẻ vừa nhảy đi kiếm mồi vừa kêu "chích, chích, chích" (thỉnh thoảng lại ngồi gõ tay xuống đất giả như đang mổ thức ăn). Khoảng 30 giây mèo xuất hiện. Khi mèo kêu "meo, meo, meo" thì các chú chim sẻ phải nhanh chóng bay về tổ của mình. Chú chim sẻ nào chậm chạp sẽ bị mèo bắt và phải ra ngoài một lần chơi. Trò chơi tiếp tục khoảng 3- 4 lần. Mỗi lần, chim sẻ đi kiếm mồi khoảng 30 giây thì mèo lại xuất hiện. - Cô chơi mẫu lần 1 - Cô chơi cùng trẻ - Cô tổ chức cho trẻ chơi - Cô nhận xét tuyên dương * Bé nghe đồng dao - Cô giới thiệu tên bài đồng dao - Cô đọc bài đồng dao cho trẻ nghe - Cô hỏi trẻ tên bài đồng dao? - Cô nói qua về nội dung bài đồng dao cho trẻ biết. - Cô đọc lại bài đồng dao kết hợp hình ảnh minh họa. Nhận xét cuối ngày:...................................................................................... ...................................................................................................................... Thứ 3 ngày 24 tháng 12 năm 2013 NỘI DUNG MỤC ĐÍCH CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HĐKPKH: Trò chuyện về các con vật nuôi trong gia đình HĐNT: - QS: Con chó - TCVĐ: Mèo và chim sẻ - CTD HĐC: - Làm quen bài thơ “Đàn gà con” - HĐG - Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loài vật nuôi - Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh sự giống và khác nhau của của các con vật nuôi. - Rèn luyện cách phát âm, phát triển tư duy và vốn từ cho trẻ; phát trine các giác quan. - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm bên ngoài, ích lợi và một số đặc điểm giống và khác nhau của một số con vật nuôi. - Biết yêu quý, chăm sóc con vật - Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi của con chó - Luyện phản xạ nhanh cho trẻ - Trẻ chơi tốt trò chơi - Trẻ chơi được các trò chơi - Phát triển tai nghe ngôn ngữ cho trẻ. - Trẻ nhớ tên bài thơ - Biết chơi các trò chơi ở các góc - Giáo án điện tử, máy tính - Đĩa nhạc bài hát chủ đề Động vật - Tranh loto về các con vật nuôi - Con chó con - Một vòng tròn ở góc lớp làm tổ chim - Mủ mèo, mủ chim - Sân bãi sạch sẽ, an toàn - Dây, cà kheo, bi, đá - Tranh thơ - Đồ chơi các góc Hoạt động 1: Ổn định – giới thiệu * Cô cho trẻ hát bài “gà trống, mèo con và cún con” * Trò chuyện: + Các con vừa hát bài gì? + Trong bài hát có nhắc đến những con vật nào? + Những con vật đó được nuôi ở đâu? * Cô khái quát lại và dẫn dắt trẻ vào bài học: Gà trống, mèo con và cún con là những con vật được nuôi trong gia đình. Hôm nay, cô sẽ cho các con cùng làm quen với các con vật này nhé! Hoạt động 2: 1. Khám phá đối tượng a. Con gà trống * Cô đọc câu đố: Con gì mào đỏ Gáy ò ó o Sáng sớm tinh mơ Gọi người thức giấc Đố là con gì? * Cho trẻ quan sát con gà trống trên màn hình và cho trẻ đọc từ “con gà trống” * Đàm thoại: - Các con quan sát xem con gà trống có những bộ phận nào? - Trên đầu gà trống có gì? - Thân gà trống như thế nào? - Chân gà trống có đặc điểm gì? - Gà trống ăn thức ăn gì? - Gà trống có đẻ được không? Thế gà gì đẻ trứng? - Vậy chúng ta nuôi gà trống để làm gì? * Cô khái quát lại: Gà trống là con vật được nuôi trong gia đình; nó có cánh, có hai chân. Gà mái có thể đẻ trứng nên con gà là con vật nuôi trong gia đình thuộc nhóm gia cầm. * Cô cho trẻ bắt chước làm tiếng gà gáy. b. Con vịt * Cho trẻ nghe tiếng kêu con vật và đoán tên. * Cho xuất hiện hình ảnh con vịt trên màn hình và cho trẻ đọc từ “con vịt” * Cho trẻ quan sát và đàm thoại: - Con vịt có những gì? - Vịt thấy được thức ăn là nhờ vào cái gì? (con mắt) có mấy mắt? - Nhờ cái gì mà vịt có thể bắt được tôm, tép? (nhờ có mỏ dài và dẹt) - Vịt có mấy chân và chân nó có đặc điểm gì? - Con vịt ăn gì mà sống? - Đố các con vịt mái đẻ ra cái gì? - Vậy vịt gì đẻ trứng? (vịt mái) * Cô khái quát lại: Vịt là con vật nuôi trong gia đình. Cũng giống như con gà, con vịt cũng có cánh, có hai chân và đẻ trứng nên được gọi là gia cầm. Trứng gia cầm là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho chúng ta. c. Con chó * Cô cho trẻ chơi trò “trời tối, trời sáng” * Cho xuất hiện hình ảnh con chó trên màn hình và đọc từ “con chó” * Đàm thoại: - Con chó có những bộ phận nào? - Trên đầu của con chó có gì? - Con chó có mấy chân và chân nó có đặc điểm gì? - Con chó ăn thức ăn gì? - Chó đẻ con hay đẻ trứng? - Vậy, người ta nuôi chó làm gì? + Cho trẻ bắt chước tiếng chó sủa khi có khách. * Cô khái quát lại: Chó là con vật nuôi trong gia đình, có 4 chân, đẻ con nên thuộc nhóm gia súc. d. Con Mèo * Cô cho trẻ nghe một đoạn nhạc bài hát “chú mèo con” và đoán tên. * Cho trẻ quan sát con mèo trên màn hình và gọi tên. * Đàm thoại: - Các con thấy con mèo có đặc điểm gì? - Trên đầu con mèo có những gì? - Mèo đi được là nhờ cái gì? - Đố các con chân con mèo có đặc điểm gì mà khi di chuyển mèo đi lại, leo trèo rất nhẹ nhàng vậy? - Các con có biết thức ăn yêu thích của chú mèo là gì không? Ngoài thức ăn yêu thích là chuột, con mèo còn ăn cơm, cá nữa. - Vậy, con mèo đẻ ra gì vậy các con? * Cô khái quát lại và giáo dục trẻ: Con mèo là con vật được nuôi trong gia đình, có 4 chân, đẻ con. Chân mèo có lớp đệm thịt nên giúp mèo có thể di chuyển nhẹ nhàng, mèo lại có móng vuốt và hàm răng sắc nhọn nên có thể bắt chuột giúp con người. Vì thế, khi chơi với mèo, các con phải tránh xa móng vuốt sắc nhọn của nó nhé. 2. So sánh * Cho trẻ kể tên các con vật vừa cho trẻ làm quen a. Con gà – con vịt * Cô cho xuất hiện con gà và con vịt trên màn hình và cho trẻ so sánh. * Giống nhau: - Có hai chân, hai cánh và đẻ trứng - Thuộc nhóm gia cầm nuôi trong gia đình * Khác nhau: Con gà Con vịt - Có mào đỏ - Mỏ gà nhọn - Không bơi được dưới nước - Không có mào - Mỏ to, dẹp - Bơi được dưới nước b. Con chó – con Mèo * Cho trẻ quan sát hình và so sánh * Giống nhau: - Thuộc nhóm gia súc - Có 4 chân và đẻ con * Khác nhau: Con chó Con mèo - Được nuôi để giữ nhà - Không có móng vuốt sắc nhọn - Sủa: Gâu gâu - Nuôi để bắt chuột - Có móng vuốt rất sắc nhọn - Kêu: Meo meo * Cô khái quát lại và giáo dục: Con chó, con mèo, con gà và vịt đều lã những con vật nuôi trong gia đình. Mỗi con vật có những đặc điểm khác nhau. Nhưng chúng đều có ích cho con người. Thế nên các con phải bảo vệ và chăm sóc chúng nhé! * Mở rộng: - Cho trẻ kể tên các con vật nuôi trong gia đình khác ngoài các con vật cô cho làm quen - Cô cho trẻ xem hình ảnh các con vật trên máy tính. 3. Luyện tập a. Trò chơi: Tai thính – giọng hát hay * Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi: Cô chia trẻ thành hai đội. Cô cho trẻ nghe âm thanh của một số con vật. Các đôi phát hiện đó là tiếng kêu của con vật nào sau đó dùng xắc xô dành quyền trả lời bằng cách đọc một bài thơ hoặc hát một bài hát liên quan đến con vật đó. Đội nào trả lời nhanh và đúng sẽ được thưởng 1 bông hoa. * Cho trẻ chơi * Cô nhận xét, tuyên dương b. Trò chơi 2: Thi ai chọn nhanh và đúng * Cô chia trẻ thành 2 đôi: Đội gà con và mèo con. Trước mặt hai đội, cô đã chuẩn bị hai bảng để gắn hình và hai rổ đựng lô tô các con vật nuôi trong gia đình. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu”, bạn đầu tiên ở mỗi đội sẽ chạy lên rổ chọn loto con vật thuộc nhóm vật nuôi mà cô yêu cầu và gắn lên bảng; sau đó chạy về đứng cuối hàng để bạn thứ hai tiếp tục lượt chơi. Kết thúc, đội nào gắn nhanh và đúng sẽ được thưởng 1 bông hoa. * Trẻ chơi Hoạt động 3: Kết thúc * Tập trung trẻ, nhận xét buổi học * Cô cho trẻ hát bài “đàn vịt con” và chuyển hoạt động. Hoạt động 1: Quan sát con chó * Nhắc nhở trẻ trước khi quan sát * Trò chuyện: - Các con vừa được quan sát gì? - Các con có nhận xét gì về con chó? - Thức ăn của con chó là gì? - Con chó được nuôi làm gì? - Cách đối xử với vật nuôi? * Cô khái quát lại và giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc các con vật nuôi Hoạt động 2: Trò chơi “Mèo và chim sẻ” - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi - Cho trẻ chơi - Cô nhận xét, tuyên dương Hoạt động 3: Chơi tự do - Cô giới thiệu tên các trò chơi - Cho trẻ chơi các trò chơi trẻ thích - Cô bao quát, xử lý các tình huống * LQ bài thơ “Đàn gà con” - Cô giới thiệu dẫn dắt đến bài thơ “Đàn gà con” - Cô đọc cho trẻ nghe diễn cảm, sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ phù hợp. - Cô hỏi trẻ tên bài thơ? - Cô nói về nội dung của bài thơ và giáo dục trẻ yêu thương, chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi nhỏ bé gần gũi trong gia đình. - Cô đọc thơ cho trẻ nghe kết hợp sử dụng một số hình minh họa. * Chơi ở các góc - Cô giới thiệu các góc chơi - Cô giáo gợi ý cho trẻ tự thỏa thuận về góc chơi - Cho một số trẻ nói về ý định chơi của mình ở các góc - Nhắc nhở trẻ trước, trong và sau khi chơi - Cho trẻ về các góc chơi trẻ thích Cô bao quát, điều chỉnh các hành vi đúng cho trẻ - Cô nhận xét, khen ngợi trẻ Nhận xét cuối ngày:……………………………………………………….. …………………………………………………………………………….. Thứ 4 ngày 25 tháng 12 năm 2013 NỘI DUNG MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HĐLQVH: Thơ: Đàn gà con HĐNT - TCDG: Bịt mắt bắt dê - CTD HĐC: - Hướng dẫn cách lau mặt - Nghe hát “gà trống thổi kèn” - Biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ các con vật nuôi gần gũi. - Rèn kỷ năng đọc thơ diễn cảm. - Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung và đọc thuộc bài thơ. - Rèn luyện thính giác, khả năng phán đoán, giữ thăng bằng cho trẻ - Trẻ chơi trò chơi th

File đính kèm:

  • docchu de dong vat.doc