Mô đun: Lắp đặt, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các thiết bị dùng chung trong trường phổ thông

I. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THIẾT BỊ DÙNG CHUNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1. Vai trò, tác dụng của các thiết bị dùng chung trong nhà trường

- Trong các hoạt động chính trị, xã hội của nhà trường như: tiết chào cờ, cuộc mít tinh, buổi hội diễn văn nghệ,. đều cần có sự trợ giúp của hệ thống trang thiết bị âm thanh.

- Chất lượng và hiệu quả quản lí, dạy học,. phụ thuộc nhiều vào máy vi tính, máy in, máy photocopy.

- Kết quả đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ như thế nào nếu nhà trường không có máy vi tính, máy chiếu projector, tivi và đầu đọc đĩa v.v.

2. Hệ thống các thiết bị dùng chung

Hiện nay, theo danh mục thiết bị trường học, thiết bị dùng chung bao gồm các loại được liệt kê dưới đây:

1. tivi

2. đầu đĩa vcdĐ, dvd

3. hệ thống tăng âmH, loa micro.

4. máy quét hình M (scanner)

5. máy photocopy

6. máy chiếu bản trong (over head)

7. máy chiếu dương bản M

8. máy chiếu đa phương tiện M (projector)

9. máy ảnh kỹ thuật sốM

10. máy quay phim kỹ thuật số M

11. máy in

12. máy vi tính

13. hệ thống mạng máy tính

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3312 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô đun: Lắp đặt, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các thiết bị dùng chung trong trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n : 01/8/2010 Ngµy gi¶ng : 02/8/2010 MÔ ĐUN II: LẮP ĐẶT, SỬ DỤNG, BẢO QUẢN, BẢO DƯỠNG CÁC THIẾT BỊ DÙNG CHUNG TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG I. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THIẾT BỊ DÙNG CHUNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1. Vai trò, tác dụng của các thiết bị dùng chung trong nhà trường - Trong các hoạt động chính trị, xã hội của nhà trường như: tiết chào cờ, cuộc mít tinh, buổi hội diễn văn nghệ,... đều cần có sự trợ giúp của hệ thống trang thiết bị âm thanh. - Chất lượng và hiệu quả quản lí, dạy học,... phụ thuộc nhiều vào máy vi tính, máy in, máy photocopy. - Kết quả đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ như thế nào nếu nhà trường không có máy vi tính, máy chiếu projector, tivi và đầu đọc đĩa v.v... 2. Hệ thống các thiết bị dùng chung Hiện nay, theo danh mục thiết bị trường học, thiết bị dùng chung bao gồm các loại được liệt kê dưới đây: tivi đầu đĩa vcdĐ, dvd hệ thống tăng âmH, loa micro. máy quét hình M (scanner) máy photocopy máy chiếu bản trong (over head) máy chiếu dương bản M máy chiếu đa phương tiện M (projector) máy ảnh kỹ thuật sốM máy quay phim kỹ thuật số M máy in máy vi tính hệ thống mạng máy tính 1. Máy thu vô tuyến truyền hình (còn gọi là: TIVI, vô tuyến, máy thu hình) Sử dụng trong dạy học khi được kết nối với các thiết bị khác như đầu đọc đĩa, máy vi tính, máy ảnh, máy quay phim,... Sử dụng trong sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Giải trí. 2. Đầu đọc đĩa hình (đầu VCD, đầu DVD) Sử dụng trong dạy học khi được kết nối với các thiết bị khác như TIVI, Projector,... Sử dụng trong sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Giải trí. 3. Hệ thống tăng âm, loa, micro (còn gọi là: hệ thống trang âm) Sử dụng khi dạy học trong phòng lớn, đông người học. Sử dụng trong các sinh hoạt chính trị, văn hóa, văn nghệ như tiết chào cờ, buổi mít tinh, hội diễn văn nghệ v.v... 4. Máy chiếu hắt (còn gọi là : Overhead, máy chiếu bản trong, máy chiếu qua đầu) Sử dụng trong dạy học. Sử dụng cho báo cáo viên trong các hội nghị, hội thảo khoa học, sinh hoạt chuyên môn của bộ môn v.v... 5. Máy chiếu đa năng (còn gọi là: Multimedia Projector, máy chiếu đa phương tiện) Sử dụng trong dạy học. Sử dụng cho báo cáo viên trong các hội nghị, hội thảo khoa học, sinh hoạt chuyên môn của bộ môn v.v... 6. Máy quét (còn gọi là: Scaner, máy quét hình) Dùng để sao chụp văn bản, sao chụp hình. Sau đó có thể đưa vào máy vi tính để xử lí chỉnh sửa, lưu trữ, in ấn v.v... 7. Máy photocopy: Dùng để sao chụp văn bản, tài liệu với số lượng tùy ý. 8. Máy chiếu phim dương bản (còn gọi là máy chiếu phim slide) Sử dụng trong dạy học. Sử dụng cho báo cáo viên trong các hội nghị, hội thảo khoa học, sinh hoạt chuyên môn của bộ môn v.v... 9. Máy ảnh kĩ thuật số Dùng để ghi lại hình ảnh tĩnh, nhằm phục vụ cung cấp tài liệu cho học tập hoặc hình ảnh sinh hoạt tập thể, cá nhân trong nhà trường. Việc xử lí, lưu trữ ảnh; việc sử dụng khi kết nối với các thiết bị khác thuận tiện. 10. Máy quay phim kĩ thuật số Dùng để ghi lại hình ảnh động (phim) nhằm phục vụ cung cấp tài liệu cho học tập hoặc hình ảnh sinh hoạt tập thể, cá nhân trong nhà trường. Việc xử lí, lưu trữ ảnh; việc sử dụng khi kết nối với các thiết bị khác thuận tiện. 11. Máy in Sử dụng để in ấn văn bản, tài liệu. 12. Máy vi tính (còn gọi Computer, máy tính cá nhân) Sử dụng trong dạy học với chức năng là thiết bị lưu trữ thông tin hoặc thiết bị trao đổi thông tin. Sử dụng trong đào tạo, quản lí đào tạo, nhân sự; tạo văn bản, tài liệu. Sử dụng trong hoạt động chuyên môn, giải trí như một thiết bị Multimedia. 13. Hệ thống mạng máy tính Sử dụng trong dạy học với chức năng là thiết bị truyền tin hoặc thiết bị mang tin. Nguồn thông tin khổng lồ kèm theo các dịch vụ tương ứng chính là hệ thống các trang Web liên kết với nhau và các tài liệu học tập khác trong WWW (World Wide Web). Thư điện tử (email), Trò chuyện trực tuyến (chat), Lớp học ảo Máy truy tìm dữ liệu (search engine), Các dịch vụ thương mại và chuyển ngân, và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các hội thảo trực tuyến… II. SỬ DỤNG HỆ THỐNG TĂNG ÂM, LOA, MICRO. 1. Vài nét về những tiến bộ trong lĩnh vực trang âm - Âm thanh MONO: Hệ thống âm thanh MONO là hệ thống mà tất cả các tín hiệu audio được trộn vào nhau và được phát lại qua một kênh audio đơn. Âm thanh mono có thể được thu vào từ một hay nhiều micrô, trộn lại và đưa qua một ampli xử lý tín hiệu đơn có ngõ ra ghép với một hay nhiều loa. - Âm thanh Stereo: Các hệ thống âm thanh stereo có hai kênh tín hiệu audio độc lập, các tín hiệu được tái tạo có biên độ cụ thể và có quan hệ về pha với nhau, vì thế khi được phát lại nó sẽ tái tạo âm hình biểu kiến của nguồn âm thanh nguyên thủy. Âm thanh stereo làm cho người nghe hình dung thấy được sự phối cảnh và vị trí của các nhạc cụ trên sân khấu hay sàn diễn. Hệ thống phát lại stereo là toàn bộ khu vực ngồi nghe phải có sự bao phủ bằng nhau của cả hai kênh trái (left) và phải (right). Hệ thống stereo trong phòng có một khu vực nhỏ đạt tốt nhất yêu cầu này nằm giữa và tạo một tam giác cân với hai loa, đó là nơi ít có sự chênh lệch nhất về biên độ, thời gian đến của âm thanh…v.v Sơ đồ nghe tốt nhất được bố trí như hình vẽ - Hệ thống stereo phải có đáp ứng pha giống nhau ở ngõ vào và ngõ ra cho cả hai kênh. Nghĩa là một tín hiệu với dạng sóng dương ở ngõ vào phải có dạng sóng dương tương ứng ở ngõ ra. - Nếu đáp ứng pha bị lệch, khi lắng nghe một nguồn nhạc có âm hình thiên về khoảng giữa như giọng hát solo, bạn sẽ thấy sự bất ổn của âm hình, nó sẽ tản mác xung quanh và ra xa khỏi khoảng giữa hai loa. - Do đó cần chú ý cực tính khi đấu nối loa trong hệ thống stereo. * Sơ đồ vị trí lắp đặt loa một số hệ thống stereo: + Hệ thống DOLBY PRO LOGIC - Dolby Pro Logic là khái niệm của hãng nghiên cứu kỹ thuật thu thanh DOLBY đưa ra và giữ bản quyền. - Một hệ thống âm thanh Dolby Surround Pro Logic thông thường gồm 5 bộ loa, hai loa chính phía trước (Front – Left/Right), hai loa phụ phía sau ( Rear – Left/Right) và một loa ở giữa (Center) + Hệ thống THX ( TOM HOLMAN’S e XPENRIMENT) Đây là hệ thống do hãng Lucas Film sáng chế, thường sử dụng trong các rạp chiếu phim. Hệ thống này nhằm tái tạo âm thanh hoàn toàn trung thực, người xem có cảm giác như tham gia vào các quá trình trên phim. Hệ thống bố trí thêm 2 loa bên sườn + Hệ thống DOLBY AC 3 - Đây là hệ thống âm thanh được phát triển trên cơ sở các hệ thống âm thanh xoay vòng. - Nó phát ra 6 kênh âm thanh riêng biệt hoàn toàn. - Giống như Dolby Surround Pro Logic, nó gồm các kênh Trái (Left), trung tâm (Center) và Phải (Right) trải ngang qua phía trước căn phòng. - Dolby Surround Pro Logic chỉ có một kênh Surround đơn lẻ với băng tần hạn chế (trong khoảng từ 100 Hz đến 7.000 Hz). Còn Dolby Digital AC-3 cung cấp kênh Surround Left và Surround Right riêng biệt để có thể định vị âm thanh chính xác, trung thực và có sức thuyết phục hơn. - Dolby Digital AC-3, tất cả 5 kênh chính có dải động đầy đủ (từ 3 Hz đến 20.000 Hz). Kênh thứ sáu là Kênh Hiệu Ứng Tần Số Thấp (Low Frequency Effects Channel) vào đúng thời điểm sẽ bổ sung thông tin tiếng bass để tăng lên cực đại ấn tượng của cảnh phim như tiếng nổ, sự va chạm mạnh, v.v… - Sự tiến bộ trong kỹ thuật mã hóa dữ liệu âm thanh này làm cho các soundtrack Dolby Digital AC-3 có thể được dùng bổ sung vào các đĩa laser thông thường và hàng loạt các nguồn khác. 2. Lắp đặt và kết nối - Vị trí loa + Hệ thống tăng âm trong dạy học và các hoạt động khác thường được bố trí ở phía trên cùng của phòng (sân khấu), hai loa quay xuống dưới, ampli đặt ở vị trí dễ điều khiển và đảm bảo an toàn điện. + Đối với phòng học, hội trường bố trí loa cố định nên đặt loa ở vị trí cao hơn đầu người để cho mọi người trong phòng có thể nghe được nguồn âm trực tiếp, tránh hiện tượng âm phản xạ từ các đồ vật hoặc người trong phòng. * Chú ý: Không được đặt loa hướng trực tiếp vào micro vì sẽ gây hiện tượng lacxen gây rú làm ảnh hưởng đến sự làm việc của hệ thống. SÂN KHẤU - Kết nối tăng âm với loa: Chú ý đến 1 số yếu tố sau: +) Công suất của loa: Công suất của loa phải luôn lớn hơn hoặc bằng công suất ra của tăng âm, nếu không khi phát công suất lớn sẽ làm hỏng loa. +) Trở kháng của loa: Loa thông dụng thường có trớ kháng 4W, 8W, 16W, khi nối loa với tăng âm chúng ta chú ý: Trở kháng của loa phải luôn lớn hơn hoặc bằng trở kháng ra của tăng âm, nếu không khi phát công suất lớn sẽ làm hỏng loa hoặc tăng âm. +) Cực tính: Nguồn âm thanh lập thể có từ 2 loa trở nên thì chúng ta phải mắc đúng cực tính của loa. Nếu đấu nối đúng, tất cả các loa sẽ hoạt động “đồng pha”. Đấu “sai pha”, nếu không gây ra lỗi hư hỏng về điện thì cũng làm đục các hiệu ứng thể hiện không gian và giảm tiếng bass. - Kết nối tăng âm với Micro: Micro được kết nối với tăng âm thông qua đầu vào Micro, do đặc điểm tín hiệu từ Micro rất nhỏ (vài mV) nên rất hay bị nhiễu. Do vậy giắc cắm và dây Micro phải là loại tiêu chuẩn, không dùng các loại dây khác thay dây Micro, giắc cắm phải tiếm xúc tốt, nếu không sẽ phát sinh tiếng ù, tiếng loạt xoạt… - Kết nối tăng âm với các thiết bị khác (đầu đĩa, tivi, Computer…) Dùng cáp RCA đươc tín hiệu từ đầu ra tiếng của đầu đĩa, tivi, Computer (Audio Out) với đầu vào (Line In) của tăng âm. Chú ý cắm đúng các đường tín hiệu Trái – Left (Dây mày trắng) Phải –Right (Dây màu đỏ) 3. Sử dụng và bảo quản các hệ thống tăng âm, loa, micro Một hệ thống âm thanh thông thưòng gồm có: tăng âm (Ampli), loa, micro. Tăng âm thông thường hiện nay đều có hai lối ra loa cho hai kênh trái và phải a. Tăng âm: Một tăng âm bất kỳ sẽ có những núm nút cơ bản sau: - Công tắc nguồn nuôi (AC – ON/OFF) : Khi sử dụng cần chú ý dải điện áp danh định mà ampli hoạt động. - Chiết áp âm lượng (Volume) - Chiết áp điều chỉnh độ lớn của tín hiệu qua micro (Mic Volume) - Các núm điều chỉnh dải tần số + Bass: âm trầm – tần số thấp + Midle: âm trung – tần số trung bình + Treeble : âm cao – tần số cao - Núm điều chỉnh cân bằng giữa hai loa (Balance) - Nút làm tăng độ căng của âm thanh ( Loudness) - Các chiết áp khối làm vang nhân tạo (Echo) + Delay: Thời gian lặp lại của âm vang + Repeat: Mức độ lặp lại + Echo: Cường độ lặp lại Ở phía sau tăng âm có các giắc nối với tín hiệu khác đưa đến (Line) và loa. Khi sử dụng cần chú ý những thông số kỹ thuật của Ampli để kết nối cho phù hợp. + Công suất nguồn tiêu thụ (Tính bằng W hoặc VA) + Công suất ra loa ( W- RMS) + Trở kháng lối ra (W) b. Loa Loa là hệ thống biến tín hiệu điện thành âm thanh, khi sử dụng phải chú ý những thông số kỹ thuật: - Công suất loa (W) - Trở kháng của loa (W) - Dải tần số Các thông số này phải phù hợp với tăng âm. c. Micro: - Micro là dụng cụ biến tiếng nói, âm thanh thành tín hiệu điện để đưa vào ampli khuếch đại. - Có nhiều loại Micro như: micro điện động, micro áp điện, micro băng...Micro điện động là loại phổ biến nhất. - Một micro tốt phải có dải tần số đồng đều trong toàn dải âm thanh, độ nhạy của nó tuỳ thuộc mục đích sử dụng. - Các micro dùng cho âm nhac, phát thanh thường có độ nhạy và búp sóng định hướng yếu nhằm giảm bớt tác động của tiếng ồn. - Trở kháng của micro thường được chế tạo phù hợp với lối vào MIC của Ampli. Trở kháng của Micro điện động thường là 600W. d. Sử dụng, điều chỉnh: - Điều chỉnh hệ thống khi dạy học: + Chỉnh hệ thống cân bằng (Balance) ở vị trí giữa nhằm đưa tín hiệu âm thanh đồng đều ra cả hai loa. + Giảm đến mức thấp dải tần số sao cho tiếng nói phát ra dễ nghe nhất. + Tắt chế độ làm vang nhân tạo ( Echo) - Điều chỉnh hệ thống khi sinh hoạt văn nghệ + Chỉnh dải tần số cho phù hợp, các dải âm thanh thấp và cao được nâng lên ở mức phù hợp với ngưòi nghe. + Nếu cần sử dụng chế độ làm vang nhân tạo, chỉnh chế độ vang sao cho âm thanh mượt mà vừa đủ tránh quá dài gây khó nghe. + Chỉnh âm thanh micro và âm nhạc không lớn quá để chúng không lấn át nhau. e. Một số chú ý khi sử dụng và bảo quản hệ thống âm thanh + Tăng âm : - Không để đoản mạch đầu ra loa, nếu không tăng âm sẽ bị hỏng. - Khi cắm Micro hoặc các nguồn tín hiệu khác vào đường line in cần đưa chiết áp âm lượng về 0. Vì khi ta cắm micro hoặc các giắc cắm khác sẽ gây ra các tạp âm do tiếp xúc, các tạp âm này có biên độ rất lớn tạo ra các âm thanh khó chịu hoặc nó có thể gây hỏng tăng âm hoặc loa. - Khi điều chỉnh tăng âm cần phải điều chỉnh các núm nút một cách từ từ tránh hư hỏng hệ thống. - Khi dùng xong cần đưa chiết áp âm lượng về 0 rồi mới tắt máy. + Loa - Chỉ đấu loa nối tiếp hoặc song song khi đã xác định được trở kháng của loa và tăng âm phải phù hợp. - Không đặt loa cạnh các loại màn hình CRT như TIVI, màn hình máy tính... vì từ trường nam châm của loa rất mạnh gây ra hiện tượng nhiễm từ có thể làm sai màu màn hình. - Loa không dùng lâu ngày phải được bảo quản nơi khô ráo tránh côn loa bị gỉ sét gây kẹt côn. - Không được để các vật khác tỳ vào màng loa vì chúng có thể gây biến dạng hoặc rách màng loa ảnh hưởng đến chất lượng của loa. + Micro - Không được để rơi micro, vì màng rung và cuộn dây của micro rất mỏng nếu đánh rơi sẽ làm biến dạng ảnh hưởng đến chất lượng của micro thậm chí hỏng micro. - Các micro không dây thường phải được lắp các đai lục giác bằng cao su phía trên để tránh lăn, tránh rơi. - Khi muốn thử micro ta không được gõ hoặc thổi mạnh vào micro. - Đối với hệ thống từ 2 micro trở lên chúng ta phải đánh dấu các micro bằng cách dán các vòng màu lên micro và lên giắc cắm để tiện cho việc theo dõi, điều chỉnh. - Các micro không dây sử dụng thu phát vô tuyến do vậy bộ thu phải để ở vị trí sao nó có thể “nhìn thấy” micro. - Các micro không dây đều sử dụng pin, khi dùng xong chúng ta cần tháo pin ra khỏi micro phòng khi pin chảy nước làm hỏng micro. Kết thúc mô đun 2

File đính kèm:

  • docMo dun 2.doc