( MODUN TH 24)
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở TIỂU HỌC
1. Khái niệm:
Là thuật ngữ chỉ quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luận hoặc phán đoán về trình độ và phẩm chất của người học, hoặc đưa ra những quyết định về việc dạy học dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được một cách hệ thống trong quá trình kiểm tra.
Đánh giá kết quả học tập được hiểu là đánh giá học sinh về học lực và hạnh kiểm thông qua quá trình học tập các môn học cũng như các hoạt động khác trong phạm vi của nhà trường.
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 45690 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô đun TH24: Đánh giá kết quả học tập ở tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
( MODUN TH 24)
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở TIỂU HỌC
1. Khái niệm:Là thuật ngữ chỉ quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luận hoặc phán đoán về trình độ và phẩm chất của người học, hoặc đưa ra những quyết định về việc dạy học dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được một cách hệ thống trong quá trình kiểm tra.Đánh giá kết quả học tập được hiểu là đánh giá học sinh về học lực và hạnh kiểm thông qua quá trình học tập các môn học cũng như các hoạt động khác trong phạm vi của nhà trường.
2. Nguyên tắc đánh giá kết quả học tập ở tiểu học.I. Nguyên tắc đánh giá học lực và hạnh kiểm của học sinh theo Quy định đánh giá xếp loại học sinh tiểu họcQuy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học (Ban hành kèm theo quyết định số 30/2005/QĐ-BGD & ĐT) đưa ra 4 nguyên tắc đánh giá học lực và hạnh kiểm của học sinh tiểu học.1. Kết hợp đánh giá định lượng và đánh giá định tính trong đánh giá và xếp loạiKết hợp đánh giá định lượng và đánh giá định tính trong đánh giá kêt quả học tập nhằm đảm bảo tính khách quan và toàn diện trong quá trình đánh giá.2. Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diệnNguyên tắc này bao hàm các nguyên tắc truyền thống trong đánh giá kết quả học tập như đảm bảo tính khách quan – chính xác, tính công bằng, tính công khai, tính toàn diện.3. Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh“Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh” là nội dung cốt lõi của nguyên tắc đảm bảo tính nhân văn và tính giáo dục trong đánh giá học sinh.
4. Phát huy tính năng động, sang tạo khả năng tự học, tự đánh giá của học sinh, xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống của Việt NamTheo hướng phát triển các phương pháp dạy học tíchcực hiện nay, để đào tạo học sinh chủ động, sáng tạo, có khả năng tự học và tự đánh giá bản thân, việc kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, rèn luyện các kĩ năng đã học mà còn khuyến khích khả năng vận dụng sáng tạo, phát hiện sự chuyển biến về thái độ và xu hướng hành vi của học sinh trước các vấn đề của đời sống gia đình và cộng đồng Việt Nam. Đó là cách tiếp cận phát triển trong dạy học và đánh giá. => Bốn nguyên tắc trên đã bao quát được các nguyên tắc về đánh giá kết quả học tập mà nhiều tài liệu về lí luận giáo dục đã đề ra.
3. Phân loại kiểm tra va đánh giá kết quả học tập ở tiểu học :
*. Hình thức kiểm tra ở tiểu học1. Kiểm tra theo thời gian1.1. Kiểm tra thường xuyên Là quá trình thu thập thông tin về việc học tập của học sinh một cách liên tục trong lớp học. * Kiểm tra hằng tháng- Kiểm tra hằng tháng ở các lớp 1, 2 và 31.2. Kiểm tra định kỳLà phương thức xem xét kết quả học tập của học sinh theo thời điểm. Mục đích của kiểm tra định kì giúp giáo viên biết mỗi học sinh tiếp thu được những gì sau mỗi đơn vị bài học hoặc sau mỗi phần bài học để kịp thời bổ khuyết hay điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học những phần kế tiếp.2. Kiểm tra theo mục đích sử dụng kết quả2.1. Kiểm tra đột xuất chẩn đoánKiểm tra kết quả học tập không theo những thời điểm đã ấn định trước. Kết quả của bài kiểm tra đột xuất phản ánh hành vi điển hình của người học \.
2.2. Kiểm tra tổng kếtLà xem xét thành quả học tập được thực hiện vào cuối khóa học hoặc cuối môn học. Các kết quả thu được từ kiểm tra tổng kết chỉ ra khả năng người học có thể đạt được là gì khi nỗ lực hết mình cũng như khi có sự chuẩn bị tối đa.Kiểm tra tổng kết còn được gọi là hình thức đánh giá thành tích học tập của học sinh và có ý nghĩa quan trọng về mặt quản lí.4. Hình thức đánh giá ở tiểu học Nếu phân loại hình thức đánh giá theo phương tiện gồm: Đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số, nếu phân loại hình thức đánh giá theo mục đích gồm: Đánh giá động viên và đánh giá xếp loại.1. Đánh giá bằng nhận xét2. Đánh giá bằng điểm số3. Đánh giá động viên4. Đánh giá xếp loại
5. Nội dung đánh giá kết quả hoc tập ở tiêu họca. Kiến thức- Nhận diện mối liên hệ giữa việc xác lập mục tiêu dạy học với nội dung đánh giá kết qua học tập.- Xác định và trình bày ba lĩnh vực của nội dung đánh giá kết quả học tập.- Xác định và trình bày ba lĩnh vực của nội dung đánh giá kết quả học tập ở bậc tiểu học.- Nhận ra mối quan hệ giữa ba nội dung đánh giá này.b. Kĩ năng- Vận dụng những hiểu biết vừa nêu trên để :- Tìm hiểu nội dung các kết quả học tập cần đánh giá trong các văn bản chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên tiểu học.- Xác định và miêu tả những mục tiêu cần kiểm tra đánh giá. Nhận diện và trình bày các mức độ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng và thái độ, được thể hiện qua một số mẫu bài kiểm tra hay bài thi.- Hình thành kĩ năng tham chiếu mục tiêu dạy học trong quá trình thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh.c.Thái độ- Góp phần phát triển phong cách làm việc có kế hoạch, óc linh hoạt, sáng tạo và tư duy phê phán khoa học.
***************************************************************
* ** ĐÂY CHỈ LÀ BÀI TẬP ĐỂ THAM KHẢO, ĐỒNG NGHIỆP NÀO CÓ BÀI TẬP HAY HƠN XIN ĐƯA LÊN DÙM ... CÁM ƠN ! ( KHỦNG LONG VOI)
File đính kèm:
- MO DUN TH 24 .doc