MỤC ĐÍCH CỦA SHCM MỚI
Đảm bảo cơ hội học tập thực sự/ có ý nghĩa cho mọi học sinh
Đảm bảo cơ hội phát triển chuyên môn cho mọi giáo viên thông qua việc dự giờ, trao đổi, phản hồi sau dự giờ.
Thay đổi văn hóa nhà trường.
Nâng cao chất lượng dạy và học.
Cải thiện mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4219 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔ HÌNH SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM MỤC ĐÍCH CỦA SHCM MỚI Đảm bảo cơ hội học tập thực sự/ có ý nghĩa cho mọi học sinh Đảm bảo cơ hội phát triển chuyên môn cho mọi giáo viên thông qua việc dự giờ, trao đổi, phản hồi sau dự giờ. Thay đổi văn hóa nhà trường. Nâng cao chất lượng dạy và học. Cải thiện mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường. MÔ HÌNH SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI Bước 1: Chuẩn bị giờ dạy minh họa - Ban giám hiệu phân công/ khuyến khích giáo viên dạy mình họa. - Giáo viên và các giáo viên trong tổ chuyên môn cùng trao đổi và chuẩn bị giờ dạy minh họa. - Giáo viên có thể linh hoạt điều chỉnh nội dung giờ dạy, quá trình dạy để phù hợp với vốn kiến thức, kinh nghiệm, ngôn ngữ của học sinh. MÔ HÌNH SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM Bước 2: Tổ chức giờ dạy minh họa – dự giờ - Ban giám hiệu và các giáo viên khác tham gia dự giờ. - Người dự giờ đặt trọng tâm quan sát thực tế học tập của học sinh, những tác động của việc áp dụng những hoạt động dạy học, phương pháp và đồ dùng dạy học khác nhau đói với học sinh, sự linh hoạt của giáo viên trong việc điều chỉnh việc dạy học dựa trên tín hiệu phản hồi từ học sinh CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI QUAN SÁT HIỆU QUẢ Vị trí người dự giờ: BẢNG LỚP - Thường đứng phía trên và hai bên lớp học Quan sát, ghi chép - Biểu hiện tâm lý hành vi của HS, hành vi của HS trong các tình huống học tập cụ thể. Kết hợp nghe, nhìn, tư duy và ghi chép. MÔ HÌNH SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM Bước 3: Thảo luận giờ dạy - Người chủ trì là Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó chuyên môn. - Trọng tâm của thảo luận là thảo luận và phân tích về việc học tập của HS. - Giáo viên dạy minh học chia sẻ mục tiêu của bài học và những cảm nhận của mình về giờ học. - Các giáo viên dự giờ đưa những nhận xét của mình qua việc quan sát thực tế; học sinh học được điều gì mới qua hoạt động học tập đó? Hoạt động cá nhân/ nhóm của học sinh như thế nào?... MÔ HÌNH SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM PHÂN TÍCH CHIA SẺ Những điều không nên làm trong quá trình thảo luận: - Không mổ xẻ, phân tích những mặt hạn chế của giờ dạy mà đưa ra giải pháp để tạo cơ hội cho tất cả HS được tham gia tích cực và thu nhận được kiến thức. - Không quá chú trọng đến các quy trình truyền thống của một giờ dạy.. - Không sử dụng các câu nói như: “ Nếu là tôi, tôi sẽ…”, “ tốt hơn là…”, “ cách tốt nhất là…”. MÔ HÌNH SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN Hoạt động SHCM là hoạt động chung của toàn trường. Nội dung sinh hoạt chỉ tập trung vào chuyên môn. Khuyến khích tất cả giáo viên chủ động tìm tòi, sáng tạo khi chuẩn bị giờ dạy minh họa và áp dụng vào việc dạy học hàng ngày phù hợp với từng đối tượng học sinh. Thảo luận chia sẻ ý kiến với nguyên tắc mọi người lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau. Không xếp loại giờ dạy, không rút ra kết luận mà chỉ nhấn mạnh vào các vấn đề cấn quan tâm. MÔ HÌNH SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ CHO VIỆC ÁP DỤNG Vai trò của Hiệu trưởng - Giữ vai trò chủ động, tạo niềm tin, tâm huyết cho đội ngũ giáo viên và duy trì niềm tin, sự nhiệt tình đó về những tác động tích cực của sinh hoạt chuyên môn đem lại. - Thực sự coi sinh hoạt chuyên môn là trụ cột, là chính sách quan trọng nhất để thay đổi chất lượng học tập của HS và văn hóa nhà trường. - Chỉ đạo sâu sát hoạt động sinh hoạt chuyên môn . - Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn và kiên định với kế hoạch đó. - Là người đầu tiên thay đổi hành vi, suy nghĩ của mình để gần gũi với giáo viên – tạo tâm lý thoải mái, tự tin cho giáo viên. MÔ HÌNH SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ CHO VIỆC ÁP DỤNG Hiệu trưởng cần làm gì? - Tìm hiểu đầy đủ thông tin và cách thức thực hiện mô hình sinh hoạt chuyên môn mới. - Tổ chức buổi họp với giáo viên để giới thiệu về mô hình. - Giải đáp những thắc mắc của giáo viên để có sự nhất trí của giáo viên cùng thực hiện mô hình . - Cùng giáo viên thảo luận những khó khăn có thể gặp phải và tìm phương án giải quyết. - Xây dựng kế hoạch thực hiện. - Chuẩn bị sẵn các câu hỏi trọng tâm, định hướng cho lần chủ trì buổi sinh hoạt chuyên môn đầu tiên. MÔ HÌNH SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ CHO VIỆC ÁP DỤNG Giáo viên cần làm gì? - Cùng thảo luận, tìm hiểu nguyên tắc, cách thức thực hiện mô hình sinh hoạt chuyên môn mới với Hiệu trưởng. - Tham gia thảo luận những khó khăn có thể gặp phải và tích cực tìm hướng giải quyết
File đính kèm:
- MO HINH SINH HOAT CHUYEN MON CUA THAY_5.ppt