Mối quan hệ giữa con người và môi trường trong sự phát triển bền vững ở nước ta nhìn từ góc độ xã hội học

Môi trường bao gồm môi trường tựnhiên và môi trường xã hội có liên quan trực tiếp

hoặc gián tiếp đến cuộc sống con người. Nó được tạo lập xung quanh con người, chi phối

đời sống con người, bảo đảm sựtồn tại và phát triển của con người. Trong mối quan hệ

với môi trường tựnhiên và môi trường xã hội, con người luôn tạo ra những tác động tích

cực và tiêu cực. Mối quan hệgiữa con người – môi trường được xem là mối quan hệbiện

chứng tựnhiên – xã hội trong sựphát triển bền vững ởnước ta. Đó là phát triển trong

mức độduy trì chất lượng môi trường, giữcân bằng giữa môi trường và sựphát triển

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8840 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối quan hệ giữa con người và môi trường trong sự phát triển bền vững ở nước ta nhìn từ góc độ xã hội học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học 2011:18a 251-257 Trường Đại học Cần Thơ 251 MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở NƯỚC TA NHÌN TỪ GÓC ĐỘ XÃ HỘI HỌC Phan Văn Thạng1 ABSTRACT The environment, including natural and social ones, is directly or indirectly related to human beings ‘lives. It is created around people, governing their lives, and ensuring their development. In their relation with the natural environment and the social one, human beings always create positive and negative impacts. The relation between human beings and environments is considered a dialectical one between nature and society in the firm development of our country, This development still maintains the quality of the environment and keeps the balance between the environment and progress. Keywords: Firm Title: Relationship between people and environment in the sustainable development in Vietnam observed under sociology TÓM TẮT Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống con người. Nó được tạo lập xung quanh con người, chi phối đời sống con người, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của con người. Trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, con người luôn tạo ra những tác động tích cực và tiêu cực. Mối quan hệ giữa con người – môi trường được xem là mối quan hệ biện chứng tự nhiên – xã hội trong sự phát triển bền vững ở nước ta. Đó là phát triển trong mức độ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữa môi trường và sự phát triển. Từ khóa: Con người và môi trường 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề môi trường có vị trí quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của con người. Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống và sản xuất của con người. “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam). Với tư cách là một thực thể tự nhiên – xã hội, con người sống trong môi trường tự nhiên và luôn tồn tại trong môi trường xã hội. Mọi sự xáo trộn về môi trường tự nhiên cũnh như môi trường xã hội sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng sống của con người. Để xử lý mối tương tác đó, con người phải vận dụng vốn tri thức và kinh nghiệm của mình để tìm được “tiếng nói chung” với môi trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay đang xuất hiện những vấn đề phức tạp trong việc giải quyết mối quan hệ giữa con người và môi trường. Những cảnh báo khoa học đã giúp chỉ rõ mối liên hệ nhân quả giữa của con người với môi trường sinh thái, giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Từ đó bắt đầu hình thành những tư tưởng cơ 1 Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học Cần Thơ Tạp chí Khoa học 2011:18a 251-257 Trường Đại học Cần Thơ 252 bản về phát triển bền vững ở nước ta – một sự phát triển hài hòa cả về kinh tế, xã hội, tài nguyên môi trường để đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của các thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại hoặc gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội mai sau, không làm giảm chất lượng sống của các thế hệ tương lai. 2 ĐỐI TƯƠNG VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Bài viết tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và môi trường (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) trong sự phát triển bền vững ở nước ta hiện nay. Qua đó, giúp cho mọi người thấy rõ hơn những tác động tích cực và tiêu cực của con người đối với môi trường, cùng với những ảnh hưởng vô cùng to lớn của môi trường đối với cuộc sống con người. 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để phục vụ bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp luận triết học mácxít, đồng thời còn sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp kết hợp lịch sử - lôgic. 4 NỘI DUNG 4.1 Mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên trong sự phát triển bền vững ở nước ta hiện nay Môi trường tự nhiên là tất cả những gì tạo nên môi trường sống quanh con người. Đó là tổ hợp của các yếu tố như: tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, khí hậu, ánh sáng, cảnh quan… Cơm ăn, nước uống, thuốc chữa bệnh, quần áo mặc đều là sản phẩm từ thiên nhiên thông qua quá trình lao động của chính con người. Con người và môi trường tự nhiên có mối quan hệ rất chặt chẽ. Con người lựa chọn, tạo dựng môi trường sống cho mình từ môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên quy định cách thức tồn tại và phát triển của con người. Con người tác động vào môi trường tự nhiên theo cả hướng tích cực và tiêu cực. Sự tác động tích cực của con người vào môi trường tự nhiên được thể hiện qua việc tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố môi trường nhằm phục vụ cuộc sống của mình. Đồng thời, con người biết lựa chọn cho mình không gian sống thích hợp nhất, từ chỗ lệ thuộc bị động đến cải tạo chinh phục tự nhiên. Sự tác động của con người tăng theo sự gia tăng quy mô dân số và theo hình thái kinh tế (Từ nền nông nghiệp săn bắt hái lượm đến nền nông nghiệp truyền thống và nền nông nghiệp công nghiệp hóa). Tuy nhiên, sự tác động tiêu cực của con người vào môi trường tự nhiên khiến cho môi trường tự nhiên bị tàn phá và ô nhiễm, lúc đó con người sẽ luôn phải sống trong cảnh lo âu về thiên tai, dịch bệnh... Do vậy, môi trường tự nhiên phải được bảo vệ một cách tốt nhất, phải tiết kiệm các nguồn tài nguyên, nâng cao tỷ lệ sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, làm cho hệ sinh thái được tái sinh thường xuyên. Đặc biệt, các hoạt động kinh tế của con người phải được coi là một bộ phận cấu thành của hệ sinh thái và phát triển kinh tế phải bảo toàn sự cân bằng của hệ sinh thái. Tạp chí Khoa học 2011:18a 251-257 Trường Đại học Cần Thơ 253 Vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội nước ta hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển bền vững, sự tồn tại và phát triển của các thế hệ Việt Nam. Trong một vài năm trở lại đây, chúng ta luôn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra và do công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người làm ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thử thách lớn lao. Đó cũng chính là những kết quả tất yếu của sự thiếu ý thức tôn trọng tự nhiên và sự lúng túng trong việc tìm ra một lời giải cho bài toán phát triển bền vững. Có điều là, nếu những hành vi của con người phù hợp với quy luật của tự nhiên thì tự nhiên sẽ là người bạn tốt, đầy thiện chí, ngược lại những hành vi trái với quy luật tự nhiên thì sức trả thù của tự nhiên sẽ lớn hơn bất cứ lực lượng xã hội nào. Thực tế đã chứng minh, không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra cái chết cho con người do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, bệnh trầm cảm, bệnh mất ngủ và gây nhiều hậu quả khác. Chúng ta đang sống trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽ, cuộc sống con người có những bước tiến rõ rệt, nhân loại tạo ra ngày càng nhiều và phong phú những của cải vật chất, tinh thần cho con người. Điều này dã phần nào thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người và đưa đến sự phát triển nhanh nền văn minh nhân loại. Nhưng do sự gia tăng dân số và nhu cầu đòi hỏi không giới hạn của con người đã làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt, những tác hại của chất thải công nghiệp gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày 20/4/ 2008 cả nước có 185 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đến hết năm 2008, cả nước có khoảng 200 khu công nghiệp. Ngoài ra, còn có hàng trăm cụm, điểm công nghiệp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. Theo báo cáo giám sát của Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, tỷ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 – 20% như Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lý nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lý nước thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Tại Hội nghị triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai ngày 26/2/2008, các cơ quan chuyên môn đều có chung đánh giá: nguồn nước thuộc lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai hiện đang bị ô nhiễm nặng, không đạt chất lượng mặt nước dùng làm nguồn cung cấp nước sinh hoạt. Theo số liệu khảo sát do Chi cục Bảo vệ môi trường phối hợp với Công ty Cấp nước Sài Gòn thực hiện năm 2008 cho thấy, lượng NH3 (amoniac), chất rắn lơ lửng, ô nhiễm hữu cơ (đặc biệt là ô nhiễm dầu và vi sinh) tăng cao tại hầu hết các rạch, cống và các Tạp chí Khoa học 2011:18a 251-257 Trường Đại học Cần Thơ 254 điểm xả. Có khu vực, hàm lượng nồng độ NH3 trong nước vượt gấp 30 lần tiêu chuẩn cho phép (như sông Thị Tính, Thị Vải); hàm lượng chì trong nước vượt tiêu chuẩn quy định nhiều lần; chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn từ 3 – 9 lần. Bình quân mỗi ngày, lưu vực sông Đồng Nai phải tiếp nhận khoảng 48.000m3 nước thải từ các cơ sở sản xuất này. Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thủy lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập lụt và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm họa về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp. Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng quyết liệt của người dân, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt đối những hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Để tồn tại và phát triển, con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhả ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Nhưng việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề mà con người phải gánh chịu. Do đó, để vừa được hưởng cuộc sống có chất lượng cao vừa bảo vệ được môi trường sống là cả một vấn đề rất lớn và phức tạp, không chỉ giới hạn trong việc sử dụng những sản phẩm tiêu thụ mà còn liên quan rất nhiều đến cách cư xử của chính con người với thiên nhiên. Điều đó có thể nhận thấy qua việc chặt phá mở rộng diện tích đất rừng canh tác hoặc lấy đất để ở đang diễn ra một cách tự phát, không tuân theo quy định của pháp luật. Diện tích rừng ngày một giảm dần dẫn đến nạn ô nhiễm môi sinh, nạn trái đất ấm dần lên, nạn đói kém, hạn hán, lũ lụt ngày một tăng cả về tầng suất và cường độ, nạn voi bỏ rừng về buôn làng giết hại con người, phá hoại tài sản không phải là chuyện hiếm. Những năm gần đây, chủ trương ngăn đê, đắp đập chủ động nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất, làm thủy điện ở một số địa phương nước ta đã gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và ngập lụt cục bộ làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe con người và các cơ thể sống khác. Trường hợp ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt ở đồng bằng sông Cửu Long, lũ lụt ở miền Trung… đã cho thấy rõ điều đó. Đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm hàng ngày, con người không thể chỉ dựa dẫm vào thiên nhiên và sử dụng các phương pháp canh tác cổ xưa mà phải đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và đời sống nhằm nâng cao năng xuất lao động và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay trong các sản phẩm tiêu thụ hàng ngày còn tồn dư quá nhiều hóa chất độc hại gây ra những vụ ngộ độc nghiêm trọng. Bên cạnh những ảnh hưởng trực tiếp các vụ ngộ độc lên sức khỏe con người, những hóa chất độc hại đó còn để lại những di chứng tiềm ẩn lâu dài, gây ra nhiều chứng bệnh nan y mà con người phải gánh chịu. Theo thống kê của Bộ y tế, hàng năm cả nước ta có gần 200.000 người bị bệnh ung thư mới phát hiện và có 70.000 người chết vì căn bệnh này. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bệnh ung thư ngày càng gia tăng, theo đánh giá tổng hợp của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên – Môi trường là do môi trường sống ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Tạp chí Khoa học 2011:18a 251-257 Trường Đại học Cần Thơ 255 Một trong những giải pháp lớn cho vấn đề trên là cần áp dụng một cách triệt để hơn các quy định của Nhà nước như Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Các Nghị định hướng dẫn thi hành luật mà Nhà nước đã ban hành. Muốn phát huy ý thức về bảo vệ môi trường của mọi người, mọi nhà, mọi địa phương trong cả nước phải thường xuyên cùng nhau nỗ lực giải quyết và thực hiện nghiêm pháp luật. Luật Bảo vệ Môi trường nước ta ghi rõ trong Điều 6: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường”. Có như vậy, chúng ta mới có thể hy vọng vào một tương lai với môi trường sống ngày càng trong lành và thân thiện với con người hơn. 4.2 Mối quan hệ giữa con người và môi trường xã hội trong sự phát triển bền vững ở nước ta hiện nay Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người, định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho con người khác với các sinh vật khác. Môi trường xã hội là môi trường mà con người là nhân tố trung tâm, tham gia và chi phối môi trường. Môi trường xã hội bao gồm: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, lịch sử…xoay quanh con người và con người lấy đó làm nguồn sống, làm mục tiêu cho mình. Con người tồn tại trong môi trường xã hội và chịu sự tác động qua lại của cộng đồng và luật pháp. Trong một xã hội văn minh, có luật pháp ổn dịnh con người sẽ có điều kiện phát triển bền vững và năng động hơn. Trong cộng đồng truyền thống, bên cạnh hệ thống luật pháp của Nhà nước, nhiều làng xã có hương ước riêng do dân làng đặt ra và được thực hiện nghiêm ngặt trong phạm vi luật lệ của làng. Có thể xem môi trường xã hội là điều kiện vật chất và tinh thần của xã hội được tạo lập xung quanh con người, chi phối đời sống con người, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của con người. Với ý nghĩa ở tầm vĩ mô, môi trường xã hội là cả một hệ thống kinh tế - xã hội trong tính tổng thể của nó. Đó là các lực lượng sản xuất, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội, ý thức xã hội và văn hóa. Với ý nghĩa ở tầm vi mô, môi trường xã hội bao gồm: gia đình, các nhóm, các tập thể học tập, lao động, các tập đoàn…tồn tại xung quanh con người với các quá trình hoạt động giao tiếp của con người. Môi trường xã hội tác động mạnh mẽ đối với sự hình thành và phát triển của nhân cách của con người. Trong đó, phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người thông qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Trong quá trình tìm kiếm con đường phát triển, loài người đã nhận ra giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Môi trường xã hội trong bối cảnh hiện nay ở nước ta đang phát triển theo chiều hướng cực kỳ sôi động và cũng hết sức phức tạp. Lĩnh vực đáng quan tâm trước hết là những diễn biến của quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa và hội nhập. Trong đó, giao lưu văn hóa đang trở thành chiếc cầu nối tiềm ẩn những sắc thái văn hóa mới, nhưng cũng đã xuất hiện những mặt trái đáng báo động trong môi trường xã hội. Sự pha trộn các sắc thái văn hóa khác nhau trong một không gian đối tượng hưởng thụ có trình độ dân trí chưa cao và chưa đồng đều đã làm nảy sinh những Tạp chí Khoa học 2011:18a 251-257 Trường Đại học Cần Thơ 256 khuynh hướng không có lợi trong quá trình hình thành nhân cách con người. Các giá trị đạo đức truyền thống, lối sống, văn hóa của con người Việt Nam đang đối mặt một cách gay gắt với những tác động tiêu cực của lối sống, văn hóa ngoại lai. Đó là lối sống thực dụng, thác loạn, tự do cá nhân, tôn thờ đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị thuần phong mỹ tục của dân tộc, chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, tình đồng chí, đồng nghiệp. Lối sống thực dụng, vị kỷ đang dẫn đến thái độ bàng quan, sống thờ ơ, lạnh nhạt với cộng đồng và những người xung quanh. Điều đó làm cho mối liên kết giữa các nhân và cộng đồng, giữa con người với con người trở nên lỏng lẻo, đi ngược lại truyền thống “tương thân, tương ái” của dân tộc. Đây là một trong những thách thức lớn đối môi trường sống của con người Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Do vậy, vấn đề đặt ra trong hiện tại và tương lai cho các thế hệ Việt Nam là cần đặc biệt quan tâm giữ gìn, nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp, ý thức về cội nguồn và lòng tự hào dân tộc, có khả năng đề kháng chống lại những căn bệnh do sự “ô nhiễm” của môi trường xã hội gây ra. Bên cạnh sự “xuống cấp” của môi trường văn hóa Việt Nam trong tiến trình giao lưu và hội nhập, đó là sự phá vỡ của môi trường xã hội bởi các loại tệ nạn xã hội về mại dâm, ma túy, cờ bạc, số đề, mê tín dị đoan…cùng với các loại tội phạm giết người, cướp của, xâm hại tình dục trẻ em… Hậu quả là cấu trúc gia đình, làng xã bị phá vỡ, xã hội rơi vào tâm trạng bất an. Tệ nạn xã hội và tội phạm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, làm rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc. Môi trường xã hội Việt Nam thật sự bất ổn về nhiều mặt qua nhiều sự kiện gần đây như vụ một người phụ nữ nghèo ở Buôn Ma Thuộc đi mót hạt cà phê trong một trang trại bị người quản lý của trang trại bỏ mặc cho đàn chó dữ cắn xé đến chết, cho đến vụ án hiệu trưởng một trường trung học phổ thông ở tỉnh Hà Giang, ông Sầm Đức Xương mua dâm hàng loạt nữ sinh đang còn ở tuổi vị thành niên… Hiện nay, tệ nạn xã hội và tội phạm ở nước ta đang có chiều hướng gia tăng trên quy mô lớn, có tổ chức tinh vi. Đáng lưu ý là tội phạm ở nhóm người có chức quyền, tội tham nhũng trong bộ máy của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở khi thực hiện chức năng, chức quyền được giao đã tìm cách lợi dụng, chức năng, chức quyền đó để tự cho phép làm trái pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước và bằng cách đó thu lợi bất chính cho bản thân hoặc cho tổ chức mà họ là thành viên. Ngoài ra, còn có nhóm tội phạm do buôn gian bán lận, buôn lậu, trốn thuế, quỵch nợ, biển thủ, làm hàng giả hàng dỏm, nạn thất nghiệp, nghèo đói, lười lao động, thích ăn chơi, đua đòi, bị sa đà, bị lôi kéo… Nếu để các nhóm này tiếp tục tồn tại và phát triển thì đó sẽ là một tai họa, một nguy cơ của sự suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay. Do đời sống kinh tế nước ta còn khó khăn, cùng với sự tác động của kinh tế thị trường, trong xã hội còn xuất hiện khuynh hướng “thương mại hóa” trên nhiều lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, nghệ thuật…nhằm mục đích thu lợi, không bảo đảm chất lượng và không mang lại những giá trị đích thực. Điều này góp phần làm tổn hại nặng nề đến môi trường sư phạm và sức khỏe cộng đồng, làm hoen ố các quan hệ con người, làm tha hóa đạo đức và nhân cách, làm suy giảm và lệch hướng mức độ và khả năng hấp thụ các giá trị tinh thần của con người. Tạp chí Khoa học 2011:18a 251-257 Trường Đại học Cần Thơ 257 5 KẾT LUẬN Con người và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ. Con người sống trong môi trường nào thì chịu sự tác động qua lại của môi trường đó. Trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, con người lựa chọn tạo dựng môi trường sống của mình từ môi trường tự nhiên, tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố môi trường nhằm phục vụ cuộc sống của mình. Môi trường tự nhiên quy định cách thức tồn tại và phát triển của con người. Con người tác động vào môi trường tự nhiên theo hướng tích cực và tiêu cực. Trong mối quan hệ tương tác, môi trường tự nhiên làm nền tảng cho cuộc sống của con người. Nếu con người biết giới hạn để vừa sử dụng vừa bảo vệ môi trường tự nhiên thì mối quan hệ ngày càng bền chặt và tồn tại lâu dài. Ngược lại, môi trường tự nhiên sẽ tiếp tục bị tàn phá nếu con người không có biện pháp cụ thể để bảo vệ nó. Trong mối quan hệ với môi trường xã hội, con người là nhân tố trung tâm, tham gia và chi phối môi trường xã hội. Ngược lại, môi trường xã hội là nền tảng căn bản trong sự phát triển nhân cách con người. Môi trường xã hội tốt, con người sống sẽ được hòa nhập vào môi trường, được hưởng đầy đủ các giá trị do môi trường xã hội mang lại. Mặt trái của môi trường xã hội đó là sự suy thoái về đạo đức, lối sống, sự tiêm nhiễm văn hóa ngoại lai, các loại tệ nạn xã hội, tội phạm và các biểu hiện lệch lạc khác. Để bảo đảm cho sự phát triển bền vững, đòi hỏi phải duy trì mối quan hệ thân thiện giữa con người và môi trường, ngăn chặn những tác động tiêu cực của con người tới môi trường tự nhiên và xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bảo Vũ, “Nạn phá rừng”, tochucgiaodiem@yahoo.com&giaodiem@giaodiem.com Đinh Hùng Tuấn, “Sự suy giảm giá trị đạo đức hiện nay”, ta.com/Desktop.aspx Mai Huỳnh Nam, “Những vấn đề xã hội học trong công cuộc đổi mới”, Nxb. Chính trị quốc gia, HN.2006 Nguyễn Duy Quý, “Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp”, Tạp chí Giáo dục thời đại, Trần Đắc Hiến, “Ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam.

File đính kèm:

  • pdfDE TAI KHOA HOC DH CAN THO.pdf
Giáo án liên quan