I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức: Trẻ nhận ra chữ cái b, d, đ trong từ và tiếng và phát âm đúng âm chữ cái b, d, đ. trẻ biết cách chơi các trò chơi với chữ cái b, d, đ.
Kỹ năng : Trẻ được luyện cách phát âm các chữ cái đã học và phát âm chính xác các chữ cái đã học không ngọng.
Thái độ: Trẻ vui vẻ hứng thú chơi các trò chơi với chữ cái, biết cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị :
Các thẻ chữ cái b, d, đ, i, t, c.cho cô và trẻ.
Tranh thơ chữ to bài thơ: “Cây dừa”
Các bông hoa và những chiếc lá có gắn các chữ cái b, d, đ, i, t, c.và 1số tranh từ có chữa chữ cái trên.
III. Cách tiến hành:
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 34217 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn: Làm quen với chữ cái - Bài: Những trò chơi với chữ cái b, d, đ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án
Ngày soạn : 16/12/2008
Ngày giảng : 19/12/2009
Người dạy : NguyễnThị Xuyến
Lớp dạy : Lớp MG 5 tuổi.
Thời gian: 25-30’.
Môn : Làm quen với chữ cái
Bài: Những trò chơi với chữ cái b, d, đ.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức: Trẻ nhận ra chữ cái b, d, đ trong từ và tiếng và phát âm đúng âm chữ cái b, d, đ. trẻ biết cách chơi các trò chơi với chữ cái b, d, đ.
Kỹ năng : Trẻ được luyện cách phát âm các chữ cái đã học và phát âm chính xác các chữ cái đã học không ngọng.
Thái độ: Trẻ vui vẻ hứng thú chơi các trò chơi với chữ cái, biết cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị :
Các thẻ chữ cái b, d, đ, i, t, c.cho cô và trẻ.
Tranh thơ chữ to bài thơ: “Cây dừa”
Các bông hoa và những chiếc lá có gắn các chữ cái b, d, đ, i, t, c.và 1số tranh từ có chữa chữ cái trên.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô HĐ của trẻ
1. ổn định tổ chức :
+ cô giới thiệu và cho trẻ đọc bài thơ “Cây dừa” cô chỉ theo tranh chữ to 1-2 lần và đàm thoại về nội dung bài thơ.
2. Bài mới:
a. Trò chơi: “Tìm chữ cái trong từ”.
Cô mời 2-3 trẻ lên tìm và gạch chân dưới chữ cái b, d, đ trong từ trong bài thơ ( cô cho mỗi trẻ lên gạch 1 nhóm chữ cái khác nhau)
Trẻ gạch xong cô kiểm tra lại và đếm từng nhóm chữ và ghi lại kết quả của từng trẻ vừa lên gạch chân chữ cái đó.
b. Trò chơi : “Tìm chữ cái theo hiệu lệnh của cô”.
- Cô nói cách chơi : cô phát thẻ chữ cho trẻ để trẻ xếp ra thành 1 hàng ngang trước mặt (quay xuôi chữ) Khi có hiệu lệnh “tìm chữ” trẻ hỏi “chữ gì” Khi nghe cô phát âm chữ cái gì thì trẻ tìm đúng chữ cái đó giơ lên cho cô kiểm tra, khi cô vỗ 2 tiếng xắc xô trẻ đưa thẻ chữ lại trước mặt và phát âm thật to chữ cái đó, khi cô lắc nhẹ xắc xô trẻ đặt thẻ chữ về vị trí cũ và cùng chơi tiếp chữ khác tương tự lần lượt và cất dần vào trong rổ đồ chơi.
c. Trò chơi : “Lá tìm hoa, hoa tìm lá”
- Cách chơi : Cô chia lớp ra làm 2 tổ, mỗi tổ cô chia ra làm 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm cầm 1 chiếc lá hoặc 1 bông hoa có mang cùng 1 chữ cái, 1 tổ cầm lá, 1tổ cầm hoa có chứa các chữ cái b, d, d, đ, i. Cô cho trẻ cầm lá,hoa vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh “Hoa tìm lá” thì những trẻ cầm lá đứng lại còn những trẻ cầm hoa chạy đến đứng cạnh những chiếc lá có gắn chữ cái giống với chữ cái của mình.
Cô cho trẻ cùng chơi 2-3 lần rồi đổi hướng chơi cho “Lá tìm hoa” hoặc cho trẻ đổi hoa lá cho nhau và chơi tiếp 1-2 lần.
d. Trò chơi : “Hái hoa tìm chữ”
- Cách chơi : Trẻ lên hái hoa có mang chữ cái gì ở trong bông hoa đó thì trẻ phải phát âm chính xác được chữ cái có trong bông hoa đó. Sau mỗi lần trẻ lên hái hoa cô yêu cầu trẻ quay mặt chữ cái đó xuống cho cả lớp cùng kiểm tra và cùng phát âm chữ cái đó.
đ. Trò chơi : “Tìm hoa, quả, đúng với chữ cái của mình”.
- cách chơi : Cô phát cho mỗi trẻ 1 thẻ chữ cái khác nhau và yêu cầu trẻ nhận biết chữ cái của mình là chữ cái gì.
ở mỗi góc lớp cô treo các bức tranh vẽ về quả như: quả “đu đủ” “quả bưởi”, “dưa hấu”. Cô cho trẻ đọc từ dưới tranh để nhận biết chữ cái trong từ. Sau đó cô cho trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh “Tìm quả có chữ cái của mình” thì các cháu phải tìm tranh quả có chứa chữ cái tương ứng với thẻ chữ của mình.
VD: Trẻ có thẻ chữ b thì về chỗ treo tranh quả bưởi, trẻ có chữ đ thì về chỗ treo tranh quả đu đủ…
Sau mỗi lần trẻ chơi cô quan sát, nhận xét và hỏi trẻ cho trẻ được phát âm chữ cái đó. Cô cho trẻ chơi 2-3 lần sau đổi thẻ cùng chơi.
* Củng cố : Cô hỏi trẻ cô vừa cho lớp mình chơi trò chơi với chữ cái gì?
3. Kết thúc :
Cô mời trẻ đi thăm vườn cây ăn quả và ra chơi./.
Trẻ đọc thơ “Cây dừa” theo tranh chữ to.
Trẻ lên tìm và gạch chân dưới những chữ cái b,d,đ.
Trẻ nghe cô nói cách chơi và cùng chơi.
Trẻ nghe cô nói cách chơi.
Trẻ cùng chơi.
Trẻ nghe cô phổ biến cách chơi.
Và cùng chơi.
Trẻ nghe cô phổ biến cách chơi
Trẻ cùng chơi.
Chơi với chữ cái b, d, đ.
Trẻ ra chơi..
Giáo án
Ngày soạn: 16/12/2008
Ngày giảng: 16/12/2008
Người dạy: Nguyễn Thị Xuyến
Lớp dạy : Lớp Mẫu giáo 3 tuổi.
Thời gian: 15 - 20
Môn : Thể dục
Bài : Ném đích nằm ngang
T/C : Nhảy qua suối nhỏ.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: Trẻ xác định đúng hướng ném và ném trúng vào đích nằm ngang, biết nhảy qua suối nhỏ.
2.Kỹ năng: Trẻ biết định đúng hướng trong không gian khi ném đích nằm ngang, nhằm phát triển ở trẻ các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo ở trẻ.
3. Thái độ: Trẻ hứng thú tập thể dục cùng cô và biết tuân thủ theo hiệu lệnh của cô.
II. Chuẩn bị :
- Túi cát cho trẻ ném 8-10 chiếc.
- Cô vẽ vòng tròn làm đích ngang và vẽ các đường // làm các con suối nhỏ.
- NDTH : ÂN.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô HĐ của trẻ
1. Khởi động:
Cô dẫn trẻ đi thăm trang trại nhà bạn búp bê và đàm thoại về những con vật ở trong trang trại nhà bạn búp bê.
+ Cô nói : Các cháu ạ. Cô vừa nghe tin ở ngoài huyện mình có tổ chức 1 cuộc thi có tên gọi là “Hội thi tiếng hát rừng xanh” đấy, vậy lớp mình có thích đi tham gia không?
Vậy chúng mình hãy cùng lên tàu để đến kịp tham gia hội thi nào. Cô dẫn trẻ lên tàu vừa đi vừa hát bài “Một đoàn tàu” đi thành vòng tròn và đi các kiểu, chạy nhanh chạy chậm sau đó về đứng thành 2 hàng dọc, dãn hàng quay phải và dãn cách đều.
2. Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
Để mở màn cho cuộc thi chúng ta hãy cùng trình diẽn 1 màn thể dục nhịp điệu nào.
Cô cho trẻ cùng tập theo lời bài hát “Đu quay” 2 lần.
+ ĐT 1: Hai tay gập duỗi trước ngực
+ ĐT 2: 2 tay đưa lên cao nghiêng người sang 2 bên
+ ĐT 3: 2 tay đưa ra phía trước gập duỗi trước ngực đồng thời chân nhún theo nhịp bài hát.
+ ĐT 4: vỗ đều 2 tay và dậm chân tại chỗ theo nhịp bài hát.
b. Vận động cơ bản: “Ném đích nằm ngang”.
+ Cô nói : Đến tham dự với cuộc thi hôm nay còn có rất nhiều các môn thi khác nhau và hôm nay lớp mình sẽ cùng tham gia 1 môn thi có tên gọi “Ném đích nằm ngang”. Muốn tham gia được môn thi này chúng ta hãy cùng quan sát cô thực hiện trước nhé.
Cô làm mẫu lần 1. chính xác (không phân tích)
Cô làm mẫu lần 2. kết hợp phân tích động tác. TTCB: Cô đứng trước vạch chuẩn, đứng chân trước chân sau tay phải cô cầm túi cát cùng chiều với chân sau, cô đưa túi cát thẳng raphía trước mặt khi có hiệu lệnh “Ném” cô gập khuỷu tay lại và ném mạnh túi cát thẳng hướng vào đích nằm ngang. Cô ném liền 2-3 túi cát và đi nhặt túi cát cất vào rổ.
Cô ném mẫu lần 3 và nhấn mạnh động tác. cô đứng chân trước chân sau trước vạch chuẩn, khi ném cô dùng sức mạnh của cánh tay và vai để đẩy mạnh túi cát thẳng hướng vào đích.
- Cô mời 1- 2 trẻ khá lên thực hiện trước.
* Trẻ thực hiện :
Cô lần lượt mời mỗi lần 2 trẻ lên thực hiện ném đích nằm ngang, khi trẻ thực hiện cô đi quan sát, hướng dẫn, động viên, khuyến khích trẻ tập và sửa sai cho trẻ.
Cô cho mỗi trẻ thực hiện 1-2 lần.
+ Cô hỏi lại trẻ tên bài và cho 1 trẻ khá lên tập củng cố lại 1 lần.
c. Trò chơi : “Nhảy qua suối nhỏ”
+ Cô nói : Đến với cuộc thi thật là vui nhưng cuộc thi đến đây là kết thúc rồi. Hôm nay nhà bác Gấu biết chúng mình cùng đến tham gia hội thi nên bác ấy muốn mời chúng ta đến nhà bác ấy chơi đấy, nhưng đường đến nhà bác rất khó phải đi qua rất nhiều con suối nhỏ muốn đi qua được những con suối đó chúng ta phải đứng lại chụm 2 chân và bật nhảy thật mạnh sang bên kia suối, khi bật nhảy qua suối phải thật khéo không được chạm vào vạch kẻo lại bị rơi xuống nước sẽ bị ướt quần áo đấy.
Cô cho trẻ cùng bật qua những con suối nhỏ để đến nhà bác Gấu chơi. Cô cho trẻ cùng bật 1-2 lần.
3. Hồi tĩnh:
Sau đó cô cho trẻ chào bác gấu rồi lên tàu về nhà nào.
Trẻ đi thăm trang trại
Trẻ khởi động cùng cô.
Trẻ tập bài tập phát triển chung cùng cô. (Tập 2 lần).
- Trẻ quan sát cô làm mẫu và nghe cô phân tích động tác.
Trẻ khá TH
Trẻ lần lượt lên thực hiện.
Trẻ nghe cô nói cách chơi.
Trẻ cùng chơi 1-2 lần
Trẻ hồi tĩnh.
File đính kèm:
- giao an xuyen.doc