Môn: Ngữ văn 7 (phân môn: giảng văn) Tiết 93 văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Hiểu được sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng.

- Thấy được đức tính giản dị là phẩm chất cao quý của Bác qua đoạn văn nghị luận sâu sắc.

- Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét, giọng văn sôi nổi, nhiệt tình của tác giả.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản nghị luận xã hội.

- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật, nêu luận điểm và luận chứng của bài văn nghị luận.

- Tích hợp bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và Bài viết số 5.

- Có tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

3. Thái độ:

- Tích hợp toàn phần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh : Giáo dục HS ý thức rèn luyện những đức tính và thói quen sống giản dị hàng ngày từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tự xác định được mục tiêu phấn đấu, rèn luyện về lối sống của bản thân theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh.

- Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài:

+ Tự nhận thức: nhận thức được những đức tính giản dị bản thân cần được trang bị để bước vào thế kỉ mới .

+ Làm chủ bản thân: tự xác định được mục tiêu phấn đấu, rèn luyện về lối sống theo tấm gương đạo đức của Bác.

+ Giao tiếp, trao đổi, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về lối sống giản dị của Bác.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 15303 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn: Ngữ văn 7 (phân môn: giảng văn) Tiết 93 văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THU HOẠCH TÍCH HỢP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO DẠY HỌC MÔNGỮ VĂN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG ************************ Người thực hiện: Vũ Thị Xoan Đơn vị: Trường THCS Chư Ê Wi Môn : Ngữ văn 7 (Phân môn : Giảng văn) TIẾT 93 Văn bản: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ (Phạm Văn Đồng) *************************** A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Hiểu được sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng. - Thấy được đức tính giản dị là phẩm chất cao quý của Bác qua đoạn văn nghị luận sâu sắc. - Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét, giọng văn sôi nổi, nhiệt tình của tác giả. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản nghị luận xã hội. - Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật, nêu luận điểm và luận chứng của bài văn nghị luận. - Tích hợp bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và Bài viết số 5. - Có tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. 3. Thái độ: - Tích hợp toàn phần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh : Giáo dục HS ý thức rèn luyện những đức tính và thói quen sống giản dị hàng ngày từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tự xác định được mục tiêu phấn đấu, rèn luyện về lối sống của bản thân theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh. - Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài: + Tự nhận thức: nhận thức được những đức tính giản dị bản thân cần được trang bị để bước vào thế kỉ mới . + Làm chủ bản thân: tự xác định được mục tiêu phấn đấu, rèn luyện về lối sống theo tấm gương đạo đức của Bác. + Giao tiếp, trao đổi, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về lối sống giản dị của Bác. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Đọc kỹ SGK + SGV => Soạn giáo án; sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan về Bác. 2. Học sinh: Xem lại bài cũ, soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. 3. Phương pháp: - Đọc diễn cảm, tái tạo, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, giảng bình... - Các kỹ thuật dạy học: + Học theo nhóm: trao đổi, phân tích nhóm về những đặc điểm của đức tính giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, về lối sống của lớp thanh niên hiện nay, từ đó thống nhất và định hướng về lối sống của bản thân trong bối cảnh mới. + Viết sáng tạo về đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đức tính cần chuẩn bị của mỗi cá nhân. + Động não: suy nghĩ, kể / giới thiệu ngắn gọn một câu chuyện, một sự việc đã biết về đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. C. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Những luận điểm chính trong văn bản “ Sự giàu đẹp của tiếng Việt”? Ở mỗi luận điểm tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể nào để chứng minh? ? Để CM sự giàu đẹp của TV, trong bài văn của mình, Đặng Thai Mai đã sử dụng kiểu lập luận gì? 3. Bài mới: * Giáo viên giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GHI BẢNG GV? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? HS: Dựa vào chú thích * SGK trả lời. GV? Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ được trích từ tác phẩm nào? HS: Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc,lương tâm của thời đại – diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh. GV nhấn mạnh thêm đôi nét về tác giả, tác phẩm. GV hướng dẫn cách đọc: vừa mạch lạc, rõ ràng, vừa sôi nổi, cảm xúc. GV đọc mẫu một đoạn => Gọi HS đọc đến hết bài. HS: Đọc bài. GV: Nhận xét cách đọc của HS. GV hướng dẫn HS giải thích các từ khó dựa vào chú thích SGK. GV? Văn bản được viết theo thể loại nào? Phép lập luận chủ yếu là gì? HS: Nghị luận chứng minh. GV? Hãy xác định bố cục văn bản? HS: Chia làm 2 phần: + P1: Từ đầu…Tuyệt đẹp => N/ xét chung về đức tính giản dị của Bác. + P2: Còn lại=> Những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác. GV? Phương thức biểu đạt của văn bản ? HS: Chứng minh kết hợp giải thích, bình luận. GV? Để đạt được mục đích đó, tác giả đã lập luận ntn ? HS: Đi từ nhận xét khái quát đến những biểu hiện cụ thể của đức tính giản dị của Bác Hồ. GV? Bài văn nghị luận về vấn đề gì? Thể hiện ở đâu? HS: Nghị luận về đức tính giản dị của Bác. Thể hiện ngay nhan đề và phần mở bài. GV? Nêu nội dung chính của phần mở bài? HS: Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác. GV? Đức tính giản dị của Bác được tác giả nhận xét bằng những câu văn nào? HS: - Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động Cách mạng và cuộc sống giản dị, thanh bach của Bác. - Vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn. GV? Qua đó tác giả bày tỏ tình cảm, thái độ gì trước đức tính giản dị của Bác? HS? Tác giả ca ngợi đức tính giản dị của Bác. GV? Đức tính giản dị của bác được tác giả chứng minh trên những phương diện nào? HS: Trong bữa ăn, cái nhà, lối sống, lời nói và bài viết. GV? Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào để chứng minh bữa cơm của Bác là giản dị? HS: Bữa cơm chỉ có … sắp xếp tươm tất. GV? Cái nhà Bác ở như thế nào? Ngôi nhà ấy gợi cho em cảm nhận gì? HS: Cái nhà sàn… phảng phất hương thơm của hoa vườn => Ngôi nhà đơn sơ, ngập tràn cảnh sắc thiên nhiên. GV? Lối sống giản dị của Bác được tác giả chứng minh ra sao? HS phát hiện trả lời. GV củng cố, nhấn mạnh. GV? Qua đó em hiểu gì về lối sống của Người? HS: Bác yêu công việc, gần gũi, yêu thương mọi người. GV bình và đọc một số đoạn thơ văn viết về Bác. GV: Không chỉ giản dị trong bữa ăn, cái nhà, lối sống, Bác còn giản dị trong lời nói và bài viết. GV? Vì sao Bác lại giản dị trong lời nói và bài viết? HS: Vì Bác muốn quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. GV? Em hãy nêu ra các dẫn chứng chứng minh lời nói, bài viết của Bác giản dị? HS: Đưa dẫn chứng cụ thể. GV nhận xét, bổ sung. GV: Trong bài văn, ngoài thành phần các luận điểm, luận cứ, dẫn chứng để chứng minh còn có nội dung đánh giá, bình luận của tác giả. GV? Em hãy tìm những câu văn có nội dung đánh giá, bình luận? HS: - Ở việc làm nhỏ đó … phục vụ. - Một đời sống … biết bao. - Nhưng chớ hiểu lầm… ngày nay. GV liên hệ thực tế viết bài của học sinh . GV? Em có nhận xét gì về hệ thống luận cứ, luận chứng trong bài? HS: Hệ thống luận chứng đầy đủ, lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng chính xác, cụ thể, toàn diện. GV? Hãy nêu những giá trị nghệ thuật và nội dung đặc sắc của bài văn? GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 5 phút. HS làm việc nhóm => Cử đại diện nhóm báo cáo => Học sinh khác bổ sung. GV nhận xét, tổng kết. - Nghệ thuật : Lập luận chặt chẽ, luận cứ toàn diện, dẫn chứng tiêu biểu, kết hợp các yếu tố giãi thích, bình luận, biểu cảm. - Nội dung : Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác: giản dị trong bữa cơm, cái nhà, lối sống, lời nói, bài viết. GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK. GV chiều hình ảnh tư liệu về đức tính giản dị của Bác cho HS theo dõi. GV? Qua nội dung bài học kết hợp với việc theo dõi những hình ảnh tư liệu trên hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác? I. giới thiệu tác giả, tác phẩm. - SGK II. Đọc – tìm hiểu chung. 1. Đọc, từ khó 2. Thể loại. - Nghị luận chứng minh. 3. Bố cục: (2 phần) III. Tìm hiểu nội dung văn bản. 1. Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ ( Nêu vấn đề ). - Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị và đời sống bình thường giản dị, thanh bạch, tuyệt đẹp của Bác. - Vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn. => Ca ngợi đức tính giản dị của Bác. 2. Những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác Hồ ( Giải quyết vấn đề ). - Bữa ăn đạm bạc, tiết kiệm. - Cái nhà sàn đơn sơ, ngập tràn cảnh sắc thiên nhiên. - Lối sống: yêu công việc, gần gũi, yêu thương mọi người. - Lời nói, bài viết dễ hiểu, dễ nhớ, có sức lôi cuốn, cảm hoá lòng người. => Hệ thống luận cứ đầy đủ, lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng chính xác, cụ thể, toàn diện. *Ghi nhớ:SGK III. Luyện tập: D. Củng cố - dặn dò: - Qua văn bản em học tập được những gì từ tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Em đã làm được những gì để xứng đáng là con ngoan, trò gỏi, cháu ngoan Bác Hồ? - Dặn dò: Nắm chắc nội dung bài học, tìm hiểu thêm những tác thẩm thơ ca về Bác; chuẩn bị bài “ Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động” tiết sau học. *** Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docduc tinh gian di cua Bac Ho.doc
Giáo án liên quan