Môn vật lí khối 10 chuẩn - Kiểm tra học kì II - năm học 2009-2010 thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Một thanh tròn đường kính 2cm làm bằng thép có suất Young 2.1011Pa. Nếu giữ chặt một đầu và nén ở đầu kia bằng một lực 1,57.105 N thì độ co tương đối của thanh có giá trị nào dưới đây?

A. 0,625% B. 0,0625% C. 0,025% D. 0,25%

Câu 2: Đại lượng nào dưới đây không phải là thông số trạng thái của một lượng khí ?

A. Khối lượng. B. Thể tích. C. Áp suất. D. Nhiệt độ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn vật lí khối 10 chuẩn - Kiểm tra học kì II - năm học 2009-2010 thời gian làm bài: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN VẬT LÍ KHỐI 10 CHUẨN - KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2009-2010 Thời gian làm bài: 45 phút; Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh:..................................................Lớp........................ Số báo danh:............................................................................... Câu 1: Một thanh tròn đường kính 2cm làm bằng thép có suất Young 2.1011Pa. Nếu giữ chặt một đầu và nén ở đầu kia bằng một lực 1,57.105 N thì độ co tương đối của thanh có giá trị nào dưới đây? A. 0,625% B. 0,0625% C. 0,025% D. 0,25% Câu 2: Đại lượng nào dưới đây không phải là thông số trạng thái của một lượng khí ? A. Khối lượng. B. Thể tích. C. Áp suất. D. Nhiệt độ. Câu 3: Một vật có khối lượng 3kg chuyển động theo phương trình x = 2t2 – 4t + 3 . Độ biến thiên động lượng của vật sau 3s đúng với giá trị nào sau đây? Chọn đáp án đúng. A. p = 46kg.m/s B. p = 36kg.m/s C. p = 42kg.m/s D. p = 30kg.m/s Câu 4: Trường hợp nào sau đây cơ năng của vật được bảo toàn ? A. Vật trượt có ma sát trên mặt phẳng nghiêng. B. Vật rơi tự do. C. Vật chuyển động trong chất lỏng. D. Vật rơi trong không khí. Câu 5: Hiện tượng nào sau đây liên quan đến định luật Sác-lơ? A. Khi nung nóng xi lanh thì khí trong xi lanh dãn nở và đẩy pittong di chuyển. B. Khi bóp mạnh quả bóng bay có thể bị vỡ. C. Quả bóng bàn bị dẹp khi nhúng vào nước nóng có thể phồng ra. D. Xe đạp để ngoài nắng có thể bị nổ lốp. Câu 6: Một dây thép có tiết diện 0,1 cm2, có suất Young là 2.10 11 Pa. Kéo dây bằng một lực 2000 N thì dây dãn 2 mm. Chiều dài của dây là : A. 10 m B. 2 m C. 4 m D. 20 m p O 1 2 3 T Câu 7: Một lượng khí biến đổi theo chu trình như hình vẽ. Cho V2 = 3V1. Áp suất ở trạng thái thứ 1: A. Bằng 6 lần áp suất ở trạng thái 3. B. Bằng 2,5 lần áp suất ở trạng thái 3. C. Bằng 3,5 lần áp suất ở trạng thái 3. D. Bằng 3 lần áp suất ở trạng thái 3. Câu 8: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 12 lít đến 8 lít thì ta thấy áp suất tăng một lượng Δp = 48 kPa.Áp suất ban đầu của khí là: A. 72 kPa B. 72 Pa C. 96 kPa D. 96 Pa Câu 9: Trong một quá trình,công khối khí nhận được là 100J và nhiệt lượng khối khí nhận là 200J. Độ biến thiên nội năng của khối khí là: A. 100J B. -100J C. -300J D. 300J Câu 10: Nguyên tắc hoạt động của dụng cụ nào dưới đây có liên quan đến sự nở vì nhiệt ? A. Lực kế. B. Ampe kế. C. Băng kép. D. Đồng hồ bấm giây. Câu 11: Động lượng có thể được tính bằng đơn vị : A. N/s B. N.s C. Nm/s D. N.m Câu 12: Theo nguyên lý II ,động cơ nhiệt sẽ không sinh công nếu tác nhân của nó trao đổi nhiệt với : Chọn câu trả lời đúng. A. với hai nguồn nhiệt có cùng nhiệt độ. B. hai nguồn nhiệt có nhiệt độ khác nhau. C. nhiều nguồn nhiệt có nhiệt độ khác nhau. D. Các câu trên đều sai. Câu 13: Khi nung nóng đẳng tích một lượng khí lí tưởng làm nhiệt độ tăng thêm 100C thì áp suất tăng thêm 1/60 lần áp suất ban đầu .Nhiệt độ ban đầu của lượng khí đó là : A. 600 K B. 600 C C. 400 K D. 400 C Câu 14: Chọn câu sai : A. Khi vật ở trạng thái cân bằng thì động lượng của vật bằng 0. B. Động lượng của vật là đại lượng vectơ. C. Độ biến thiên động lượng của vật trong một khoảng thời gian bằng xung lượng của lực tác dụng trong khoảng thời gian đó. D. Hệ chỉ chịu tác dụng của nội lực thì động lượng của hệ được bảo toàn. Câu 15: Một vật ban đầu nằm yên,sau đó vỡ thành hai mãnh có khối lượng m và 2m, tổng động năng hai mãnh là Wđ . Động năng của mãnh lớn( khối lượng 2m) là: A. B. C. D. Câu 16: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật chịu biến dạng nén: A. Mũi khoan khi đang khoan. B. Sợi dây đàn khi người ta lên dây và khi chơi đàn. C. Cái đinh khi bị đóng vào gỗ. D. Cái bập bênh khi các em nhỏ chơi bập bênh. Câu 17: Biết khối lượng riêng của không khí ở 0oC và 1,01.10 5 Pa là 1, 29.10 -3 g /cm3 . Khối lượng riêng của không khí ở 1000C và áp suất 2,00 . 10 5 Pa là : A. ≈1, 87 . 10 -3 g /cm3 B. ≈ 1, 8 g /cm3 C. ≈ 0,0255 g /cm3 D. một đáp số khác. Câu 18: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 6 m/s. Cho g = 10 m/s2. Độ cao của vật khi thế năng bằng nửa động năng là: A. 0,6m. B. 1,8m. C. 1,2m. D. 0,9m. Câu 19: Biết áp suất của một lượng khí hyđrô ở 00C là 700mmHg. Nếu thể tích của khí được giữ không đổi thì áp suất của lượng khí đó ở 300C sẽ nhận giá trị nào sau đây ? A. 350 mmHg B. 777 mmHg C. 700 mmHg D. 730 mmHg Câu 20: Kết luận nào sau đây là đúng? A. Chất vô định hình có tính đẳng hướng giống như chất đơn tinh thể. B. Chất vô định hình có tính dị hướng giống như chất đa tinh thể. C. Chất vô định hình có tính đẳng hướng giống như chất đa tinh thể. D. Chất vô định hình có tính dị hướng giống như chất đơn tinh thể. Câu 21: Một con lắc gồm một quả nặng kích thước nhỏ so với chiều dài của dây treo, có chiều dài 1m. Kéo cho dây làm với phương thẳng đứng một góc 60 0 rồi thả nhẹ. Vận tốc quả năng khi nó đi qua vị trí mà dây treo hợp với đường thẳng đứng một góc 300 là : ( g = 10 m/s2 ) A. ≈ 3,7 m/s B. ≈ 3,5 m/s C. ≈ 2,5 m/s D. ≈ 2,7 m/s Câu 22: Một bản kim loại có một lỗ tròn đường kính d = 4,99 mm ở 00C. Cần phải nung bản này đến nhiệt độ nào để đường kính lỗ là D = 5,00 mm ? ( Cho hệ số nở dài của bản kim loại là α =1,1.10 - 5 K-1 ) A. 91 0C. B. 458 0C C. 182 0C D. Kết quả khác. Câu 23: Một dây thép khi treo vật trọng lượng P thì độ dãn tương đối là 20 %. Nếu cắt đôi dây ấy rồi chập lại thì độ dãn tương đối khi cũng treo vật ấy là : A. 40%. B. 5%. C. 20 % D. 10% Câu 24: Các định luật chất khí chỉ đúng khi chất khí khảo sát là: A. Khí có khối lượng riêng nhỏ. B. Khí lý tưởng. C. Khí trơ. D. Khí đơn nguyên tử. Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng với định luật bảo toàn cơ năng? A. Trong một hệ kín thì cơ năng của mỗi vật trong hệ được bảo toàn. B. Khi một vật chuyển động trong trọng trường, chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật được bảo toàn. C. Khi một vật chuyển động trong trọng trường, chỉ dưới tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật được bảo toàn. D. Khi một vật trong trọng trường thì cơ năng của vật được bảo toàn. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Mã đề Số câu Đáp án 132 1 D 132 2 A 132 3 B 132 4 B 132 5 D 132 6 B 132 7 D 132 8 C 132 9 D 132 10 C 132 11 B 132 12 A 132 13 A 132 14 A 132 15 D 132 16 C 132 17 A 132 18 A 132 19 B 132 20 C 132 21 D 132 22 C 132 23 D 132 24 B 132 25 C

File đính kèm:

  • docDe tham khao Ly_10 HK_II so 1.doc