Một số bài giảng Ngữ văn 7

A- Mục tiêu:

 1- Giúp học sinh cảm nhận được cảnh trí Côn Sơn thanh tao, hồn thơ và sự hoà nhập với thiên nhiên của Nguyễn trãi trong bài Côn Sơn ca; hồn thơ thắm thiết, tình yêu quê hương trong bài buổi chiều đứng ở phủ Thên Trường trông ra

 2- Hình thành kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ.

 3- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, trân trọng hồn thơ cao đẹp của các thi nhân xưa.

 B- Phương pháp: Quy nạp - thực hành

 C- Chuẩn bị: Học sinh soạn bài trước

 D- Thiết kế baì dạy

 * Ôn định lớp

 * bài mới

 

doc10 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bài giảng Ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 28/9. ngày dạy 1/10/2007 Tiết 21 văn bản: Bài ca côn sơn (trích Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi) Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra (Thiên trường vãn vọng – Trần Quang Khải) A- Mục tiêu: 1- Giúp học sinh cảm nhận được cảnh trí Côn Sơn thanh tao, hồn thơ và sự hoà nhập với thiên nhiên của Nguyễn trãi trong bài Côn Sơn ca; hồn thơ thắm thiết, tình yêu quê hương trong bài buổi chiều đứng ở phủ Thên Trường trông ra 2- Hình thành kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ. 3- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, trân trọng hồn thơ cao đẹp của các thi nhân xưa. B- Phương pháp: Quy nạp - thực hành C- Chuẩn bị: Học sinh soạn bài trước D- Thiết kế baì dạy * Ôn định lớp * bài mới Hoạt động của giáo viên Học sinh Kết quả cần đạt HĐ1 – 7 phút - Em biết gì về tg Nguyễn Trãi? Gv giới thiệu nhấn mạnh: Nguyễn Trãi là một trong những người lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn....Nguyễn Trãi là một nhà thơ - đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Là danh nhân văn hoá thế giới - Bài thơ được trích trong văn bản nào? Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Gv đọc mẫu - Đoạn trích các em học ở đây thuộc thể thơ nào?Em hãy giới thiệu về thể thơ lục bát? HĐ2 – 22 phút - Hãy tìm những hình ảnh thơ viết về cảnh trí Côn Sơn? Mọc như nêm nghĩa là gì? ( trong bản nguyên tác câu trong rừng... nằm dược viết nghĩa là: trong rừng có thông muôn chiêc lọng xanh rủ bóng, ta nghỉ ngơi trong đó) -Trong bài thơ tg đã dùng nghệ thuật gì? Em có cảm nhận gì về cảnh trí Côn Sơn? ( Chú ý tg tả tiếng suói như tiếng đàn, thông như chiếc lọng che) - Trong bài thư ta thấy tg xưng là gì? - ở Côn Sơn tg đã sống như thế nào? Em hãy tìm những hình ảnh thơ cho thấy cuộc sống của tg ở đó? - Em hiểu thơ nhàn là gì? Trong rừng núi Côn Sơn tg không còn sống cuộc sống đầy đủ về vật chất như những người trong triều, đang làm quan, không lọng che, không người đón rước. Qua những hình ảnh thơ trên em có cảm nhận gì về cuộc sống của tg nơi đây? ở đó tg khi thì nghe đàn, khi thì ngâm thơ... Em nhận thấy điều gì trong tâm hồn của vị đại quan khi ở ẩn? Qua đây em có suy nghĩ gì về Nguyễn Trãi? Có bai thơ NT đã viết về cuộc sống ở Côn Sơn: Cò nằm hạc lăn nên bầu bạn, ấp ủ cùng ta làm cái con Tuy nhiên ông không vì vậy mà quên nghĩ đến dân, đến nước. đã có khi ông viết: Bui một tấm lòng trung với hiếu / mài chăng khuyết nhuộm chăng đen - Trong bài thơ ta thấy tg còn xưng ta, tại sao lại xưng ta chứ không phải là tôi? (cái tôi lớn lao, làm chủ thiên nhiên, cuộc sống; cái tôi mang những nghĩ suy về cái chung của cuộc đời) HĐIII- 3 phút Tóm lại bài thơ cho ta cảm nhận được điều gì? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài? (bổ sung: Những hình ảnh thơ mang vẻ đẹp trong trẻo, tao nhã, đậm chất cổ điển) HĐ IV Hướng dẫn – gợi ý - Giới thiệu vài nét chính về tác giả bài thơ? -Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào? Bài thơ được làm theo thể thơ nào? - Cảnh hiện lên ở hai câu là cảnh bao quát hay là chi tiết cụ thể? - - Cảnh làng xóm hiện lên trong hai câu này như thế nào? ậ câu sau là cảnh bao quát hay là cảnh cụ thể? Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ ở hai câu thơ cuối? Cảnh mục đồng dẫ trâu về trong tiếng sáo vẳng và hình ảnh đàn cò liệng xuống đồng khiến cho ta cảm nhận gì về làng quê? Như vậy nội dung khái quát của bài thơ này là gi? đặc sắc nghệ thuật trong toàn bài? * Về nhà: học thuộc hai bài thơ, nắm được những nét chính về hai tg, nội dung bài thơ đọc chú thích về tg - Sinh: 1830, mất1442. Quê: Thường Tín- Hà Tây;Từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn…được UNESCO công nhận danh nhân văn hoá thế giới. - trích trong tập Ưc trai thi tập - sáng tác khi TG ở ẩn ở Côn Sơn Hs đọc - suối rì rầm - đá rêu phơi - thông mọc như nêm - trúc... -> mọc rất dày So sánh -> trng trẻo, tươi đẹp TG xưng :ta -> sống an nhàn, thảnh thơi ( nghe tiếng suối, năm, ngâm thơ) - thơ về cuộc sống, tâm tư của người ở ẩn, nhàn tản; - Thơ của người nhà rỗi - Cuộc sống thanh bạch, giản dị - xưng ta cũng là tôi, người xưa thường hay xưng như thế - … nhận thấy NT là người có tâm hồn thanh cao, yêu thiên nhiên - … NT: điệp từ, so sánh - là một ông vua yêu nước, khoan hoà, nhân ái - TG về thăm quê- phủ Thiên Trường - Nam Định Hs đọc thất ngôn tứ tuyệt -> Gợi tả bao quát -> cảnh thơ mộng, yên tĩnh… -> tả cụ thể Cảnh bình dị, nên thơ… Cảm nhận làng quê yên bình -> Cảnh làng xóm quê hương thơ mộng, yên bình, ấm áp hơi thở của cuộc sống lao động bình dị ; lòng yêu quê hương đất nước của TG -> Hình ảnh bình dị, giàu chất thơ.. A- Côn Sơn ca I- Tìm hiểu chung 1- tác giả - tác phẩm a. Tác giả (SGK) b. tác phẩm: Rút trong ức Trai thi tập – thơ chữ Hán, được dịch ra thể thơ lục bát 2- Đọc 3- Thể thơ: lục bát ( bản dịch) II- Đọc - hiểu văn bản 1- Cảnh trí Côn Sơn trong tâm hồn Nguyễn Trãi -suối rì rầm - đá rêu phơi - thông mọc như nêm - trúc... so sánh Cảnh trí Côn Sơn tươi đẹp, thanh bình, gần gũi ấm áp... 2- Cảnh sống và tâm hồn Nguyễn trãi ở Côn Sơn - Ta - nghe ...đàn cầm ngồi trên đá...chiếu êm nằm ngâm thơ nhàn sống cụôc sống thanh bạch, hài hoà, gắn bó với thiên nhiên( coi Côn Sơn là ngôi nhà của mình) tâm hồn thích thú, thanh thản, thảnh thơi tâm hồn giản dị, thanh cao, không ham vinh hoa mà yêu thiên nhiên III- Tổng kết – ghi nhớ (SGK) B- Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra I- Tìm hiểu chung 1-Tác giả - tác phẩm 2- Đọc 3- thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt II- Phân tích 1- Hai câu đầu -> hình ảnh giầu chất thơ -> Cảnh vật hư ảo, làng xóm êm đềm , tĩnh lặng 2- Hai câu sau -> hình ảnh thơ mộc mạc, trữ tình ->làng quê thơ mộng, thanh bình và yên ấm. III- Tổng kết – ghi nhớ (sgk) Ngày soạn 29/10. ngày dạy 1/11/2007 Tiết 36 từ đồng nghĩa A- Mục tiêu: 1- Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa. Nhận biết được từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. 2- Rèn kĩ năng , nâng cao kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa. 3- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức tự hà về sự phong phú của TV và biết linh hoạt sử dụng từ tiếng Việt B- Phương pháp: Quy nạp - thực hành C- Chuẩn bị: Học sinh soạn bài trước. Giáo viên chuẩn bị bảng phụ ghi ví dụ. D- Thiết kế baì dạy * Ôn định lớp * kiểm tra bài cũ: khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý những gì? * bài mới Hoat động của giáo viên Học sinh Kết quả cần đạt Trong bài Xa ngắm thác núi Lư có từ rọi, trông. Em hãy cho biết nghĩa của từ rọi, trông? ( rọi – chiếu thẳng vào; trông – nhìn để nhận biết) Theo những nghĩa trên hãy tìm các từ đồng nghĩa với rọi và trông? Các từ rọi, soi, chiếu có điểm gì giống nhau? Các từ trông, nhòm, ngó ,liếc có ý nghĩa giống nhau không? Có giống nhau hoàn toàn không? Từ trông ngoài nghĩa là nhìn để nhận biết thì còn có nghĩa nào khác? ( trông – coi sóc, giữ gìn cho yên ổn; mong) Tìm các từ đồng nghĩa với từ trông ở nghĩa là coi sóc, giữ gìn cho yên ổn? Tìm các từ đồng nghĩa với từ trông ở nghĩa là mong? Trông thuộc vào mấy nhóm từ đồng nghĩa? Qua đây ta rút ra kết luận gì về từ đồng nghĩa? (ghi VD trên bảng phụ) So sánh từ quả và trái trong hai ví dụ trên? ậ hai câu sau từ bỏ mạng và từ hi sinh có nghĩa và sắc thái biểu cảm giống nhau không? Vậy có mấy loại từ đồng nghĩa? đó là những loại từ nào? Có thể thay thế c1 là đem về nấu trái mơ chua và câu 2 là chim xanh ăn quả xoài xanh được không? Có thể thay hàng vạn quân Thanh hi sinh và công chúa đã bỏ mạng anh dũng? ơ bài 7 đoạn trích chinh phụ ngâm có thể thay Sau phút chia li là Sau phút chia tay được không? ( chia li – xa cách lâu dài, có thể không gặp lai; chia tay : xa cách tạm thời) Vậy qua đây ta rút ra điều gì khi sử dụng từ đồng nghĩa? Trả lời độc Trả lời độc đọc ghi nhớ đọc VD Trả lời Trả lời đọc ghi nhớ I- Thế nào là từ đồng nghĩa? 1- Ví dụ 2- Nhận xét rọi, soi, chiếu -> nghĩa giống nhau trông, nhòm, ngó ,liếc -> nghĩa gần giống nhau đều là đồng nghĩa Trông thuộc vào 3 nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. 3- Ghi nhớ :(SGK) II- Các loại từ đồng nghĩa. 1- Ví dụ 2- Nhận xét quả và trái hoàn toàn giống nhau về nghĩa và sắc thái biểu cảm. bỏ mạng và hi sinh khác nhau về sác thái biểu cảm. 3- ghi nhớ III- sử dụng từ đồng nghĩa 1- Ví dụ 2- Nhận xét thay quả và trái được thay hi sinh và bỏ mạng không được 3- ghi nhớ 3(SGK) III- luyện tập Bài 1 ( điền bảng phụ ) Gan dạ - dũng cảm Nhà thơ- thi gia, thi nhân, thi sĩ Năm học – niên khoá Năm học – niên khoá Mổ xẻ- phẩu thuật Của cải – tài sản Nước ngoài – ngoại quốc Chó biển – hải cẩu đòi hỏi – yêu cầu Loài ngươi – nhân loại Thay mặt - đại diện Bài 2 ( điền bảng phụ ) Ra- đi - ô ô-tô vi-ta- min pi-a-nô bài 3 : hs lên bảng làm các từ địa phương: bầm u, mẹ, thầy, tía, cha bài 4: hs lên bảng làm món quà................trao bố tôi.....................tiễn cậu.........................phàn nàn anh.........................cười cụ...........................mất bài 5 (HĐ nhóm) ăn: sắc thái bình thường Xơi: sắc thái lịch sự, xã giao Chén: sắc thái thân mật, thông tục Cho: người cho ngôi thứ cao hơn Biếu: người trao vật ngôi thứ thấp hơn Tặng: Người trao vật không phân biệt ngôi thứ, vật trao có ý nghĩa tinh thần, để khen ... Tu: uống bằng cách ngậm vào miệng chai, ấm, uống nhanh, nhiều, làm một mạch hết Nhấp: uống rất ít, từng chút một, chỉ để biết vị Nốc: uống hết ngay một lúc một cách thô tục. Bài 6( về nhà làm) a ,- thành quả - thành tích b ,- ngoan cố - ngoan cường c ,- nghĩa vụ - nhiệm vụ d , - giữ gìn - bảo vệ bài 7(về nhà làm) a , - đối xử, đối đãi - đối xử b , - trọng đại, to lớn - to lớn Bài 8 - Tầm thương: dưới mức trung bình, sắc thái chê Hậu quả: điều tai hại xảy ra từ một việc làm, một qúa trình – sắc thái chê Bài 9 hưởng thụ - che chở - dạy - trình bày Ngày soạn 19/11 Ngày dạy 22/11/07 Bài 12,tiết 45,văn bản Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh) A.mục đích-yêu cầu 1.kiến thức:giúp học sinh cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước,phong thái ung dungcủa Hồ Chí Minhbiểu hiện trong 2 bài thơ,thấy được đặc sắc nghệ thuật của 2 bài thơ 2.rền luyện kĩ năngcảm thụ và phân tích thơ luật Đường. 3- giáo dục học sinh lòng kính yêu lãnh tụ Hồ Chí Minh và yêu thiên nhiên đất nước. *phương pháp:giảng –bình *phương tiện,đồ dùng dạy học:SGK,SGV,bảng phụ B. Thiết kế bài dạy *ổn định lớp *lời vào bài Có nhà phê bình VH đã nhận xét:Có những bài thơcủa Bác đặt bên cạnh Đường thi,Tống thi cũng khó mà nhận ra.Vì sao lại có điều đó? Phải chăngvì trong thơ Bác người ta bắt gặp hình ảnh thi nhân cốt cách thanh tao,ung dung tự tại và chan hoà hồn mìnhvới thiên nhiên.Nhưng có phải thơ Bác hoàn toàn giống với thơ Đường thơ Tống hay không?Hai bài thơ của Bác mà hôm nay các em học sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó Hoat động của giáo viên Học sinh Kết quả cần đạt HĐ 1 – 7 phút Hãy giới thiệu vài nét chính về TG HCM ? GV : +thủa nhỏ:(Nguyễn Sinh Cung(Côn) +tuổi trưởng thành:Nguyễn Tất Thành +g/đ nhà Nho nghèo,yêu nước +cha: phó bảng,sau tiến sĩ,đỗ kì thi hội,khoa thi mở ở kinh đô-nhà Nho yêu nước,bạn của PBC,PCT mẹ: cụ Hoàng Thị Loan-người phụ nữ giàu đức hi sinh,một người vừa cày cấy vừa dệt vải nuôi con,nuôi chòng ăn học.Từ nhỏ Nguyễn Tất Thành đã được cha truyền cho lòng yêu nước sâu sắc,lớn lên chứng kiến cảnh nước mất nhà tan,Ng đã ra đi.. Ng là vị lãnh tụ thiên tài cảu đất nước VN Đồng thời với những TP:bản án...,Nhật ký... người đc TG coi như 1 nhà thơ tuy người chưa bao giờ nhận mình là nhà thơ -Người được công nhận là DNVH TG Hai bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? (bài cảnh khuya-1947,nguyên tiêu1948) Trước,sau chiến dịch Việt Bắc GV đọc mẫu:Cảnh Khuya Rằm tháng giêng Hướng dẫn:học sinh đọc với giọng vui tươi,phấn chấn, ngân nga - Hai bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Nêu đặc điêm thơ này Hoạt động 2: 30 phút - Câu thơ thứ nhất TG đã sử dụng nghệ thuật gì?câu thơ khiến em liên tưởng tới ý thơ nào tương tự? - Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối như tiếng đàng cầmHCM so sánh tiếng suối như tiếng hát xa khiến em cảm nhận gì về tiếng suối trong rừng VB đêm? - Câu 2 có mấy vế? TG sư dụng NT gì? Em hiểu thế nào về hình ảnh “trăng..hoa” ? - Câu thơ cho em hình dung cảnh vật dưới bóng trăng trở nên như thế nào? (cảnh vật quấn quýt,hoà quện dưới ánh trăng mờ ảo lung linh) - Tóm lại qua 2 câu thơ ta cảm nhận được điều gì về cảnh rừng VB về đêm? GV đọc 2 câu thơ hs cảm nhận.. - Em có cảm nhận điều gì về giọng điệu thanh âm vang lên từ 2 câu thơ? (Người xưa nói trong thơ có nhạc+trong thơ có hoạ,2 câu thơ này có nhạc,có hoạ 2 câu thơ vang lên ngân nga,âm hưởng du dương vang xa) - Theo em tả lên cảnh rừng VB như vậy thì Tg đang ở trong trạng thái tâm hồn như thế nào ? - Cảm nhận rừng gần gũi ấm áp như vậy ta hiểu được với TG rừng Việt Bắc có ý nghĩa gì? - 2 câu thơ này Tg sử dụng NT gì? Cảnh như vẽ nói lên điều gì? - 2 câu trước TG tả cảnh rừng VB như tranh,như có nhạc,Đến câu thứ 3”cảnh..chưa ngủ” giúp ta hiểu được điều gì? - Câu thứ 4” chưa ngủ.. nước nhà” ta hiểu còn có điều gì làm bận tâm người? (cuộc KC ở giai đoạn đầu còn bao gian khó.Người bận vì lo cho dân cho nước) - Qua đây em hiểu được điều gì về Bác? (bài thơ 4 câu,2 câu đầu tả cảnh khuya,câu 3k/q lại ý của 2 câu đầu,mở ra ý của câu4 bằng từ chưa ngủ-c3-chuyển ý,câu 4 kết lại: chưa...vì lo-câu kết câu tổng hợp ý..) Bảng phụ 3:phần của bài thơ hc\s đọc 2 câu đầu Giải nghĩa của từ nguyên tiêu Giải nghĩa các yếu tố:kim,dạ,nguyệt,chính,viên,giang,thuỷ,thiên - 2 câu dịch thơ có sát nghĩa câu phiên âm không?chỗ nào chưa sát ý? C1:lồng lộng trăng soi không sát ý “nguyệt chính viên”- trăng đúng lúc tròn C2”sông xuân,nước xuân tiếp.. câu dịch còn nhẹ...” - Tg không tả trăng: trăng sáng hay”lồng..trăng soi” mà nhấn mạnh” nguyệt chính viên” để khảng định điều gì? (k/đ cảnh được tả vào lúc đẹp nhất,trăng tròn nhất,thời khắc cảnh hiện lên lộng lẫy nhất) - Câu 2Tg sử dụng nghệ thuật gì? - Câu thơ sử dụng 3 từ “xuân” xuân sông, xuân nước,xuân trời,có 1 chữ tiếp.Tất cả nối tiếp nhau.Câu thơ hiện lên1 không gian,cảnh vật như thế nào ? Bình (đây là 1 bức tranh rất khoáng đạt,đầy sức sống,cái bao la,bát ngát của sông nước tiếp giáp trời xanh-có thể có những bức tranh hoạ lại được nhưng cảnh vật tràn đầy sức sống:sắc xuân,hương xuân,vẻ vui tươi mới như không chỉ ở chồi non lộc biếc mà ở cả bầu kk ấy,ở cả trời đất thì có lẽ không 1 bức tranh nào tả được,nhất là cảnh ấy lại hiện ra dưới ánh trăng rằm,lồng lộng lung linh và có lẽđể hoạ phần nào cảnh đẹp này *hs phải sử dụng bức tranh khảm trai) - Yên ,ba,thâm,xứ ý nghĩa là gì? - Câu dịch thơ có sát nghĩa không? - Em có cảm nhận gì về hình ảnh thơ này? (hình ảnh mang tính hiện đại?cổ điển?câu thơ gợi ra 1 cảnh mới - Bác Hồ và những cán bộ cách mạng bàn việc quân giữa nơi thâm u như thế ta thấy giống như đối tượng tg nào? - Mãn nghĩa là gì? nghĩa cuả câu thơ là gì? Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ? Câu thơ gợi cho em cảm nhận cảnh vật ntn? (Nguyễn Trãi xưa có câu thơ: Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc Thuyền chở yên hà nặng vay then” Câu thơ này gợi em cảm nhận gì về con thuyền của tác giả? Câu thơ còn cho ta thấy điều gì về tâm hồn người cách mạng (tâm hồn đầy ắp ánh trăng) Bình (Thơ Bác vừa có tính cổ điển,vừa có tính hiện đại ...) Em thấy hai bài thơ của Bác có những đặc sắc gì về nghệ thuật? Qua hai bài thơ em hiểu gì về Bác? Hãy đọc những câu thơ viết về trăng của Bác? Hs giới thiệu Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, là một nhà thơ, nhà văn, một danh nhân văn hoá thế giới Hs: đọc phần dịch thơ”Rằm..” Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, có 4 câu, mỗi câu 7 tiếng Hs đọc 2 câu đầu -> so sánh -> … câu thơ của Nguyễn Trãi… -> tiếng suối ấm áp, gần gũi với con người -> bóng trăng lồng bóng cổ thụ, bóng cổ thụ lồng bóng hoa… -> lunh linh, thơ mộng Giọng điệu ngân nga, du dương -> vui say trước cảnh đẹp Hs đọc 2 câu cuối So sánh, điệp từ -> cảnh đẹp như tranh - Bác chưa ngủ vì cảnh đẹp Hs đọc tiếp 2 câu cuối Nêu cảm nghĩ Nguyên tiêu - rằm thàng riêng… Hs đọc 2 câu đầu của bản dịch nghĩa,thơ Nhấn mạnh: trăng đúng lúc tròn. điệp từ Không gian tràn đầy sắc xuân -> khói, sóng, sâu, nơi -> không Hình ảnh chân thực về rừng VB -> tính cổ điển Nêu cảm nhận Hs đọc câu 4 con thuyền trở trăng đầy ắp -> vui tươi, say mê cảnh đẹp Trả lời độc lập HĐ nhóm I Đọc,tìm hiểu chung. 1.tác giả,tác phẩm 2.đọc 3.Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt II. Đọc -hiểu văn bản 1- Cảnh khuya a.2 câu đầu Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa -> Lấy động tả tĩnh, so sánh 2 vế điệp từ,tiểu đối =>Rừng:vui như có nhạc,như bức tranh thơ mộng lung linh,gần gũi ấm áp với con người => câu thơ ngân nga như tiếng hát. TG:vui say với rừng,coi rừng như ngôi nhà lớn b,2 câu cuối Cảnh khuya như vẽ... Chưa ngủ vì lo nỗi nước.. -điệp ngữ =>lòng yêu nước và yêu thiên nhiên hoà làm 1 2,Rằm tháng riêng Bảng phụ “..nguyệt chính viên” “xuân giang,xuân thuỷ tiếp..” “nguyệt chính viên” Nhấn mạnh: cảnh (trăng) hiện được tả lúc đẹp nhất “xuân giang,xuân thuỷ.. xuân) =>điệp từ =>không gian bao la bát ngát,tràn đầy sắc xuân...=>cảnh vật đầy sức sống,tươi mới> b.hai câu cuối “yên ba thâm xứ..” =>hình ảnh có tính cổ thi - > cảnh thâm u hình ảnh con người như những hiền triết,tiên ông =>hình ảnh đẹp không gian ngập tràn ánh trăng “ nguyệt mãn thuyền” =>người cách mạng tâm hồn thi sĩ,phong thái ung dung lạc quan III- Tổng kết – ghi nhớ IV- luyện tập

File đính kèm:

  • docmot so bai giang ngu van 7.doc