Đề kiểm tra 15:
Đề 1: Sau khi học xong các bài 1, 2, 3
Phần I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
1. Người lái đò ngồi yên trên chiếc thuyền chở hàng thả trôi theo dòng nước thì
A. chuyển động so với hàng trên thuyền.
B. chuyển động so với thuyền.
C. chuyển động so với dòng nước.
D. chuyển động so với bờ sông.
24 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số bài tập chọn lọc môn Vật lý 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BÀI TẬP CHỌN LỌC MÔN VẬT LÝ 8
Đề kiểm tra 15’:
Đề 1: Sau khi học xong các bài 1, 2, 3
Phần I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Người lái đò ngồi yên trên chiếc thuyền chở hàng thả trôi theo dòng nước thì
chuyển động so với hàng trên thuyền.
chuyển động so với thuyền.
chuyển động so với dòng nước.
chuyển động so với bờ sông.
Một ô tô chở khách đang chạy trên đường, người phụ lái đang đi soát vé của hành khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì
A. người phụ lái đứng yên. B. ôtô đứng yên.
C. cột đèn bên đường đứng yên. D. mặt đường đứng yên.
Công thức nào sau đây dùng để tính vận tốc trung bình?
A. B. Error! Not a valid link. C. D.
Phần II. Giải bài tập sau:
Một người đi bộ trên đoạn đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s, đoạn đường sau dài 1,9km đi hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai đoạn đường.
Đề 2:
Hành khách ngồi yên trên ca nô đang chuyển động xuôi dòng sông. Hãy chỉ rõ vật mốc và điền vào chỗ trống của các câu sau:
Hành khách chuyển động so với . . . . . . . . . . .
Hành khách đứng yên so với . . . . . . . . . . . . . .
Canô đang chuyển động so với . . . . . . . . .
Canô đang đứng yên so với . . . . . . . . . . . . .
Một ôtô có khối lượng 1500kg chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang. Biết lực ma sát tác dụng lên xe có cường độ bằng 0,2 trọng lượng của xe. Hãy biểu diễn các lực kéo và lực ma sát lên xe bằng các véctơ lực. Chọn tỉ lệ xích 1000N ứng với 1cm.
Đáp án và biểu điểm:
Đề 1:
Phần I. Câu 1D, 2B, 3B (mỗi câu đúng 2 điểm)
Phần II. (2 điểm)
(2 điểm)
Đề 2:
Phần I. (4 điểm, mỗi ý đúng 1 điểm)
Phần II. (6 điểm)
Cường độ lực ma sát: Fms = 0,2P = 0,2 1500 10 = 3000N (2 điểm)
Fms
Fk
Ôtô chuyển động thẳng đều nên lực kéo cân bằng với lực ma sát (1 điểm)
(3 điểm)
Đề 3:
Một ôtô đang chuyển động trên đường. Câu mô tả nào sau đây là đúng?
Người lái xe chuyển động đối với hành khách ngồi trên xe.
Người soát vé đứng yên so với cây cối bên đường.
Người lái xe chuyển động so với mặt đường.
Người lái xe đứng yên so với đoàn tàu chuyển động ngược lại.
Một người đi bộ đều với vận tốc là 2m/s trên đoạn đường dài 3km, sau đó đi tiếp 3,9km trong 1h. Tính vận tốc trung bình của người đó trong suốt cả quãng đường.
Đáp án và biểu điểm:
C (3 điểm)
s1 = 3000m; v1 = 2m/s; t1 =
s2 = 3900m; t2 = 1h = 3600s (2 điểm)
(3 điểm)
Đề 4: Sau khi đã học các bài 13, 14, 15
Máy cơ đơn giản không cho lợi về lực là:
Palăng
Ròng rọc cố định
Mặt phẳng nghiêng
Đòn bẩy
Trọng lực của vật không thực hiện công cơ học khi:
Vật rơi từ trên cao xuống.
Vật được ném lên theo phương thẳng đứng.
Vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang.
Vật trượt trên mặt phẳng nghiêng.
Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống của các câu sau:
Công cơ học chỉ có trong trường hợp . . . . . . . . . . . . . . vào vật . . . . . . . . . .
Công thực hiện được . . . . . . . . . . . . . . . . . . gọi là công suất.
Máy thứ nhất sinh ra một công 300kJ trong 1 phút. Máy thứ hai sinh ra một công 720kJ trong nửa giờ. Máy nào có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?
Đáp án và biểu điểm
Phần I. Mỗi câu đúng được 1 điểm: 1B, 2C
Phần II. Mỗi câu đúng hoàn toàn được 1 điểm
có lực tác dụng; chuyển dời
trong một đơn vị thời gian
Phần III. Công suất của máy thứ nhất (2,5 điểm)
Công suất của máy thứ hai (2,5 điểm)
Máy thứ nhất có công suất lớn hơn và lớn hơn
(1 điểm)
Đề 5: Sau khi đã học chủ đề Cơ năng-Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
Động năng của vật chỉ phụ thuộc vào
Khối lượng của vật.
Vận tốc của vật.
Vị trí của vật so với mặt đất.
Khối lượng và vận tốc của vật.
Thế năng chuyển hóa thành động năng khi
bắn viên bi A vào viên bi B trên mặt phẳng nằm ngang làm viên bi B chuyển động.
quả bưởi rơi từ trên cây xuống.
một vật được ném lên cao.
lên giây cót đồng hồ.
Ghép nội dung ghi bên trái với nội dung thích hợp ghi bên phải thành một câu hoàn chỉnh:
1.
Động năng của vật
Phụ thuộc vị trí của vật đối với mặt đất
Thế năng hấp dẫn
Là công của vật thực hiện được
Thế năng chuyển hóa thành động năng
Khi vật được ném lên.
Động năng chuyển hóa thành thế năng
Phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
Khi vật rơi từ trên cao xuống.
2.
Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật.
gọi là động năng
Thế năng và động năng
ta nói vật có cơ năng
Khi vật có khả năng sinh công
gọi là thế năng hấp dẫn
Cơ năng của vật do chuyển động mà có
là hai dạng của cơ năng
gọi là thế năng đàn hồi.
Một cầu thủ đá một quả bóng, quả bóng đập vào cột dọc cầu môn rồi bắn ra ngoài. Cơ năng của quả bóng ở đây biến đổi như thế nào?
Đáp án và biểu điểm
Mỗi câu đúng được 1,5 điểm: 1 D, 2B
II. Mỗi câu đúng 1,5 điểm
1. a-4 b-1 c-5 d-3
2. a-5 b-4 c-2 d-1
III. Trả lời đúng theo các ý dưới đây được 4 điểm
Chân cầu thủ truyền cho quả bóng một động năng. Khi quả bóng đập vào cột dọc cầu môn, quả bóng bị chặn lại và biến dạng (lăn lại). Động năng của quả bóng chuyển hóa thành thế năng đàn hồi của nó. Sau đó quả bóng lấy lại hình cầu như trước làm nó bật trở ra. Thế năng của quả bóng đã chuyển hóa thành động năng của nó.
Đề 6: Sau khi học các bài 8, 9, 10, 11
Đổ cùng một lượng nước vào 4 bình A, B, C, D
Áp suất tác dụng lên đáy bình nào lớn nhất?
Bình A
Bình B
Bình C
Bình D
Áp suất tác dụng lên đáy bình nào nhỏ nhất?
Bình A
Bình B
Bình C
Bình D
Độ lớn của lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào
trọng lượng riêng của chất lỏng và của chất làm vật.
trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
trọng lượng riêng của chất làm vật và thể tích của vật.
trọng lượng riêng của chất làm vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Ba quả cầu đều bằng thép được treo trong nước như hình vẽ bên:
1
2
3
Lực đẩy Ácsimét tác dụng lên quả cầu 3 lớn nhất vì nó ở sâu nhất.
Lực đẩy Ácsimét tác dụng lên quả cầu 2 lớn nhất vì nó to nhất.
Lực đẩy Ácsimét tác dụng lên quả cầu 1 lớn nhất vì nó nhỏ nhất.
Lực đẩy Ácsimét tác dụng lên ba quả cầu bằng nhau vì chúng đều bằng thép và đều nhúng trong nước.
Ba vật đặc có khối lượng bằng nhau nhưng làm bằng ba chất khác nhau là chì, sắt, nhôm. So sánh lực đẩy Ácsimét tác dụng lên vật này khi nhúng chúng ngập trong nước. Hãy chọn câu trả lời đúng và giải thích tại sao?
Lực đẩy Ácsimét tác dụng lên vật bằng chì lớn nhất, rồi đến vật bằng sắt, bằng nhôm.
Lực đẩy Ácsimét tác dụng lên vật bằng chì lớn nhất, rồi đến vật bằng nhôm, bằng sắt.
Lực đẩy Ácsimét tác dụng lên vật bằng nhôm lớn nhất, rồi đến vật bằng sắt, bằng chì.
Lực đẩy Ácsimét tác dụng lên vật bằng sắt lớn nhất, rồi đến vật bằng chì, bằng nhôm.
Đáp án và biểu điểm
Câu 1a: A (1đ) Câu 1b: D (1đ), Câu 2: A, Câu 3: B, Câu 4: B, Câu 5: C (Mỗi câu đúng được 2 điểm)
Giải thích cho câu 4: Vì F = d.V, trong đó d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ, nên độ lớn của F tỉ lệ với thể tích của vật. Vì nhôm có trọng lượng riêng nhỏ nhất rồi đến sắt, chì. Do đó miếng nhôm có thể tích lớn nhất, rồi đến miếng sắt, miếng chì. Lực đẩy Acsimét tác dụng lên vật bằng nhôm lớn nhất, rồi đến vật bằng sắt, bằng chì. (2 điểm)
Đề 7: Sau khi học xong bài 19, 20, 21
Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, ta thu được một hỗn hợp rượu và nước mà thể tích
chỉ có thể bằng 100cm3.
chỉ có thể lớn hơn 100cm3.
chỉ có thể nhỏ hơn 100cm3.
chỉ có thể bằng hoặc nhỏ hơn, không thể lớn hơn 100cm3.
Hãy chọn câu đúng và giải thích tại sao.
Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử?
Chuyển động không ngừng.
Chuyển động càng chậm thì nhiệt độ của vật càng thấp.
Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách.
Không phải lúc nào cũng có động năng.
Câu nào viết về nhiệt năng sau đây là không đúng?
Nhiệt năng là một dạng năng lượng.
Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng vật thu vào hay tỏa ra.
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Nhiệt năng của một vật thay đổi khi nhiệt độ của vật thay đổi.
Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt xảy ra
chỉ trong chất lỏng.
chỉ trong chất rắn.
chỉ trong chất lỏng và chất rắn.
trong cả chất lỏng, chất rắn và chất khí.
Khi xoa hai bàn tay ta thấy chúng nóng lên. Có phải tay nóng lên là do đã nhận được nhiệt lượng không? Tại sao?
Đáp án và biểu điểm
Câu 1: C. Vì giữa các phân tử rượu và nước có khoảng cách nên khi trộn rượu vào nước có một số phân tử xen vào những khoảng cách này làm cho thể tích của hỗn hợp giảm.
Câu 2: D, Câu 3: B, Câu 4: D.
Câu 5: Tay nóng lên không phải do nhận được nhiệt lượng mà do nhận được công. Đây là quá trình thay đổi nhiệt năng của vật bằng thực hiện công, không phải bằng truyền nhiệt.
Câu 1: Chọn đúng 1,5đ, giải thích đúng 2đ.
Các câu 2, 3, 4: mỗi câu 1,5đ
Câu 5: 2đ. Mỗi ý 1đ.
Đề 8: Sau khi học xong các bài 22, 23, 24, 25
Trong sự truyền nhiệt, nhiệt chỉ có thể tự truyền
từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
từ vật có nhiệt độ lớn hơn sang vật có nhiệt độ nhỏ hơn.
từ vật có thể tích lớn hơn sang vật có thể tích nhỏ hơn.
Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra
chỉ trong chất lỏng.
chỉ trong chất khí.
chỉ trong chất lỏng và chất khí.
trong cả chất lỏng, chất khí và chất rắn.
Sự truyền nhiệt nào dưới đây, không phải là bức xạ nhiệt?
Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
Sự truyền nhiệt từ bếp tới người đứng gần bếp.
Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.
Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
Đưa một miếng đồng vào ngọn lửa đèn cồn thì miếng đồng nóng lên, tắt đèn cồn thì miếng đồng nguội đi. Hỏi sự truyền nhiệt khi miếng đồng nóng lên và khi miếng đồng nguội đi có thực hiện bằng cùng một cách không? Tại sao?
Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 5 lít nước ở 20oC để nước nóng lên tới 40oC.
Đáp án và biểu điểm
Câu 1: C, Câu 2: C, Câu 3: D.
Câu 4: Không. Miếng đồng nóng lên là do có sự dẫn nhiệt từ ngọn lửa đèn cồn sang miếng đồng. Miếng đồng nguội đi là do có bức xạ nhiệt từ miếng đồng ra chung quanh.
Câu 5: Q = mcDt = 5.4200.(40 – 20) = 420 000J = 42kJ
Các câu 1, 2, 3: mỗi câu đúng 1,5đ
Câu 4: trả lời đúng 2,5đ
Câu 5: viết đúng công thức: 1,5đ. Tính đúng đáp số: 1,5đ.
CÁC ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
ĐỀ 1:
Phần I: Ghép nội dung ghi bên trái với nội dung thích hợp ghi bên phải:
Chuyển động cơ học
v = S/t
Chuyển động và đứng yên
có vận tốc không đổi theo thời gian.
Công thức tính vận tốc
có tính tương đối tùy thuộc vào vật mốc.
Chuyển động đều
là đại lượng vectơ.
Chuyển động không đều
km/h
Lực
có vận tốc thay đổi theo thời gian.
Hai lực cân bằng
giữ cho vật không trượt khi bị tác dụng của lực khác.
Khi có lực tác dụng, một vật không thể thay đổi ngay vận tốc
là sự thay đổi vị trí của vật so với vật làm mốc.
Lực ma sát trượt
cùng đặt trên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.
Lực ma sát lăn
sinh ra khi vật trượt trên bề mặt của vật khác.
do quán tính.
có độ lớn nhỏ hơn ma sát trượt.
Phần II: Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Ôtô đang chạy trên đường
đứng yên so với người lái xe.
đứng yên so với cột đèn bên đường.
chuyển động so với người lái xe.
chuyển động so với hành khách ngồi trên xe.
Một ôtô chở khách đang chạy trên đường. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì
ôtô đang chuyển động.
hành khách đang chuyển động.
cột đèn bên đường đang chuyển động.
người lái xe đang chuyển động.
Công thức nào sau đây dùng để tính vận tốc trung bình?
Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào?
Không thay đổi.
Chỉ có thể tăng dần.
Chỉ có thể giảm dần.
Có thể tăng dần, hoặc giảm dần.
Hai lực nào sau đây là hai lực cân bằng?
Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, cùng chiều, cùng phương.
Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, ngược chiều, phương nằm cùng trên một đường thẳng.
Hai lực cùng cường độ, ngược chiều, phương nằm trên cùng một đường thẳng.
Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, khác chiều, khác phương.
Hành khách ngồi trên ôtô đang chạy bỗng thấy mình bị nghiêng sang bên trái, chứng tỏ ôtô
đột ngột giảm vận tốc.
đột ngột tăng vận tốc.
đột ngột rẽ sang phải.
đột ngột rẽ sang trái.
Có thể giảm lực ma sát bằng cách
tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
tăng độ nhám mặt tiếp xúc.
tăng diện tích mặt tiếp xúc.
Khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì
vật đang đứng yên sẽ chuyển động.
vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại.
vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên.
Phần III: Giải các bài tập sau:
Một vận động viên xe đạp đã thực hiện cuộc đua vượt đèo với kết quả như sau: đoạn đường đèo AB dài 45km trong 2 giờ 15 phút, đoạn đường đèo BC dài 30km trong 24 phút, đoạn đường bằng phẳng CD dài 10km trong 1/4 giờ. Hãy tính:
Vận tốc trung bình trên mỗi đoạn đường AB, BC và CD.
Vận tốc trung bình trên cả đường đua AD.
Một quả cầu khối lượng 0,2kg được treo vào một sợi dây cố định. Hãy vẽ các vectơ lực tác dụng lên quả cầu với tỉ xích 1N ứng với 1cm.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Đáp án:
Phần I: 1-h; 2-c; 3-a; 4-b; 5-f; 6-d; 7-i; 8-k; 9-j; 10-m
Phần II:
1
2
3
4
5
6
7
8
A
C
B
D
B
C
A
C
Phần III:
vAB = 45 000/ 8 100 = 5,56m/s
,
vBC = 30 000/ 1 440 = 20,83m/s
vCD = 10 000/900 = 11,11m/s
vAD =(45000 + 30000 + 10000)/8100 + 1440 + 900) = 8,14m/s
Xem hình vẽ
Biểu điểm:
Phần I: Mỗi câu đúng 0,25đ.
Phần II: Mỗi câu đúng 0,5đ.
Phần III: 1. Ba đáp số đầu, mỗi đáp số đúng được 0,5đ
Đáp số cuối: 1 đ
2. Vẽ hình đúng: 1đ
ĐỀ 2:
Phần 1: Ghép các nội dung phù hợp ghi bên phải thành một câu hoàn chỉnh:
Vận tốc trung bình của chuyển động không đều
không làm vận tốc vật thay đổi.
Hai lực cân bằng đặt vào vật
được tính bằng thương số giữa độ dài quãng đường đi được với thời gian đi hết quãng đường đó.
Độ lớn vận tốc của chuyển động
làm vật biến dạng, thay đổi vận tốc.
Lực tác dụng vào vật
biểu thị sự nhanh chậm của chuyển động.
Chuyển động đều
sự thay đổi vị trí tương đối của vật so với vật khác.
Vectơ lực
là lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt, lực ma sát lăn.
Quán tính của vật
có tính chất tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc.
Ba loại lực ma sát
được biểu diễn bằng mũi tên, gốc là điểm đặt, phương chiều trùng với phương chiều của lực, độ dài biểu thị cường độ lực.
Chuyển động và đứng yên
là đặc tính giữ nguyên vận tốc của vật.
Chuyển động cơ học
chuyển động mà vận tốc không đổi theo thời gian.
là chuyển động mà vận tốc thay đổi theo thời gian.
Phần 2: Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Một hành khách ngồi trên canô bị tắt máy trôi theo dòng sông. Câu mô tả nào sau đây là đúng?
Người hành khách đứng yên so với bờ sông.
Người hành khách chuyển động so với người lái canô.
Người hành khách đứng yên so với dòng nước.
Người hành khách chuyển động so với các đồ đạc đặt trong canô.
Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi:
quả bóng xoay tròn tại một điểm trên sân cỏ.
hòm đồ bị kéo lê trên sàn nhà.
các bao tải hàng đặt trên băng tải, đang cùng chuyển động với băng tải trong dây chuyền sản xuất.
quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
Khi vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì
vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại.
vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh lên.
vật đang chuyển động sẽ thay đổi vận tốc.
vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Câu nói về lực ma sát nào sau đây là sai?
Lực ma sát thường cản trở chuyển động của vật, làm vật nóng lên và mài mòn vật.
Lực ma sát cần thiết cho sự chuyển động của người, của vật, của xe cộ trên mặt đất.
Lực ma sát lăn lớn hơn cả ma sát trượt và ma sát nghỉ.
Lực ma sát sẽ cân bằng với lực kéo khi vật chuyển động thẳng đều theo phương nằm ngang.
Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị vận tốc?
km/h.
cm/s.
m.h.
m/s.
Khi vật chỉ chịu tác dụng của hai lực thì hai lực nào sau đây là hai lực không cân bằng?
Hai lực tác dụng lên vật làm vật đứng yên.
Hai lực tác dụng lên vật làm vận tốc của vật thay đổi.
Hai lực tác dụng lên vật làm vật chuyển động thẳng đều.
Hai lực tác dụng lên vật đang đứng yên thì vật tiếp tục đứng yên, hoặc đang chuyển động thì chuyển động thẳng đều mãi.
Vận tốc nào sau đây là vận tốc trung bình?
Ôtô chuyển động từ Hà Nội đến Hải Phòng với vận tốc 60km/h.
Vận tốc của vận động viên nhảy cầu lúc chạm mặt nước là 10m/s.
Lúc về tới đích tốc kế của ôtô đua chỉ số 300km/h.
Khi bay lên điểm cao nhất, mũi tên có vận tốc bằng 0m/s.
Hành khách ngồi trên ôtô đang chuyển động bỗng bị nghiêng người sang bên phải vì ôtô đột ngột
hãm phanh (thắng) gấp.
tăng tốc về phía trước.
rẽ (quẹo) trái.
rẽ (quẹo) phải.
Đoàn tàu chở khách đang chuyển động được coi là đứng yên so với
hàng cây hai bên đường.
người lái tàu.
ôtô chuyển động theo hướng ngược lại.
kiểm soát viên đang đi kiểm tra.
Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?
Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường lúc phanh gấp.
Lực giữ cho vật còn đứng yên trên mặt bàn hơi bị nghiêng.
Lực của dây cung lên mũi tên khi bắn.
Lực xuất hiện khi viên bi lăn trên mặt sàn.
Phần 3: Một ôtô có khối lượng 2,5 tấn chạy trong 5 giờ. Biết rằng trong 2 giờ đầu ôtô chạy với vận tốc trung bình bằng 60km/h, trong 3 giờ sau ôtô có vận tốc trung bình bằng 50km/h.
Tính vận tốc trung bình của ôtô trong suốt thời gian chuyển động.
Tính lực phát động theo phương nằm ngang lên ôtô khi ôtô đang chuyển động thẳng đều. Biết cường độ lực cản lên ôtô bằng 0,4 trọng lượng của ôtô.
Biểu diễn các vectơ lực tác dụng lên ôtô khi đang chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang (theo tỉ lệ xích tự chọn).
Đáp án và biểu điểm
Phần 1: (2 điểm) mỗi câu đúng 0,2 điểm.
1b, 2a, 3d, 4c, 5j, 6h, 7i, 8f, 9g, 10e.
Phần 2: (5 điểm) mỗi câu đúng 0,5 điểm
11C, 12C, 13D, 14C, 15C, 16B, 17A, 18C, 19B, 20C.
Phần 3: (3 điểm)
Vận tốc trung bình trong suốt quá trình chuyển động
(1đ)
Ôtô chuyển động thẳng đều nên lực phát động cân bằng với lực cản (1đ)
Q
Fk
Fc
P
1000N
Fk = Fcản = 0,4P = 0,4250010 = 10000N
Tác dụng lên ôtô có 4 lực
Trọng lực P
Phản lực mặt đường Q
Lực phát động Fk
Lực cản Fcản
Kể đủ và đúng tên 4 lực (0,5đ)
Biểu thị đủ và đúng 4 vectơ lực (0,5đ)
ĐỀ 3: Sau khi học xong phần tĩnh học chất lưu
Ghép nội dung ghi bên trái với nội dung thích hợp ghi bên phải
Áp lực
Pascal (Pa)
Áp suất
p = h . d
Công thức tính áp suất
centimét thủy ngân (cmHg)
Đơn vị của áp suất
lực do chất lỏng tác dụng lên vật nhúng trong chất lỏng.
Chất lỏng gây áp suất
độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
Công thức tính áp suất chất lỏng
theo mọi phương, lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
Đơn vị áp suất khí quyển
FA > P
Lực đẩy Ácsimét
lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
Công thức tính độ lớn của lực đẩy Ácsimét
Vật nổi trên mặt nước khi
FA < P
FA = P
FA = d . V
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Áp suất của người tác dụng lên mặt sàn trong trường hợp nào sau đây là lớn nhất?
Đứng cả hai chân.
Đứng co một chân.
Đứng hai chân và cúi gập người.
Đứng hai chân và cầm thêm một quả tạ.
Cách làm tăng, giảm áp suất nào sau đây là không đúng?
Tăng áp suất bằng cách tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.
Tăng áp suất bằng cách giảm áp lực và tăng diện tích bị ép.
Giảm áp suất bằng cách giảm áp lực và giữ nguyên diện tích bị ép.
Giảm áp suất bằng cách tăng diện tích bị ép.
Hai bình A và B thông nhau có khóa ngăn. Bình A lớn hơn đựng dầu ăn, bình B đựng nước tới cùng một độ cao. Khi mở khóa thông hai bình thì dầu và nước có chảy từ bình nọ sang bình kia không?
Không, vì độ cao của các cột chất lỏng ở hai bình bằng nhau.
Dầu chảy sang nước vì lượng dầu nhiều hơn.
Nước chảy sang dầu vì áp suất cột nước lớn hơn do nước có trọng lượng riêng lớn hơn.
Dầu chảy sang nước vì dầu nhẹ hơn.
A
B
C
Đổ cùng một lượng nước vào 3 bình A, B, C (hình vẽ bên). Gọi pA, pB, pC lần lượt là áp suất của nước tác dụng lên đáy các bình A, B, C. Ta có
pA = pB = pC.
pA > pB > pC.
pA < pB < pC.
pB > pA > pC.
Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?
Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên.
Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ.
Có thể hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ.
Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng phồng lên.
Công thức tính độ lớn của lực đẩy Ácsimét là
A. F = d . V B. F = h . d C. F = V / d D. F = V . h
Khi lực đẩy Ácsimét tác dụng lên vật có độ lớn bằng trọng lượng của vật (FA = P) thì
vật chỉ có thể lơ lửng trong chất lỏng.
vật chỉ có thể nổi trên mặt chất lỏng.
vật chìm xuống và nằm ở đáy bình đựng chất lỏng.
vật có thể lơ lửng trong chất lỏng hoặc nổi trên mặt chất lỏng.
1
2
Cùng một vật nổi trong hai chất lỏng khác nhau (hình vẽ bên). Gọi F1 là lực đẩy Ácsimét của chất lỏng 1, F2 là lực đẩy Ácsimét của chất lỏng 2. Ta có:
F1 > F2.
F1 < F2.
F1 = F2.
không thể so sánh được vì chưa biết chất lỏng nào có trọng lượng riêng lớn hơn.
Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ácsimét có độ lớn
bằng trọng lượng của phần vật chiếm chỗ.
bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật.
bằng trọng lượng của vật.
bằng trọng lượng của phần vật nổi trên mặt chất lỏng.
Ba quả cầu đặc có khối lượng bằng nhau nhưng làm bằng ba chất khác nhau là chì, sắt và nhôm. Hãy so sánh lực đẩy Ácsimét tác dụng lên vật này khi chúng ngập trong nước.
Lực đẩy Ácsimét tác dụng lên vật bằng chì lớn nhất, rồi đến vật bằng sắt, bằng nhôm.
Lực đẩy Ácsimét tác dụng lên vật bằng nhôm lớn nhất, rồi đến vật bằng sắt, bằng chì.
File đính kèm:
- Bai_tap_chon_loc_Vat_Ly_8.doc