Đề 1: Nhà văn Nga L.Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì
không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh
(chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò lí tưởng trong cuộc sống con người.
Bài làm
Trong cuộc sống, mỗi con người từ khi sinh ra đã là một hành trình tư tưởng. Cha mẹ khắc
khoải một lí tưởng là con sinh ra được khoẻ mạnh, lớn khôn con là đứa trẻ ngoan ngoãn, giỏi gian,
mai kia con trở thành môt người thành đạt. Rồi khi con đủ lớn, đủ ý thức để sống cho những lí
tưởng riêng của mình. Con sẽ trở thành một học sinh xúât sắc, lớn hơn nửa con sẽ là một danh
nhân lớn hay là một bác sĩ tài ba, con có cuộc sống riêng cùng một gia đình hạnh phúc. Cuộc sống
được nuôi dưỡng bằng những lí tưởng. Nói cách khác: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có
lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc
sống".( Lép Tôn -xtôi)
Mỗi chúng ta khi vô tình chạm đến hai chữ "lí tưởng" thì cảm thấy như gặp một cái gì xa
vời, không thực tại chút nào. Ta cứ nghĩ rằng lí tưởng là cái gì đó vĩ đại như lí tưởng cách mạng
của Các Mác- Ăngghen, lí tưởng vô sàn của Lênin. Nhưng chúng ta lại không biết rằng lí tưởng lá
thực tại, rất đời thường và gần gũi gắn bó bên cuốc sống mỗi chúng ta. Hoàn toàn có thể hiểu " lí
tưởng là một ngọn đèn", nói dễ hiểu lí tưởng là niềm tin, lòng ao ước mong mõi của mỗi người đặt
ra trong cuộc sống. Lí tưởng chính là cái mục tiêu phấn đấu. Lí tưởng trở thành một phần của
cuộc sống, và ví thế cuộc sông sẽ vô vị biết bao nếu
thiếu đi "lí tưởng".
Theo cách nói của Lép Tôn-xtôi thí lí tưởng là ngọn đèn chí đường, và vì là ngọn đèn chỉ
đường nên khi thiếu vắng nó con người ta sẽ dễ lầm lạc, đôi khi chậm trễ trên lô trình của cuộc
sống: "Lí tường là ngọn đèn chị đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định,
mà không có phương hướng
thí không có cuộc sống".
Hành trình đi đến lí tưởng, phấn đấu theo lí tưởng, cũng như một vận động viên điền kinh
đang ra sức chinh phục chặng dường đua của mình.anh chàng vận động viên chỉ biết rằng phía
trước, những bước cuối cùng của chăng đường đua là dãi băng gôn về đích. anh cố hết sức và lao
về trước với một tinh thần sức mạnh thiêng liêng, như mỗi chúng ta đều hướng về lí tưởng của
mình. Cuộc sống cũng là một chặng đua và nếu chặng đua ấy không có đích đến, không có hướng
đi thì chúng ta sẽ đi đâu về đâu.
Nhưng Lép Tôn-xtôi bảo rằng: " lí tưởng là phương hướng kiên định", đó không có nghĩa
rằng lí tưởng là một khối vật khổng lồ, nặng chịt không bao giờ có thể chuyển dịch. Nếu hiểu
ngược kiểu ấy chả nhẻ lí tưởng của cuộc sống hiện đại lại là một ông già phong kiến cổ hữu, cùng
những đạo luật khắc khe của chế độ xưa.Đó hoàn toàn không phải là lí tưởng. Đã là lí tưởng
thiêng liêng của một cuộc sống tươi đẹp
thì đòi hỏi ở cái khí chất cao đẹp.
Trong cuộc sống có vô vàng lí tưởng nhưng như thế nào mới là một lí tưởng chính đáng.Lí
tượng của một người kinh doanh là làm giàu, nhưng không phải là được làm giàu mọi cách. anh ta
phải tuân theo khuôn khổ của pháp luật và trách nhiệm của lương tâm.Lí tưởng của một cậu học
sinh là đỗ cao trong kì thi đại học. Thế rồi ngày anh đến phòng thi để thực hiện cái lí tượng đó của
mình, thì lương tâm, xã hội không bao giờ cho phép anh có quyền làm ngơ khi thấy một ngưòi
chết đuối. một hành đông đi trái lại pháp luật, trái với đạo lí thì không còn là lí tưởng.
Mỗi bước đi của chúng ta bây giờ đều bước theo những bậc thang của lí tưởng, và luôn
luôn có lí tưởng sáng soi chỉ đường. Lúc ấy chung ta như những đứa trẻ vô tri được bàn tay người
mẹ nâng niu dìu dắt từng bước đi. Và khi ấy nếu không có mẹ, không có lí tưởng con là đứa trẻ bơ
vơ, lạc loài, rồi sẽ đi đâu về đâu.Anh muốn chinh phục nốc nhà thế giới, muốn đứng trên đỉnh
Everrét dù chỉ là một giây, dùi phải trãi qua ngàn giờ hãi hùng, có lúc tưởng rằng hi sinh cả tính
mạng, nhưng vẫn hết mình thực hiện cái lí tượng của bản thân. Nếu một con chị tồn tại như một
bản năng, hoạt động như một cái máy, khởi đông thì chạy, hết nhiên liệu thì tắt. Ta tự hỏi thế có
phải là cuốc sống? Để chứng minh rằng ta đang sống, đang tồn tại trước tiên ta phải có lí tưởng,
và khi đã có lí tưởng ta sẽ có dũng khí làm những gí ta quyết.
Ngày 5.6.1911, chàng thanh niên mang tên Nguyễn Tất Thành cùng bàn tay trắng xuống
tàu buôn ra nước ngoài mang trên mình hàng trang duy nhất là lí tưởng tìm đưỡng cứu nước. Giả
dụ, nếu không có đủ sức mạnh của lí tưởng thì Bác đã không bao giớ có can đảm ra đi. Chính vì
thế ta hãy sống, và thực sự sông khi đã có lí tưởng riêng của bàn thân. Xuân Diệu thì mài mê với
lí tưởng:
202 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2932 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số bài văn mấu tham khảo lớp 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI NGỎ
PHẦN MỘT: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề 1
Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì
không có phương hướng kiên định, mà không có
phương hướng thì không có cuộc sống……..
1
Đề 2
“Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn ?”
2
Đề 3
Tình thương là hạnh phúc của con người.
7
Đề 4
“Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
9
Đề 5
Mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết,
học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định
mình”.
10
Đề 6
Hiện tượng “nghiện” Internet trong nhiều bạn trẻ hiện
nay.
11
Đề 7
Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần
giảm thiểu tai nạn giao thông.
12
Đề 8
Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức
thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong
thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi
dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành
mạnh, tốt đẹp.
14
Đề 9
Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động
“nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục.
16
Đề 10
Nêu suy nghĩ và quan niệm của em về HIV/AIDS
17
Đề 11
Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn nói về vai trò của
sách đối với thanh niên ngày nay.
18
Đề 12
Anh (chị) hãy viết một bài văn nói về l í tưởng sống của
thanh niên ngày nay
19
Đề 13
Anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về câu nói sau
‘sống sao cho khỏi xót xa….”
21
Đề 14
: Anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về câu nói sau
“tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.
22
Đề 15
Nhà văn nữ người Pháp Ursula K.Le Guin đã từng nói:
“Thành công của người này là thất bại của người
khác.”…….
23
Đề 16
Anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về các nữ sinh
thời nay nên mặc áo dài truyền thống hay trang phục
hiện đại khi đến trường.
25
Đề 17
Một câu triết học nói: Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất
cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt
lòng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì nó sẽ trở
27
2
thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính
nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra
Đề 18
Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của
Democrite đã nói: “Ai không có một người bạn chân
chính thì người đó không xứng đáng được sống.”
28
Đề 19
Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình “mẫu
tử”.
30
Đề 20
Giữa một vùng sỏi đá khô cằn,cây hoa dại vẫn mọc lên
và nở những chùm hoa thật đẹp.
Phát biểu suy nghĩ của anh(chị) được gợi ra từ hiện
tượng nêu trên.
32
Đề 21
Qua câu chuyện về người đàn bà hàg chài trog tác phẩm
chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, anh chị
có suy nghĩ gì về nạn bạo hành trong gia đình những
vùng quê nghèo hiện nay.
33
Đề 22
Suy nghĩ của anh chị về ý nghĩa triết lí nhân linh, trong
2 lời thoại : Hồn Trương Ba trong cuộc trò chuyện giữa
Hồn Trương Ba với Đế Thích.
"Không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo
được. Tôi muốn là tôi toàn vẹn". "Sống nhờ vào đồ đạc
của người khác đã là một chuyện không nên, mà đằng
này đến cái thân tôi cũng sống nhờ anh hàng thịt. Ông
chỉ nghỉ đơn giản là tôi sống, nhưng sống như thế nào
thì ông chẳng cần biết."
35
Đề 23
Trong tác phẩm " nhìn về vốn văn hoá dân tộc" của Trần
Đình Hượu viết "con đường hình thành bản sắc dân tộc
của văn hoá không chỉ trông cậy vào sự sáng tạo mà còn
trong cậy vào khả năng chiếm lĩnh, sự đồng hoá những
giá trị văn hoá bên mình."
Anh chị trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng tiếp
nhận văn hoá ngoại lai của giới trẻ hiện nay.
35
Đề 24
Em ơi Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
(Đất Nước – Trích Mặt đường khát
vọng - Nguyễn Khoa Điềm,)
Dựa vào những câu thơ trên, anh (chị) hãy phát
biểu trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) ý kiến
cá nhân về trách nhiệm của thế hệ thanh niên hiện nay
với đất nước.
37
Đề 25
Anh chị có suy nghĩ gì về hiện tượng “gây ô nhiễm môi
trường do xã rác bừa bãi” của người dân nước ta hiện
nay.
38
3
PHẦN HAI: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Đề 1
Phân tích “Tây Tiến” của Quang Dũng
1
Đề 2
Phân tích 8 câu thơ đâù “Tây Tiến” của tác giả Quang
Dũng:
" Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
..... mưa xa khơi”
5
Đề 3
Phân tích khổ thơ sau được trích trong bài “Tây Tiến”
của Quang Dũng:
" Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
...............
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
7
Đề 4
Phân tích đoạn thơ sau trong bài “ Tây Tiến” của Quang
Dũng
“…Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành…”
11
Đề 5
Bình giảng bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc
14
Đề 6
Anh chị hãy phân tích đoạn thơ sau trog bài thơ Việt
Bắc của Tố Hữu:
“Mình về mình có nhớ ta
……………
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”
22
Đề 7
Phân tích bài “Đất nước” (trích trường ca Mặt đường
khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.
24
Đề 8
Qua bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm anh chị hãy
làm sang tỏ quan điểm Đất nước là của nhân dân.
26
Đề 9
Bình giảng bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh
29
Đề 10
Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài “Sóng” của nhà
thơ Xuân Quỳnh.
“…Con sóng dưới lòng sâu.....
Hướng về anh một phương”.
32
Đề 11
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân
Quỳnh. Anh (chị) cảm nhận gì về vẻ đẹp tâm hồn người
phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng này?
34
Đề 12
Cảm nhận bài “Đàn ghi ta của F.G.Lorca” của Thanh
Thảo.
35
Đề 13
Phân tích bài "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân
38
Đề 14
Cảm nhận “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân.
40
Đề 15
Hình tượng người lái đò trong tuỳ bút “ Người lái đò
sông Đà” của Nguyễn Tuân.
43
Đề 16
Anh chị hãy phân bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
của Hoàng Phủ Ngọc Tường
45
Đề 17
Phân tích tác phẩm Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài.
47
Đề 18
Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, hãy phân tích giá trị hiện
thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A phủ
của Tô Hoài.
49
Đề 19
Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị (Vợ chồng
A Phủ – Tô Hoài)
51
Đề 20
Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
53
Đề 21
Giá trị hiện thực và nhân đạo trong vợ nhặt
55
Đề 22
Phân tích nhân vật người vợ nhặt, từ đó làm nổi bật lên
số phận của người dân Việt trước CM.
59
Đề 23
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN VẬT TRONG BÀI VỢ
NHẶT CỦA KIM LÂN
60
Đề 24
Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm
"Vợ nhặt" của Kim Lân.
63
Đề 25
HÌNH TƯỢNG CÂY XÀ NU TRONG “ RỪNG XÀ
NU” CỦA NGUYỄN TRUNG THÀNH
66
Đề 26
Tính sử thi của tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung
Thành)
69
Đề 27
Phân tích hình tượng nhân vật Tnu trong tác phẩm Rừng
Xà Nu của Nguyễn Trung
70
Đề 28
Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng
Xà Nu của Nguyễn Trung Thành. Nhận xét ngắn gọn về
nghệ thuật miêu tả cây xà nu của nhà văn
73
Đề 29
Vẻ đẹp con người Nam bộ trong kháng chiến chống Mỹ
qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình của nhà văn
Nguyễn Thi.
74
Đề 30
Trong chuyện những đứa con trong gia đình. Nguyễn
Thi có nêu lên quan niệm: chuyện gia đình cũng dài như
sông, mỗi thế hệ phải ghi vào 1 khúc. Rồi trăm con sông
của gia đình lại cùng đổ về 1 biển," mà biển thì rộng
lắm[...], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta".
Anh(chị)có cho rằng trong thiên truyện của Nguyễn Thi
quả đã có 1 dòng sông truyền thống liên tục chảy từ
những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến lớp
người đi sau : chị em Chiến và Việt
76
Đề 31
Anh(chị) hãy phân tích nhân vật Phùng trong tác phẩm "
Chiếc thuyền ngoài xa " của Nguyễn Minh Châu.
77
Đề 32
Anh chị hãy phân tích tình huống truyện trong truyện
ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
80
CÁC ĐỀ THI THỬ CỦA CÁC TRƯỜNG NĂM 2009
CÁC BÀI THI ĐẠT ĐIỂM 10 TRONG CÁC KÌ THI TUYỂN SINH ĐH – CĐ
NĂM
2005-2008
MỤC LỤC
CÁC ĐƠN VỊ
TRANG WEB ONTHI.COM
TRANG WEB VANTHPT.CO.CC
BOX NGỮ VĂN 12 DIỄN ĐÀN HOCMAI.VN XIN TRÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ
GIÚP ĐỠ CỦA MỘT SỐ ĐƠN VỊ VÀ CÁ NHÂN SAU:
4
5
TRANG WEB TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU – TP.HỒ CHÍ MINH
TRANG WEB TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH - HÀ NỘI
TRANG WEB TRƯỜNG THPT THÁI THANH HOÀ - ĐẦM DƠI – CÀ MAU
TRANG WEB TRƯỜNG THPT NGUYỄN AN NINH – TP. HỒ CHÍ MINH
TRANG WEB TRƯỜNG THPT LÊ THÁNH TÔN
TRANG WEB ÔN THI MÔN VĂN KHỐI C VÀ D
CÁC CÁ NHÂN
Duongthuydo.hocmai.vn
Biên tập viên ngữ văn của hocmai.vn
Conu
Mod Ngữ Văn
Congchualolem_b
Mod Ngữ Văn
Phaodaibatkhaxampham
Mod Ngữ Văn
Quansuquatmo
Mod Ngữ Văn
Quinhmei
Mod Ngữ Văn
Money_22
Thành viên
thanhthuytu
Mod Tin Học và Tiếng Anh
(Và một số thành viên khác của Box Ngữ Văn diễn đàn hocmai.vn)
Cảm ơn các bạn đã giúp box Ngữ Văn 12 thực hiện thành công dự án này!
Chúc các bạn đạt kết quả cao trong 2 kì thi lớn sắp tới, xin chân thành cảm ơn các bạn.
LỜI NÓI ĐẦU
Trong tầm tháng 6 và tháng 7 là những tháng được xem là cao điểm và “nóng”
nhất đối với những ai đang đọc lớp 12, vì lúc này mọi ng đang cấp tốc chuẩn bị cho 2 kì
thi liên tiếp có ảnh hưởng rất lớn và mang tính quyết định đến tương lai của mình.
Theo xu thế hiện nay, có nhiều bạn trội tự nhiên hơn so với xã hội, tạo sự bấp bênh
thấy rõ và đó cũng là điều gây cản trở họ đạt được điểm cao trong kì thi tốt nghiệp
THPT. Nhiều bạn còn băn khoăn và lo lắng vì điểm văn rất kém, thấy mình hầu như
không nắm được kiến thức và thực sự khó khăn để đạt được điểm trung bình.
Nắm bắt được nhu cầu củng cố kiến thức môn văn và nhằm giúp các bạn đạt
thành tích cao trong kì thi này, Mod văn 12 của diễn đàn học mãi đã quyết định tìm
kiếm và tổng hợp các đề thi tốt nghiệp mới nhất có kém theo bài giải. Đây sẽ là tài liệu
tốt dành cho các bạn, giúp các bạn giảm bớt nỗi lo và có thể yên tâm dùi mài kinh sử
cũng như tập trung thật tốt cho kì thi. Ngoài ra, đối với những bạn có thành tích tốt
với môn Văn thì quyển sách có thể giúp các bạn củng cố kiến thức và nâng cao thêm về
kĩ năng, các bạn có thể tìm hiểu thêm về dạng đề năm nay, góp phần hoàn thiện các
mảng kiến thức bị loãng.
Mặt khác, hiện nay trên thị trường có nhiều quyển văn mẫu nhưng chủ yếu
đều là sách ở chương trình cũ, các bài đó cũng ít được bổ sung nên khó đáp ứng được
nhu cầu tìm hiểu của học sinh. Gần đây các giáo viên dạy văn bắt đầu chú trọng việc
ra đề mở với học sinh, nhằm phát huy tối đa khả năng tư duy cũng như đòi hỏi người
viết phải nắm vững kiến thức, biết cách làm bài và có khả năng cảm thụ. Đó thực sự là
một thử thách đối với học sinh vì nó còn mới, khá bỡ ngỡ, nhất là các bạn đang học ở
ban Khoa học Tự Nhiên.
Quyển văn mẫu 12 này có sự tham gia đóng góp của nhiều Member trong học
mãi, đặc biệt là các Mod văn 12 đã tích cực tìm đề và giải đề cũng như chịu khó tổng
hợp các bài viết nằm trong chương trình 12. Nó sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng thể
hơn, rèn luyện được nhiều mặt, và đảm bảo không bị nhầm sách bởi các bài trong đây
đều được chọn lọc và chỉnh sửa qua các “pro văn” của diễn đàn.
Quyển sách được thiết kế và bố trí theo trình tự rất dễ nhìn và dễ đọc. Phần
đầu là trang bìa của sách, kế tiếp là lời ngỏ, phần nội dung trọng tâm là phần bao gồm
các bài viểt sẽ được xếp từ nghị luận và phân tích xã hội rồi đến nghị luận văn học.
Ngoài ra trong sách còn tập hợp những bài văn đạt điểm “10” trong các kì thi tuyển
sinh ĐH và CĐ, các đề mẫu mới nhất của năm 2009. Bìa cuối là logo của một số trường
có các Mem tham gia thực hiện xây dựng quyển văn mẫu này.
Trong quá trình biên soạn sách dù đã được thực hiện rất chặt chẽ nhưng vẫn
không tránh khỏi những thiếu sót đáng tiếc, ban biên tập luôn mong nhận
được sự đánh giá, đóng góp ý kiến để những lần sau khi cho tái bản sách văn
mẫu 12 của diễn đàn sẽ được hoàn thiện hơn, thực sự trở thành “địa chỉ số 1”
dành cho các bạn học sinh lớp 12. Mọi đóng góp xin các bạn liên hệ mod
“Quansuquatmo” hoặc admin diễn đàn. Hi vọng quyển văn
mẫu sẽ giúp các bạn đạt thành tích tốt và nắm chắc thêm các
bài học trong chương trình. Lời cuối xin chúc các bạn học thật tốt,
đạt kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi tuyển sinh ĐH,
CĐ sắp tới.
Thân mến!
BBT sách văn mẫu 12 của diễn đàn học mãi
6
Đề 1: Nhà văn Nga L.Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì
không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Anh
(chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò lí tưởng trong cuộc sống con người.
Bài làm
Trong cuộc sống, mỗi con người từ khi sinh ra đã là một hành trình tư tưởng. Cha mẹ khắc
khoải một lí tưởng là con sinh ra được khoẻ mạnh, lớn khôn con là đứa trẻ ngoan ngoãn, giỏi gian,
mai kia con trở thành môt người thành đạt. Rồi khi con đủ lớn, đủ ý thức để sống cho những lí
tưởng riêng của mình. Con sẽ trở thành một học sinh xúât sắc, lớn hơn nửa con sẽ là một danh
nhân lớn hay là một bác sĩ tài ba, con có cuộc sống riêng cùng một gia đình hạnh phúc. Cuộc sống
được nuôi dưỡng bằng những lí tưởng. Nói cách khác: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có
lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc
sống".( Lép Tôn -xtôi)
Mỗi chúng ta khi vô tình chạm đến hai chữ "lí tưởng" thì cảm thấy như gặp một cái gì xa
vời, không thực tại chút nào. Ta cứ nghĩ rằng lí tưởng là cái gì đó vĩ đại như lí tưởng cách mạng
của Các Mác- Ăngghen, lí tưởng vô sàn của Lênin. Nhưng chúng ta lại không biết rằng lí tưởng lá
thực tại, rất đời thường và gần gũi gắn bó bên cuốc sống mỗi chúng ta. Hoàn toàn có thể hiểu " lí
tưởng là một ngọn đèn", nói dễ hiểu lí tưởng là niềm tin, lòng ao ước mong mõi của mỗi người đặt
ra trong cuộc sống. Lí tưởng chính là cái mục tiêu phấn đấu. Lí tưởng trở thành một phần của
cuộc sống, và ví thế cuộc sông sẽ vô vị biết bao nếu
thiếu đi "lí tưởng".
Theo cách nói của Lép Tôn-xtôi thí lí tưởng là ngọn đèn chí đường, và vì là ngọn đèn chỉ
đường nên khi thiếu vắng nó con người ta sẽ dễ lầm lạc, đôi khi chậm trễ trên lô trình của cuộc
sống: "Lí tường là ngọn đèn chị đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định,
mà không có phương hướng
thí không có cuộc sống".
Hành trình đi đến lí tưởng, phấn đấu theo lí tưởng, cũng như một vận động viên điền kinh
đang ra sức chinh phục chặng dường đua của mình.anh chàng vận động viên chỉ biết rằng phía
trước, những bước cuối cùng của chăng đường đua là dãi băng gôn về đích. anh cố hết sức và lao
về trước với một tinh thần sức mạnh thiêng liêng, như mỗi chúng ta đều hướng về lí tưởng của
mình. Cuộc sống cũng là một chặng đua và nếu chặng đua ấy không có đích đến, không có hướng
đi thì chúng ta sẽ đi đâu về đâu.
Nhưng Lép Tôn-xtôi bảo rằng: " lí tưởng là phương hướng kiên định", đó không có nghĩa
rằng lí tưởng là một khối vật khổng lồ, nặng chịt không bao giờ có thể chuyển dịch. Nếu hiểu
ngược kiểu ấy chả nhẻ lí tưởng của cuộc sống hiện đại lại là một ông già phong kiến cổ hữu, cùng
những đạo luật khắc khe của chế độ xưa.Đó hoàn toàn không phải là lí tưởng. Đã là lí tưởng
thiêng liêng của một cuộc sống tươi đẹp
thì đòi hỏi ở cái khí chất cao đẹp.
Trong cuộc sống có vô vàng lí tưởng nhưng như thế nào mới là một lí tưởng chính đáng.Lí
tượng của một người kinh doanh là làm giàu, nhưng không phải là được làm giàu mọi cách. anh ta
phải tuân theo khuôn khổ của pháp luật và trách nhiệm của lương tâm.Lí tưởng của một cậu học
sinh là đỗ cao trong kì thi đại học. Thế rồi ngày anh đến phòng thi để thực hiện cái lí tượng đó của
7
mình, thì lương tâm, xã hội không bao giờ cho phép anh có quyền làm ngơ khi thấy một ngưòi
chết đuối. một hành đông đi trái lại pháp luật, trái với đạo lí thì không còn là lí tưởng.
Mỗi bước đi của chúng ta bây giờ đều bước theo những bậc thang của lí tưởng, và luôn
luôn có lí tưởng sáng soi chỉ đường. Lúc ấy chung ta như những đứa trẻ vô tri được bàn tay người
mẹ nâng niu dìu dắt từng bước đi. Và khi ấy nếu không có mẹ, không có lí tưởng con là đứa trẻ bơ
vơ, lạc loài, rồi sẽ đi đâu về đâu.Anh muốn chinh phục nốc nhà thế giới, muốn đứng trên đỉnh
Everrét dù chỉ là một giây, dùi phải trãi qua ngàn giờ hãi hùng, có lúc tưởng rằng hi sinh cả tính
mạng, nhưng vẫn hết mình thực hiện cái lí tượng của bản thân. Nếu một con chị tồn tại như một
bản năng, hoạt động như một cái máy, khởi đông thì chạy, hết nhiên liệu thì tắt. Ta tự hỏi thế có
phải là cuốc sống? Để chứng minh rằng ta đang sống, đang tồn tại trước tiên ta phải có lí tưởng,
và khi đã có lí tưởng ta sẽ có dũng khí làm những gí ta quyết.
Ngày 5.6.1911, chàng thanh niên mang tên Nguyễn Tất Thành cùng bàn tay trắng xuống
tàu buôn ra nước ngoài mang trên mình hàng trang duy nhất là lí tưởng tìm đưỡng cứu nước. Giả
dụ, nếu không có đủ sức mạnh của lí tưởng thì Bác đã không bao giớ có can đảm ra đi. Chính vì
thế ta hãy sống, và thực sự sông khi đã có lí tưởng riêng của bàn thân. Xuân Diệu thì mài mê với
lí tưởng:
" Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn ngồi buồn le lói suốt trăm năm."
Cám ơn nhà thơ đã đem đến một quan niệm mới về lí tưởng của cuộc sống. Chắc
hẳn,chúng ta ai cũng biết Xuân Diệu là một nhà thơ khát khao giao cảm với đời, yêu đời một cách
tha thiết nhất. Chính vì thế nhà thơ đem hết trái tim của mình cống hiến cho cuộc sống này, cho lí
tưởng sống tràn đầy yêu thương. Xuân Diệu mong muốn được sống chân thành với lí tưởng của
riêng ông, được hiến dâng cả cuộc đời để đổi lấy " 1 phút huy hoàng" , đó là giây phút cháy bổng
của một tâm hồn sống trong lí tưởng. Đông thời nhà thơ, nhà thơ cũng muốn gửi gắm lí tưởng
sống ấy cho mọi người trong cuốc đời. Sống phải sống sao cho đáng sống, phải đem hết dũng cảm
để sống cho cái lí tưởng của mình, để từ đó tìm ra phương hướng đi theo tiếng gọi của "lí tưởng"
như L.Tôn-xtôi đã khẳng định " không có lí tưởng thì không có phương
hướng, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống"
Nhưng thử hỏi có mấy ai có đủ dũng cảm để sống hết mình, sống một cách trọn đấy cho lí
tưởng. Chắc hẳn, chúng ta - những người con của dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên và
cũng không bao giờ được quên người thiếu nữ đã chết cho "mùa hoa lê-ki-ma nở, ở quê ta vùng
Đất Đỏ", và chết cho đời sau. Nữ anh hùng Võ Thi Sáu đã dâng cả cuộc đời mình cho dân tộc, cho
tổ quốc yêu thương và cũng cho riêng lí tưởng sống của chị, khi mới trọn đầy cái tuổi 16.
Tôi không so sánh bạn, cũng như không dám so sánh mình với lí tưởng cháy bỗng yêu
thương của tâm hồn thi sĩ Xuân Diệu, với lí tưởng cách mạng cao cả của nữ anh hùng, liệt sỉ Võ
Thị Sáu. Qua đó, tôi chỉ có thể khẳng định rằng mỗi chúng ta đều có thể gắng hết sức vì lí tưởng
sống của bán thân mình để thật sự có một phương hướng sống, phương hướng để tồn tại. Cũng
như từ đầu vẫn nói, lí tưởng khônh hề xa vời,lí tưởng l2 đoạn đường, là lối đi gắn bó với chúng ta
trong suốt cuộc đời.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn L.Tôn-xtôi đã đem đến cho chúng ta cái nhìn tổng quát
vế lí tưởng:"Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng là không có phương hướng kiên
định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống". Con đường hôm qua, hôm
8
kia của tôi, của bạn, của tất cả chúng ta đều đã lùi vào quá khgứ một cách mờ nhạt và tiếp tục nhạt
nhoà. Nhưng con đường của hôm nay và của ngày mai còn tuỳ tôi, bạn, chúng ta đi như thế nào,
chọn lựa "ngọn đèn lí tưởng " nào, đi theo phương hướng nào, để tiếp tục phát triển và đi lên cùng
với sự thăng hoa của "ánh sáng lí
tưởng".
Đề 2: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu : “Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi
bạn ?”
Bài làm 1
Con người ta sinh ra và lớn lên, ai lại không một lần ước mơ, dù là ước mơ thật bình
thường, thật đơn giản và ai cũng có những khát vọng, có niềm tin và có lý tưởng để sống nhất là
đối với tuổi trẻ của chúng ta, lứa tuổi người ta cho là đẹp nhất thì ước mơ và lý tưởng lại bộc lộ rõ
nét, có lúc lại đan xen với nhau, có lúc lại là một cuộc đấu tranh dằn vặt. Ai cũng biết, tuổi trẻ bao
giờ cũng vươn tới cái hay nhất, cái đẹp nhất. Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời biết bao điều
mới lạ đặt ra đòi hỏi phải nhận thức và xử lý. Đâu sẽ là sống đẹp, sống có ích? Tiền đề tươi sáng?
Thế nào là hạnh phúc, là ước mơ cao đẹp?
“Sống đẹp” không phải là một cái gì to lớn lắm, nó rất gần gũi với chúng ta, đó không phải là
những lý lẽ, những lời nói suông, nhưng phương châm trên giấy, sách vở … mà đó là những việc
làm, những hành động cụ thể diễn ra hàng ngày trong đời sống của chúng ta. Ðịnh nghĩa về “Sống
đẹp” sẽ có rất nhiều cách khác nhau; Đó là sống có đạo đức trong sáng và bản lĩnh vững vàng, có
lý tưởng và sống hết mình vì lý tưởng, chỉ khi xác định được điều đó ta mới sống và làm việc thật
sự có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Có thể hiểu “Sống đẹp” là sống có ích, là sống có lý tưởng, có bản lĩnh vững vàng, có mục
tiêu phấn đấu rõ ràng, trong sang. Chỉ khi xác định được điều đó ta mới sống và làm việc thật sự
có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Bản thân tôi nghĩ rằng bản thân mỗi người nên cố gắng
hoàn thành tốt công việc mình đang làm cũng là sống đẹp
Trong thực tế, rất có thể có một số bạn trẻ nghĩ “Sống đẹp” là một khái niệm xa vời, khó
thực hiện; tuy nhiên, nếu nhìn thẳng và sâu vào vấn đề này trong thời kỳ đất nước đổi mới tiến
vào công nghiệp hóa – hiện đại hóa ta thấy điều đó thật sự không có gì xa lạ, khó thực hiện; mà
trái lại nó tồn tại ngay trong cách nghĩ, cách làm hay nói gần hơn là trong cách ăn nói, ứng xử
trong lao động, công tác, học tập và đời sống thường nhật của mỗi con người. Nếu như trong
chiến tranh, lớp lớp cha anh ta đã sống và cống hiến quên mình cho nền độc lập dân tộc, tính
mạng con người và cuộc sống hạnh phúc cá nhân là rất qúy giá, nhưng tất cả đều được tình
nguyện gác lại, tình nguyện hy sinh, họ sẵn sàng đánh đổi những gì là riêng tư nhất để đổi lấy nền
độc lập dân tộc. Họ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” khi tuổi đời còn rất trẻ và cống hiến xứng
đáng vào sự nghiệp chung của Tổ quốc. Khi Tổ quốc cần, họ đã tự nguyện ra đi, chiến đấu và hy
sinh anh dũng. Đó là sự dấn thân, cống hiến hoàn toàn tự nguyện khi bản thân đã hiểu thế nào là
lẽ sống của một con người và lý tưởng của Người Cộng sản. Họ đã có niềm tin tuyệt đối vào độc
lập tự do, có lý tưởng cao cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vô tư dâng hiến tuổi trẻ và cuộc đời
cho đất nước. Niềm tin và lý tưởng ấy được bồi đắp và khích lệ mạnh mẽ bởi sự hy sinh lớn lao và
nhân cách cao cả của bộ máy lãnh đạo mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Biết bao
nhiêu anh hùng, liệt sĩ đã nghĩ và hành động như vậy. Ngày hôm nay, sống giữa đất trời hoà bình,
9
khi chiến tranh đã lùi xa, phần lớn mọi sự so sánh giữa thời chiến tranh với thời hiện tại đều có rất
nhiều sự khác biệt, nhưng có một điểm chung rất thống nhất trong tình cảm và lí trí của thế hệ trẻ
chúng tôi hôm nay chính là: lý tưởng cách mạng và khát vọng sống, cống hiến cho quê hương, đất
nước. Bởi tôi nghĩ, ở mỗi con người nhu cầu khẳng định mình là rất lớn; nhất là ở tuổi trẻ, bởi dù
trong bất cứ hoàn cảnh nào các bạn trẻ cũng luôn luôn khát khao được thực hiện những ước mơ và
khát vọng của bản thân. Nếu như những ước mơ, khát vọng, niềm tin và lý tưởng ấy được quan
tâm, chăm sóc, giáo dục và khơi dậy sẽ biến nó thành sức mạnh to lớn để phát triển đất nước và sẽ
là những đoá hoa thơm có ích giữa cuộc đời như lời Bác đã khẳng định khi tham dự Đại hội Đoàn
lần thứ III năm 1961 “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng
thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai”.
“Sống đẹp” là chúng ta phải biết dung hoà mọi mặt: môi trường sống và làm việc, quan hệ
xã hội, gia đình … Một hành động giúp đỡ người già cả, tàn tật, người gặp khó khăn hoạn nạn;
một phong trào cứu trợ đồng bào bị thiên tai; một phong trào đền ơn đáp nghĩa rộng khắp; những
lớp học tình thương đem ánh sáng văn hoá đến với trẻ em nghèo … tất cả những việc làm ấy là
kết quả của một cách sống coi trọng nhân nghĩa. Chúng ta thật sự cảm động khi bắt gặp rất nhiều
những hình ảnh thanh niên tình nguyện đang lao động quên mình trên mọi miền đất nước. Đấy là
những thanh niên có lý tưởng cao đẹp, có trái tim nồng nhiệt, xung kích vào những công việc mà
tổ quốc và n
File đính kèm:
- Tuyen tap nhung bai van hay nhat 12.docx