Một số biện pháp chỉ đạo việc dạy học để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn 6 trường Cẩm La

Lý do khách quan: Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: "Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực để thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Trong đó, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, nâng cao dân trí góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển đất nước.

 Đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ III (tháng 6 năm 1996 ) đã nhấn mạnh: Nâng cao dân trí bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII đã ghi rõ: Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những người và thế hệ tha thiết gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tính tổ chức kỉ luật, có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa" hồng " vừa "chuyên " như lời dạy của Bác Hồ.

 Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và những thách thức của hội nhập quốc tế đòi hỏi sự đổi mới của giáo dục đào tạo, phải nâng cao chất lượng giáo dục qua việc dạy và học trong nhà trường , vì vậy trong mỗi nhà trường việc quản lí tốt hoạt động dạy và học đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học.

 

doc22 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số biện pháp chỉ đạo việc dạy học để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn 6 trường Cẩm La, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một số biện pháp chỉ đạo việc dạy học để nâng cao chất lượng môn ngữ văn 6 trường Cẩm La ------------------------------------------------------------ Phần thứ nhất: Mở Đầu 1. Lý do chọn đề tài: a. Lý do khách quan: Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: "Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực để thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Trong đó, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học là một nhiệm vụ quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, nâng cao dân trí góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển đất nước. Đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ III (tháng 6 năm 1996 ) đã nhấn mạnh: Nâng cao dân trí bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII đã ghi rõ: Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những người và thế hệ tha thiết gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tính tổ chức kỉ luật, có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa" hồng " vừa "chuyên " như lời dạy của Bác Hồ. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và những thách thức của hội nhập quốc tế đòi hỏi sự đổi mới của giáo dục đào tạo, phải nâng cao chất lượng giáo dục qua việc dạy và học trong nhà trường , vì vậy trong mỗi nhà trường việc quản lí tốt hoạt động dạy và học đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học. Đặc biệt những người làm công tác giáo dục đều thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ muôn vàn kính yêu: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người" và phải nhận thức được mục tiêu chung của giáo dục hiện nay là: Giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc, biết yêu quê hương, gia đình, có lòng nhân ái, có ý thức, biết sống và làm theo pháp luật, có tinh thần hiếu học, biết sống vì ngày mai lập nghiệp, góp phần nâng cao cuộc sống, góp phần tích cực xây dựng đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc. Giáo dục Trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tếp tục trung học phổ thông, trung cấp, học nghề họăc đi vào cuộc sống .... Giáo dục góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo lớp người lao động có kiến thức, có kĩ thuật, hiệu quả. Giáo dục nhằm xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia, các nhà khoa học, kinh doanh, nhà quản lí.... Năm học 2007-2008 là năm tiếp tục phát triển giáo dục giai đoạn 2006-2007. Năm học thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng X về công tác giáo dục. Năm học 2007-2008 toàn ngành tập trung vào các nhiệm vụ: tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp năng cao chất lượng giáo dục, năng cao chất lượng đội ngũ nhà giáovà cán bộ quản lí, tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường, tích cực triển khai thực hiện các đề án quy hoạch đã được phê duyệt, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, thực hiện triển khai cuộc vận động "2 không" với 4 nội dung:" Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, chống ngồi nhầm lớp và vi phạm đạo đức nhà giáo". Năm học: " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Tạo bước chuyển biến cơ bản trong việc khắc phục những mặt yếu kém bất cập trong toàn ngành. Năm học tiếp tục tăng cường kỷ cương, nề nếp trong môi trường giáo dục lành mạnh, thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, cải tiến thi cử và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của giáo viên, học sinh. b. Lí do chủ quan : Bộ môn Ngữ văn trong nhà trường là một môn học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Các tác phẩm văn chương đều được chọn lọc trong kho tàng văn hoá của dân tộc và nhân loại . Nói đến tác phẩm văn chương là nói đến nghệ thuật ngôn từ, hình tượng, sự sáng tạo độc đáo của nhà văn. Văn chương như một khối đa diện nhiều mầu, tuỳ theo chỗ đứng, cánh nhìn của người xem mà phát hiện ra vẻ đẹp khác nhau của nó. Từ xưa người ta đã nhận thấy tác dụng to lớn của văn chương khi nó phục vụ cho những lí tưởng cao cả và sự nghiệp chân chính. Hơn bất cứ hoạt động ý thức , tinh thần nào văn học nghệ thuật có khả năng đặc biệt trong việc phát hiện và diễn tả những tình cảm của con người. Mác Xim Goóc Ki nói: "Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình , nâng cao niềm tin vào bản thân mình làm nẩy nở ở con người khát vọng vươn tới chân lí". Các văn bản văn chương chắp cánh để các em học sinh đến với một thời đại văn minh , mọi miền đất nước, mọi nền văn hoá dân tộc, xây dựng cho các em niềm tin vào cuộc sống của con người, trang bị cho các em vốn kiến thức, vốn sống, hướng các em tới đỉnh cao của cái đẹp trong cuộc sống giúp các em vươn tới nền kinh tế tri thức một cách vững chắc. Nhưng thực tế kết quả khảo sát chất lượng năm học 2007-2008 môn Ngữ văn 6 trường Trung học cơ sở Cẩm La là rất thấp. Cụ thể là: Lớp Sĩ số Điểm trên 5 % Điểm dưới 5 % 6A1 31 8 26 22 74 6A2 32 15 47 17 53 6A3 30 11 37 19 63 Trong đó tỉ lệ học sinh chưa đọc thông viết thạo còn cao chiếm 20% trong tổng số học sinh của khối. Thực tế đó đặt ra yêu cầu đối với nhà trường Trung học cơ sở Cẩm La là phải nâng cao chất lượng môn Ngữ văn. Đây là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường nhằm nâng cao nhận thức tư tưởng tình cảm, thẩm mĩ cho học sinh, người thầy càng phải chú trọng nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là phát huy khả năng sáng tạo của học sinh tronh giờ học Ngữ văn. 2. Mục đích nghiên cứu: - Đề xuất những biện pháp chỉ đạo việc dạy học để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn 6 trường Trung học cơ sở Cẩm La-Yên Hưng- Quảng Ninh. 3. Nhiệm vụ đề tài: Nhằm giải quyết 3 nhiệm vụ sau: - Xác định cơ sở lý luận và pháp lý của việc chỉ đạo việc dạy học để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn 6 trong nhà trường Trung học cơ sở. - Thực trạng chỉ đạo việc dạy học để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn 6 trường Trung học cơ sở Cẩm La. - Đề xuất, lý giải những biện pháp chỉ đạo việc dạy học để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn 6 trường Trung học cơ sở Cẩm La. 4. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp chỉ đạo việc dạy học để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn 6 trường Trung học cơ sở Cẩm La- Yên Hưng -Quảng Ninh. 5. Phương pháp nghiên cứu: -Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ thống lý thuyết. - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, trao đổi, tổng kết kinh nghiệm. - Các phương pháp hỗ trợ: Thống kê, bảng biểu, sơ đồ. Phần thứ hai: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương I: Cơ sở lý luận và pháp lý của việc chỉ đạo việc dạy học để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn 6 trong nhà trường THCS. 1.1. Cơ sở lý luận của việc chỉ đạo việc dạy học để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn 6 trong trường Trung học cơ sở. Có nhiều khái niện về" quản lí ": Với giáo sư Đặng Vũ Hoạt và giáo sư Hà Thế Ngữ cho quản lí là một quá trình định hướng , quá trình có mục đích , quản lí một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Với Nguyễn Hữu Lam : Quản lí là tác động có mục đích đến tập thể những con người , nhằm tổ chức và phối hợp hoạt động của họ và kích thích họ trong quá trình lao động . Từ những dấu hiệu về bản chất chung nhất của các định nghĩa trên , ta có thể hiểu : Quản lí là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được những mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. Và như vậy, quản lí bao gồm các yếu tố sau: phải có một mục tiêu đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể làm căn cứ định hướng cho mọi hoạt động của tổ chức. Phải có nội dung phương pháp, phương tiện và kế hoạch hành động và một môi trường nhất định . Trong đó quản lí giáo dục là tập hợp những biện pháp nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triến và mở rộng hệ thống giáo dục cả về mặt số lượng cũng như chất lượng . ở Việt Nam ,giáo sư tiến sĩ Phạm Minh Hạc đã đưa ra khái niệm quản lí giáo dục trường học: "Quản lí trường học là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình. Tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh. Như vậy chúng ta có thể hiểu một cách đầy đủ như sau: Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí, nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến. Công tác quản lí trong nhà trường về bản chất là quản lí con người. Là một hệ thống các tác động sư phạm hợp lí và có hướng đích của chủ thể đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm huy động và phối hợp sức lực và trí tuệ của họ vào việc hoàn thành có chất lượng mục tiêu dự kiến . Đối với việc quản lí trong nhà trường, hoạt động chính trong các nhà trường là trường là hoạt động dạy và học. Vì vậy quản lí hoạt động dạy và học là quá trình giáo dục khép kín đặt ra cho trường trung học cơ sở, sao cho bốn nhân tố then chốt như: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và kết quả giáo dục có sự phối hợp chặt chẽ, có sự tương tác thống nhất với nhau. Như chúng ta đã biết việc quản lí hoạt động dạy và học phải bao gồm các chức năng sau: Chức năng kế hoạch. Chức năng tổ chức. Chức năng thanh tra. Chức năng điều chỉnh. Những người làm công tác quản lí cần phải tuân thủ theo những chu trình sau: 1. Xây dựng kế hoạch. 2. Tổ chức thực hiện kế hoạch. 3. Kiểm tra đánh giá, tái kế hoạch hoá. Ba nội dung nói trên có quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng việc xây dựng kế hoạch là quan trọng nhất. đó là kim chỉ nam cho công tác chỉ đạo của người quản lí nói chung và người quản lí giáo dục nói riêng. Việc quản lí hoạt động dạy và học ở trường trung học cơ sở bao gồm: - Quản lí mục tiêu giáo dục. - Quản lí nội dung giáo dục. - Quản lí phương pháp giáo dục. - Quản lí việc đánh giá kết quả công tác giáo dục. Việc quản lí hoạt động dạy và học cần thiết phải thực hiện đồng bộ song hành bốn vấn đề sau: - Quản lí phải đúng các quy định của nhà nước. - Tăng cường nâng cao kết quả giáo dục. - Có sự hỗ trợ đối với công tác chuyên môn. - Luôn cải tiến chuyên môn. Trong mỗi nhà trường , cần có đội ngũ giáo viên có nghiệp vụ chuyên môn vững, và muốn đạt được điều đó, người quản lí phải có kế hoạch và biện pháp bồi dưỡng thường xuyên, kịp thời nhằm tạo điều kiện giúp họ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng kịp thời với tình hình giáo dục hiện nay. Mỗi nhà trường làm tốt công tác quản lí hoạt động dạy và học thì chất lượng dạy của giáo viên được nâng cao, giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, quan tâm đến các đối tượng học sinh, điều này sẽ giúp học sinh định hướng tốt, tích cực học tập dẫn đến chất lượng học sẽ được nâng lên. . Để thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ của người làm công tác giáo dục trong nhà trường là vô cùng nặng nề nhưng cũng hết sức vẻ vang đáng quý, đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn đạt chuẩn, trên chuẩn, có tay nghề vững vàng trong thời kì đổi mới của giáo dục về nội dung phương pháp của toàn ngành giáo dục hiện nay. Song song với sợ cố gắng nỗ lực của đội ngũ giáo viên , người quản lí trong nhà trường cũng không ngừng nâng cao năng lực trình độ quản lí, biết quản lí toàn diện, quản lí có khoa học, tính kế hoạch, tính tổ chức để công tác quản lí dạy và học của nhà trường đạt kết quả tốt. 1.2. Cơ sở pháp lý của việc chỉ đạo việc dạy học để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn 6 trong trường Trung học cơ sở. - Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc về nâng cao chất lượng giáo dục. - Căn cứ vào điều lệ trường trung học : quy định về quyền hạn , trách nhiệm của hiệu trưởng, hiệu phó ( điều 17 trang 13), Chương IV: về giáo viên nêu rõ về nhiệm vụ quyền hạn, trình độ chuẩn, hành vi ngôn ngữ, ứng xử, trang phục của giáo viên. Chương III : các hoạt động giáo dục Điều 22: chương trình giáo, kế hoạch dạy học Điều 24: các hoạt động giáo dục Điều 25: hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong trường... - Căn cứ vào luật giáo dục Trung học cơ sở. - Căn cứ vào hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , chương II, điều 35, nêu rõ: Đầu tư cho phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý trí vươn lên góp phần làm cho dân giầu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chương II. Thực trạng việc chỉ đạo việc dạy học để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn 6 trường Trung học cơ sở Cẩm La-Yên hưng - quảng ninh. 2.1. Khái quát chung về nhà trường: a. Đặc điểm: Xã Cẩm La nằm ở phía Bắc của đảo Hải Nam, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Phía đông giáp xã Phong Hải, phía tây giáp xã Yên Hải và xã Nam Hoà, Phía nam giáp xã Phong Cốc, phía Bắc có đê sông Chanh bao bọc ngăn nước thuỷ triều. Diện tích đất đai của xã Cẩm La là: 444,4 ha . Nhân dân xã Cẩm La vốn có truyền thống cần cù, dũng cảm và trung hậu. Truyền thống tốt đẹp ấy đã được vun đắp qua nhiều thế hệ và tiếp tục được nhân lên dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cẩm La có đồng bằng , sông biển, đầm và bãi bồi ven biển, có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế nông, ngư nghiệp. Cẩm La có một số ngành nghề truyền thống, đa dạng như: Nuôi gia cầm, nuôi vịt đẻ, đánh bắt hải sản đã góp phần cải thiện đời sống của nhân dân thúc đẩy nền kinh tế của xã cũng được cải thiện vất vả người dân cũng ý thức được chỉ có học tập mới thoát khỏi cái nghèo đã theo họ nhiều năm nên rất chú trọng, khuyến khích con em học tập. Giáo dục Cẩm La ngày được quan tâm và chú trọng. Trường Trung học cơ sở Cẩm La được thành lập tháng 8/2004 có diện tích là 3.709m2 nằm trên địa bàn xóm Cẩm Luỹ xã Cẩm La. Năm học 2004-2005 trường còn phải học nhờ trường tiểu học Cẩm La, Năm học 2005- 2006 trường đã có ngôi trường mới với 8 phòng học chính và khu hiệu bộ. Hiện nay nhờ làm tốt công tác giáo dục hoá giáo dục trường trung học cơ sở Cẩm La đã có ngôi trường khang trang, có sân và tường rào kiên cố đảm bảo cho việc dạy và học. Tuy vậy do mới thành lập nên nhà trường vẫn còn thiếu nhiều trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng đầy đủ cho các môn học. b. Tình hình: Bước vào năm học 2007-2008 trường Trung học cơ sở Cẩm La có một số thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ năm học: *. Thuận lợi: Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết nhất trí cao trong mọi lĩnh vực công tác. Các thầy cô giáo yên tâm công tác, đoàn kết nội bộ tốt, có tinh thần thực hiện tốt kỉ cương-tình thương trách nhiệm. Đội ngũ các thầy cô giáo cán bộ công nhân viên tổng số có 25 đồng chí. Trong đó trình độ chuyên môn đại học 04 đồng chí, cao đẳng có 19 đồng chí, trung cấp có 02 đồng chí. Các đồng chí đều có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao, biết đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao . Trường có đội ngũ giáo viên có tuổi đời lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy làm nòng cốt chuyên môn trong các tổ chuyên môn. Bên cạnh đó trường còn đội ngũ giáo viên trẻ đầy nhiệt huyết có nhiều triển vọng về việc kế cận chuyên môn. Số lượng Đảng viên trong nhà trường là 11 đồng chí/ 25, đạt tỉ lệ 44% đều là những đồng chí có tay nghề chuyên môn vững. Nhà trường tạo được mối quan hệ với cấp trên, với Đảng uỷ, UBND, các ban ngành đoàn thể và nhân dân trong xã tốt nên được ủng hộ cao và luôn được quan tâm đến giáo dục. Nhà trường với ngôi trường mới khang trang, sạch đẹp, với bàn ghế, bảng chống loá phục vụ đáp ứng cho dạy học tốt, không có lớp nào phải học ca 3. Năm hoc 2007-2008 nhà trường duy trì số lượng học sinh như sau: Khối Lớp Số Lớp Tên lớp Số học sinh 6 3 6A1 6A2 6A3 31 32 30 7 2 7A1 7A2 39 39 8 2 8A1 8A2 44 44 9 2 9A1 9A2 43 43 Tổng cộng 9 345 * Khó khăn Đội ngũ giáo viên tuy có đủ về số lượng nhưng chất lượng không đều do có một số đồng chí đã công tác ở tiểu học nhiều năm, mới chuyển lên Trung học cơ sở chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay . Cơ sở vật chất nhà trường tuy khang trang xong còn gặp nhiều khó khăn như: Thiết bị đồ dùng dạy học còn thiếu nhất là đồ dùng của khối 6 và 7. Một số tài liệu tham khảo còn thiếu, ... nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác nâng cao chất lượng. Sân chơi bãi tập còn chật hẹp điều này cũng gây khó khăn cho việc dạy môn Thể dục và tổ chức các hoạt động . Cán bộ quản lí tuy đủ song đồng chí Hiệu phó đi học dài hạn hàng tháng nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác chỉ đạo chuyên môn của nhà trường. Phụ huynh học sinh phần lớn làm nghề biển nên ít có điều kiện quan tâm đến học tập, rèn luyện của con em mình, nên chất lượng học tập của các em một số em còn nhiều yếu kém nhất là các em khối 6. Có nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt, bố mẹ li hôn làm ảnh hưởng không nhỏ đến viêc học tập của các em. Những khó khăn trên có ảnh hưởng lớn đến chất lương giáo dục, việc dạy, học và công tác quản lí của nhà trường. 2.2. Một số kết quả đã đạt được của nhà trường Trung học cơ sở Cẩm La. Năm học 2006-2007 được sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT và của Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ninh, sự chỉ đạo trực tiếp của phòng giáo dục Huyện Yên Hưng, của Đảng uỷ, HĐND xã, sự giúp đỡ cộng tác phối kết hợp của các tổ chức ban ngành trong xã, các phụ huynh học sinh Nhà trường, trườngTrung học cơ sở Cẩm La đẵ phát huy được những mặt mạnh, khai thác những thuận lợi, khắc phục những khó khăn, đẩy mạnh phong trào thi đua Hai tốt. Thực hiện tốt cuộc vận động hai không "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục". Hoạt động của trường ổn định và có nhữngbước phát triển mới, thực hiện được nhiệm vụ năm học đề ra. Cụ thể như sau: *. Về quy mô phát triển giáo dục Năm học Số lớp Số học sinh đầu năm Số học sinh cuối năm Tỉ lệ duy trì. 2004-2005 8 276 273 99 % 2005-2006 10 357 355 99,4% 2006-2007 11 357 341 97% So với kế hoạch năm học đề ra nhà trường đã thực hiện được kế hoạch mà phòng Giáo dục đề ra. Các lớp có nhiều cố gắng trong việc duy trì sĩ số, các thầy cô giáo khi thấy học sinh có tư tưởng bỏ học đă xuống tận gia đình vận động các em tới lớp. Nhà trường đã cố gắng trong công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở và đạt chuẩn phổ cập Trung học cơ sở với 84,5% học sinh trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi có bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở. *. Chất lượng và hiệu quả giáo dục. Năm học sĩ số Sếp loại hạnh kiểm sếp loại học lực Tỷ lệ lên lớp tỷ lệ tốt nhgiệp THCS Tốt Khá TB Yếu G Khá TB Yếu 2004-2005 273 79 193 21 0 10 52 197 14 95% 100% 2005-2006 355 134 211 10 0 26 100 211 10 97% 100% 2006-2007 341 159 144 35 3 26 120 211 9 97,4% 100% - Năn học 2004-2005 có 3 học sinh giỏi huyện - Năn học 2005-2006 có 7 học sinh giỏi huyện - Năm học 2006-2007 có 16 học sinh giỏi huyện + Học sinh giỏi Tỉnh: 06 em + Học sinh xuất sắc: 26 e + Thi chuyển cấp vào cấp ba công lậpđạt 50% + Cháu ngoan Bác Hồ đạt: 89% + Kết nạp đoàn viên cho 36 học sinh khối 8 và 9 Đánh giá về công tác nâng cao chất lượng giáo dục so với kế hoạch đề ra đạt và vượt chỉ tiêu. Học sinh có nhiều tiến bộ, ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi. Đẵ có ý thức vươn lên trong học tập cũng như rèn luyện thân thể, rèn luyện đạo đức lối sống. * Chất lượng đội ngũ giáo viên. Năm học Tổng số cán bộ giáo viên Đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở Đạt giáo giỏi cấp Huyện Đạt giáo tiên tiến Đạt yêu cầu 2004-2005 16 1 3 6 6 2005-2006 25 1 8 8 8 2006-2007 25 7 8 10 *. Công tác thi đua: Năm học 2006-2007 mặc dù trường thành lập được 3 năm còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy cũng như trong việc giáo dục học sinh xong tập thể sư phạm nhà trường đẵ có nhiều cố gắng trong việc thi đua Hai tốt và đạt được thành tích như sau: + Trường đạt loại khá + Chi bộ vững mạnh + 01 Tổ lao động xuất sắc( Tổ khoa học xã hội) + Liên đội vững mạnh Nhà trường tổ chức đánh giá thi đua công khai, dân chủ và chính xác, thực hiện đúng nghị định 40/ CP của chính phủ và các thi đua của ngành đã đề ra nên đẵ khuyến khích, động viên Cán bộ, giáo viên thi đua và hoàn thành nhiệm vụ đã được giao. * Về công tác xây dựng Đảng : Năm học vừa qua chi bộ Đảng nhà trường dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ, chính quyền địa phương đã lãnh đạo nhà trường đạt được những kết quả mà chi bộ đã đề ra: Toàn thể Đảng viên trong chi bộ được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ . Kết nạp được 02 quần chúng ưu tú cho Đảng, giới thiệu 01 quần chúng tiêu biểu cho đi bồi dưỡng đối tượng Đảng . 2.3. Một số tồn tại: Mặc dù đạt được kế hoạch đã đề ra song vẫn còn học sinh bỏ học, đạt Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở với số liệu sát nút nên rất khó khăn trong việc giữ vững Phổ cập giáo dục ởung học cơ sở. Chất lượng môn Ngữ văn nhất là khối lớp 6 chưa cao, còn nhiều học sinh yếu kém, vẫn còn có học sinh chưa đọc thông, viết thạo. Nguyên nhân: Do các em mới ở tiểu học lên chưa quen với phương pháp học tập của cấp ởung học cơ sở. 2.4. Một số vấn đề đặt ra trong việc chỉ đạo việc dạy học để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn 6 - Trường Trung học cơ sở Cẩm La. - Tăng cường nâng cao nhận thức cho giáo viên. - Đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn 6. - Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên dạy môn Ngữ văn 6 - Trường Trung học cơ sở Cẩm La. - Lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu kém môn Ngữ văn 6 - Trường Trung học cơ sở Cẩm La. - Làm tốt công tác thi đua khen thưởng đối với giáo viên dạy môn Ngữ văn 6 trường Trung học cơ sở Cẩm La. Chương III: Những biện pháp chỉ đạo việc dạy học để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn 6 trường trung học cơ sở Cẩm La. 1. Tăng cường nâng cao nhận thức cho giáo viên: Đây là một việc làm thiết thực vì thực tế cho thấy khi học sinh từ tiểu học lên THCS nhất là các lớp đầu cấp (lớp 6), tỷ lệ học sinh yếu kém cao .Vì vậy, việc chấn chỉnh suy nghĩ sai lệch đối với mỗi giáo viên là rất quan trọng nhằm tránh tư tưởng trốn tránh trách nhiệm, ngại khó, ngại khổ, không chuyên tâm vào việc bồi dưỡng học sinh yếu kém. Xây dựng tập thể đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau trong công tác ,sinh hoạt ,xây dựng được không khí ấm cúng tạo dư luận lành mạnh có tổ chức chặt chẽ, có ý thức kỷ luật cao. Là những giáo viên luôn có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt đảm bảo trình độ đồng đều ngày càng cao của đội ngũ giáo viên, phấn đấu trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo. .2. Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn 6: Tồn tại của học sinh là không ít em vẫn còn thói quen thụ động , quen nghe,chép, ghi nhớ và tái hiện lại những gì thầy cô giáo nói. Hiện tượng này chủ yếu rơi vào các em học yếu, kém không chịu học hỏi. Vì vậy đổi mới phương pháp đến từng đối tượng học sinh một cách hiệu quả là một việc tương đối khó khăn đối với giáo viên dạy môn Ngữ văn 6 trường trung học cơ sở Cẩm La. Dạy học theo phương pháp dạy học tích cực là vô cùng cần thiết để nâng cao chất lượng môn học . Phương pháp học là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập . Học sinh được hướng dẫn phương pháp học sẽ biết cách học khi muốn học trong đó dạy học theo hướng tích cực sẽ nâng cao được chất lượng môn học. Có thể hiểu tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội. Con người không chỉ tiêu thụ những gì sẵn có trong thiên nhiên mà còn chủ động, bằng lao động sản xuất những của cải vật chất cần cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, sáng tạo ra nền văn hoá ở mỗi thời đại . Hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục nhằn đào tạo những con người năng động, thích ứngvà góp phần phát triển cộng đồng. Có thể xem tính tích cực như là một điều kiện đồng thời là kết quả của sự phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục . Tí

File đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_chi_dao_viec_day_hoc_de_nang_cao_chat_luong.doc
Giáo án liên quan