Một số câu hỏi - Gợi ý đáp án ôn tập môn Địa lý lớp 9 học kì 1

1/ Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu 1: Nêu các thế mạnh về tài gnuyên thiên nhiên của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ? Vùng còn gặp phải những khó khăn gì?

ã Các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ :

Tiểu vùng Thế mạnh kinh tế

Đông Bắc - Khai thác khoáng sản: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatít, pirit, đá xây dựng.

- Phát triển nhiệt điện: Uông Bí, hoành bồ, Cẩm Phả.

- Trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.

- Du lịch sinh thái: hồ Ba Bể, Sa Pa .

- Kinh tế biển: nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch vịnh Hạ Long, Trà Cổ. cảng biển: Cửa Ông, Cái Lân .

Tây Bắc - Thuỷ điện: Hoà Bình, Sơn La . trên sông Đà.

- Trồng rừng, cây CN lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu)

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số câu hỏi - Gợi ý đáp án ôn tập môn Địa lý lớp 9 học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một số Câu hỏi - gợi ý đáp án ôn tập môn địa lý lớp 9 học kì 1 (phần 3: các vùng kinh tế) 1/ Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ Câu 1: Nêu các thế mạnh về tài gnuyên thiên nhiên của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ? Vùng còn gặp phải những khó khăn gì? Các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ : Tiểu vùng Thế mạnh kinh tế Đông Bắc - Khai thác khoáng sản: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatít, pirit, đá xây dựng... - Phát triển nhiệt điện: Uông Bí, hoành bồ, Cẩm Phả... - Trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt. - Du lịch sinh thái: hồ Ba Bể, Sa Pa ... - Kinh tế biển: nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch vịnh Hạ Long, Trà Cổ... cảng biển: Cửa Ông, Cái Lân ... Tây Bắc - Thuỷ điện: Hoà Bình, Sơn La ... trên sông Đà. - Trồng rừng, cây CN lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu) Vùng còn gặp phải những khó khăn: - Địa hình bị chia cắt mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho hoạt động giao thông vận tải cũng như tổ chức sản xuất và đời sống, nhất là ở vùng cao biên giới. - Khoáng sản tuy nhiều chủng loại, phân bố khá tập trung, song trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp. - Việc chặt phá rừng bừa bãi dẫn tới xói mòn, sạt lở đất, lũ quét, làm cho chất lượng môi trường giảm sút nghiêm trọng. Câu 2: Tai sao phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc, còn khai thác khoáng sản lại là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc? - Phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc vì: Vùng Tây bắc có sông Đà là sông lớn, chảy trong miền địa hình miền núi cao độ dốc lớn lên có trữ năng thuỷ điện rất lớn ( 30% toàn quốc). Hiên đã có nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và đang xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La... - Khai thác khoáng sản lại là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc vì: là vùng có rất nhiều khoáng sản, có loại có trữ lượng lớn như than đá (Quảng Ninh: 2,7 tỉ tấn), apatit (Lào Cai:1 tỉ tấn), ngoài ra có than nâu, than mỡ (Thái Nguyên, Lạng Sơn), Sắt (thái Nguyên, Hà Giang), thiếc (Tuyên quang, Cao bằng), mangan (Cao Bằng), bôxit (Cao Bằng), .... Câu 3: Dựa vào bảng 18.1 SGK vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất CN ở 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc? ( có 3 năm, 2 cột/ năm) Biểu đồ: Nhận xét: - Giá trị sản xuất CN ở 2 tiểu vùng đều tăng nhanh qua các năm ( Đông bắc tăng 2,3 lần, Tây bắc tăng 2,2 lần) - Tuy nhiên giá trị sản xuất CN ở Tây Bắc còn quá nhỏ so với Đông Bắc (năm 2002: Giá trị sản xuất CN của Đông Bắc lớn hơn 20,5 lần Tây bắc....) => Đông bắc có CN phát triển mạnh hơn Tây bắc ... - Do Đông Bắc có nhiều điều kiện thuận lợi hơn Tây Bắc (địa hình, tài nguyên, nhân lực, CSVCKT.... ) Câu 4: Chứng minh CN chế biến luôn gắn liền với CN khai thác? ( lấy ví dụ ở Thái nguyên hoặc Quảng Ninh...) - Khu CN luyện kim đen Thái Nguyên ( Là ngành CN chế biến) được phân bố rất gần với nguồn nguyên liệu ( CN khai thác) như: Mỏ than Khánh hoà (cách 10 km) mỏ than mỡ Phấn Mễ (cách 17 km) mỏ sắt Trại Cau (cách 7 km) mỏ mangan ở Cao Bằng (cách 200 km)... với mục đích giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu, giảm giá thành sản phẩm ... 2/ Vùng đồng bằng Sông Hồng Câu 5:- Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở đồng bằng Sông Hồng có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội ? Về mặt tự nhiên: Thuận lợi: - Có vị trí tiếp giáp vùng nguyên liệu là trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc trung bộ. - Tiếp giáp biển: phát triển được các ngành kinh tế biển: du lịch, GTVT, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản... giao lưu với các vùng khác và các nước trên thế giới. - Địa hình đồng bằng, chủ yếu là đất phù sa mầu mỡ để phát triển nông nghiệp. - Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh để phát triển nền nông nghiệp có cơ cấu đa dạng ( cả giống loài nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới ) - Có nhiều sông ngòi cung cấp nước, cho sản xuất và đời sống. Khó khăn: - Có diện tích không nhỏ thấp trũng dễ gây ngập úng. - Khí hậu thất thường ( bão, lũ lụt, hạn hán...) sâu bệnh gây thiệt hại cho SX và đời sống. - Khoáng sản ít loại, khó khai thác ( than) - Bình quân đất nông nghiệp thấp..... Về mặt dân cư- xã hội : Thuận lợi: + Dân cư đông đúc, có nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động có trình độ cao, có thị trường tiêu thụ lớn. + Có cơ sở hạ tầng nông thôn tốt nhất cả nước. + Nhiều chính sách phát triển kinh tế phù hợp. + Ngoài thị trường trong nước còn mở rộng được thị trường ra nước ngoài. Khó khăn: + Dư thừa lao động, thiếu việc làm, khó ổn định trật tự xã hội, ô nhiễm môi trường... + Cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. (Nhà ở, điện, nước, giao thông...) Câu 6: Chứng minh đồng bằng sông Hồng có điều kiện để phát triển du lịch ? Là vùng có tài nguyên du lịch rất phong phú: ( Sử dụng át lát + hiểu biết mà khai thác) Tài nguyên du lịch tự nhiên: - Du lich sinh thái: các vườn quốc gia: Cúc Phương, Tam Đảo, Ba vì, Cát Bà, Xuân thuỷ. - Hang động đẹp: Tam Cốc - Bích Động.... - Di tích lịch sử: Văn Miếu, Côn Sơn- Kiếp Bạc ...... - Bãi biển đẹp: Đồ Sơn Tài nguyên du lịch nhân văn: - Công trình kiến trúc: Phố cổ Hà Nội, Cầu Long Biên, nhà thờ đá Ninh Bình.... - Lễ hội dân gian: Chùa Hương, hội Lim, hội Gióng, hội trọi trâu (Đồ Sơn)..... - Làng nghề truyền thống: lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng, khảm trai, sơn mài ..... - Văn hoá dân gian: hát quan họ, hát chèo, hát đối.... Câu 7: - Dựa vào bảng 20.2 GSK vẽ biểu đồ cột thể hiện bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng và cả nước ( ha/ng) ? Nêu nhận xét ? a/ Tính bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ? Đất nông nghiệp (nghìn ha) Số dân (triệu người) Bình quân (ha/ người) Cả nước 9406,8 79,8 0,12 Đồng bằng sông Hồng 855,2 17,5 0,05 b/ Biểu đồ c/ Nhận xét Vùng đồng bằng sông Hồng có diện tích đất nông nghiệp = 9,1% tổng diện tích nông nghiệp của cả nước nhưng có số dân = 21,9% dân số cả nước - Là vùng có bình quân đất nông nghiệp nhỏ nhất cả nước chỉ bằng gần 1/2 mức trung bình của cả nước 3/ Vùng Bắc Trung Bộ Câu 8: Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế -xã hội ? Thuận lợi: - Vị trí cầu lối giữa các vùng kinh tế phía bắc với phía nam, là cửa ngõ phía đông của các nước tiểu vùng sông Mê Công thông ra biển - thuận lợi giao lưu... - Phía tây là núi - gò đồi, phía đông là đồng bằng ven biển và vùng biển rộng, dài thuận lợi phát triển các ngành kinh tế đất liền và biển đảo. - Vùng có tài nguyên rừng, khoáng sản khá phong phú (phía bắc Hoành sơn), tài nguyên du lịch (phía nam Hoành Sơn) là điều kiện thuận lơi phát triển CN , du lịch. Khó khăn: - Về thời tiết khí hậu: thường xuyên xảy ra thiên tai lớn như bão, mưa lũ, hạn hán, gió nóng tây nam.... gây thiệt hại lớn đến đời sống và sản xuất. ...... Câu 9:- Tại sao du lịch lại là thế mạnh kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ ? (Hình 24.3) Là vùng giầu tài nguyên du lịch như: - Du lịch sinh thái: các vườn quốc gia: Bến en, Pù mát, Vũ quang, Phong nha- Kẻ bàng, Bạch mã. - Nhiều bãi tắm đẹp: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Lăng Cô... - Di tích lịch sử, văn hoá: quê Bác Hồ, cố đô Huế, ngã ba Đồng Lộc ... - Văn hoá phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế .... Thành phố Huế là trung tâm du lịch lớn ở miền trung và cả nước ( di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận) 4/ Vùng duyên hải Nam trung Bộ Câu 10: - Trong phát triển kinh tế xã hội, vùng duyên hải Nam trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì? Câu 11: Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào ? Câu 12: Tại sao du lịch được coi là thế mạnh kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ ? Chú ý: Các kỹ năng địa lý, các dạng bài tập: Đọc, phân tích lược đồ tự nhiên- kinh tế (trong SGK hoặc átlát) để đánh giá thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế của một vùng kinh tế hoặc một ngành kinh tế nào đó. Phân tích bảng số liệu rút ra kết luận. Vẽ và nhận xét- phân tích các loại biểu đồ. Chứng minh, giải thích một vấn đề địa lý

File đính kèm:

  • docmot so cau hoi on tap dia 9.doc
Giáo án liên quan