A– gợi ý chung
- Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” không chỉ là kết quả nhận
thức của riêng một người mà là của cả một thế hệ nhà thơ trưởng
thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Phải đánh giá chất lượng mới có sự nhận thức nghệ thuật về đất
nước trong mối quan hệ với toàn bộ lịch sử văn học dân tộc.
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số dàn ý bài văn nghị luận hay 2011 – Phần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 SỐ DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ
LUẬN HAY 2011 – PHẦN 1
A – gợi ý chung
- Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” không chỉ là kết quả nhận
thức của riêng một người mà là của cả một thế hệ nhà thơ trưởng
thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Phải đánh giá chất lượng mới có sự nhận thức nghệ thuật về đất
nước trong mối quan hệ với toàn bộ lịch sử văn học dân tộc.
B – gợi ý cụ thể
a) mở bài
- Đất nước là chương V của trường ca Mặt đường khát vọng , được
sáng tác vào năm 1971
- Nó đã thể hiện được những nhận thức sâu sắc của tác giả về đất
nước.
b) thân bài
- Đất nước trong chương thơ đã được nhìn ở tầm gần. Nó hiện lên
với vẻ dung dị, gần gũi.
- Khi nói về lịch sử và địa lý của đất nước, tác giả chú ý đến đóng
góp của những con người vô danh.
- Hạt nhân của nhận nhận thức nghệ thuậ về đất nước là tư tưởng
“Đất nước của Nhân dân”. Tư tưởng này vừa là kết quả của cái
nhìn ở tầm gần nói trên lại vừa chi phối chính cái nhìn đó.
- Tác giả đã nhìn đất nước bằng tinh thần trách nhiệm của một nhà
thơ công dân
- Đoạn thơ có hình thức biểu đạt rất phù hợp : giọng điệu tâm tình,
lắng đọng, chi tiết đời thường rất giàu có, các “thi liệu” lấy từ văn
học dân gian được vận dụng sáng tạo và sát hợp.
c) Kết bài
- Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm một cái nhìn độc
đáo về đề tài đất nước.
- Là tiếng nói đại diện cho thanh niên thời chống Mĩ nhận thức về
đất nước.
C– Bài làm 1
Cảm hứng về đất nước là ngùôn cảm hứng lơn, xuyên suốt trong
thơ ca Việt Nam. Có rất nhiều trường h ợp cảm hứng đất nước
quyện chặt với cảm hứng của nhân dân. Nhưng có điều cách nhìn
và cảm xúc đất nước và nhân dân ở mỗi tác phẩm đặc sắc đều
không lặp lại, nó mang đậm dấu ấn của thời đại và cảm xúc của
nhà thơ. Đoạn thơ Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng)
của Nguyễn Khoa Điềm là một thành công xuất sắc trên phương
diện cảm hứng về đất nước của thơ ca thời kháng chiến chống Mỹ.
Gần cuối đoạn thơ tác giả có viết... “Đất Nước này là Đất Nước
của Nhân dân - Đất Nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần
thoại”. Có thể nói hai câu thơ đã thể hiện được tư tưởng và cảm
hứng chủ đạo của nhà thơ - Cảm hứng đất nước của nhân dân. Căn
cứ vào đâu mà ta nói như thế ? Và tư tưởng, cảm hứng ấy thể hiện
cụ thể ở những phương diện nào?
Thơ tự do có khả năng chuyển tải tài cảm nhiều nhất, phóng túng
nhất, chân thành, tha thiết nhât. Đoạn thơ Đất nước được tác giả
viết theo kiểu ấy nên dễ truyền cảm hứng cho người đọc, dễ lay
động những điều thầm kín nhất của lòng người. Đoạn thơ lập luận
chặt chẽ, lô gích, thể hiện cảm hứng chủ đạo trên ba bình diện. Đó
là cảm hứng về chiều dài thời gian – lịch sử, ciều rộng không gian-
địa lý và trong chiều sâu của văn hoá phong tục, của lối sống thể
hiện tâm hồn và tính cách dân tộc. Trên mỗi bình diện, tác giả đã
thể hiện một cách sâu sắc tư tưởng cốt lõi “Đất Nước Nhân dân”.
Để diễn đạt sự hình thành đất nước trong chiều sâu lịch sử, nhà thơ
không dùng những sử liệu, mà bằng những gì thân thuộc nhất trong
đời sống của nhân dân:
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay
kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Nhận thức về đát nước bốn nghìn năm đã trở nên thật cụ thể, sống
động, gần gũi.
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó.
Làm nên đất nước bốn nghìn năm chính là những con người bình
dị đso là nhân dân vô tận. Vì vậy khi nhớ đến “thời gian đằng
đẵng” của lịch sử đất nước, tác giả không chỉ nhớ đến anh ùng có
tên tủôi mà nhấn mạn đến những con người bình dị:
Có biết bao người con gái con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.
Nhân dân đã tạo dựng nên giá trị vật chất và tinh thần và truyền
sang các thế hệ:
Họ giữ và truyền lại cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói.
Họ cũng là những người đem xương máu giữ gìn non sông đất
nước:
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Cùng với thời gian “đằng đẵng” đất nước còn là không gian mênh
mông, đó là non sông gấm vóc, là rừng biển quê hương. Tất cả
được dựng lên từ mồ hôi, máu thịt của bao lớp người. Từ quan
niệm đất nước của nhân dân, tác giả đã có cái nhìn mới mẻ, có
chiều sâu về những phong cảnh thiên nhiên.
Từ những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi
Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp cho Đất Nước Hòn Trống Mái
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước núi Bút non Nghiên
Điều đáng quý là tác giả đã phát hiện trong những địa danh bình dị
ở mọi miền đất nước để ẩn giấu chứa đựng cuộc đời của người dân
Những ngừoi dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà
Điểm
Với những phát hiện trên, tác giả đã đi đến một cảm nhận thấm
thía:
Ôi đất nước bốn nghìn năm sau đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta.
Đất nước còn là chiều sâu văn hoá, phong tục của tâm hồn tính
cách dân tộc Việt Nam. Thật ra cách nói thế này không phải là
mới, trong Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi cũng đã đề cao truyền
thống, phong tục tính cách niềm tự hào,tư tưởng lấy nhân dân là
gốc.Nhưng chỗ độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm là đã thể hiện sâu
đậm tâm hồn nhân dân không ở đâu khác ngoài văn hoá dân gian.
Nên “Đất Nước của Nhân dân” cũng chính là đất nước của ca dao
cổ tích. Tác giả đã sử dụng sâu rộng chất liệu của văn hoá dân
gian, từ ca dao dân ca tục ngữ, đến truyền thuyết cổ tích, các phong
tục tập quán sinh hoạt... Vì lẽ đó đoạn thơ đã đưa người đọc phiêu
diêu về thế giới nghệ thuật của nhân dân với những nét tâm hồn và
tính cách của dân tộc vốn gắn bó với máu thịt vơi smọi người. Việc
sử dụng chất liệu văn hoá dân gian ở đây không chỉ là một thủ
phép trong nghệ thuật mà đã là sự thấm nhuần quan niệm đất nước
của nhân dân trong cảm hứng sáng tạo, trong tâm hồn nhà thơ. Đó
chính là thể hiện tư tưởng cốt lõi của bài thơ trong việc lựa chọn
chất liệu, thi tứ, xây dựng hình ảnh và ngôn ngữ nghệ thuật, khi nói
đến tâm hồn nhân dân trong ca dao, dân ca...nói chung là văn hoá
dân gian nhà thơ dâng trào một cảm xúc dạt dào:
Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi
Biết quý công cầm vàng trong những ngày lặn lội
Biết trồng tre mà đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu.
Đoạn thơ Đất nước là một thành công của Nguyễn Khoa điềm góp
thêm vào thành tựu thơ ca chống Mỹ trên hướng khai thác đề tài.
Đó là đất nước của nhân dân. Quan niệm về Đất nước, nhân dân là
tư tưởng chủ đạo, quán xuyến, mở ra những khám phá sâu ,mới
của nhà thơ, ngay cả những chỗ rất quen thuộc. Quan niệm đó có
cội nguồn từ văn chương truyền thống của dân tộc. Nhưng đến thời
hiện đại, qua cách nhìn và cách nghĩ của Nguyễn Khoa Điềm tư
tưởng ấy ngày càng sâu sắc và phong phú hơn.
Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi
gắn liền với không khí của những ngày kháng chiến chống
đế quốc Mỹ quyết liệt và hào hùng. Câu chuyện kể về những
đứa con trưởng thành trong gia đình lớn cách mạng, hun
đúc những vẻ đẹp truyền thống của quê hương. Mỗi một
nhân vật trong tác phẩm đã thể hiện một cách đặc sắc
phẩm chất, cá tính của con người Nam Bộ trung dũng kiên
cường, gắn bó với gia đình, quê hương, trung thành với cách
mạng.
Tác phẩm được xây dựng theo kết cấu truyện ngắn
hiện đại: là mạch hồi ức của anh tân binh Việt, đan xen giữa
quá khứ và hiện tại, nối kết một cách tự nhiên tình cảm gia
đình - quê hương - cách mạng. Không gian giàu kịch tính và
thời gian nghệ thuật của tác phẩm tạo nên sự đan cái của
những câu chuyện kể không theo trình tự tuyến tính mà có
sự sắp xếp hợp lý, tạo ra sự liên tưởng nhiều chiều. Xoay
quanh nhân vật trung tâm là hai chị em Chiến và Việt còn là
hệ thống hình tượng nhân vật gắn bó với nhau trong tình
ruột thịt, có những nét bản chất thống nhất như chảy ra
trong cùng huyết thống, nhưng mỗi người một vẻ không ai
giống ai. Chính những nét tiêu biểu đó đã góp phần tái hiện
thành công phẩm chất đáng quí của những con người quê
hương Nam bộ giàu lòng yêu nước, căm thù giặc, giúp người
đọc hiểu rõ hơn về một thời đại hào hùng và giá trị nhân
bản của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Những nhân vật trong gia đình được giới thiệu gắn với
hình ảnh thân thương của quê hương và những kỷ niệm cụ
thể thời thơ ấu dữ dội của anh tân binh Việt. Chiến đấu giữa
bầy giặc Mỹ, bị thương, lạc đồng đội, người chiến sĩ ấy giữa
cơn mê tỉnh chập chờn đã nhớ về những hình ảnh thân
thương nhất từ thời ấu thơ. Dường như đó chính là nguồn
sức mạnh giúp anh vượt qua cái chết tìm về sự sống, tìm về
đồng đội. Những con người trong gia đình Việt gắn với hồi
ức thiêng liêng và cảm động làm sống dậy cả một quá khứ
yêu thương và căm thù: chị Chiến, má, chú Năm. Hiểu theo
một nghĩa rộng, đó cũng là những đứa con trong gia đình
lớn: cách mạng.
Tất cả những con người ấy cùng giống nhau ở lòng
căm thù giặc sâu sắc, vì những tội ác mà chúng đã gây ra
với người thân trong gia đình. Gắn bó với mảnh đất quê
hương, những con người ấy còn giàu tình nghĩa, trung thành
với cách mạng bởi cách mạng đã đem lại cho họ sự đổi đời
thật sự. Dường như anh chiến sĩ Việt đã thừa hưởng được từ
thế hệ đi trước, chú Năm và má, hành động dũng cảm gan
góc và lòng say mê khao khát được đánh giặc. Trong các
nhân vật được tái hiện, chú Năm và má được khắc hoạ với
những nét riêng độc đáo.
Chú Năm thể hiện đầy đủ bản tính tự nhiên của người
nông dân Nam bộ hiền lành chất phác, giàu cảm xúc mơ
mộng nội tâm. Một người từng trải qua đắng cay của cuộc
đời làm mướn trước cách mạng, để thành bản tính ít nói.
Đau thương hằn sâu từ cuộc đời gian khổ và với tư cách
chứng nhân của tội ác của thằng Tây, thằng Mỹ và bọn tay
sai phải chăng đã làm nên nét đa cảm trong gương mặt với
đôi mắt lúc nào cũng mở to, mọng nước.Chất Nam bộ rặt
trong con người ông thể hiện qua việc hay kể sự tích cho
con cháu, và kết thúc câu chuyện thể nào cũng hò lên mấy
câu. Néy đặc biệt độc đáo ở người đàn ông này là có sổ ghi
chép chuyện gia đình. Cuốn sổ ghi đầy đủ những chuyện
thỏn mỏn của nhiều thế hệ, như minh chứng cho tấm lòng
thuần hậu của ông. Đó còn là những trang ghi chép tội ác
của kẻ thù gây ra, những chiến công của từng thành viên,
như một biên niên sử. Bản thân ông cũng chính là một trang
sử sống, khi gửi gắm, nhắn nhủ cho hai chị em Chiến và
Việt: "chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú
sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó...". Nhân vật
đã thể hiện vẻ đẹp của tấm lòng sắt son, ý thức trách nhiệm
của thế hệ đi trước.
Má của Chiến và Việt là hội tụ phẩm chất tốt đẹp của
người phụ nữ Nam bộ anh hùng trong kháng chiến. Những
ấn tượng tác giả để lại đậm nét trong người đọc về nhân vật
này là về tính gan góc từ khi còn là con gái. Người đàn bà
hết lòng thương yêu chồng con ấy đã phải trải qua thời khắc
dữ dội khi kẻ thù chặt đầu chồng, nhưng má đã vượt lên
đau thương để nuôi dạy đàn con khôn lớn trưởng thành.
Hình ảnh người mẹ ấy đối mặt với họng súng quân thù như
gà mẹ xoè cánh che chở đàn con, khiến kẻ thù phải run sợ
trước đôi mắt của người vượt sông vuợt biển. Nuôi con và cả
con của đồng chí, má là hiện thân của vẻ đẹp gan góc được
tôi luyện trong đấu tranh, với đức hy sinh vô bờ bến lặng
thầm, tảo tần lam lũ, đau thương chôn kín trong giọt nước
mắt lặng lẽ kín đáo. Trong tâm hồn người phụ nữ ấy là tình
yêu lớn lao, ý chí bất khuất kiên cường và cả tinh thần dám
hy sinh, đổi mạng sống vì cách mạng.
Hai chị em Chiến và Việt đã được thừa hưởng tất cả
những vẻ đẹp của thế hệ đi trước, tính cách được tạo nên từ
truyền thống gia đình, từ hoàn cảnh đặc trưng: thương cha
má, cùng chung lo toan công việc cách mạng, giàu tình
nghĩa với quê hương. Không phải ngẫu nhiên hai chị em đã
cùng xung phong tòng quân một ngày, để trả mối thù cha bị
chặt đầu, má bị trái cà nông quân thù sát hại. Trong hoàn
cảnh khốc liệt của cuộc chiến đấu, biết căm thù cũng là một
phẩm chất cần thiết, bởi căm thù giặc tàn phá quê hương,
sát hại người thân cũng là một biểu hiện sâu sắc của tình
yêu với quê hương, gia đình! Bởi vậy đêm tòng quân không
chỉ có hai chị em tranh nhau ghi tên mà thanh niên trong xã
ghi tên tòng quân cũng rất đông. Hành động của hai chị em
có sự đồng tình của chú Năm, như một điểm nhấn hành
động này hoàn toàn không phải là tự phát mà gắn với ý thức
giác ngộ của tuổi trẻ trên quê hương đau thương và anh
dũng.
File đính kèm:
- MOT SO DAN Y BAI VAN NGHI LUAN HAY PHAN 1.pdf