Coleen Moore, điều phối viên tại Viện Phục hồi Nghiện Illinois,
cho biết bà có những khách hàng từ độ tuổi học sinh cho đến độ
tuổi trưởng thành, trong đó có những người dành đến 14-18
giờ mỗi ngày trên mạng.
Chơi game trực tuyến là một dạng của nghiện Internet và đang
lan tràn nhanh chóng trong giới trẻ. Brian Robbins, một thành
viên của Hiệp hội các nhà phát triển Game quốc tế, cho biết số
người nghiện chơi video game trực tuyến ngày càng tăng. “Có
đến 90-95% các trò chơi trên web đều miễn phí”, Robbins nói.
Internet mang theo cùng nó những lợi ích nhưng cả các tác hại.
Trong đó có tình trạng vì quá mê mệt Internet mà các con
nghiện xao lãng chuyện học hành, thậm chí bỏ học.
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số dàn ý bài văn nghị luận hay 2011 – Phần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 SỐ DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HAY 2011
– PHẦN 6
Coleen Moore, điều phối viên tại Viện Phục hồi Nghiện Illinois, cho biết bà có những khách hàng từ độ tuổi học sinh cho đến độ tuổi trưởng thành, trong đó có những người dành đến 14-18 giờ mỗi ngày trên mạng.
Chơi game trực tuyến là một dạng của nghiện Internet và đang lan tràn nhanh chóng trong giới trẻ. Brian Robbins, một thành viên của Hiệp hội các nhà phát triển Game quốc tế, cho biết số
người nghiện chơi video game trực tuyến ngày càng tăng. “Có
đến 90-95% các trò chơi trên web đều miễn phí”, Robbins nói. Internet mang theo cùng nó những lợi ích nhưng cả các tác hại.
Trong đó có tình trạng vì quá mê mệt Internet mà các con nghiện xao lãng chuyện học hành, thậm chí bỏ học. Họ giảm tiếp xúc với gia đình, bè bạn, sống cô lập trước màn hình máy tính, lặn vào những "chatroom" hay chơi những trò
chơi bạo lực. Nói về các con nghiện này, giám đốc bệnh viện ***
Ran, chuyên gia điều trị các loại nghiện thâm niên 20 năm, cho
rằng các thiếu niên mắc bệnh này thường là những em có vấn
đề về thái độ hành xử, mặc cảm. Họ lên Internet để củng cố sự tự tin. Chính ở trên thế giới mạng, họ có cảm giác chín chắn, thành công. Các con nghiện
Internet thường đau khổ vì trầm uất, sợ sệt và không sẵn lòng giao tiếp với người khác. Nhiều em mắc bệnh rối loạn giấc ngủ, tê cóng hai tay. Tuy nhiên, Internet chỉ là chất xúc tác chứ không phải là nguyên nhân gây nghiện. Hầu hết những em gặp trục trặc trong cách hành xử hay thiếu tự tin chỉ bị cơn nghiện Internet làm trầm trọng thêm, mà trong quá khứ, không có Internet, chúng có thể tìm tới tội ác, ma túy, có khi tự tử để đối phó với những vấn đề của mình.
Để xử lý vấn đề này, chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng một mạng lưới 140 trung tâm tư vấn về nghiện Internet, cùng với
các chương trình điều trị ở gần 100 bệnh viện và gần đây nhất là trại "Giải thoát khỏi Internet" - mới được mở hồi hè năm nay. Các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra một danh sách để chẩn
đoán chứng nghiện Internet và kết luận độ nghiêm trọng của nó, gọi là K-Scale (K là viết tắt của Korea). Rồi tháng 9 vừa rồi,
Hàn Quốc cũng tổ chức hội thảo quốc tế đầu tiên về chứng nghiện Internet. "Trại giải thoát" ở Hàn Quốc nằm tại một vùng rừng ở phía
Nam Seoul, là nơi để điều trị những ca nghiêm trọng nhất. Năm nay, trại đã tổ chức hai kỳ điều trị đầu tiên, mỗi kỳ kéo dài 12 ngày, mỗi lần có 16-18 học viên nam (các nhà nghiên cứu Hàn Quốc nói rằng đa số những user nghiện net là nam giới). "Trại" này được chính phủ tài trợ hoàn toàn, tức là ai cũng
được điều trị miễn phí. Bây giờ vẫn còn quá sớm để nói rằng "trại" có thể "cai nghiện" được cho những người tham gia
không, nhưng họ liên tục nhận được đơn đăng ký. Để đáp ứng nhu cầu, các nhà tổ chức nói rằng năm sau họ sẽ tăng gấp đôi số
khoá điều trị. Còn, giải pháp cho bệnh nghiện internet ở Vn, theo bạn? Kết bài Cũng giống như nghiện rượu hay ma tuý vậy, nghiện Internet mang lại những hậu quả nhất định về tâm lí, thể xác và các mối quan hệ xung quanh. Đừng để thành quả được coi là có ý nghĩa
nhất đối với xã hội loài người lại huỷ hoại chính bạn - công dân của thời đại @.
Đặt vấn đề: Trước đây, chúng ta
thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi, không xảy ra phổ biến. Đồng thời cũng vì thế mà không ý thức được sâu sắc về tầm ảnh hưởng, tác động, hậu quả nghiêm trọng của nó tới thế hệ trẻ nói
riêng, con người nói chung. Song thời gian gần đây, bạo lực học
đường đã có những chiều hướng gia tăng, phát triển phức tạp và trở thành một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn nhức nhối khiến mọi người không khỏi bàng hoàng, kinh ngạc. Phải chăng đó chính là một dự báo “sóng ngầm đang thành bão”. Đứng trước thực trạng đó mỗi chúng ta cần có nhận thức và hành động như thế nào? 1. Giải thích. - Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo,
ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên
những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm
vi trường học. - Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều
nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội. 2. Hiện trạng. a. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh thức như: + Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà
đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.
+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con
người thông qua những hành vi bạo lực. b. Chứng minh: - Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh
đánh bạn bằng giày cao gót; ở Hà Nội; Ở TPHCM, Nghệ An… - Học sinh có thái độ không đúng mực vs thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô… - Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.
- Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh… 3. Nguyên nhân - xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không
đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng
đẳng cấp... - Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống. - do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...) - sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh
hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học
đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng. (Ở đây để vấn đề thêm sâu sắc có thể liên hệ với hình ảnh cậu bé Phác trong “chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu để vấn đề thêm sâu sắc.) - Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy
kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con
người “tiên học lễ hậu học văn”. - Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để. 4. Hậu quả - Với nạn nhân: • Tổn thương về thể xác và tinh thần • Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại • Tạo tính bất ổn trong xã hội: tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội. - Người gây ra bạo lực:
• Con người phát triển không toàn diện: phát triển ngược trở lại phía mất dần nhân
“con”, đi ngược lại tính “tính.
người” • Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này. • Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội. • Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét. 5. Giải pháp.
- Đối với những người gây ra bạo lực học
đường: cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức: • Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu
thương. ý thức
• Địa ngục do ta mà có, thiênrõ
đường cũng do chính ta tạo nên ràng về
hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện
• Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là nơi không cóNhận tình
thương thức rõ vai trò sức mạnh của tình
người - Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ. - Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho
người khác. 6. Mở rộng: (phản đề) - “Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại
dương ấy dơ bẩn thì
cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được.” (Mahatma Gandhi). -->Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin
vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương
người tốt việc tốt
điển hình --> Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con
người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách Chân thiện mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn
xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm
7. Đưa ra bào học cho bản thân: Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng
trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Trên các phương tiện
thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt
gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi trường bị
ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình
trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Điều này
khiến ta phải suy nghĩ…
{Biểu hiện}
Môi trường đang kêu cứu!
Từ đầu năm đến nay, đã có thêm không biết bao nhiêu
thống kê mới về tình trạng môi trường ở Việt Nam ta. Và
đáng buồn thay, đó là những con số gây thất vọng…
File đính kèm:
- MOT SO DAN BAI NGHI LUAN HAY PHAN 6.pdf