Toán học là một bộ môn trong khoa học tự nhiên nó đòi hỏi người dạy, người học phải có tính tư duy sáng tạo. Do đó trong quá trình giảng dạy của giáo viên những tìm tòi khám phá kiến thức mới của học sinh phải được kiểm tra đánh giá một cách chính xác. Khâu kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng dạy học bên cạnh đổi mới chương trình SGK và phương pháp giảng dạy cần thiết chúng ta phải đổi mới việc kiểm tra đánh giá ở tất cả các bộ môn trong đó có bộ môn Toán. Đặc biệt đổi mới phương pháp Toán chuẩn bị hành trang cho học sinh khi ra trường
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp khi ra đề kiểm tra đánh giá học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- Đặt vấn đề
Toán học là một bộ môn trong khoa học tự nhiên nó đòi hỏi người dạy, người học phải có tính tư duy sáng tạo. Do đó trong quá trình giảng dạy của giáo viên những tìm tòi khám phá kiến thức mới của học sinh phải được kiểm tra đánh giá một cách chính xác. Khâu kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng dạy học bên cạnh đổi mới chương trình SGK và phương pháp giảng dạy cần thiết chúng ta phải đổi mới việc kiểm tra đánh giá ở tất cả các bộ môn trong đó có bộ môn Toán. Đặc biệt đổi mới phương pháp Toán chuẩn bị hành trang cho học sinh khi ra trường
B- Giải quyết vấn đề
Việc vận dụng có hiệu quả phương pháp kiểm trá đánh giá bằng phương pháp “trắc nghiệm” thực chất là một sự đổi mới hết sức cần thiết bên cạnh sự đổi mới về chương trình và phương pháp giảng dạy. Để thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá trước hết: Đổi mới trong nhận thức kiểm tra những kiến thức cơ bản học sinh đã học-giáo viên đã dạy không học lệch thực hiện phải nghiêm túc chặt chẽ để việc đánh giá chính xác đảm bảo tính công bằng
Đổi mới trong cách ra đề từ trước tới nay với bộ môn Toán chúng ta thường hay ra đề: Lý thuyết chiếm 20% tổng điểm, bài tập chiếm 80% tổng điểm.
Về lí thuyết học sinh chủ yếu học thuộc, thậm chí học sinh lười học thì khi kiểm tra thi cử thường xé sách hoặc làm phao để quay cóp không cần phải hiểu như thế nào cũng dễ dàng “xơi” được 2 điểm và có tới 70-80% giáo viên ở các thường ra đề theo kiểu15’
Ví dụ: Nêu quy tắc khai phương 1 tích các biểu thức không âm. Cho ví dụ
Đây là phương pháp ra đề truyền thống mặc dù vẫn nhiều ưu điểm lớn học sinh ghi nhớ được quy tắc là rất quan trọng đối với bộ môn toán nhưng như thế chưa đủ mà còn phải giúp học sinh có khả năng vận dụng tư duy độc lập. Hiện nay chương trình đổi mới, phương pháp giảng dạy đã đổi mới nhiều giáo viên đã đổi mới trong cách ra đề vận dụng phương pháp này đã từng bước có hiệu quả
Cần đổi mới trong việc chấm – chữa, mỗi bài sau khi kiểm tra thận trọng trong quá trình chấm phải chính xác, phải chỉ cho học sinh thấy được sai sót mới tạo nên hứng thú trong học tập và học sinh cũng thấy được sự đánh giá của giáo viên là công bằng và chính xác
Bằng những thực tế trong giảng dạy bản thân tôi đã nhận thấy rằng việc vận dụng phương pháp kiểm tra đánh bằng phương pháp trắc nghiệm thực sự có hiệu quả tốt trong kiểm tra đánh giá học sinh
C- Một số giải pháp khi ra đề kiểm tra đnáh giá học sinh
Các bài kiểm tra: Đối với việc ra đề kiểm tra chúng ta cần lưu ý các dạng toán và một số nguyên tắc sau:
Dựa trên đặc điểm đặc trưng bộ môn toán là cả một quá trình tiếp thu vận dụng phương tiện hình thức tổ chức trong quá trình dạy và học nhằm phát huy quá trình nhận thức một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác của học sinh. Việc kiểm tra đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận dịnh thực trạng và điều chỉnh hoạt động của trò mà còn để điều chỉnh hoạt động của Thầy.
Nội dung kiểm tra phải phù hợp với phạm vi mức độ đối tượng học sinh (về kiến thức, kỷ năng, thái độ) được quy định theo chương trình. Kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên (kiểm tra miệng-15’), kiểm tra theo phân phối chương trình (1 tiết, học kì)
Đối với việc ra đề trắc nghiệm chúng ta cần phải lưu ý các dạng và một số nguyên tắc sau:
Mỗi câu có 3 hoặc 4 phương án trả lời kí hiệu A, B, C, D trong đó có một câu trả lời đúng, học sinh cần đọc kỉ câu hỏi và tất cả các phương án trả lời suy nghĩ, lựa chọn, cân nhắc tìm câu trả lời đúng rồi khoanh tròn chử cái trước câu trả lời đúng mà em chọn. Những câu trả lời khác được xem là phương án “đánh lừa” hoặc gài bẫy. Học sinh phải nắm chắc kiến thứcthật vững mới có thể trả lời được. Sau đây tôi xin đưa ra một số đề cụ thể mà tôi đã thực hiện có hiệu quả, mong được các Thầy cô góp ý. Ví dụ sau khihọc xong chương I - Đại số 9, trong 2 tiết ôn tập chương, giáo viên dành 15’ làm bài kiểm tra để đánh giá mức độ tiếp thu của học để chuẩn bị bài kiểm tra 1 tiết được chính xác và phù hợp.
Bài kiểm tra: (Loại đề kiểm tra 15’). Khoanh tròn một chử cái đứng trước đáp số đúng
1/ Căn bậc hai số học của 25 là:
A/ -5 B/ 25 C/ ± 5 D/ 5
2/ Biểu thức nhận giá trị:
A/ ± a B/ a C/ ỗaỗ D/ -a
3/ Nếu = 3 thì x bằng
A/ 64 B/ 4 C/ 25 D/ 2
4/ Với giá trị nào của x thì biểu thức sau có nghĩa
A/ x ≤ 3 B/ 1 ≤ x ≤ 3 C/ x > 3 D/ x < 3
5/ Biểu thức có giá trị là:
A/ 5 B/ 7 C/ -12 D/ 25
6/ Biểu thức có giá trị là:
A/ 2 B/ C/2 D/ + 1
Loại đề kiểm tra 1 tiết (VD tiết 51 theo PPCT hình học 9)
Nếu là bài kiểm tra 1 tiết thì chúng ta có thể chia tỷ lệ chiếm khoảng 30% tổng điểm
………….
Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
1/ Khoang tròn chử cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng:
Cho đường tròn (O) đường kính BC và dây sung AB; AD là tiếp tuyến của (O). Cho biết BAD = 1200 thì số đo của góc ABC bằng
A/ 250 B/ 300 C/ 200 D/ 450
2/ Cho hình vẽ dưới đây: Hãy điền nội dung thích hợp vào chỏ trống trong câu phát biểu sau ?
A/ BAC là góc .................. chắn cung ................ sđ BAC = ....................
B/ CBx là góc .................. chắn cung ................ sđ CBx = ....................
C/ BOC là góc .................. chắn cung ................ sđ BOC = ....................
A
A
O
C
B
C
D
B
x
3/ Biết ABCD là tứ giác nội tiếp
Hãy khoanh tròn chử cái đứng trước câu trả lời đúng
A/ C = 1000 D = 1100 B = 700 A= 800
B/ C = 900 D = 800 B = 1050 A= 850
C/ A = 900 B = 900 C = 1200 D= 600
D/ B = 1100 A = 700 C = 800 D= 1000
II/ Tự luận:
1/ Cho hình vẽ bên
Đường tròn tâm (O) đường kính NP = 3, MNP = 300
a/ Tính độ dài cung PmC
b/ Tính diện tích hình quạt OPmQ
N
O
Q
M
P
m
2/ Từ một điểm A ở ngoài đường tròn vẽ hai tiếp tuyến AB, AC và cát tuyến AMN của đường tròn đó
a/ Chứng minh tứ giác OBAC nội tiếp
b/ Nếu AB = OB thì ABOC là hình gì ? Tại sao ?
c/ Lấy I là trung điểm của MN. Chứng minh I nằm trên đường tròn đường kính OA
Đối với kiểm tra bài củ (kiểm tra miệng) để đở mất nhiều thời gian liên quan đến thời lượng bài mới chúng ta cũng có thể kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm. Học sinh vì được kết hợp giữa nhớ và hiểu và giáo viên đánh giá cũng chính xác, và kiến thức được kiểm tra rộng hơn
Kết quả cho thấy trong 3 năm gần đây như sau:
Cùng với việc tham khảo các tài liệu trong chương trình thay sách của Bộ GD-ĐT với những ý tưởng việc bản thân tôi đã thực hiện đối với phương pháp kiểm tra đánh giá ở các lớp ...... trực tiếp giảng dạy bước đầu thu được kết quả như sau:
Lớp
phương pháp đáng giá cũ
phương pháp đáng giá mới
phương pháp kiểm tra trắc nghiệm
Năm học
2002-2003
9B
HS đạt K-G: 10%
HS đạt K-G: 15%
HS đạt K-G: 17%
HS đạt TB: 55%
HS đạt TB: 65%
HS đạt TB: 66%
HS đạt dưới TB: 35%
HS đạt dưới TB: 30%
HS đạt dưới TB: 17%
Năm học
2003-2004
9E
HS đạt K-G: 7%
HS đạt K-G: 9%
HS đạt K-G: 15%
HS đạt TB: 58%
HS đạt TB: 63%
HS đạt TB: 65%
HS đạt dưới TB: 35%
HS đạt dưới TB: 28%
HS đạt dưới TB: 20%
D- Kết thúc vấn đề:
Việc đổi mới phương pháp đánh giá kiểm tra thực hành là mộtn sự kết hợp linh hoạt phần trắc nghiệm và phần tự luận và việc làm này không phải là mới đối với các nước tiên tiến.Còn ở nước ta đã được ứng dụng vào 1 số mônvà đặc biệt kể từ khi có chủ trương đổi mới chương trình đổi mới phương pháp giảng dạy thì việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá đã thực sự đưa lại hiệu quả thiết thực với tôi kinh nghiệm này còn thực sự nhỏ nhưng so với yêu cầu nên bộ môn toán nhưng quá trình theo dõi kết quả trong nhứng năm gần đây tôi cảm thấy đã thu được mộ số kết quả đáng phấn khởi
Thứ nhất: Chất lượng hiệu quả việc kiểm đánh giá được nâng lên rõ rệt
Thứ hai: Tạo cho học sinh say mê hứng thú hơn trong quá trình học toán
Thứ ba: Bước đầu tạo cho học sinh một thói quen tốt trong học tập cũng như thái độ trong thi cử phát huy được tính tích cực tự giác, tư duy cho học sinh
Đồng thời qua đó nắm bắt được thông tin kịp thời từ phía học sinh để có biện pháp điều chỉnh việc học, việc giảng dạy tạo nên mỗi bên đối trách nhiệm giữa thầy và trò qua đó hiệu quả chất lượng bộ môn Toán từng bươc sđược nâng lên
File đính kèm:
- SKKN Toan.doc