1.Đồng chí –Chính Hữu
-Hoàn cảnh sáng tác: 1948 gia đoạnh đầu khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp.
-Mạch cảm xúc:Bài thơ viết theo thể thơ tự do có 20 dòng chia làm 2 đoạn .Cả bài tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí đồng đội nhưng mỗi đoạn có sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt dồn tụ vào những dòng gây gây ấn tượng sâu đậm(dòng 7 ,17 và 20)
+Sáu dòng đầu:Lí giải về cơ sở của tình đồng chí .Dòng thứ 7 cấu trúc đặc biệt ( chỉ một từ với dấu chấm than) như một phát hiện ,khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính.
+Mười dòng tiếp theo là những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí và sức mạnh của tình đồng chí .
+ Ba câu cuối được tác giả tách ra thành một đoạn kết ,đọng lại và ngân rung với hình ảnh đặc sắc “ Đầu súng trăng treo” như là một biểu hiện giàu chất thơ về người lính.
2.Bài thơ về tiểu đội xe không kính-Phạm Tiến Duật.
-Hoàn cảnh sáng tác : 1969 trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước diễn ra ác liệt.
-Hình ảnh thơ độc đáo :tác giả đăth cho một loại xe kì dị không có trong danh mục GTVT đó là xu hướng tả thực khác với xu hướng lý tưởng hóa như trong thơ của một số nhà thơ khác.
-Phong cách thơ có 3 điểm nổi bật :nhà thơ có nhiều sáng tạo trong việc đưa chất liệu tực tế vào thơ để làm nổi bật bộ mặt dữ dằn của chiên và khí phách anh hùng của người lính.
-Thơ Phạm Tiến Duật có giọng thơ ngang tàng, hóm hỉnh ,trẻ trung chân thực phù hợp với tình cảm phóng khoáng của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn với công việc đầy tính mạo hiểm.
-Lời thơ gần với văn xuôi ,lời nói đời thường mà đậm chất thơ.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7746 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kiến thức cần nhớ ở phần thơ hiện đại lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kiến thức cần nhớ ở phần thơ hiện đại lớp 9
1.Đồng chí –Chính Hữu
-Hoàn cảnh sáng tác: 1948 gia đoạnh đầu khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp.
-Mạch cảm xúc:Bài thơ viết theo thể thơ tự do có 20 dòng chia làm 2 đoạn .Cả bài tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí đồng đội nhưng mỗi đoạn có sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt dồn tụ vào những dòng gây gây ấn tượng sâu đậm(dòng 7 ,17 và 20)
+Sáu dòng đầu:Lí giải về cơ sở của tình đồng chí .Dòng thứ 7 cấu trúc đặc biệt ( chỉ một từ với dấu chấm than) như một phát hiện ,khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính.
+Mười dòng tiếp theo là những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí và sức mạnh của tình đồng chí .
+ Ba câu cuối được tác giả tách ra thành một đoạn kết ,đọng lại và ngân rung với hình ảnh đặc sắc “ Đầu súng trăng treo” như là một biểu hiện giàu chất thơ về người lính.
2.Bài thơ về tiểu đội xe không kính-Phạm Tiến Duật.
-Hoàn cảnh sáng tác : 1969 trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước diễn ra ác liệt.
-Hình ảnh thơ độc đáo :tác giả đăth cho một loại xe kì dị không có trong danh mục GTVT đó là xu hướng tả thực khác với xu hướng lý tưởng hóa như trong thơ của một số nhà thơ khác.
-Phong cách thơ có 3 điểm nổi bật :nhà thơ có nhiều sáng tạo trong việc đưa chất liệu tực tế vào thơ để làm nổi bật bộ mặt dữ dằn của chiên và khí phách anh hùng của người lính..
-Thơ Phạm Tiến Duật có giọng thơ ngang tàng, hóm hỉnh ,trẻ trung chân thực phù hợp với tình cảm phóng khoáng của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn với công việc đầy tính mạo hiểm.
-Lời thơ gần với văn xuôi ,lời nói đời thường mà đậm chất thơ.
3.Đoàn thuyền đánh cá-Huy Cận
-Hoàn cảnh sáng tác : 1958 trong một chuyến đi thực tế vùng mỏ Quảng Ninh .Chuyến đi này đã giúp hồn thơ Huy Cận vui trở lại .Bài thơ Trích trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng” xuất bản 1958.
-Về bố cục :bài thơ được bố cục theo hành trình một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá.Hai khổ thơ đầu là cảnh lên đường và tâm trạng náo nứccủa con người ;bốn khổ tiếp theo là cảnh hoạt động của đoàn thuyền đánh cá giữa khung cảnh biển trời ban đêm;khổ cuối là cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh lên.
Với bố cục trên ,bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đã tạo ra khung cảnh không gian và thời gian rất đáng chú ý: không gian rộng lớn bao la với mặt trời ,biển ,trăng ,sao,mây ,gió ,thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ lúc hoàng hôn đến bình minh,cũng là thời gian của một chuyến ra khơi rồi trở về của đoàn thuyền đánh cá:mặt trời xuống biển,cả trời đất vào đếm,trăng lên cao ,đêm thở ,sao lùa....rồi sao mờ ,mặt trời đội biển nhô lên trong một ngày mới.Điểm nhịp thời gian cho công việc của đoàn thuyền đánh cá là nhịp tuần hoàn của thiên nhiên vũ trụ.
-Giọng điệu :điệp từ “hát” được lặp lại nhiều lần gợi ta liên tưởng bài thơ là bài ca lao động có giọng điệu ngân vang bất tận. Giọng điệu ngân vang là khúc ca về vẻ đẹp hài hòa giữa âm hưởng vũ trụ với âm hưởng của lao động “gõ thuyền” và “nhịp trăng”,đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời,vận động tuần hoàn của thiên nhiên vũ trụ.Đó còn là khúc ca cất lên từ chính tâm hồn tác giả cùng niềm vui sướng tự hào trước vẻ đẹp của cuộc sống mới .
4. Bếp lửa-Bằng Việt
-Hoàn cảnh ra đời : 1969 khi tác giả là sinh viên ngành luật đang học ở nước ngoài.Trong hoàn cảnh xa gia đình,quê hương,đất nước, nhà thơ nhớ nhà da diết .Đây là dịp tảo sáng trong tâm hồn nhà thơ để ông viết thành công bài thơ “Bếp lửa”
-Mạch cảm xúc: Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà tám năm rồng ,làm hiện lên hình ảnh bà với sự chăm sóc,lo toan, vất vả và tình yêu thương,tìu mến dành cho cháu .Từ kỷ niệm,cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà ,về lẽ sống giản dị mà cao quý của bà.Cuối cùng ,người cháu muốn gửi niềm nhớ mong về với bà.Mạch cảm xúc của thơ là đi từ hồi tưởng đến hiện đại ,từ kỷ niệm đến suy ngẫm .Bài thơ là lời của người cháu ở nới xa nhớ về bà và những kỷ niệm với bà, nói lên lòng kính yêu và suy ngẫm về bà.
5 .Ánh trăng –Nguyễn Duy.
-Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa:1978 vào lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ khép lại ba năm.ba năm sống trong hòa bình không phải ai cũng còn nhớ nhưng năm tháng gian khổ cùng những kỷ niệm nghĩa tình trong quá khơ.Nguyễn duy viết “Ánh trăng” như một lời tâm sự nghĩa tình và bài học nhân sinh sâu sắc.
-Nhận xét sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình : Bài thơ là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong đó phương thức triết lí trữ tình là chủ đạo.Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo thời gian .Dòng cảm xúc trữ tình của nhà thơ cũng men theo dòng tự sự này mà bộc lộ;ở quãng thời gian quá khứ đã có một biến đổi ,một sự thực đáng chú ý:hồi nhỏ rồi hồi chiến tranh sống hồn nhiên,gần gũi với thiên nhiên đến tưởng như không bao giờ quên “cái vầng trăng tình nghĩa”;ấy thế mà “ Từ hồi về thành phố” quen cuộc sống cùng các tiện nghi hiện đại,vầng trăng tình nghĩa đã “như người dưng qua đường”.Trong dòng diễn biến theo thời gian ,sự việc bất thường ở khổ thứ tư chính là bước ngoặt để từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc thể hiện chủ đề của tác phẩm .Điều đó được tác giả thể hiện qua các từ “thình lình”, “vội” , “bật tung”,”đột ngột vầng trăng tròn”. Chính vì xuất hiện “đột ngột” trong bối cảnh ấy ,vầng trăng bất ngờ mà tự nhiên gợi lại bao kỷ niện nghĩa tình .Như vậy sự kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình làm bật chủ đề của văn bản.
6. Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải
-Hoàn cảnh ra đời :Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” sáng tác năm 1980 , không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời .Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành,lời gửi gắm tha thiết của nhà thơ để lại với đời.Hiểu hoàn cảnh sáng tác như vậy,người đọc sẽ càng thấu hiểu và trân trọng tình cảm tư tưởng của tác giả.
-Mạch cảm xúc của bài thơ bắt đầu bằng những xúc cảm trực tiếp ,hồn nhiên ,trong trẻo trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên.Từ đó ,mở rộng ra thành hình ảnh mùa xuân đất nước vừa cụ thể với “người cầm súng ,người ra đồng”,vừa khái quát : “ Đất nước như vì sao –Cứ đi lên phía trước”,từ cảm xúc ,mạch thơ chuyển sang biểu hiện suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ được nhập vào bản hòa ca của cuộc đời “Một nốt trầm xao xuyến” của riêng mình,một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn;bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha,tự hào về quê hương ,đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
-Bố cục :
+Khổ đầu :Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên,đất trời.
+Hai khổ tiếp theo :Cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân đất nước.
+Hai khổ tiếp :Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.
+Khổ cuối :Lời ngợi ca quê hương ,đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
-Nhịp điệu và giọng điệu cảu bài thơ biến đổi theo mạch cảm xúc:say sưa,trìu mến ở phần đầu khi diễn tả cảm xúc về mùa xuân đất trời ;nhịp nhanh, hối hả ,phấn chấn khi nói về mùa xuân đất nước ;giọng tha thiết ,trầm lắng khi bày tỏ suy nghĩa và ước nguyện được góp “mùa xuân nho nhỏ” của cuộc đời mình vào “mùa xuân lớn” của đất nước.
7.Viếng lăng Bác- Viễn Phương
-Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ “Viếng lăng Bác” được Viễn Phương sáng tác năm 1976,sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi ,đất nước thống nhất ,lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành,Viễn Phương ra thăm miền Bắc ,vào lăng viếng Bác Hồ .Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác trong dịp đó và in trong tập thơ “Như mây mùa xuân”( 1978)
-Cảm hứng bao trùm trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng ,thành kính,lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác .cảm hứng ấy đã chi phối giọng điệu của bài thơ.Đó là giọng điệu thành kính,trang nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng,nơi vị lãnh tụ yên nghỉ.Cùng với giọng suy tư ,trầm lắng là nỗi đau xót lẫn niềm tự hào.
-Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác.Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng,tập trung ở ấn tượng đậm nét về hàng tre bên lăng,gợi hình ảnh của quê hương đất nước.Tiếp đó là xúc cảm trước hình ảnh dòng người như bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác.Xúc cảm và suy ngẫm về Bác được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghãi biểu tượng :mặt trời, vầng trăng ,trời xanh.Cuối cùng là niềm mong ước thiết tha khi sắp phải trở về quê hương miền Nam ,muốn tấm lòng mình vẫn được mãi mãi ở bên lăng Bác .Mạch cảm xúc như trên đã tạo nên một bố cục khá đơn giản, tự nhiên và hợp lý của bài thơ.
8 . Sang thu –Hữu Thỉnh
- Bài thơ thuộc thể thơ 5 chữ với 3 khổ thơ .Mỗi khổ 4 câu rất ít vần để cho câu thơ mang dáng vẻ văn xuôi, để tạo vẻ bình dị ,gần gũi.
-Về bố cục :các cảnh thiên nhiên nối tiếp nhau liên hoàn ,không độc lập ,bất phân danh giới nhưng lại tập trung vào chủ đề “Sang thu” nên không rõ từng đoạn ,không nên chia đoạn.
9 .Nói với con –Y Phương
Bố cục:
-Đoạn 1(từ đầu đến “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời” );con lớn lên trong tình yêu thương ,sự nâng đỡ của cha mẹ ,trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.
-Đoạn 2 ( phần còn lại):lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ ,bề bỉ ,về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.
Với bố cục này ,bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương ,từ những kỷ niệm gần gũi ,thiết tha mà nâng lên lẽ sống .Cảm xúc chủ đề của bài thơ được bộc lộ ,dẫn dắt một cách tự nhiên ,có tầm khái quát nhưng vẫn thấm thía.
File đính kèm:
- Mot so kien thuc can nho phan tho hien dai lop 9.doc