Một số kinh nghiệm dạy học môn Địa lý lớp 12

Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo dục và đào tạo có một vị trí đặc biệt, không chỉ tạo ra những thế hệ con người Việt Nam đủ đức lẫn tài mà còn thích ứng với các yêu cầu của thế giới. Trong cấu thành của sự nghiệp giáo dục đó, bộ môn Địa lý đóng một vai trò quan trọng. Ngoài truyền thụ kiến thức cho học sinh thì môn Địa lý còn xây dựng cho các em học sinh đặc biệt là các em học lớp 12 có một tầm nhìn về tự nhiên, kinh tế xã hội Việt Nam .ở tầm vĩ mô liên quan đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

 Vậy dạy môn Địa lý 12 như thế nào nhằm giúp học sinh tiếp thu nhanh và có hiệu quả, giáo viên cần phải có các điều kiện sau:

-Thứ nhất: Muốn dạy tốt đòi hỏi mỗi giáo viên phải có một kiến thức vững vàng về chuyên môn. Các kiến thức không chỉ được học tập tại các trường đại học mà cần được cập nhật và đổi mới thường xuyên thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau, có thể từ sách báo, ti vi, intenet, đồng nghiệp .hay từ chính những em học sinh.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm dạy học môn Địa lý lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kinh nghiệm dạy học môn địa lý lớp 12 Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giáo dục và đào tạo có một vị trí đặc biệt, không chỉ tạo ra những thế hệ con người Việt Nam đủ đức lẫn tài mà còn thích ứng với các yêu cầu của thế giới. Trong cấu thành của sự nghiệp giáo dục đó, bộ môn Địa lý đóng một vai trò quan trọng. Ngoài truyền thụ kiến thức cho học sinh thì môn Địa lý còn xây dựng cho các em học sinh đặc biệt là các em học lớp 12 có một tầm nhìn về tự nhiên, kinh tế xã hội Việt Nam ...ở tầm vĩ mô liên quan đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.  Vậy dạy môn Địa lý 12 như thế nào nhằm giúp học sinh tiếp thu nhanh và có hiệu quả, giáo viên cần phải có các điều kiện sau:  -Thứ nhất: Muốn dạy tốt đòi hỏi mỗi giáo viên phải có một kiến thức vững vàng về chuyên môn. Các kiến thức không chỉ được học tập tại các trường đại học mà cần được cập nhật và đổi mới thường xuyên thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau, có thể từ sách báo, ti vi, intenet, đồng nghiệp ..hay từ chính những em học sinh.  -Thứ hai: Công tác chuẩn bị được xem là yếu tố quan trọng, Dù một giáo viên có giỏi đến đâu nếu không chuẩn bị bài dạy tốt thì không đem lại hiệu quả, đặc biệt trong bộ môn địa lý phương tiện trực quan là yếu tố cần thiết.  -Thứ ba: Khi lên lớp đòi hỏi mỗi giáo viên phải thuộc bài giảng, được như thế sẽ giúp chúng ta thực hiện các bước lên lớp, trình bày các ý đồ của mình được tốt hơn. - Không nên mang trạng thái tâm lý nặng nề, bực nhọc ở nhà trường hay gia đình lên bục giảng, bởi như thế sẽ làm giảm hưng phấn và lòng nhiệt tình của người dạy mà còn lây lan tâm lý đến học sinh trong cả lớp.  Muốn học sinh tiếp thu nhanh và có hiệu quả trong bộ môn Địa lý cần thực hiện một số yêu cầu như sau: -Tạo sự hứng khởi và yêu thích từ đối tượng học sinh, khi các em có tâm lý thoải mái, có nhu cầu được học hỏi thì việc truyền thụ của giáo viên sẽ dể dàng. khi đã có không khí sư phạm thì việc trao đổi thông tin thuận lợi hơn. -Mỗi tiết lên lớp không nên tiến hành rập khuôn các bước đã định sẵn trong giáo án, ví dụ : Tiết nào cũng kiểm tra bài cũ, như thế sẽ tạo tâm lý căng thẳng cho học sinh, nên lồng ghép trong các mục, phần dạy, như thế sẽ tạo cho học sinh phát huy tính tích cực của mình. Trong quá trình kiểm tra bài cũ thông qua việc lồng ghép trong các mục dạy, nếu điểm cao hoặc trung bình thì chúng ta sẽ ghi sổ, nếu chưa tốt thì động viên học sinh cố gắng lần sau. Như thế đến mỗi tiết Địa lý học sinh sẽ luôn tích cực phát biểu, tạo ra không khí sôi nổi thi đua trong lớp. -Trong quá trình dạy ở bậc THPT không nên nói lại tất cả những gì sách giáo khoa đã viết sẳn, vì nhận thức và năng lực tự học của các em đã nâng cao, giáo viên cần mở rộng liên hệ với thực tế, như thế mới kích thích sự tìm tòi sáng tạo của học sinh, sẽ giúp học sinh tiếp thu nhanh, có hiệu quả và yêu thích học hơn. -Nên dùng những câu hỏi nêu vấn đề để phát huy tính tích cực của học sinh, không nên dùng những câu hỏi quá dể, như thế tạo ra thái độ coi thường, không chỉ đối với giáo viên mà còn đối với bộ môn. - Tạo ra cho mình một phong thái sư phạm tích cực, như thế học sinh sẽ có một cái nhìn tích cực. - Trong quá trình dạy nên lồng ghép các câu chuyện vui, tích cực có liên quan đến bài dạy. Như thế sẽ tạo ra không khí vui tươi, thoải mái. Nhưng cũng nên tránh sa đà vào kể chuyện mà không đảm bảo nội dung của bài dạy. - Thực hiện áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, tùy thuộc vào từng nội dung bài dạy. ví dụ như phương pháp đóng vai, Bài : Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải, giáo viên có thể gọi 1-2 học sinh có năng lực đóng vai bộ trưởng, giám đốc các sở, nói về hiện trạng, khó khăn, hướng giải quyết, học sinh chất vấn dưới sự điều hành của giáo viên. - Trong Địa lý các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội luôn liên quan với nhau, vì vậy giáo viên nên dạy cho các em biết các khai thác kiến thức từ sách giáo khoa, bảng số liệu. Ví dụ: Hiện trạng phát triển cây Cà phê hiện nay như thế nào ? Cây Cà phê phân bố ở đâu ? Vì sao lại phân bố ở đó ? Căn cứ vào kiến thức đã học, học sinh có thể trả lời được. - Để đưa các thông tin mới, lạ vào bài giảng cần thiết phải áp dụng công nghệ thông tin khi lên lớp, bởi các bức tranh, đoạn phim là kiến thức thuyết phục hơn các lời giảng. - Sau mỗi tiết dạy giáo viên nên chốt lại các kiến thức trọng tâm và ra các bài tập về nhà, nhằm tạo tính tích cực của học sinh. -Để có hiệu quả giáo viên nên kiểm tra và chuẩn kiến thức cho các em trong vở bài tập, như thế sẻ giúp các em củng cố kiến thức sâu hơn Đó là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện trong thời gian dạy học những năm vừa qua. Rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung, bộ môn địa lý nói riêng .

File đính kèm:

  • docMot so kinh nghiem day hoc mon Dia ly 12.doc