Một số kinh nghiệm soạn - Giảng bằng giáo án điện tử trong chương trình Ngữ Văn lớp 8

Công nghệ thông tin đang đem đến nhiều thay đổi cho xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại và những phần mềm tiện ích của Microsoft, việc dạy và học trong nhà trường phổ thông đang dần chuyển sang giai đoạn mới. Vì thế, từ năm học 2006-2007, Bộ GD&ĐT ra quyết định yêu cầu các Sở GD&ĐT mua sắm thêm các thiết bị như máy tính, máy chiếu, tivi, đầu DVD Tại hội nghị tổng kết năm học 2005-2006 của Bộ GD&ĐT diễn ra ngày 31/7/2006, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, đây là chủ trương nhằm tạo bước đột phá trong cuộc vận động chấm dứt gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục và lối truyền đạt thụ động “thầy đọc trò chép”.

 Đặc biệt đối với bộ môn ngữ văn, có người đã ví: “Văn học là nhân học” tức là học về con người, học làm người. Môn Ngữ văn không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức về văn chương mà còn mang một sứ mạng cao cả là bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách học sinh. Vậy mà thế hệ học sinh thời kỹ thuật số ngày nay lại rất thờ ơ với môn văn. Đối với một số em, ngữ văn trở thành một môn học đáng chán, đáng ghét, thậm chí đáng sợ. Tại sao lại như vậy? Theo chúng tôi, lâu nay chúng ta đã đi theo lối mòn là dạy học sinh “ học để thi” chứ không phải “học để biết”, “học để thực hành, “ học để vân dụng vào cuộc sống”. Do đó giờ văn trở nên khô cứng và áp đặt. Hơn nữa chính người thày cũng không còn hứng thú với những bài giảng đã được đóng khung chi tiết đến từng phút một, lên lớp luôn lo âu về việc cháy giáo án, không kịp chương trình

doc16 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2180 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm soạn - Giảng bằng giáo án điện tử trong chương trình Ngữ Văn lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kinh nghiệm Soạn - giảng bằng giáo án điện tử trong chương trình ngữ văn lớp 8 đặt vấn đề A- cơ sở lý luận. Công nghệ thông tin đang đem đến nhiều thay đổi cho xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại và những phần mềm tiện ích của Microsoft, việc dạy và học trong nhà trường phổ thông đang dần chuyển sang giai đoạn mới. Vì thế, từ năm học 2006-2007, Bộ GD&ĐT ra quyết định yêu cầu các Sở GD&ĐT mua sắm thêm các thiết bị như máy tính, máy chiếu, tivi, đầu DVD…Tại hội nghị tổng kết năm học 2005-2006 của Bộ GD&ĐT diễn ra ngày 31/7/2006, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, đây là chủ trương nhằm tạo bước đột phá trong cuộc vận động chấm dứt gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục và lối truyền đạt thụ động “thầy đọc trò chép”. Đặc biệt đối với bộ môn ngữ văn, có người đã ví: “Văn học là nhân học” tức là học về con người, học làm người. Môn Ngữ văn không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức về văn chương mà còn mang một sứ mạng cao cả là bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách học sinh. Vậy mà thế hệ học sinh thời kỹ thuật số ngày nay lại rất thờ ơ với môn văn. Đối với một số em, ngữ văn trở thành một môn học đáng chán, đáng ghét, thậm chí đáng sợ. Tại sao lại như vậy? Theo chúng tôi, lâu nay chúng ta đã đi theo lối mòn là dạy học sinh “ học để thi” chứ không phải “học để biết”, “học để thực hành, “ học để vân dụng vào cuộc sống”. Do đó giờ văn trở nên khô cứng và áp đặt. Hơn nữa chính người thày cũng không còn hứng thú với những bài giảng đã được đóng khung chi tiết đến từng phút một, lên lớp luôn lo âu về việc cháy giáo án, không kịp chương trình…Những nỗi lo ấy đã làm giảm đi năng lực sáng tạo của người thầy. Việc thay đổi quan điểm dạy học không chaỵ theo thành tích cùng với những đòi hỏi bức thiết phải đổi mới của xã hội dẫn đến một điều tất yếu là phải đổi mới phương pháp dạy học. Theo chúng tôi người giáo viên ngữ văn phải thay đổi phương pháp cũng giống như người đầu bếp phải thay đổi cách chế biến “ món ăn” sao cho hợp khẩu vị với những học trò “suy dinh dưỡng” và “biếng ăn”, để chúng thưởng thức văn chương một cách vui vẻ và hào hứng. Và với công nghệ thông tin, người thày có thể chế tạo ra những món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng, tức là giờ học lý thú mà nếu chỉ sử dụng bảng đen phấn trắng thì khó mà thực hiện được. Với các phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu và một số phần mềm tiện ích, người thày có thể làm cho học trò quan tâm hơn đến môn văn mà không phải ép buộc chúng. Phương pháp dạy học mới với sự trợ giúp của Công nghệ thông tin( CNTT ) đã mang đến cho giờ dạy và học Ngữ văn một không khí mới . B- Cơ sở thực tiễn Trong quá trình giảng dạy và đi dự giờ ỏ một số hội thi và các trường bạn, chúng tôi nhận thấy nhiều những ưu điểm của việc áp dụng CNTT trong việc dạy và học văn: Bài học trở nên sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh do có nhiều minh họa sống động, cụ thể với phim, tranh, ảnh, khúc ngâm, bài hát.. hoặc các sơ đồ, bảng biểu giúp hệ thống, khái quát hóa bài học… Giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian thuyết giảng, không quá vất vả khi giới thiệu, miêu tả, thể hiện những chủ đề mới .Từ đó học sinh dễ tiếp thu bài học. Hơn nữa bài học đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm trí học sinh.( minh họa bài “Tức nước vỡ bờ”, ông đồ , Nhớ rừng”...) . Giáo viên không còn độc diễn, thay vào đó học sinh được tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu phong phú. Bài học cũng được thiết kế linh hoạt theo đặc trưng bộ môn hoặc nội dung bài học(ví dụ phần củng cố là một trò chơi ngôn ngữ). Nhờ đó giờ học không còn khô cứng và mang tính áp đặt, giáo điều. ( minh họa trò chơi Kim tự tháp hoặc Trúc xanh, Chiếc nón kì diệu…). Mặt khác dạy trên giáo án điện tử giáo viên dễ bổ sung, sửa chữa, thay đổi cấu trúc bài dạy một cách linh hoạt; phương tiện không đòi hỏi nhiều, chỉ cần 1 máy tính, một máy chiếu và màn ảnh rộng, quan trọng nhất là khâu soạn giáo án. Tuy nhiên, việc giảng dạy giáo án điện tử đối với môn ngữ văn, đặc biệt là phần Đọc hiểu văn bản, chúng tôi nhận thấy khá nhiều bất cập: * Thứ nhất: Văn chương hấp dẫn người đọc bởi tính hình tượng, tính gợi hình gợi cảm của nó. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải thuyết giảng làm sao để học sinh cảm nhận cái hay cái đẹp của nghệ thuật ngôn từ, nắm bắt được giá trị hình tượng…Trong khi đó, khi sử dụng giáo án điện tử, nhiều đồng chí giáo viên hầu như bị phụ thuộc hòan tòan vào màn hình máy tính, chăm chú thực hiện những thao tác đơn giản đến mức đơn điệu là : Click chuột – diễn giải – Click chuột…Học sinh cắm cúi ghi chép vì sợ thầy chuyển sang trang khác. Cuối cùng dẫn đến một tiết dạy rời rạc, xơ cứng, học sinh không cảm nhận được nét đẹp của văn bản. * Thứ hai: Đưa tranh ảnh minh hoa trực quan là một phương pháp tích cực trong mỗi giờ giảng văn. Tuy nhiên ở một số giờ dạy, có giáo viên sử dụng hình ảnh trực quan một cách tùy tiện, dày đặc khiến học sinh bị phân tán sự chú ý, nhàm chán ( có giáo viên khi day bài Nhớ rừng đã sử dụng hơn 10 hình ảnh về con hổ khiến cho học sinh chỉ tập trung chờ xem ảnh và cười, bình phẩm mà quên chú ý đến nội dung bài giảng). Mặt khác hình tượng trong tác phẩm văn chương vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính trừu tượng, do vậy, thể hiện hình tượng bằng một bức ảnh trực quan cụ thể sẽ làm giảm đi giá trị của hình tượng trong nhận thức người học, hạn định sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của học sinh. Điều này sẽ làm cho các tác phẩm văn chương mất đi cái hay, cái đẹp đặc trưng của chúng. *Thứ ba: Giáo án điện tử giáo viên biên soạn thường không có sự phân định rạch ròi giữa nội dung giảng và nội dung học sinh cần ghi chép. Giáo viên cứ “chiếu” kiến thức ngồn ngộn lên màn hình mà không có quy ước nào để học sinh nắm bắt kiến thức. Điều đó dẫn đến tình trạng học sinh ghi chép mải miết mà không sao ghi kịp, ghi ý phụ mà bỏ mất ý chính là chuyện thường gặp. Ngòai ra, một số giáo viên còn sử dụng các hiệu ứng cho chữ “nhảy múa” khiến học sinh không tập trung học mà cứ lo...xem chữ. *Thứ tư: Soạn giáo án điện tử cho 1 tiết dạy cần nhiều thời gian, đòi hỏi giáo viên kĩ năng sử dụng vi tính và có một nguồn tư liệu phong phú (có giáo viên tâm sự, để có một tiết dạy 45 phút thường phải chuẩn bị giáo án ít nhất là 2 tuần mới xong). Chính vì vậy một số giáo viên tỏ ra ngại và không hứng thú với việc soạn và giảng bằng giáo án điện tử. Trong quá trình giảng dạy của bản thân, tôi đã cố gắng soạn, giảng bằng giáo án điện tử, đặc biệt là với những giờ Đọc hiểu văn bản và thực sự hứng thú với những tiết dạy này. Qua thực tế soạn, giảng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhỏ, xin được mạnh dạn trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp về việc sọan, giảng Ngữ văn bằng giáo án điện tử. Giải quyết vấn đề A- Kinh nghiệm cụ thể Khi soạn giảng 1 tiết dạy bằng giáo án điện tử tôi thường thực hiện bằng các bước sau: *Bước 1: Soạn giáo án ở chương trình Word. Khi soạn giáo án ở chương trình Word cần soạn đầy đủ 5 bước lên lớp, đặc biệt chú ý đến 4 bước cơ bản: Kiểm tra bài cũ. Bài mới Củng cố – luyện tập Hướng dẫn về nhà. Hiện nay, nhiều giáo viên dạy ngữ văn THCS đã sử dụng giáo án vi tính soạn trên chương trình Word. Điều đó rất thuận lợi vì khi soạn giáo án điện tử chúng ta chỉ cần một vài thao tác cắt, dán là có thể chuyển tòan bộ nội dung cơ bản của bài soạn trong chương trình Word sang chương trình Power Point mà lại tiết kiệm được khá nhiều thời gian so với việc soạn trực tiếp trên chương trình Power Point. *Bước 2: Lựa chọn kiến thức trình chiếu. Đây là bước rất quan trọng. Nhiều giáo viên, đặc biệt là những giáo viên mới bắt đầu soạn giảng với Power Point còn lúng túng ở bước này. Để thực hiện tốt người giáo viên phải nắm được kiến thức trọng tâm của bài giảng, không tham kiến thức, không tham trình chiếu. Chỉ đưa trình chiếu những kiến thức, nội dung học sinh cần ghi nhớ, không đưa trình chiếu phần thuyết giảng của giáo viên. Nếu kiến thức đưa ra trình chiếu không được lựa chọn sẽ dễ bị đẩy vào 2 tình huống : Kiến thức đưa quá nhiều, học sinh khó theo dõi, khó ghi chép sẽ dẫn đến mệt mỏi… Kiến thức đưa quá sơ sài, học sinh không nắm được bài. Vì thế, giáo viên cần biết chắt lọc và tinh giản kiến thức cần trình bày trên các Slide, đảm bảo nội dung cô đọng nhưng vẫn đầy đủ ý của bài học. *Bước 3 : Lựa chọn tư liệu để đưa vào giáo án. Các tư liệu được lựa chọn để đưa vào giáo án thường là : Hình ảnh: - Tác giả - Tác phẩm, hình ảnh minh họa cho tác phẩm - Các đoạn phim, video clip. Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, tôi đã sưu tầm và sử dụng một số những tư liệu về hình ảnh như: Các tác giả: Hồ chí minh Thanh Tịnh Nguyên Hồng Phan châu chinh Tố Hữu Thế lữ Nam cao Ngô Tất Tố Phan bội châu Vũ đình liên Tản đà Tế hanh Ohenri Molie AnDecxen Xecvantec Aimatop Trần quốc tuấn Nguyễn Trãi Tượng đài lý công uẩn - Các tác phẩm: Bìa các tác phẩm của Andecxen ( để học sinh thấy được : các tác phẩm của Andecxen đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới) Minh họa cho  Cô bé bán diêm  Minh họa cho  Lão Hạc Minh họa cho  Ông đồ Minh họa cho “Trong lòng mẹ” Minh họa cho Hai cây phong Bìa tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp Cảnh bắt lính của bọn thực dân Pháp Ngòai ra còn rất nhiều những hình ảnh khác nữa. - Các đoạn phim, video clip: đoạn phim trích trong “Làng Vũ Đại “ có cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo và cảnh lão Hạc chết; đoạn video minh họa cho tác phẩm Hai cây phong Âm thanh: Những bài hát: Bác Hồ một tình yêu bao la, Cô bé bán diêm… Những đoạn thơ ngâm. Những đoạn đọc mẫu. Có thể nói tư liệu để phục vụ cho mỗi bài giảng rất nhiều, giáo viên có thể tìm và sưu tầm ở nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt ở trên Internet. Để có một hệ thống tư liệu phong phú, giáo viên phải có ý thức cập nhật, sưu tầm thường xuyên. Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng, phải biết chắt lọc, lựa chọn những tư liệu đắt nhất, hiệu quả nhất có tác dụng tốt tới học sinh, nếu không sẽ làm loãng bài giảng, học sinh mải xem hình ảnh mà quên mất bài giảng. *Bước 4: Thiết kế các Slide của giáo án. 1- Lựa chọn số lượng Slide cho mỗi bài dạy. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy thường thì 1 giờ giảng văn không nên sử dụng quá 10 – 12 slide. - Kiểm tra bài cũ : 1 slide. - Giới thiệu bài mới : 1 slide ( tiết số..., tên văn bản, tên tác giả) - Bài mới: 6- 7 slide ( số slide phụ thuộc và nội dung bài giảng ) - Củng cố – luyện tập: 2 slide ( tùy thuộc vào số lượng câu hỏi và bài tập mà giáo viên đưa ra) - Hướng dẫn về nhà: 1 slide. 2- Xây dựng bố cục cho mỗi slide. Với những slide thực hiện bước kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới, hướng dẫn học bài về nhà thì bố cục linh hoạt theo nội dung từng bài. Với những slide thực hiện bước giảng dạy bài mới, tôi thường xây dựng bố cục như sau: - Trên mỗi slide là 1 dòng tít cố định gồm các nội dung: Tiết dạy-Tên văn bản – Tên tác giả. Dòng tít cố định này, mỗi khi lật sang một slie mới đều có sẵn, giáo viên không phải thực hiện thao tác chiếu. Ví dụ: Dòng tít cố định - Phần trọng tâm của slide chia làm 2 cột, giống như bảng đen ta vẫn thường làm. Bên trái là bảng tĩnh, bên phải là bảng động. + Bên bảng tĩnh, ta đưa những đề mục chính của bài học như: Bảng tĩnh + Bên bảng động, lần lượt trình chiếu những nội dung, kiến thức mà trong quá trình giảng dạy, tiếp cận tác phẩm, giáo viên và học sinh cùng khám phá (những nội dung trình chiếu được lựa chọn, chắt lọc, cô đọng nhất) Ví dụ: Bảng động 3- Chọn phông nền, kiểu chữ, cỡ chữ. Đây cũng là bước quan trọng vì nếu slide phối hợp màu sắc không chuẩn và thiếu các nguyên tắc cơ bản về độ sáng tối, độ đậm nhạt, độ tương phản khiến các slide không đạt tới sự hài hòa cần thiết gây ức chế cho học sinh; Hoặc các slide chứa quá nhiều chữ, kích cỡ nhỏ, người xem không thấy hoặc phải căng mắt ra gây mỏi mệt, học sinh không kịp ghi chép. Nên thống nhất kiểu chữ, cỡ chữ, màu chữ ở những đề mục, những nội dung có cùng một vị trí, vai trò, nhiệm vụ…Ví dụ: - Những đề mục lớn của bài như: I- Giới thiệu chung II- Đọc - hiểu văn bản III- Luyện tập iv- Hướng dẫn về nhà Nên chọn kiểu chữ in, cỡ chữ 16-20 - Những đề mục nhỏ hơn: *- Tác giả *- Tác phẩm *- Đọc *- Phân tích *- Ghi nhớ ......... Nên chọn kiểu chữ thường, in đậm hoặc in nghiêng, cỡ chữ 18-22 - Với những nội dung mang ý khái quát hoặc có mục đích chốt laị nội dung, kiến thức nên được in đậm hoặc gạch chân với màu chữ, kiểu chữ khác hẳn với những màu chữ, kiểu chữ đã chọn ở trên, học sinh dễ khắc sâu kiến thức. - Chọn phông nền nên chọn màu hài hòa nhưng phải làm nổi bật màu chữ đã sử dụng ở slide, không nên chọn màu nền quá tối như màu đen, màu ghi, nâu, xám.. hoặc màu quá chói như màu đỏ, màu tím...Cũng không nên chọn mỗi slide một màu nền khác nhau, điều đó kéo theo màu chữ ở mỗi slide cũng phải thay đối khiến cho học sinh khó theo dõi, khó nhớ kiến thức...vì vậy màu nền nên thống nhất ở tất cả các slide của 1 bài giảng. 4- Chọn cách trình chiếu. Nên chọn kiểu đưa kiến thức xuất hiện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên không nên lạm dụng các hiệu ứng chuyển động khiến cho kiến thức xuất hiện cầu kì . Các dòng chữ nên xuất hiện với tốc độ vừa phải, không nên quá chậm, mất nhiều thời gian, cũng không nên lật quá nhanh các slide gây cho học sinh cảm giác không kịp tiếp thu. Tôi thường chọn các kiểu chuyển động: Blinds,Box,Plus, Expand….Tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều kiểu chuyển động kiến thức trong 1 slide, học sinh mất tập trung, chỉ chờ xem dòng chữ tiếp theo sẽ xuất hiện kiểu nào... * Bước 5: Lên lớp Đây là bước quan trọng. Nhiều giáo viên chuẩn bị giáo án tốt nhưng giờ dạy không thành công chính là ở bước này. Trong quá trình giảng dạy không được quá phụ thuộc vào thiết bị và công nghệ mà làm mất khả năng linh hoạt, không bao giờ được coi việc chuẩn bị nội dung của mình là cố định để cứ thế mà làm bất kể tình huống trên lớp đòi hỏi phải điều chỉnh, thay đổi. Cần làm chủ được công nghệ , không nên ngại việc bổ sung, sửa chữa bài giảng ngay tại lớp bởi vì mỗi một bài dạy luôn có những tình huống bất ngờ xuất hiện, nếu làm chủ được công nghệ ta sẽ dễ dàng thay đổi, điều chỉnh giáo án mà không hề ảnh hưởng đến việc trình chiếu, học sinh cũng không thể biết được giáo viên đã dừng lại để sửa chữa như thế nào. Thiết bị hiện đại cho phép giáo viên dễ dàng làm được điều đó. Khi sử dụng giáo án điện tử vẫn phải kết hợp linh hoạt với các phương pháp giảng dạy khác. Tuyệt đối không thưc hiện bài giảng kiểu: diễn giải - trình chiếu - học sinh chép - diễn giải- trình chiếu - học sinh chép...Để tránh điều đó, giáo viên phải xây dựng được một hệ thống câu hỏi hay, phù hợp: phát hiện - phân tích - bình giá - tổng hợp -....giúp học sinh phát huy năng lực cảm thụ thẩm mĩ, khêu gợi tưởng tượng tái hiện và tưởng tượng sáng tạo, bồi dưỡng năng lực cảm thụ, phát triển năng lực tư duy.. Điều đó giúp giáo viên tránh lối suy diễn máy móc, giữ đúng vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không áp đặt một chiều, học sinh được đặt đúng vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp nhận tác phẩm... Ngòai việc dùng các hình ảnh, đoạn phim…minh họa, cần cho học sinh thảo luận ( thảo luận nhóm), kể chuyện, tự nhận xét, phát biểu ý kiến, chơi trò chơi…điều đó giúp học sinh dễ tiếp thu bài học. Giáo án PowerPoint chỉ là " công cụ hỗ trợ" cho việc dạy học và giúp bài giảng hay hơn, sinh động hơn và nó không thể nào thay thế được người thày trên bục giảng. Hiệu quả của tiết giảng vẫn tập trung vào vai trò của người thầy. B- Kết quả bước đầu Với một số kinh nghiệm về phương pháp soạn giảng giáo án điện tử như trên, trong thời gian qua tôi đã nhận được một số kết quả nhất định: - Thời gian soạn giáo án điện tử cho mỗi tiết dạy được rút ngắn đáng kể. Từ chỗ phải mất khoảng 1 tuần để soạn giáo án cho mỗi tiết giảng, hiện nay chỉ cần 2 - 3 tiếng. - Giáo viên lên lớp tự tin hơn, chủ động hơn nhiều về mặt thời gian, hứng thú hơn với mỗi tiết dạy. - Học sinh nắm vững bài nhanh, ngay tại lớp bởi giáo án điện tử giúp cho tiết học trở nên lôi cuốn hơn. - Học sinh không còn sợ và chán ghét môn văn nữa. Theo phiếu thăm dò ý kiến học sinh về những tiết học văn bằng giáo án điện tử, tôi có kết quả như sau: - 86/90 học sinh thích học giờ văn bằng giáo án điện tử. - 81/90 học sinh thấy bài học sinh động, dễ hiểu. - 84/90 học sinh thích thực hành Văn bằng các bài tập thuyết trình Power Point. - 62/90 học sinh thấy mình trở nên năng động, sáng tạo hơn. - 59/90 học sinh từ thích đến rất thích học Văn; 24/90 học sinh hơi thích học Văn, chỉ còn 3 học sinh không thích và 4 học sinh ghét học văn. C- Những điểm còn tồn tại - Hạn chế của cách dạy bằng giáo án điện tử nằm ở chính sự thiếu thốn thiết bị, chỉ khi có đại biểu đến dự giờ, ngày hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi…các thày cô mới soạn giảng giáo án điện tử , sử dụng đến phòng nghe nhìn, máy chiếu…; Hoặc nếu giáo viên muốn giảng dạy bằng máy chiếu, bằng giáo án điện tử phải đăng ký trước hàng tuần với nhà trường để lên lịch. Có những trường cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa có phòng nghe nhìn, mỗi khi muốn dạy bằng giáo án điện tử lại mất thời gian cho các thao tác kỹ thuật lắp mắy, lắp màn hình, có giáo viên chưa nắm được quy trình lắp thiết bị thì phải chờ đợi, nhờ tới sự hỗ trợ của các đồng nghiệp khác gây mất nhiều thời gian… - ở những trường học có phòng nghe nhìn chuyên dùng cho việc dạy GAĐT, mỗi tiết học với GAĐT học sinh phải di chuyển đến phòng này. Trung bình thời gian di chuyển và ổn định của các em không dưới 5 – 7 phút. Khi phải di chuyển như thế thì dù có ổn định đi chăng nữa, học sinh cũng khó có thể lấy tâm thế tốt nhất để tiếp thu bài giảng ngay được. Yếu tố thời gian có thể khắc phục được nếu giáo viên tận dụng giờ giải lao để cho học sinh di chuyển, sau đó sẽ tiến hành tiết dạy. - Một số phòng học giáo án điện tử chưa chuẩn, dư sáng nên màn hình trở nên nhòa hơn, khó nhìn thấy. D- Điều kiện áp dụng 1- Nhà trường. - Tăng cường xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất : phòng học chức năng, thiết bị dạy học…. - Có chương trình đào tạo CNTT dành cho tất cả các giáo viên. - Nối mạng Internet cho giáo viên cập nhật, sưu tầm, lưu giữ tư liệu phục vụ cho quá trình giảng dạy... 2- Giáo viên. - Giáo viên nắm chắc kiến thức của bài giảng, có kỹ năng chắt lọc và tinh giản kiến thức cần trình bày. - Giáo viên cần có một hệ thống tư liệu, hình ảnh, âm thanh phong phú. - Giáo viên phải sử dụng thành thạo vi tính và một số phần mềm hỗ trợ cho việc soạn giảng GAĐT như: PowerPoint, thiết kế hình ảnh động, chèn nhạc, phim, hình…. - Giáo viên phải sử dụng thành thạo các thiết bị : máy chiếu, tăng âm… - Có lòng say mê, hứng thú, có niềm đam mê thật sự với việc thiết kế giáo án vốn đòi hỏi sự sáng tạo, nhạy bén, tính thẩm mĩ… - Đầu tư thời gian, tâm huyết với mỗi tiết dạy. - Kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa giảng dạy và trình chiếu. 3- Học sinh. - Học sinh tích cực, chủ động học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên ở tất cả các giờ Ngữ văn. - Rèn kỹ năng nghe, quan sát, ghi chép, phát biểu, thảo luận…. Đ- Bài học tổng kết Giáo án điện tử là phương pháp mới áp dụng công nghệ thông tin vào giảng daỵ, nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng đọc chép trong các bậc học. Giúp tiết học trở nên lôi cuốn hơn. Cái được lớn nhất ở mỗi tiết giảng bằng GAĐT chính là một lượng kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được truyền tải đến các em học sinh, cho phép các em có thể tương tác nhiều hơn với giáo viên, giúp học sinh có tư duy tốt, tập trung hơn và tiếp thu tốt hơn dù giáo viên vất vả hơn với việc sọan bài. Thậm chí về phương diện sức khỏe, giảng dạy bằng GAĐT còn giúp cho giáo viên tránh được bệnh viêm họng do bụi phấn và hiện tượng cận thị ở học sinh… ứng dụng CNTT trong dạy học là một điều hết sức cần thiết và là một xu hướng không thể cưỡng lại. Tuy nhiên hiệu quả của việc dạy học bằng GAĐT sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính : khả năng hiểu biết CNTT và vận dụng đúng đắn CNTT vào quá trình giảng dạy và mỗi giáo viên cần thấy rõ những ưu điểm và tồn tại của việc dạy học bằng GAĐT để phát huy và khắc phục. E- Đề xuất hướng tiếp tục tổng kết - Giáo viên tiếp tục nghiên cứu cấu trúc, bố cục 1 slide của 1 giáo án điện tử và cách soạn GAĐT đối với phân môn Tiếng Việt và Tập Làm Văn. - Tố chức trao đổi, thảo luận về việc soạn và sử dụng GAĐT với đồng nghiệp trong trường và các trường bạn, các chuyên đề cấp huyện. - Sử dụng CNTT ”đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ” để tạo hiệu ứng tốt nhất cho tiết giảng. Cần có kinh nghiệm để tiết dạy thật sự đạt hiệu quả: phối hợp nhịp nhàng giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại để làm mới, hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn giờ dạy mà không làm mất đi, hoặc sai lệch đi mục đích, mục tiêu giảng dạy trong nhà trường. Kết luận Thế hệ học sinh ngày nay, ngay từ khi chào đời, có vẻ như đã quen với việc tiếp nhận thông tin dưới dạng hình ảnh, âm thanh nhiều hơn các thế hệ trước. Do đó , việc dạy học bằng GAĐT, dù là bộ môn khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội nếu khai thác đúng thế mạnh của PowerPoint sẽ giúp học sinh tiếp thu bài học tốt hơn nhiều. Và thực tế những năm gần đây đã cho thấy đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại đã mang lại những tín hiệu vui, khích lệ sự mạnh dạn đổi mới hơn nữa đối với bản thân người thầy, đem lại sự hứng khởi trong học tập với các em học sinh… Sau một thời gian soạn và giảng dạy bằng GAĐT, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và áp dụng kinh nghiệm đó trong quá trình giảng dạy của bản thân. Tôi đã khái quát thành đề tài kinh nghiệm này. Tôi rất mong nhận được sự góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, Ban chỉ đạo chuyên môn các cấp và các đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! Xuân Lâm, ngày 25 tháng 3 năm 2008. Nguyễn Thị Thêm THCS Xuân Lâm, Thuận Thành, Bắc Ninh Mục lục STT Nội dung Trang 1 Đặt vấn đề A- Cơ sở lý luận 1 B – Cơ sở thực tiễn 2 2 GiảI quyết vấn đề A- Kinh nghiệm cụ thể 4 B- kết quả bước đầu 12 C- những điểm còn tồn tại 12 D- điều kiện áp dụng 13 Đ- Bài học tổng kết 13 E- đề xuất hướng tiếp tục tổng kết 14 3 Kết luận 14 mục lục 15

File đính kèm:

  • docKinh nghiem soan GADT.doc