Một số lưu ý khi làm bài trắc nghiệm môn Vật Lý

Mẹo 1. Khi trong 4 phương án trả lời, có 2 phương án là phủ định của nhau, thì câu trả lời đúng chắc chắn phải là một trong hai phương án này, ngay lập tức ta có thể loại bỏ được 2 phương án kia.

 Ví dụ lớp 12: Khẳng định nào đúng khi nói về mắt cận thị?

 A. Phải đeo kính phân kỳ để quan sát vật ở xa.

 B. Thuỷ tinh thể cong ít hơn mắt bình thường.

 C. Phải đeo kính hội tụ để quan sát vật ở xa.

 D. Có điểm cực cận xa hơn mắt bình thường.

Trong ví dụ này rõ ràng phương án đúng phải là A hoặc C, và bạn sẽ định hướng gần hơn về câu trả lời.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số lưu ý khi làm bài trắc nghiệm môn Vật Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ LƯU Ý KHI LÀM BÀI TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ A.Lời tựa : Ngoài việc áp dụng các kiến thức Vật lý để làm và đưa ra ngay phương án đúng, các em học sinh cũng có thể áp dụng một số “mẹo” để kiểm tra lại kết quả hoặc để loại trừ các phương án nhiễu và đưa ra kết quả đúng.Dưới đây tôi sẽ trình bày một số mẹo nhỏ và một số ví dụ minh hoạ . ************************************ B-Mẹo và những thí dụ minh hoạ : Mẹo 1. Khi trong 4 phương án trả lời, có 2 phương án là phủ định của nhau, thì câu trả lời đúng chắc chắn phải là một trong hai phương án này, ngay lập tức ta có thể loại bỏ được 2 phương án kia.  Ví dụ lớp 12: Khẳng định nào đúng khi nói về mắt cận thị? A. Phải đeo kính phân kỳ để quan sát vật ở xa. B. Thuỷ tinh thể cong ít hơn mắt bình thường. C. Phải đeo kính hội tụ để quan sát vật ở xa. D. Có điểm cực cận xa hơn mắt bình thường. Trong ví dụ này rõ ràng phương án đúng phải là A hoặc C, và bạn sẽ định hướng gần hơn về câu trả lời. Ví dụ lớp 11: Cho một nam châm điện như hình vẽ A. Cực Bắc của nam châm nằm bên phải. B. Cực Nam của nam châm nằm bên phải. C. Các đường sức từ trong nam châm có chiều từ phải sang trái. D. Cực Bắc của nam châm nằm bên trái. Trong ví dụ này nếu bạn áp dụng quy tắc cái đinh ốc 2 thì bạn có thể đưa ra ngay được phương án đúng là A. Nhưng trong trường hợp bạn “quên” quy tắc đinh ốc 2 thì bạn cũng có thể đưa ra được câu trả lời đúng: A và D là phủ định của nhau, chúng không thể cùng đúng và cùng sai được, nên phương án đúng phải hoặc là A hoặc là D à B và C đều sai, cực Nam nằm bên phải là sai à cực Bắc của nam châm nằm bên phải là đúng. Vậy là bạn có thể khoanh ngay phương án A rồi. Ví dụ lớp 10: Hành khách khách A đứng trên tàu, nhìn qua cửa sổ toa sang hành khách B ở toa tàu bên cạnh. Hai toa tàu đang đỗ trên trên hai đường tàu song song với nhau trong sân ga.Bỗng A thấy B chuyển động về phía sau. Tình huống nào sau đây chắc chắn không xảy ra? Cả 2 toa tàu cùng chạy về phía trước.A chạy chanh hơn. Cả 2 toa tàu cùng chạy về phía trước.B chạy chanh hơn. Toa tàu A chạy về phía trước. Toa tàu B đứng yên. Toa tàu A đứng yên. Toa tàu B chạy về phía sau. Rõ ràng với trường hợp câu hỏi này, ta không cần quan tâm đến hai phương án C và D, vì A và B không thể cùng đúng hoặc cùng sai được. Nếu vào thi mà gặp câu hỏi như thế này thì coi như bạn may mắn, vì bạn đã được trợ giúp 50 - 50 rồi ! * Tuy nhiên khi áp dụng Mẹo này các bạn cũng phải thật lưu ý xem 2 phương án phủ định của nhau, nhưng không thể cùng đúng hoặc cùng sai. Sau đây là VD: VD: Một viên bi X được ném ngang từ một điểm. Cùng lúc đó, tại cùng độ cao, một viên bi Y có cùng kích thước nhưng có khối lượng gấp đôi được thả rơi từ trạng thái nghỉ. Bỏ qua sức cản của không khí. Hỏi điều gì sau đây sẽ xảy ra? Y chạm sàn trước X. X chạm sàn trước Y. Y chạm sàn trong khi X mới đi được nửa đường. X và Y chạm sàn cùng một lúc. Trong câu này mà Sĩ tử thấy A và B là phủ định của nhau, và loại hai phương án còn lại (C, D) thì sẽ “tử” luôn. Vì cả A và B cùng sai, đáp án đúng phải là D cơ.  Qua các ví dụ và lưu ý trên, chúng ta biết là để áp dụng mẹo trên cần những điều kiện nào rồi chứ? (2đk). Mẹo 2. Trong Vật lý một số đại lượng có đơn vị cơ bản hay thứ nguyên được xác định nhờ các công thức tính của đại lượng đó. Nếu trong câu hỏi yêu cầu xác định công thức tính 1 đại lượng Vật lí, bạn có thể kiểm tra xem thứ nguyên 2 vế của một đẳng thức đã trùng nhau chưa. Hay khi 4 đáp số nêu ra của đại lượng cần tìm có tới 3, 4 đơn vị khác nhau thì hãy khoan tính toán đã, có thể người ta muốn kiểm tra kiến thức về thứ nguyên (đơn vị của đại lượng vật lí) đấy. Ví dụ lớp 12: (đề thi KS của BGD) Trong mạch dao động điện từ LC, nếu điện tích cực đại của tụ là Qo và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là Io thì chu kì dao động điện từ trong mạch là A. T = 2л.Qo/Io. B. T = 2л.Qo.Io C. . D. T=2 л.LC. Bạn chọn đáp án nào? Nếu bạn bình tĩnh kiểm tra thứ nguyên của 2 vế bạn sẽ đưa ra được phương án đúng là A. Chu kì có thứ nguyên của thời gian (s), cường độ dòng điện Io có thứ nguyên là C/s (vì I=q/t) và điện tích Qo có đơn vị là culông (C). Vậy để 2 vế đều có thứ nguyên của thời gian (s) thì bạn biết kiểm tra rồi chứ. Ví dụ lớp 10: Một động cơ có thể kéo một chiếc tàu đi xa 100m trong khoảng thời gian 20 giây với lực phát động trung bình 5000N. Công suất của động cơ này là  A. 500 000 J; B. 500 000 kg.m/s; C. 25000 W; D. 25000 N.s. Với bài toán này, sau một loạt tính toán, bạn sẽ thu được đáp số là 25000 W. Tuy nhiên, chỉ cần nhanh trí một chút thì việc chọn đáp số 25000 W phải là hiển nhiên, không cần làm toán. Mẹo 3. Đừng vội vàng “tô tròn” khi con số bạn tính được trùng khớp với con số của một phương án trả lời nào đấy. Mỗi đại lượng vật lí còn cần có đơn vị đo phù hợp nữa. Ví dụ lớp 12: Độ tụ của một thấu kính là +2 điôp. Tiêu cự của thấu kính này là: A. 0,5 cm. B. 50 cm. C. 5 cm. D. 25 cm. Bạn sẽ tỉnh táo để không chọn phương án A chứ. Phương án đúng phải là B? Ví dụ lớp 11: Một tụ điện phẳng không khí khi được nối với nguồn có hiệu điện thế U=100V, thì tích điện q = 0,001 C. Hỏi điện dung của tụ là bao nhiêu? A). 10-5μF B). 10 μF C). 20 μF D). 25 μF. Bạn bấm máy tính sẽ thấy kết quả là 10-5, nếu vội vàng chọn ngay là A thì bạn sẽ “tèo” Kếtquả đúng lại là 10?  Ví dụ lớp 10: Một hòn đá nặng 5kg đặt trên đỉnh một tòa nhà cao 20m. Lấy mốc thế năng bằng không tại mặt đất và g = 10m/s2. Thế năng của hòn đá này là A. 100 J;   B. 100 W;   C. 1000 W; D. 1 kJ. Giải bài toán này, bạn thu được con số 1000. Nhưng đáp án đúng lại là 1 cơ. Hãy cẩn thận với những bài toán dạng này, “giang hồ hiểm ác” bạn nhé. Mẹo 4. Phải cân nhắc các con số thu được từ bài toán có phù hợp với những kiến thức đã biết không. Chẳng hạn tìm bước sóng của ánh sáng khả kiến thì giá trị phải trong khoảng 0,400mm đến 0,760mm. Hay tính giá trị lực ma sát trượt thì hãy nhớ là lực ma sát trượt luôn vào khoảng trên dưới chục phần trăm của áp lực. Trong ví dụ sau, hai con số 0,5 N và 6,48 N rõ ràng là không thể chấp nhận được.  Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì tắt máy, sau khi đi được đoạn đường 200m thì dừng hẳn. Lực ma sát trung bình tác dụng lên ô tô trong quá trình này có độ lớn  A. 500 N; B. 0,5 N; C. 6,48 N;      D. 6480 N. Bao giờ cũng vậy, trong 4 phương án trả lời, với một chút tinh ý và óc phán đoán nhanh, trên cơ sở kiến thức đã học, bạn luôn luôn có thể loại trừ ngay 2 phương án không hợp lí. Mẹo 5. Luôn luôn cẩn thận với những từ phủ định trong câu hỏi, cả trong phần lời dẫn lẫn trong các phương án trả lời. Không phải người ra đề thi nào cũng “nhân từ” mà in đậm, in nghiêng, viết hoa các từ phủ định cho bạn đâu. Hãy đánh dấu các từ phủ định để nhắc nhở bản thân không phạm sai lầm. Ví dụ lớp12: Nhận xét nào sau đây về mắt cận thị là không đúng? Khi không điều tiết tiêu điểm của mắt cận thị nằm trước võng mạc. Mắt cận thị không thể nhìn được những vật ở xa (∞) mà không đeo kính. Không thể sửa tật cận thị bằng cách đeo kính có độ tụ dương. Mắt cận thị là mắt không có tật. Ví dụ lớp11: Nhận xét nào sau đây về lực Lorenxơ là đúng? A). Lực Lorenxơ không làm đổi hướng chuyển động của điện tích. B). Lực Lorenxơ không làm thay đổi độ lớn vận tốc của điện tích. C). Lực Lorenxơ thực hiện công càng lớn nếu quãng đường dịch chuyển của điện tích càng lớn. D). Lực Lorenxơ không đồng thời vuông góc với cả vectơ cảm ứng từ và vectơ vận tốc của điện tích.  Ví dụ lớp10: Hệ số đàn hồi (hay độ cứng) của một vật đàn hồi không phụ thuộc vào A. tiết diện ngang của vật đàn hồi; B. chiều dài ban đầu của vật đàn hồi; C. bản chất của vật đàn hồi; D. khối lượng riêng của vật đàn hồi. Hãy nhớ là mỗi kì thi có không ít sĩ tử “trận vong” chỉ vì những chữ “không” chết người như trên đây ! Mẹo 6. Tương tự, bạn phải cảnh giác với những câu hỏi yêu cầu nhận định phát biểu là đúng hay sai. Làm ơn đọc cho hết câu hỏi. Thực tế có bạn chẳng đọc hết câu đã vội trả lời rồi. Ví dụ: Chọn câu phát biểu ĐÚNG.  A. Khi các phân tử ở rất gần nhau, lực tương tác giữa chúng là lực hút;  B. Không có nhiệt độ thấp hơn 0 K;  C. Trong quá trình đẳng áp, thể tích khí tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối; D. Trong hệ tọa độ (p, V), đường đẳng nhiệt là một parabol. Cho như câu này là nhân đạo lắm ! Sĩ tử có thể chết “bất đắc kì tử” vì những câu “thòng” phía sau như câu sau đây, mà không hiểu sao, có nhiều bạn không thèm đọc đến khi làm bài !  Một vật chuyển động chỉ dưới tác dụng của trọng lực, khi vận tốc của vật biến thiên thì A. động lượng của vật biến thiên; B. thế năng của vật biến thiên; C. động năng của vật biến thiên. D. cơ năng của vật biến thiên. Chọn đáp án SAI. Mẹo 7. Đặc điểm của bài kiểm tra trắc nghiệm là phạm vi bao quát kiến thức rộng, có khi chỉ những “chú ý”, “lưu ý”, “nhận xét” nhỏ lại giúp ích cho bạn rất nhiều khi lựa chọn phương án trả lời. Nắm chắc kiến thức và tự tin với kiến thức mà mình có, không để bị nhiễu vì những dữ kiện cho không cần thiết. Xét các ví dụ sau: $$$ Một con lắc lò xo đặt ở nơi có gia tốc trọng trường g=10m/s2 thì chu kì dao động của nó là 4s. Đem con lắc này đến nơi có gia tốc trọng trường g’=2,5m/s2 thì chu kì dao động của nó là A. 8s. B. 2s. C. 16s. D. 4s. $$$ Một êlectrôn bay vào trong từ trường đều, cảm ứng từ 2T. Lúc lọt vào từ trường, vận tốc của hạt là 108m/s và vuông góc với các đường cảm ứng từ. Hỏi vận tốc của êlectrôn sau 10s kể từ lúc bắt đầu bay vào vùng có từ trường là bao nhiêu? A). 109m/s. B). 108m/s. C). 3,2.108m/s. D). 1,6.108m/s. Rõ ràng có những thông tin (in đậm) ở đây chỉ có tác dụng gây nhiễu (Bài KT 1tiết). $$$ Một quạt trần có sải cánh dài 0,5 m. Khi quay ổn định vận tốc dài của một điểm trên mép ngoài của cánh là 31,4 m/s. Hỏi tần số quay của cánh quạt khi đó là bao nhiêu? (Lấy g=10m/s2). A. 10 Hz. B. 8 Hz. C. 12Hz. D. 13,4 Hz. Trong bài toán này, chi tiết “Lấy g=10m/s2” đưa ra chỉ với một mục đích là làm cho bạn bối rối. Đơn giản thế thôi. Hãy vứt đi chi tiết “Lấy g=10m/s2”, là dữ kiện không cần thiết (dữ kiện gây nhiễu), bài toán hẳn là đơn giản đi rất nhiều. Mẹo 8. Thử đúng sai. Một số bài toán cho một vài dữ kiện, yêu cầu đi tìm một hay nhiều đại lượng có mối liên hệ với nhau. Trong trường hợp bạn chưa thiết lập đủ các mối liên hệ hay chưa kịp hiểu hết các dữ kiện để tìm các đại lượng theo yêu cầu. Các em hãy sử dụng kết quả ở các phương án trả lời và một đại lượng đã cho để kiểm tra xem kết quả nào phù hợp thông qua 1 công thức đơn giản nào đó đã biết. Ví dụ lớp 12: Một vật sáng đặt cách màn M một khoảng cách L=1,8m. Gữa vật và màn đặt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm. Khoảng cách từ hai vị trí của thấu kính đến màn, khi nó cho ảnh rõ nét trên màn, lần lượt bằng bao nhiêu? A). 45cm hoặc 60cm. B). 60cm hoặc 120cm. C). 30cm hoặc 60cm. D). 150cm hoặc 30cm. Bằng con đường chính tắc (lập luận, giải PT bậc 2) hay bằng kiến thức quang học bạn nhanh chóng đưa ra được kết quả. Tuy nhiên,d+d’=L, bạn hãy bắt đầu đi ngược từ kết quả à B hoặc D đúng, thử tiếp , bạn sẽ thấy ngay chỉ có B là phương án đúng. Mẹo 9. Nếu thời gian chỉ còn 1 phút là hết giờ làm bài, trong khi bạn vẫn còn khoảng 10 câu chưa “sờ đến”, bạn hãy bình tĩnh tô hết các câu còn lại với lưu ý chỉ chọn toàn A hoặc toàn B để tô. Nếu tô sai điểm số của bạn cũng không bị trừ, trong khi các “đối thủ” của bạn đều sử dụng chiêu thức này thì tại sao bạn lại không? Mẹo 10. Bạn hãy chọn phương án mà bạn cho là đúng nhất, đừng mất thời gian để “băn khoăn”. Vấn đề thời gian trong khi làm bài TN rất quan trọng, do đó đòi hỏi bạn phải có tính quyết đoán, câu nào khó chưa làm được hãy tạm bỏ lại đã và đừng “day dứt” với những gì đã qua. Hy vọng bạn còn thời gian để quay lại “xử lí” nốt những câu khoai đó. Trong quá trình làm, nếu đã đọc được phương án đúng bạn cũng không nên đọc tiếp các phương án còn lại mà chuyển sang làm câu khác. Mẹo 11. Trước ngày thi trắc nghiệm bạn không nên làm nhiều bài trắc nghiệm. Tưởng vô lí, nhưng bạn hãy cẩn thận vì có thể bị “lú” đó. Ngay cả trong việc ôn tập bạn cũng nên làm cả tự luận, phân tích các vấn đề để hiểu sâu, nhớ lâu hơn và tìm ra nhiều “mẹo” cho mỗi mảng kiến thức. Còn khi đã làm TN thì hãy chọn một số câu và đặt thời gian hoàn thành cho bài TN của mình (1,5 phút /1câu). Mẹo 12. Hãy tìm cách đánh dấu mỗi câu mình đã làm, và tránh tình trạng đọc câu nọ mà lại tô câu kia. Làm như thế sẽ không mất thời gian dò lại câu nào làm rồi, câu nào chưa. Nhiều bạn phàn nàn rằng “thi thoảng” lại tô nhầm câu, đến mức tự kỉ ám thị rằng mình thế nào cũng “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Hy vọng các em học sinh sẽ không bị nhầm nữa! C-Lời kết Trên đây là một số thủ thuật làm bài kiểm tra trắc nghiệm vật lí. Hi vọng những mẹo nhỏ này có thể giúp ích cho các em học sinh phần nào khi bước vào phòng thi. Tuy nhiên, có một điều tôi muốn nhấn mạnh với bạn rằng: Cho dù hình thức kiểm tra, đánh giá có thay đổi như thế nào đi nữa thì học cho chắc và bình tĩnh, tự tin khi làm bài vẫn là hai yếu tố then chốt quyết định cho sự thành công của bạn. Chúc bạn thành công ! Xuân trường ,ngày 22/05/2008 Người viết : Nhận xét của Cử nhân vật lý 1)Nhóm trưởng 2)Tổ trưởng Cao Nguyên Giáp ............................................. ......................................... .............................................. ......................................... .............................................. . ......................................... .............................................. ..........................................

File đính kèm:

  • docMeo lam trac nghiem Vat Ly.doc