Một số lưu ý khi vẽ biểu đồ Địa lí

1. Một số dấu hiệu để lựa chọn biểu đồ thích hợp

a. Dựa vaøo yeâu cầu của đề ra.

 Yêu cầu cụ thể, có định hướng:

Cách xử lý: Học sinh phải vẽ biểu đồ theo định hướng đó.

Ví dụ: Hãy vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường để thể hiện diện tích gieo trồng và sản lượng cao su của vùng Đông Nam Bộ từ 1985 – 2005.

Học sinh phải vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường.

 Yêu cầu có gợi ý ngầm:

Học sinh phải vẽ một loại biểu đồ nhất định.

Cách xử lý:

Dựa vào các từ gợi mở để lựa chọn biểu đồ.

Trong loại yêu cầu này thường chọn:

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số lưu ý khi vẽ biểu đồ Địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ LƯU Ý KHI VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ 1. Một số dấu hiệu để lựa chọn biểu đồ thích hợp a. Dựa vaøo yeâu cầu của đề ra. Yêu cầu cụ thể, có định hướng: Cách xử lý: Học sinh phải vẽ biểu đồ theo định hướng đó. Ví dụ: Hãy vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường để thể hiện diện tích gieo trồng và sản lượng cao su của vùng Đông Nam Bộ từ 1985 – 2005. Học sinh phải vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường. Yêu cầu có gợi ý ngầm: Học sinh phải vẽ một loại biểu đồ nhất định. Cách xử lý: Dựa vào các từ gợi mở để lựa chọn biểu đồ. Trong loại yêu cầu này thường chọn: + Biểu đồ đồ thị: Khi có các từ: tình hình phát triển, tốc độ tăng trưởng, tình hình biến động, thể hiện tỷ lệ gia tăng Ví dụ: Hãy vẽ biểu đồ thể hiện: Tình hình phát triển dân số của nước ta. Tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm công nghiệp than, vải, điện Tình hình biến động diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm của nước ta. Thể hiện tỷ lệ gia tăng dân số của nước ta + Biểu đồ cột Khi có các từ: Khối lượng, sản lượng, so sánh, qua các thời kỳ, tỷ lệ phân theo các vùng (các nước), biểu hiện các giá trị tổng số xuất khẩu, nhập khẩu, mức độ Ví dụ: Hãy vẽ biểu đồ thể hiện: Khối lượng hàng hóa vận chuyển của nước ta. Sản lượng cà phê nhân của nước ta. So sánh bình quân lương thực theo đầu người trên toàn quốc, ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Tình hình sản xuất lúa ở nước ta trong thời kỳ 1976 – 1996. Tỷ lệ gia tăng dân số trung bình qua các thời kỳ. Tỷ lệ người chưa có việc làm phân theo các vùng ở nước ta. Các giá trị tổng số xuất khẩu, nhập khẩu vào các năm 1989 – 1990 – 1992-1995 + Biểu đồ cột chồng Khi có các từ: so với, mối quan hệ, cơ cấu, phản ánh vị trí, vai trò Ví dụ: Hãy vẽ biểu đồ thể hiện: Diện tích lúa so với diện tích cây lương thực. Mối quan hệ giữa lực lượng lao động và số lao động cần giải quyết việc làm ở nước ta. Vị trí của đồng bằng sông Cửu Long trong sản xuất thủy sản của cả nước. Cơ cấu vận tải hàng hóa và hành khách phân theo loại hình vận tải. + Biểu đồ hình tròn Thường có các từ: Cơ cấu, phân theo, phân hóa, trong đó, bao gồm, chia ra, chia theo Ví dụ: Vẽ biểu đồ: Cơ cấu vốn đất ở nước ta năm 2005. Cơ cấu học sinh phổ thông của nước ta phân theo cấp học trong 2 năm học. Cơ cấu giá trị sản lượng lương thực phân theo các vùng ở nước ta năm 2005. Cơ cấu xuất nhập khẩu phân theo các thị trường chủ yếu năm 1985 – 1997 (dạng 2 nửa hình tròn). Cơ cấu thể hiện sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp theo vùng của nước ta năm 1997 và năm 2002. + Biểu đồ miền Thường có các từ: thay đổi, so với thời kỳ, chuyển dịch Ví dụ: Vẽ biểu đồ thể hiện: Sự thay đổi cơ cấu diện tích giữa cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm. Tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu trong hoạt động xuất nhập khẩu nước ta thời kỳ 1965 – 2005. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP qua các năm 1985, 1990, 1995 và 1998. Yêu cầu không có gợi ý: Cách xử lý: Nghiên cứu các câu hỏi sau của bài, thường là yêu cầu nhận xét. Ví dụ: Cho bảng số liệu dân số trung bình của nước ta phân theo thành thị và nông thôn trong thời kỳ 1990 – 2002 (Đơn vị: nghìn người). Hãy: Chọn và vẽ biểu đồ phù hợp nhất để thể hiện bảng số liệu trên. Nhận xét về sự thay đổi số dân thành thị trong cơ cấu dân số nước ta và giải thích sự thay đổi đó. Trong trường hợp này, dựa vào yêu cầu nhận xét ta sẽ vẽ 2 cột (một cột dân số thành thị, một cột dân số nông thôn) cho mỗi năm (hoặc cột chồng) và một đường thể hiện tỷ lệ dân thành thị (phải xử lý số liệu). b. Dựa vào đặc điểm của bảng số liệu. * Nếu đề bài đưa ra dãy số liệu (tỷ lệ % hay số liệu tuyệt đối) phát triển theo một chuỗi thời gian ta sẽ chọn vẽ biểu đồ đường biểu diễn. Ví dụ: Cho bảng số liệu sau: Vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển dân số Việt Nam từ năm 1901 – 2003 (Đơn vị: triệu người). Năm 1901 1936 1956 1970 1981 1989 1999 2003 Dân số 13,0 18,8 27,5 41,0 54,9 64,8 76,6 80,7 * Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về quy mô, khối lượng của một hay nhiều đối tượng biến động theo một thời điểm hay theo các thời kỳ (giai đoạn), ta sẽ chọn vẽ biểu đồ hình cột. Ví dụ 1: Cho bảng số liệu sau đây: Dân số và sản lượng lúa gạo của Việt Nam qua các năm Năm 1981 1985 1989 Số dân (triệu người) 53,3 59,8 64,4 Sản lượng lúa (triệu tấn) 12,6 15,9 18,9 Vẽ trên cùng một biểu đồ về dân số và sản lượng lúa gạo của Việt Nam theo bảng số liệu trên. Ví dụ 2: Cho bảng số liệu sau đây: Diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta thời kỳ 1976 – 2000. (Ñôn vò: nghìn ha) Năm 1976 1980 1985 1990 1998 2000 Cây CN hàng năm 289 372 601 542 808 809 Cây CN lâu năm 185 256 478 657 1203 1379 Vẽ biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm ở nước ta trong thời kỳ 1976 – 2000. Ví dụ 3: Cho bảng số liệu sau đây: Tỷ lệ phát triển dân số trung bình ở nước ta thời kỳ 1921 - 1993 Năm Tỷ lệ % Năm Tỷ lệ % 1921 – 1926 1926 – 1931 1931 – 1936 1936 – 1939 1939 – 1943 1943 – 1951 1951 - 1954 1,86 0,69 1,39 1,09 3,06 0,50 1,10 1954 - 1960 1960 – 1965 1965 – 1970 1970 – 1976 1976 – 1979 1979 – 1989 1989 - 1993 3,93 2,93 3,24 3,00 2,16 2,10 2,25 Dựa vào bảng số liệu trên, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỷ lệ phát triển dân số trung bình thời kỳ 1921 – 1993. * Trường hợp có 2 đối tượng với 2 đại lượng khác nhau, có moái quan hệ hữu cơ, ví dụ diện tích (ha) và sản lượng (tấn) lúa của một vùng, diễn biến theo thời gian, ta chọn vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường. Ví dụ 1: Cho bảng số liệu sau đây: Diện tích, sản lượng lúa của nước ta thời kỳ 1990 – 2002 Năm 1990 1995 1997 1999 2000 2002 Diện tích lúa (triệu ha) 6,04 6,8 7,1 7,6 7,6 7,5 Sản lượng lúa (triệu tấn) 19,2 24,9 27,6 31,4 32,6 34,4 Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình phát triển của ngành sản xuất lúa của nước ta thời gian trên. Ví dụ 2: Cho bảng số liệu sau đây: Số dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép, tổng số vốn đăng ký và vốn pháp định thời kỳ 1988 – 1997. Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký (triệu USD) Trong đó vốn pháp định (triệu USD) Tổng số 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 2208 37 68 108 151 197 269 343 370 325 340 31436,8 371,8 582,5 839,0 1322,3 2165,0 2900,0 3765,6 6530,8 8497,3 4462,5 14363,6 288,4 311,5 407,5 663,6 1418,0 1468,0 1729,9 2986,6 2940,8 2148,8 Lựa chọn và vẽ biểu đồ thích hợp sao cho thể hiện rõ nhất tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam trong thời kỳ nói trên. *Nếu baûng soá lieäu có từ 3 đñoái tượng trở lên với các đại lượng khác nhau (như sản lượng lương thực “tấn”, diện tích “ha”, năng suất “tạ/ha”) diễn biến theo thời gian, ta cần chọn vẽ biểu đồ chỉ số (tốc độ tăng trưởng). Ví dụ 1: Cho bảng số liệu sau đây: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của nước ta thời kỳ 1990 – 2000 Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ /ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1990 1993 1995 1997 1998 2000 6042,8 6559,4 6765,6 7099,7 7362,7 7666,3 31,8 34,8 36,9 38,8 39,6 42,4 19225,1 22836,5 24963,7 27523,9 29145,5 32529,5 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện về diện tích, năng suất, sản lượng lúa của nước ta thời kỳ 1990 – 2000. Ví dụ 2: Cho bảng số liệu sau đây: Tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp của nước ta trong thời kỳ 1976 – 1997. Năm Điện (triệu Kwh) Than sạch (nghìn tấn) Phân hóa học (Nghìn tấn) Vải lụa (triệu mét) 1976 1985 1990 1997 3064 5230 8790 19123 5700 5700 4627 10647 435 531 354 994 218 374 318 300 Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của một số sản phẩm công nghiệp trong thời kỳ 1976 – 1997. * Nếu bảng số liệu có sự phân chia ra từng thành phần cơ cấu ta chọn loại biểu đồ cơ cấu: + Vẽ biểu đồ hình tròn: phải có số liệu tương đối hoặc số liệu tuyệt đối của các thành phần hợp đủ giá trị tổng thể mới có đủ dữ kiện tính ra tỷ lệ cơ cấu % để vẽ. Ví dụ 1: Cho bảng số liệu sau đây: Diện tích đất nông nghiệp của nước ta năm 1985 và năm 1992 (Đơn vị: %) Các loại đất 1985 1992 Đất nông nghiệp: trong đó: Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm đồng c Đất ỏ chăn nuôi Diện tích mặt nước dùng vào nông nghiệp 100 81,2 11,6 4,7 2,5 100 75,5 16,3 4,5 3,7 Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích các loại đất nông nghiệp của nước ta năm 1985 và năm 1992. Ví dụ 2: Cho bảng số liệu sau đây: Tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của nước ta thời kỳ 1985 – 1997 (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Tổng số Chia ra Nông, lâm ngư nghiệp Công nghiệp, xây dựng. Dịch vụ 1985 1997 117 295.696 47 77.520 32 92.357 38 125.891 Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam thời kỳ 1985 – 1997. + Vẽ biểu đồ cột chồng: Neáu moät baûng soá lieäu coù nhieàu ñoái töôïng (treân 3) vaø yeâu caàu theå hieän cô caáu cuûa töøng ñoái töôïng (khoâng veõ ñöôïc troøn, mieàn). Ví dụ: Cho bảng số liệu sau: Tình hình nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh đồng bằng sông cửu Long của nước ta vào năm 2002. Tỉnh Sản lượng thủy sản (nghìn tấn) Nuôi trồng chia ra Cá nuôi Tôm nuôi Loại khác Cả nước 845 486 186 173 An Giang 111 111 0 0 Cà Mau 88 22 61 5 Bến Tre 71 0 11 60 Trà Vinh 38 25 5 8 Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tổng sản lượng ngành nuôi trồng thủy sản của cả nước và của các địa phương thuộc đồng bằng sông Cửu Long. + Vẽ biểu đồ miền: khi bảng số liệu, các đối tượng trải qua trên 3 thời điểm ta không vẽ biểu đồ hình tròn mà chuyển sang vẽ biểu đồ miền sẽ hợp lý hơn. Ví dụ 1: Cho bảng số liệu sau đây: Cô caáu xuất nhập khẩu của nước ta thời kỳ 1990 – 2002 (Đơn vị: %) Năm 1990 1992 1996 1999 2002 Xuất khẩu 46,6 50,4 40,1 49,5 45,6 Nhập khẩu 53,4 49,6 59,9 50,5 54,4 Vẽ biểu đồ thích hợp để biểu hiện tỷ lệ xuất nhập khẩu của nước ta thời kỳ 1990 – 2002. Ví dụ 2: Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu kinh teá theo ngành ở đồng bằng sông Hồng (%) Ngành kinh tế 1986 1990 1995 2000 Nông –lâm-ngư nghiệp 49,5 45,6 32,6 29,1 Công nghiệp-xây dựng 21,5 22,7 25,4 27,5 Dịch vụ 29,0 31,7 42,0 43,4 Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm của các ngành kinh tế ở đồng bằng sông Hồng thời kỳ 1986 – 2000. 2. MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA Ví dụ 1: Cho bảng số liệu sau đây: Diện tích và sản lượng cà phê (nhân) của nước ta thời kỳ 1980 – 2003 1980 1985 1990 1995 2000 2003 Diện tích gieo trồng (nghìn ha) 22,5 44,2 119,3 186,4 561,9 513,5 Sản lượng (nghìn tấn) 8,4 12,3 92,0 218,0 802,5 771,2 Hãy: Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường thể hiện diện tích và sản lượng cà phê qua các năm 1980 – 2003. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích và sản lượng cà phê của nước ta qua các năm. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ gia tăng của diện tích và sản lượng cà phê của nước ta qua các năm. Vẽ trên cùng một tọa độ 3 đường biểu diễn diện tích, sản lượng, năng suất cà phê trong thời kỳ 1980 – 2003. Hướng dẫn: Chọn biểu đồ kết hợp cột đường theo yêu cầu của đề. Chọn biểu đồ kết hợp cột và đường (thích hợp nhất) vì 2 đối tượng này có mối quan hệ với nhau. Chọn biểu đồ đường biểu diễn nhưng phải tính tốc độ gia tăng (lấy năm 1980 = 100%). Chọn biểu đồ đường biểu diễn nhưng phải tính năng suất, tính tốc độ gia tăng (lấy năm 1980 = 100%). Ví dụ 2: Cho bảng số liệu sau: Toång giaù trò xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 1989 – 1999 (Đơn vị: triệu rúp - đôla) Năm Tổng số Xuất khẩu Nhập khẩu 1989 1990 1992 1995 1999 4511,8 5156,4 5121,4 13604,3 23162,0 1946,0 2404,0 2580,7 5448,9 11540,0 2565,8 2752,4 2540,7 8155,4 11622,0 Hãy: Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện các giá trị tổng số, xuất khẩu, nhập khẩu vào các năm 1989, 1990, 1992, 1995 và 1999. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu 1989 – 1999. Vẽ biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu từ 1989 – 1999. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu 1989 và 1999. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng giá trị tổng số, xuất khẩu, nhập khẩu từ 1989 – 1999. Hướng dẫn: Chọn biểu đồ hình cột theo đề yêu cầu. Chọn biểu đồ miền vì đề yêu cầu thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu, thời gian từ 1989 – 1999 (5 năm), phaûi xöû lyù soá lieäu. Chọn biểu đồ miền nhưng phải tính: Vì đề yêu cầu thể hiện moái quan hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu từ 1989 – 1999. Chọn biểu đồ tròn vì đề yêu cầu “thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu” nhưng chỉ 2 năm 1989 và 1999 (có thể vẽ biểu đồ cột chồng tương đối nhưng không đẹp bằng biểu đồ tròn). Chọn biểu đồ đường biểu diễn vì đề yêu cầu “thể hiện tốc độ tăng trị giá”, tuy nhiên phải xử lý số liệu tính tốc độ tăng trưởng (lấy giá trị năm 1989 = 100%). dụ 3: Cho bảng số liệu sau đây: Dân số trung bình của nước ta phân theo thành thị và nông thôn trong thời kỳ 1990 – 2002 (Đơn vị: Nghìn người) Năm Thành thị Nông thôn 1990 1994 1996 1998 2001 2002 12880,3 14425,6 15419,9 17464,6 19469,6 20022,1 53136,4 56398,9 57736,5 57991,7 59216,5 59705,3 Hãy: Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta trong thời kỳ 1990 – 2002. Vẽ biểu đồ thể hiện số dân và sự biến động của số dân 1990, 1996, 2002. Vẽ biểu đồ thể hiện tỷ lệ gia tăng dân số của từng khu vực thành thị và nông thôn qua các năm 1990 – 2002. Chọn và vẽ biểu đồ phù hợp nhất thể hiện bảng số liệu trên. Nhận xét về sự thay đổi số dân thành thị trong cơ cấu dân số nước ta và giải thích sự thay đổi đó. Hướng dẫn: Chọn biểu đồ miền vì đề yêu cầu thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta trong thời kỳ 1990 – 2002.(phaûi xử lyù soá lieäu) Chọn biểu đồ hình cột (mỗi năm 2 cột: một cột số dân thành thị, một cột số dân nông thôn) hoặc dạng cột chồng vì đề yêu cầu “thể hiện số dân và sự biến động của số dân năm 1990, 1996, 2002 (3 năm), nếu nhiều năm có thể chọn biểu đồ đường biểu diễn phù hợp hơn. Chọn biểu đồ đường biểu diễn vì đề yêu cầu “thể hiện tỷ lệ gia tăng dân số của từng khu vực thành thị và nông thôn qua các năm 1990 – 2002”, nhưng trước khi vẽ thì phải xử lý số liệu theo công thức: Trong đó: Rp: Tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm trong một khoảng thời gian. P0, P1: Dân số đầu và cuối thời kỳ. t1, t0: Thời gian đầu, thời gian cuối. Chọn biểu đồ kết hợp cột và đường, trong đó mỗi năm có 2 cột (một cột số dân thành thị, một cột số dân nông thôn) và một đường biểu diễn thể hiện tỷ lệ dân thành thị vì yêu cầu của đề không có gợi ý nhưng dựa vào các từ “thể hiện bảng số liệu” và ý nhận xét “sự thay đổi số dân thành thị trong cơ cấu dân số nước ta”. Vậy, để vẽ được ta phải xử lý số liệu “số dân thành thị trong cơ cấu dân số nước ta” chính là tỷ lệ dân thành thị:

File đính kèm:

  • docKI NANG LAM BT DIA LI.doc