Một số nội dung và địa chỉ tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong giảng dạy môn Sinh học THCS

Bài 46: Thực vật góp phần điều hoà khí hậu Phần củng cố trả lời các câu hỏi SGK - Trong quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí cacbonic và nhả khí oxi nên đã góp phần giữ cân bằng các khí này trong khí quyển.

- Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2605 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nội dung và địa chỉ tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong giảng dạy môn Sinh học THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số nội dung và địa chỉ tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong giảng dạy môn sinh học THCS Lớp Tên bài Điạ chỉ tích hợp Nội dung giáo dục sử dụng NLTK & HQ Mức độ tích hợp 6 Bài 46: Thực vật góp phần điều hoà khí hậu Phần củng cố trả lời các câu hỏi SGK - Trong quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí cacbonic và nhả khí oxi nên đã góp phần giữ cân bằng các khí này trong khí quyển. - Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu. - NL tái sinh - Liên hệ 6 Bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước Phần củng cố trả lời câu hỏi SGK - Thực vật đặc biệt là thực vật rừng nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước do mưa lớn gây ra, nên có vai trò quan trọng trong việc chống sói mòn, sự lở đất, hạn chế lũ lụtcũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán. - NL tái sinh - Liên hệ 6 Bài 22: ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoàu đến quang hợp, ý nghĩa của quang hợp Phần I Phần II - Các điều kiên bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp: ánh sáng, nước, hàm lượng khí cacbonic và nhiệt độ. - Chất hữu cơ và khí oxi do quang hợp của cây xanh tạo ra cần cho sự sống của hầu hết các sinh vật trên trái đất kể cả con người. - Giáo dục học sinh xây dựng ý thức tham gia vào việc bảo vệ và phát triển cây xanh ở địa phương. Toàn phần 6 Bài 23: Cây có hô hấp không? Phần 2: Hô hấp ở cây - Cây xanh có hô hấp, trogn quá trình đó cây lấy khí oxi để phân giải chất hữu cơ, sinh ra năng lượng cần cho các hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước - Liên hệ 7 Bài 7: đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh Phần II: Vai trò thực tiễn - Động vật nguyên sinh có ý nghĩa về địa chất.(trùng lỗ) - Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ các loài động vật, bảo vệ các nguồn năng lượng hiện có. - Vai trò của động vật nguyên sinh với việc hình thành khí đốt, dầu mỏ. - Vai trò của vi khuẩn trogn hình thành năng lượng bioga và etanol. - Liên hệ 7 Bài 21: đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm Phần củng cố - Liên hệ: Ngành thân mềm có vai trò trong việc làm sạch môi trường nước, có giá trị về mặt địa chất. - Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn năng lượng thuỷ triều. - Liên hệ 7 Bài 61,62: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương Củng cố - Gv cần cho học sinh hiểu được dựa vào đặc điểm cấu tạo thích nghi và tập tính của động vật để áp dụng vào việc chăn nuôi sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm. -Thu gom các chất thải của động vật, sau đó ủ rồi thực hiện gầm bioga tạo ra ga để đun, nhằm thay thế nguồn năng lượng đang sử dụng và cho sự đốt nhiên liệu và thắp sáng. - Liên hệ 8 Bài 22: Vệ sinh hô hấp Phần I: Cần bảo vệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại - Cần sử dụng các nguồn năng lượng một cách hợp lí, hiệu quả, không lãng phí để tránh gây ô nhiễm môi trường không khí và các hoạt dộng hô hấp của con người. - Ví dụ: TRanh ảnh, đĩa CD…minh hoạ thiên tai xảy ra. - Liên hệ 8 bài 32: Chuyển hoá Phần I: Chuyển hoá vật chất và năng lượng - Vấn đề sử dụng năng lượng cũng ảnh hưởng đến sự trao dổi chất và năng lượng. - Liên hệ 9 Bài 42: ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật, động vật - Nguồn năng lượng ánh sáng có vai trò to lớn đối với đời sống thực vật và động vật. Sự phân hoá thành nhóm sinh vật, sự hoạt động của động vật theo chu kì ánh sáng, tập tính, sinh sản…sinh vật không thể sống nếu thiếu ánh sáng. - Vai trò của năng lượng mặt trời với đời sống con người. - Giáo dục ý thức bảo vệ nguồn năng lượng ánh sáng. - Bộ phận 9 Bài 43: ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật Phần I: ảnh hưởng của nhiệt đô lên đời sống sinh vật - Vai trò của nhiệt độ đối với đời sống của thực vật và động vật - Cần có biện pháp bảo vệ sự cân bằng và ổn định về nhiệt độ, đề ra những biện pháp cụ thể để chống lại sự tăng nhiệt độ của trái đất đang diễn ra ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh vật. - Liên hệ với việc tiết kiện điện và tiết kiệm năng lượng. - Liên hệ 9 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường Phần I, II, III - HS hiểu được hoạt động của con người gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, làm cạn kiệt nguồn năng lượng. Do đó các em phải có ý thức bảo vệ và cải tạo môi trường nhằm bảo vệ các nguồn năng lượng. - HS thấy rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền, bảo vệ và cải tạo môi trường. - Liên hệ 9 Bài 54+55: Ô nhiễm môi trường Phần II: Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm - HS thấy được nếu sử dụng tài nguyên, năng lượng không tiết kiệm, hiệu quả sẽ trở thành tác nhân gây ô nhiễm môi trường. - Cần có ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn năng lượng. - Liên hệ 9 Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên Phần I, II - Phân biệt được các dạng tài nguyên: Tài sinh, không tái sinh, vĩnh cửu. - Có biện pháp sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên này, nên sử dụng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu thay cho tài nguyên năng lượng không tái sinh để tránh sự cạn kiệt. - Sử dụng năng lượng mặt trời, hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên không tái sinh. - Toàn phần. 9 Bài 61 Luật bảo vệ môi trường - Giáo dục môi trường, bảo vệ môi trường. - Tham quan thiên nhiên, vận dụng luật bảo vệ môi trường tham gia tích cực vào việc vận động tuyên truyền chống ô nhiễm môi trường sử dụng năng lượng sạch. - Liên hệ Một số câu hỏi về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Câu hỏi tự luận: Câu 1: SH6-23: Cây có hô hấp không? Năng lượng do cây giải phóng ra có ứng dụng gì? Câu 2: SH7-7 Em biết gì vai trò của động vật nguyên sinh đối với sự hình thành khí đốt? Câu 3: 9-42 Nguồn năng lượng ánh sáng có vai trò như thế nào đối với động thực vật? Em sử dụng nguồn năng lượng này như thế nào? Câu 4: 9-43 ảnh hưởng của nguồn năng lượng mặt trời lên đời sống sinh vật như thế nào? Em hãy liên hệ với việc tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng ở gia đình? Câu 5: 9-53: Em có nhận xét gì về những hoạt động của con người đối với sự khai thác khoáng sản và tài nguyên? Câu 6: 9- 54 +55: Sử dụng tài nguyên năng lượng không tiết kiệm , hiệu qủa sẽ trở thành tác nhân gây ô nhiễm môi trường đúng hay sai? Câu 7: 9- 58: Vì sao phải sử dụng tiêt kiện và hợp lí tài nguyên thiên nhiên? Câu 8: 9- 58: Nguồn năng lượng như thế nào được gọi là nguồn năng lượng sạch? Làm thế nào để bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn năng lượng này? Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 31: 9-42: Hãy chỉ ra câu đúng sai trong các câu sau: Nguồn năng lượng ánh sáng là nguồn năng lượng: Sẽ mất đi nếu chúng ta không sử dụng đến Cần tăng cường sử dụng nhiều hơn Tồn tại mãi mãi vĩnh cửu ảnh hưởng đến sự sống của tất cả các sinh vật. Daỵ học theo dự án Khái niệm: Là phương pháp dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tế. Nhiệm vụ này được thực hiện với tính thực lực cao trong toàn bộ quá trình thực hiện. Từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Kết quả dự án là sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu. Phân loại: Phân loại theo quỹ thời gian thực hiện dự án: Dự án nhỏ: thực hiện trong giờ học. Dự án trung binh: giời hạn trong 1 tuần hoặc 40 giờ học. Dự án lớn: tối thiểu là một tuần, có thể kéo dài trong nhiều tuần. Phân loại theo nhiệm vụ: Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát đối tượng. Dự án nghiên cứu: Nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quá trình. Dự án kiến tạo: Tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm, thực hiện hành động thực tiễn, nhằm thực hiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác. Phân loại theo mức độ phức hợp của nội dung học tập: Dự án mang tính thực hành: Là dự án có nhiệm vụ trọng tâm là là việc thực hiện tốt nhiệm vụ thực hành mang tính phức hợp trên cơ sở vận dụng kiến thức kĩ năng cơ bản đã học nhằm tạo ra một sản phẩm vật chất. Dự án mang tính tích hợp: là dự án mang nội dung tích hợp nhiều nội dung tìm hiểu thực tiễn , nghiên cứu lí thuyết, giải quyết vấn đề, thưcj hiện các hoạt động thực hành , thực tiễn. Dạy học theo dự án Nội dung Thời gian Hình thức Nhiệm vụ Trong môn học Nhỏ Cá nhân Tìm hiểu Liên môn TB Nhóm Nghiên cứu Ngoài môn học Lớn Toàn lớp Kiến tạo Toàn trường Hành động Đặc điểm: Định hướng thực tiễn: Định hướng hứng thú người học Mang tính phức hợp liên môn Định hướng hành động Tính tự lực của người học Cộng tác làm việc Định hướng sản phẩm. Quá trình dạy học theo dự án: Giai đoạn 1: Lựa chọn các chủ đề, xác định mục tiêu dự án Trong giai đoạn này, GV, HS cùng nhau đề xuất, xác định đề tài, mục tiêu của dự án. GV có thể giới thiệu một số hướng, đề tài để học sinh lựa chọn và cụ thể hoá. Cụ thể như sau: GV xác định chủ đề dự án: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho học sinh. HS hình thành ý tưởng và xác định mục tiêu dự án. Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án: Trong giai đoạn này, học sinh phải xây dựng kế hoạch thực hiện dự án với sự hướng dẫn của giáo viên. Khi xây dựng kế hoạch cần xác định công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, thời gian , phương pháp tiến hành và phân công trách nhiệm trong nhóm. Giai đoạn 3: Thực hịên dự án: HS tổ chức thực hiện dự án: trong giai đoạn này, học sinh tiếp tục thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành. GV phải giám sát, giúp đỡ. d. Giai đoạn 4: Đánh giá hS trình bày kết quả. HS tự đánh giá, gv đánh giá kết quả.

File đính kèm:

  • docgiao an li 6(1).doc
Giáo án liên quan