Một số thí nghiệm với khí amoniac

 

Lấy hai đũa thủy tinh ở đầu có quấn một ít bông. Nhúng một đũa vào dung dịch axit nitric (hoặc axit clohiđric) đậm đặc và nhúng đũa thứ hai vào dung dịch amoniac 25%. Đưa hai đầu đũa lại gần nhau. Khói trắng sẽ xuất hiện ở hai đầu đũa do sự tạo thành amoni nitrat (amoni clorua).

NH3 + HNO3 ---> NH4NO3¬

 

doc15 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 10899 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thí nghiệm với khí amoniac, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỚI KHÍ AMONIAC   1. Không có lửa... mà lại có khói   Lấy hai đũa thủy tinh ở đầu có quấn một ít bông. Nhúng một đũa vào dung dịch axit nitric (hoặc axit clohiđric) đậm đặc và nhúng đũa thứ hai vào dung dịch amoniac 25%. Đưa hai đầu đũa lại gần nhau. Khói trắng sẽ xuất hiện ở hai đầu đũa do sự tạo thành amoni nitrat (amoni clorua).   NH3 + HNO3 ---> NH4NO3   2. Nhóm bếp than bằng đũa thủy tinh   Xếp một ít than gỗ vào bếp như để nhóm lò, xong lấy đầu đũa thủy tinh châm vào đống than lập tức đống than bốc khói nghi ngút.   Cách làm: Bỏ than gỗ vào túi bằng vải màu rồi treo trong bình rộng miệng bên dưới có đựng dung dịch NH3 đậm đặc trong vài ngày. Khí NH3 sẽ bị hút vào than. Khi biểu diễn thí nghiệm, đũa thủy tinh cần được nhúng vào axit HCl đặc. Khí HCl gặp NH3 sẽ tạo ra khói trắng là những hạt nhỏ NH4Cl theo phản ứng:   NH3 + HCl ---> NH4Cl   3. Lửa và khói   Đặt bốn miếng bông lên miếng kính. Các miếng bông đã tẩm các dung dịch sau: Miếng thứ nhất tẩm cồn, miếng thứ hai – dung dịch NH3 đậm đặc, miếng thứ ba – benzen, miếng thứ tư – dung dịch HCl (pha 1 thể tích dung dịch HCl đậm đặc với một thể tích nước). Để bốn miếng kính đó cách xa nhau khoảng 25 – 30cm, miếng kính đặt bông tẩm dung dịch NH3 và HCl phải đặt ở hai đầu.   Sau đó giới thiệu ngọn lửa không có khói, ngọn lửa có khói và có khói nhưng không có lửa.   Châm lửa đốt bông tẩm cồn trước, rồi tới bông tẩm benzen, sau cùng gắp miếng bông tẩm HCl đặt lên miếng bông tẩm dung dịch NH3.   Chú ý: -         Có thể thay cồn bằng các chất khác như axeton, dietyl ete. -         Nên tẩm ít benzen vì benzen cháy rất nhiều khói, rất rõ và lâu. -         Dung dịch HCl nên pha tỉ lệ 1 : 1 như trên để không có khí HCl bay ra quá nhiều, người xem dễ nhận thấy có khói trước.   4. Mưa lửa   Rót 100ml dung dịch amoniac vào một bình miệng rộng rồi đun nhẹ, sau đó đổ từ từ vào bình bột Cr2O3 đã được đun nóng trên một miếng kim loại. Những đốm lửa sáng như sao lả tả rơi xuống giống như trận mưa lửa.   Nếu ta đổ vào dung dịch amoniac một ít rượu etylic, phản ứng sẽ xảy ra mạnh hơn.   Giải thích: Ở đây không phải Cr2O3 tác dụng với NH3 mà là quá trình oxi hóa NH3 bởi oxi của không khí có Cr2O3 làm xúc tác.   4NH3 + 3O2 ---> 2N2 + 6H2O   Phản ứng xảy ra trên bề mặt của các hạt Cr2O3 và tỏa ra rất nhiều nhiệt làm các hạt này nóng sáng lên.   5. Tạo ra màu hồng bằng nước lã   Thêm vài ml dung dịch amoniac đậm đặc (25%) và 2 – 3 giọt dung dịch phenoltalein vào cốc đựng 50ml rượu etylic khan. Hỗn hợp không có màu.   Khi biểu diễn, bạn nhờ một khán giả nào đó múc một cốc nước lã để pha dần vào hỗn hợp trên. Khi đổ nước màu hồng xuất hiện và càng đổ thêm nước thì màu hồng càng đậm hơn.   Giải thích: Khi đổ thêm nước, NH3 sẽ tác dụng với nước theo phản ứng sau:   NH3 + H2O NH4+ + OH—   Ion OH— làm cho phenoltalein chuyển sang màu hồng. Càng đổ thêm nước càng xuất hiện thêm nhiều ion OH—.   6. Làm đổi màu hoa giấy   Cắm ngược bó hoa giấy màu trắng vào một chiếc bình cỡ lớn, lập tức nó sẽ biến thành bó hoa có màu sặc sỡ.   Cách làm: Làm một bó hoa bằng giấy thấm trắng. Chia bó hoa đó thành bốn phần. phần thứ nhất để nguyên. Phần thứ hai tẩm dung dịch phenoltalein. Phần thứ ba tẩm dung dịch CuSO4 loãng. Phần thứ tư tẩm dung dịch Hg(NO3)2.   Để khô rồi xếp xen kẽ các bông hoa đã tẩm các dung dịch khác nhau, cả bó hoa vẫn có màu trắng.   Cắm ngược bó hoa vào bình lớn chứa đầy khí NH3, lập tức bó hoa trắng biến thành bó hoa màu.   Những bông tẩm phenoltalein có màu hồng; tẩm CuSO4 có màu xanh; tẩm Hg(NO3)2 có màu đen và những bông không tẩm gì, tất nhiên vẫn có màu trắng.   Để có khí NH3 và chỉ việc rót vài ml dung dịch NH3 đậm đặc vào bình rồi đun nóng.   Giải thích: Màu hồng do ion OH— tác dụng với phenoltalein (OH— sinh ra do NH3 tác dụng với hơi nước). Màu xanh do ion Cu2+ tạo với các phân tử NH3 thành ion phức Cu(NH3)42+, còn ion Hg2(NO3)2 bị phân hủy:   2Hg+ ---> Hg2+ + Hg   Thủy ngân kim loại được giải phóng dưới dạng bột mịn màu đen.  B. MỘT SỐ THÍ NGHIỆM DỰA TRÊN TÍNH CHẤT CỦA MUỐI COBAN (II)   1. Mực bí mật   Dùng mực là dung dịch muối coban màu hồng để viết lên giấy pơluyza hồng sẽ không nhìn thấy nét chữ.   Hơ bức thư lên bếp than, nét chữ sẽ có màu xanh vì nhiệt làm muối coban mất nước và chuyển sang dạng khan.   2. Chụp ảnh bằng bàn là (bàn ủi)   Vẽ một bức chân dung lên giấy hồng bằng dung dịch muối coban.   Dùng bàn là nóng là lên tờ giấy, bức chân dung màu xanh sẽ xuất hiện.   3. Đỏ kết hợp với trắng thành xanh   Dùng cặp kẹp một mảnh to canxi clorua khan (màu trắng) nhúng một nửa mảnh đó trong 1/2 giây vào dung dịch coban (II) clorua đậm đặc (màu đỏ) đựng trong cốc thủy tinh. Sau đó rút ngay mảnh canxi clorua ra khỏi dung dịch. Phần bị ngập của mảnh canxi clorua trong chốc lát bị nhuộm thành xanh.   Giải thích: Canxi clorua khan có tính háo nước nên đã hút nước của muối coban (II) clorua (đehiđrat hóa) biến nó thành thành khan nên có màu xanh.   4. Từ một chất pha được hai màu   Bạn hãy lấy một chất rắn, hòa tan vào hai cốc “nước” trong suốt giống hệt nhau, rồi khuấy đều. Hai cốc nước trông giống nhau đó sẽ bị nhuộm thành hai màu khác hẳn nhau: Một cốc màu hồng và một cốc màu xanh.   Giải thích: Chất rắn đem hòa tan là tinh thể của muối coban (II) khan. Còn hai cốc, thật ra chỉ có một cốc là nước còn cốc kia là axeton.   Khi hòa tan vào nước nó có màu hồng, màu của ion coban hiđrat hóa. Còn khi hòa tan vào trong axeton nó có màu xanh, màu của muối khan.   5. Nóng và nguội cũng khác màu   Một dung dịch màu hồng, đun nóng nó chuyển sang màu tím, để nguội nó lại trở về màu hồng.   Cách làm: Hòa tan 1g muối coban (II) clorua vào 2 – 3ml nước rồi cho thêm vào 1ml glixerin sẽ được dung dịch có tính chất trên.   Glixerin là chất rất háo nước, nó hút các phân tử nước hiđrat của các ion Co2+ làm thay đổi màu của ion này. Khả năng hút các phân tử nước của glixeron phụ thuộc vào nhiệt độ.   6. Bức tranh biến đổi màu sắc   Dùng dung dịch CoCl2 đậm đặc vẽ lên giấy trắng sẽ được một bức tranh có màu hồng. Căng bức tranh lên bảng hay lên dây. Đặt một bóng đèn điện gần sát bức tranh ở phía dưới vừa để mọi người quan sát cho rõ nhưng đồng thời cũng dùng nhiệt của bóng đèn điện để làm khô các nét vẽ. Nên để bóng đèn điện lệch sang một bên của bức tranh. Sau một thời gian ta sẽ được bức tranh có màu biến đổi theo khoảng cách đối với bóng đèn lần lượt là: tím xanh, tím xanh thẫm, tím hồng, hồng đỏ.   Sau đó ta làm ngược lại bằng cách chuyển chỗ của bóng đèn điện sang phía bên kia của bức tranh và phủ một miếng vải ẩm lên phía đặt ngọn đèn trước kia. Khoảng 2 – 3 phút sau ta lại có một bức tranh đổi màu ngược với trước.   Có thể dùng bức tranh màu này để theo dõi thời tiết. Qua biến đổi màu của nó có thể biết được độ ẩm hay khô hanh của không khí.   Giải thích: Tùy theo số phân tử nước mất nhiều hay ít mà nét vẽ có những màu sắc khác nhau. . MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỚI NATRI   1. Điệu vũ Natri   Đổ 30ml nước cùng vài giọt dung dịch phenoltalein vào một cốc dung tích 100ml và rót 50ml dầu hỏa sạch lên trên mặt nước. Lấy một miếng natri cạo sạch, nhỏ bằng hạt đậu đặt cẩn thận lên lớp dầu hỏa. Natri chìm xuống, nổi lên rồi lại chìm xuống, cứ như thế khoảng 10 – 20 lần cho đến khi miếng natri tan hết. Trong khi đó lớp nước phía dưới từ trong suốt trở thành đỏ hồng.   Giải thích: Natri nặng hơn dầu hỏa nên chìm xuống. Nhưng khi tiếp xúc với nước thì nó lập tức tác dụng với nước giải phóng hiđro. Bọt khí hidro bao bọc mẩu natri và đệm khí đó đẩy nó nổi lên lớp dầu hỏa. Tại đây, các bọt khí tách ra và mẩu natri lại bị chìm xuống.   2. Natri đốt cháy khí cacbonic   Chúng ta đều biết rằng khí CO2 không cháy được nên được dùng làm chất chữa cháy. Thế mà natri đốt cháy được CO2 đấy! Để chứng minh điều này bạn có thể biểu diễn thí nghiệm sau đây:   Nạp đầy khí CO2 vào một bình thủy tinh, đưa que đóm đang cháy vào bình, que đóm sẽ tắt ngay.   Bây giờ bạn dùng pipet để nhỏ xuống đáy bình vài giọt nước rồi thả mẩu natri bằng hạt đỗ vào giọt nước. Natri tác dụng với nước và bốc cháy trong khí quyển CO2 theo phản ứng:   2Na + CO2 ---> Na2O + CO   Thí nghiệm trên cũng chứng tỏ rằng không thể dập tắt natri đang cháy bằng khí CO2 mà phải dập bằng cát hoặc đất khô.   3. Bắn cháy tàu chiến địch   Dùng loại giấy thấm nước để gấp một cái tàu chiến. Bỏ vào trong tàu một mẩu kim loại natri hoặc kali to bằng hạt đậu rồi thả vào chậu nước đã được nhỏ thêm vài giọt phenoltalein không màu. Sau vài phút, tàu sẽ tự bốc cháy và nước trong chậu có loang màu hồng từ chỗ con tàu cháy, giống như cảnh tàu chiến địch bị bắn cháy, máu giặc nhuốm đỏ dòng sông.   Giải thích: Nước thấm qua giấy, tác dụng với natri (hoặc kali) theo phương trình hóa học sau:   2Na + 2H2O ---> 2NaOH + H2 ­ hoặc: 2K + 2H2O ---> 2KOH + H2 ­   Phản ứng trên tỏa nhiều nhiệt, làm cho khí hidro thoát ra tự bốc cháy, đồng thời NaOH (hoặc KOH) tạo thành làm cho phenoltalein không màu chuyển sang màu hồng.   Chú ý: Trong thí nghiệm này, mẩu natri hoặc kali nhất thiết chỉ được lấy to bằng hạt đậu. Nếu lấy to hơn, phản ứng xảy ra mãnh liệt sẽ nổ gây nguy hiểm.   4. Cháy trong khí cacbonic   Dùng kẹp sắt kẹp một đầu đoạn dây magie rồi đốt đầu dây kia cho cháy sáng. Sau đó đưa vào trong cốc đựng khí cacbonic. Magie tiếp tục cháy sáng chói trong khí cacbonic, phản ứng tạo ra magie oxit màu trắng bám đầy vào kép sắt và rơi xuống đáy cốc, đồng thời tạo ra những vụn cacbon màu đen ở đáy cốc.   2Mg + CO2 ---> 2MgO + C NHỮNG DUNG DỊCH PHÁT SÁNG   1. Dung dịch phát quang màu đỏ   Bạn hãy cho khí clo sục từ từ vào dung dịch chứa 10g NaOH và 30ml H2O2 3% trong 100ml nước. Khi đó sẽ xảy ra phản ứng:   Cl2 + H2O2 ---> 2HCl + O2   Oxi sinh ra trong phản ứng luôn luôn ở trạng thái kích thích và phát ra ánh sáng màu đỏ. Nếu bạn muốn có một không gian sáng tỏ, bạn chỉ việc hướng dòng khí clo lên bề mặt dung dịch.   2. Dung dịch huỳnh quang   Lấy một ít lá xanh bất kỳ ngâm vào rượu để chiết lấy diệp lục tố. lọc lấy dung dịch và bảo quản trong bóng tối. Ban đêm dưới tác dụng của một chùm ánh sáng trắng, dung dịch này sẽ phát ra ánh sáng màu đỏ.   3. Dung dịch phát sáng trong bóng tối   Lấy 1g hidroquinon và 5g potat hòa tan trong 40ml dung dịch fomandehit 10% đổ vào trong bình lớn hơn 1 lít và đặt ở nhiệt độ phòng.   Khi mắt đã quen với bóng tối thì thêm 15ml dung dịch hidropeoxit H2O2. Trong bình sủi bọt và xuất hiện ánh sáng màu vàng.   Sự phát quang ở đây là do hidroquinon bị oxi hóa bằng H2O2 trong môi trường kiềm. Năng lượng thoát ra hầu như hoàn toàn chuyển thành ánh sáng, một phần phát ra dưới dạng nhiệt và làm cho fomandehit bốc hơi (do đó không nên đậy bình).   4. Chiếc bình phát sáng   Trộn 200g K2SO4 với 81,5g Na2SO4, đổ một ít nước nóng vào hỗn hợp đến khi tất cả các tinh thể muối đều tan. Để nguội dung dịch trong phòng tối.   Sau khi nguội, trong dung dịch kết tinh khá nhiều tinh thể muối mới và sự tạo thành mỗi tinh thể kèm theo sự phát sáng. Những tia sáng yếu xuất hiện ngay từ nhiệt độ 600C, sau đó trở nên sáng hơn và cuối cùng xuất hiện như một trận mưa các tia sáng màu xanh lam nhạt (thời gian này phải đợi khá lâu, khoảng 1 tiếng rưỡi). Đôi khi những tia sáng hình như nhảy từ thành bình bên này sang thành bình bên kia. Ghé tai vào thành bình, bạn sẽ nghe thấy những tiếng lép bép nhỏ. Thật là “cơn giông tố trong thế giới vi mô”. Khi sự phát sáng ngừng, ta có thể tạo lại một lần nữa bằng cách lắc bình hay dùng đũa thủy tinh đảo các tinh thể muối dưới chất lỏng.   Giải thích: Trong thí nghiệm này, sự phát sáng có liên quan tới quá trình hóa học: Sự tạo thành muối kép 2K2SO4.Na2SO4.10H2O và quá trình kết tinh của nó. 1. Mực bí mật   Dựa trên tính háo nước của H2SO4 để làm mực bí mật.   Lấy đũa thủy tinh chấm dung dịch H2SO4 loãng để viết lên giấy một bức thư ngắn, nét chữ sẽ không có màu.   Hơ bức thư lên bếp than hoặc bàn là nóng, nước ở nét chữ sẽ bay hơi làm cho H2SO4 trở nên đậm đặc, nó sẽ chiếm nước của chất xenlulozơ là thành phần chính của giấy và giải phóng cacbon, làm cho nét chữ hóa đen.   (C6H10O5)n ---> 6nC + 5nH2O (chất xúc tác: H2SO4 đặc) Xenlulozơ 2. Những chiếc cốc “thần”   Bạn bày một loạt những chiếc cốc không lên bàn và tuyên bố đó là những chiếc cốc có phép thần. Bạn lần lượt ném những mẩu bông vào các cốc trên, các mẩu bông sẽ tự bốc cháy.   Cách làm và giải thích: Ở đáy mỗi cốc, bạn cho một ít hỗn hợp sền sệt của KMnO4 và H2SO4 đậm đặc. Với lượng nhỏ hỗn hợp này ở đáy cốc người xem sẽ không nhìn thấy. Bạn viên những mẩu bông đem tẩm cồn rồi ném vào các cốc trên. Khi bông tiếp xúc với hỗn hợp nó sẽ tự bốc cháy. 3. Đài phun nước   Bạn có thể làm một cái đài phun nước nhỏ bé, xinh xắn để làm đẹp thêm cho mô hình một công viên chẳng hạn.   Muốn vậy, bạn lấy 2 – 3g axit oxalic H2C2O4 trộn với 2 – 3g NaHCO3 và đổ hỗn hợp này vào ống nghiệm thể tích khoảng 60ml. Sau đó, đổ nước vào và nút chặt ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua. Ống này cần cắm tới đáy ống nghiệm. Nước trong ống sẽ phun ra rất mạnh như một đài phun nước trong công viên vậy.   Giải thích: Giữa dung dịch H2C2O4 và muối NaHCO3 có phản ứng:   H2C2O4 + 2NaHCO3 ---> Na2C2O4 + 2H2O + 2CO2   Khí CO2 sinh ra nén rất mạnh lên dung dịch trong ống nghiệm và đẩy nó phun mạnh ra ngoài.   Thí nghiệm này cũng có thể minh họa cho nguyên tắc hoạt động của bình cứu hỏa. 4. Đốt cháy bằng khí cacbonic   Thật là chuyện lạ đời! Chúng ta ai cũng biết khí CO2 không duy trì sự cháy, nên được dùng làm chất chữa cháy.   Bạn lấy cặp gắp một miếng bông giơ lên cho mọi người xem rồi cho luồng khí CO2 điều chế từ bình Kíp thổi vào miếng bông, miếng bông sẽ bùng cháy trước con mắt ngạc nhiên của mọi người.   Cách làm và giải thích: Những miếng bông làm thí nghiệm cần được chuẩn bị trước bằng cách rắc bột natri peoxit Na2O2 khô lên. Khi thổi khí CO2 vào, Na2O2 sẽ tác dụng với CO2 theo phương trình hóa học sau:   2Na2O2 + 2CO2 ---> 2Na2CO3 + O2   Phản ứng trên vừa tỏa nhiệt, vừa giả phóng ra O2 nên miếng bông cháy tức khắc.   Chú ý: Những miếng bông đã tẩm bột Na2O2 dùng không hết không được để dành lại trong phòng thí nghiệm vì có thể tự bốc cháy do tác dụng của khí CO2 trong không khí. Tốt hơn hết là nên đốt ngay đi. 5. Đốt cháy nước đá   Bạn lấy một nắm nước đá bỏ vào một ống bơ thấp và rộng miệng rồi bật diêm đốt trên mặt ống bơ. Thật kì lạ! Nước đá bốc cháy.   Cách làm và giải thích: Trong ống bơ, bạn đã đặt sẵn vài mẩu canxi cacbua CaC2. Khi bỏ nước đá vào, CaC2 sẽ tác dụng với nước, giải phóng khí C2H2.   CaC2 + 2H2O ---> C2H2 + Ca(OH)2   Khí C2H2 thoát lên mặt nước đá, khi đốt nó sẽ cháy trông giống hệt nước đá cháy vậy.   2C2H2 + 5O2 ---> 4CO2 + 2H2O 6. “Sao băng” trong ống nghiệm   Rót dung dịch sắt (II) sunfat vào dung dịch axit oxalic sẽ thu được kết tủa sắt oxalat. Đem lọc và sấy khô kết tủa rồi nung nóng trong ống nghiệm đậy kín không cho không khí lọt vào sẽ xuất hiện những hạt sắt nóng đỏ bay trong ống nghiệm trông như cảnh “sao băng”.   Giải thích: Các phản ứng xảy ra như sau:   FeSO4 + (COOH)2 ---> Fe(COO)2 + H2SO4   Fe(COO)2 ---> Fe + 2CO2   Phản ứng thứ hai giải phóng CO2 thổi những hạt sắt nóng đỏ bay lên như sao băng. 7. Dùng đường làm thuốc súng   Nghiền đường thành bột trộn với muối KClO3 theo tỉ lệ bằng nhau về khối lượng.   Đổ hỗn hợp thu được lên một miếng sắt tây rồi vun lại thành một đống nhỏ hình nón, ở đỉnh đánh lõm xuống. Dùng ống nhỏ giọt lấy H2SO4 đậm đặc và nhỏ vài giọt vào đỉnh lõm của hình nón. Hỗn hợp lập tức bùng lên và gần như cháy một cách chớp nhoáng tạo thành những luồng khói dày đặc, tỏa rộng lên trên hệt như đốt thuốc súng vậy.   Giải thích: KClO3 tác dụng với H2SO4 tạo ra axit HClO3:   2KClO3 + H2SO4 ---> K2SO4 + 2HClO3   Axit HClO3 bị phân hủy thành nước, oxi và clodioxit ClO2, chất này lại bị phân hủy rất mạnh giải phóng O2 và làm cho đường bốc cháy. Vì phản ứng khởi đầu phát triển rất nhanh nên cũng như thuốc súng, đường bị cháy hầu như tức thời. 8. Nhuộm một lần thành cờ đỏ sao vàng   Dùng một miếng vải trắng nhỏ, hình chữ nhật vẽ ngôi sao bằng bút chì mờ rồi khéo léo tẩm chỗ vải trong ngôi sao bằng dung dịch crom (III) sunfat Cr2(SO4)3 trong môi trường kiềm. Phần còn lại tẩm bằng dung dịch nhôm sunfat Al2(SO4)3 bão hòa. Phơi khô, miếng vải sẽ hoàn toàn trắng.   Trước lúc biểu diễn thí nghiệm cần treo miếng vải trên nồi nước sôi để làm ẩm. Dùng bơm nước hoa để phun dung dịch alizarin lên miếng vải. Ngôi sao sẽ có màu vàng, còn nền cờ sẽ có màu đỏ tươi. 9. Đốt cháy đường   Bình thường, đường đốt không cháy mà chỉ bị nóng chảy, ấy thế mà ta có “phép lạ” làm cho đường cũng cháy được. “Phép lạ” này thật đơn giản. Bạn chỉ việc rắc tàn thuốc lá vào miếng đường rồi bật diêm đốt, miếng đường sẽ bắt lửa và cháy với ngọn lửa màu xanh.   Tác dụng của tàn thuốc lá đối với sự cháy của đường có thể giải thích như sau: Trong tro tàn thuốc có chứa nhiều hợp chất hóa học, trong đó có hợp chất của liti có tác dụng như chất xúc tác khơi mào sự cháy của đường. 10. Làm nước “sôi” bằng sợi dây kim loại   Rót “nước” vào một phần ba ống nghiệm, rồi nhúng vào đó một sợi dây kim loại màu trắng. Lập tức “nước” sẽ sôi sùng sục rồi hơi nước bay mù mịt, mờ cả thành ống nghiệm. Nhấc sợi dây kim loại ra, nước trong ống ngừng sôi, nhúng sợi dây vào, nó lại sôi sùng sục.   Cách làm và giải thích: Dùng dung dịch axit HCl làm “nước” và cần đun nóng trước khi biểu diễn. Sợi dây kim loại màu trắng là dây nhôm. Khi nhúng nhôm vào dung dịch HCl nóng, phản ứng xảy ra mãnh liệt. Bọt khí H2 thoát ra rất mạnh trông như nước đang sôi sùng sục. Mặt khác, phản ứng cũng làm cho nhiệt độ của dung dịch tăng lên dần và nước bay hơi mù mịt càng làm cho hiện tượng xảy ra giống hệt như nước đang sôi.   11. Chất “chế ngự” phản ứng   Bạn tuyên bố vừa điều chế ra được chất “chế ngự” phản ứng. Với chất này, ta có thể làm cho một phản ứng đang xảy ra mãnh liệt phải dừng lại ngay.   Cách làm và giải thích: Bỏ vài mẩu kim loại vào một cốc thủy tinh nhỏ rồi rót vào khoảng 1/4 cốc dung dịch axit HCl loãng (1 : 3). Phản ứng sẽ xảy ra mạnh với những bọt khí H2 sùng sục bốc lên. Bạn rót thêm vào cốc chất “chế ngự” phản ứng, phản ứng lập tức dừng ngay lại.   Chất “chế ngự” là dung dịch NaOH đậm đặc, khi đổ thêm vào sẽ trung hòa axit nên phản ứng dừng ngay lại. 12. Ngọn lửa xanh lục   Cho vào chén sứ khoảng 1g axit boric, 10ml cồn và 1ml H2SO4 đặc. Dùng đũa thủy tinh khuấy đều hỗn hợp rồi đốt, ta sẽ có ngọn lửa màu xanh rất đẹp.   Giải thích: Axit boric tác dụng với rượu etylic tạo thành este và H2O theo phản ứng sau:   H3BO3 + 3C2H5OH ---> (C2H5)3BO3 + 3H2O   Hơi của trietyl borat cháy cho ngọn lửa màu xanh lá cây rất đẹp. H2SO4 đặc dùng để hút nước sinh ra trong phản ứng trên. Người ta thường dùng phương pháp này để phát hiện nguyên tố Bo lẫn trong các chất khác.   13. Dung dịch muôn màu   Rót vào ống nghiệm 3ml dung dịch KMnO4 bão hòa là 1ml dung dịch KOH 10%. Thêm 10 – 15 giọt dung dịch Na2SO3 loãng. Lắc ống nghiệm cho tới khi xuất hiện màu lục sẫm. Khi khuấy mạnh, dung dịch màu lục sẫm nhanh chóng trở thành màu xanh, tím và cuối cùng là đỏ thẫm.   Giải thích: Màu lục sẫm xuất hiện là do phản ứng tạo thành kali manganat như sau:   2KMnO4 + 2KOH + Na2SO3 ---> 2K2MnO4 + H2O + Na2SO4   Sự biến đổi của màu lục sẫm thành xanh tím và đỏ sẫm là do kali manganat bị phân hủy do tác dụng của oxi trong không khí.   Khi tiến hành thí nghiệm, cần lưu ý rằng nếu có dư Na2SO3 hoặc thiếu KOH thì sẽ không tạo ra K2MnO4. 14. Quấy “nước lã” thành “rượu mùi”   Bạn giơ cho mọi người xem cốc “nước lã” trong suốt và quấy nước bằng một đũa thủy tinh, cốc nước vẫn không màu.   Bạn tuyên bố rằng có phép lạ: Có thể quấy “nước lã” thành “rượu mùi” rồi lại quấy lên, quả nhiên cốc “nước lã” biến ngay thành cốc “rượu mùi” có màu hồng.   Cách làm: “Nước lã” ở đây là dung dịch kiềm.   Thí dụ NaOH, KOH... lúc đầu bạn quấy bằng đầu đũa sạch, lần thứ hai bạn bí mật quay đầu đũa để quấy bằng đầu đũa nhúng dung dịch phenoltalein. Dung dịch kiềm loãng làm cho phenoltalein không màu chuyển sang màu hồng. 15. Lắc “nước lã” thành “màu đỏ”   Rót nước đến nửa bình cầu rồi cho thêm vào đó 2 – 3ml dung dịch phenoltalein. Đậy bình bằng nút, ở đáy nút có một khe chứa một mẩu NaOH hoặc KOH. Lắc bình sao cho chất lỏng không chạm vào nút, như vậy tất nhiên nước không bị nhuộm màu.   Khi tuyên bố là có thể lắc “nước lã” thành “màu đỏ” bạn sẽ lắc mạnh hơn, một phần chất kiềm tan vào nước và phenoltalein có màu đỏ thắm. 16. Thuốc hiện hình   Lấy giấy lọc tẩm dung dịch phenoltalein rồi phơi khô nó vẫn có màu trắng. Lấy giấy này cắt thành chữ hay thành hình tùy ý rồi dán lên giấy trắng. Nhúng tờ giấy này vào dung dịch kiềm loãng, chữ hay hình sẽ hiện lên bằng màu hồng rất đẹp như khi rửa ảnh vậy.   17. Cắt chảy máu tay   Bạn cầm một con dao sáng loáng cứa vào lòng bàn tay, lập tức lưỡi dao của bạn bị nhuốm “máu” và từ lòng bàn tay những giọt “máu” đỏ tươi chảy xuống.   Bạn rửa sạch “máu” và đưa lòng bàn tay vừa bị cắt cho mọi người xem. Nhưng lạ thay! Tay bạn không hề bị thương.   Cách làm: Dùng dung dịch FeCl3 nồng độ 3 – 5% (màu vàng nhạt) xoa lòng bàn tay nói rằng đó là “nước iot loãng” để sát trùng trước khi cắt, và dùng dung dịch KCNS nồng độ 3 – 5% (không màu) làm “nước” để rửa lưỡi dao. Chú ý: Cần để cho các dung dịch trên còn dính lại trong lòng bàn tay và trên lưỡi dao càng nhiều càng tốt. Dùng lưỡi dao cùn nhưng đã được đánh sáng loáng lướt nhẹ lên lòng bàn tay, lập tức “máu” sẽ chảy ra.   Giải thích: FeCl3 tác dụng với KCNS tạo thành chất Fe(CNS)3 có màu đỏ máu.   FeCl3 + 3KCNS ---> Fe(CNS)3 + 3KCl   Màu đỏ xuất hiện ngay cả trong những dung dịch có nồng độ ion Fe3+ rất thấp, nên phản ứng tạo ra Fe(CNS)3 được sử dụng rộng rãi trong phân tích định tính và định lượng. 18. Lột da bàn tay   Cầm dao cứa vào tay rồi lột da tay từ từ, “máu” sẽ ứa ra và mặt nhăn lại đau đớn.   Cách làm: Bôi một lớp mỏng glixerin vào lòng bàn tay, sau đó bôi một lớp colodiong lên trên. Đợi lớp colodiong khô, lại bôi tiếp một lớp thứ hai. Lớp colodiong dày sẽ bóc khỏi da tay. Xoa lên lớp colodiong một dung dịch muối sắt (III), ví dụ Fe2(SO4)3. Khi biểu diễn ta cầm con dao cùn đã nhúng vào dung dịch KCNS, đặt má dao áp lên trên lòng bàn tay cứa và từ từ lột lớp colodiong lên. “Máu” sẽ chảy đỏ bàn tay.   Giải thích: Colodiong tạo màng mỏng hơi ngà ngà nâu giống màu da tay. Màng mỏng colodiong bám vào tay và có thể bóc ra dễ dàng. Dung dịch Fe2(SO4)3 sẽ tác dụng với dung dịch KCNS tạo ra chất Fe(CNS)3 có màu đỏ máu. Bôi glixeron lên da để lớp colodiong không bám quá chắc vào da tay làm cho khó “lột da”.   Chú ý: Có thể dùng phim ảnh hòa tan vào axeton hay etyl axetat thay dung dịch colodiong.   19. Đốt cháy bàn tay   Xắn tay áo rồi nhúng cả bàn tay và cổ tay vào chậu nước. Sau đó nhỏ vài giọt axeton vào lòng bàn tay và châm nhanh ngọn lửa đèn cồn. Bàn tay sẽ bắt lửa và bốc cháy. Bạn đừng sợ, ete hay axeton sẽ cháy rất nhanh và chỉ một loáng là cháy hết, ngọn lửa sẽ tắt. Bạn chỉ thấy hơi nóng chứ không hề bị bỏng.   Giải thích: Ete và axeton là những chất bay hơi rất nhanh và bắt lửa rất mạnh. Với vài giọt các chất trên, khi cháy nhiệt lượng tỏa ra chỉ đủ để làm bay hơi một phần nước trên da tay. Vì thế, ta chỉ cảm thấy hơi nóng chứ không sao cả. 20. Đốt khăn không cháy   Nhúng ướt một khăn mùi soa, sau đó nhỏ lên vài giọt ete hay axeton rồi đốt. Khi khăn cháy cầm một góc khăn vung mạnh. Một lúc sau lửa tắt, chiếc khăn vẫn còn nguyên vẹn. 21. Phát hiện dấu tay   Để điều tra các vụ án mạng hay trộm cắp, công an thường rắc bột để phát hiện dấu vân tay của thủ phạm. Ta cũng có thể biểu diễn thí nghiệm vui này.   Bạn đưa một tờ giấy trắng và sạch cho khán giả và yêu cầu họ bí mật in đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ ở hai bàn tay của một người nào đó lên tờ giấy. Bạn thu lại tờ giấy và mang đậy úp tờ giấy lên miệng lọ đựng cồn iot. Sau một thời gian, lấy ra bạn sẽ thấy rõ các dấu tay xuất hiện trên giấy. Bạn chỉ cần thu chứng minh thư của khán giả để đối chiếu dấu tay và tìm ngay được “thủ phạm”.   Giải thích: Khi ta in tay lên giấy, tay ta sẽ để lại trên giấy vết mỡ của da. Cồn iot sẽ hòa tan vết mỡ này làm xuất hiện dấu tay. 22. Tấm thảm bay   Lấy một miếng vải nhỏ, sặc sỡ (giống như một tấm thảm) buộc vào bốn góc những sợi chỉ đã tẩm đi tẩm lại nhiều lần bằng dung dịch muối ăn bão hòa rồi phơi khô.   Buộc đầu kia của những sợi chỉ vào bốn điểm cố định, làm thành một tấm thảm treo. Sau đó lấy diêm đốt cháy những sợi chỉ, tấm thảm sẽ không rơi xuống mà như bay lơ lửng trong không khí.   Giải thích: Khi nước bay hơi, những sợi bông trong chỉ cháy bình thường, nhưng các tinh thể muối ăn gần như không màu mà ta đã tẩm nước trong chỉ thì vẫn còn lại. Chúng dính vào nhau khá chặt đủ sức giữ tấm thảm không bị rơi.   Ảo thuật sẽ như thật nếu làm vào buổi tối và người biểu diễn đứng phía sau, mặc áo sẫm màu. Cần chọn sợi chỉ khá dày. 23. Núi lửa phun   Lấy 100g

File đính kèm:

  • docHoa hoc Ly thu.doc