Một số thông tin về Bắc Giang

I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:

Bắc Giang là tỉnh miền núi trung du, thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam.Diện tích 3822 km vuông, đứng thứ 34 về diện tích của các tỉnh và thành phố trong cả nước.

-Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn.

-Phía Tây , Tây Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên

-Phía Nam, Đông nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương.

+Giao thông:

Bắc Giang có một số trục giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy) quan trọng của quốc gia chạy qua

-Đường quốc lộ 1A, quốc lộ31, quốc lộ 37 nối Bắc Giang với Lạng Sơn, Móng Cái, Hải Dương, Hải Phòng

-Đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn ra cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng, Kép- Quảng Ninh.

-Đường thủy theo sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam

+Địa hình:

Bắc Giang là tỉnh ở miền trung du giáp với châu thổ đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình đa dạng có thể chia làm 4 khu vực chính:

-Khu vực núi xâm thực nâng lên mạnh thuộc lưu vực sông Lục Nam. Khu vực này có đỉnh núi cao và hiểm trở của Bắc Giang.

-Khu vực miền đồi trung du được nâng lên yếu, thấp dần từ Bắc – Nam và từ Đông Tây. Các ngọn đồi ở đây thường có độ cao từ 30-50m.

-Khu vực thềm phù sa cổ bị chia cắt yếu. Địa hình chủ yếu là cá c đồi thoải lượn sóng, , độ cao dưới 30m.

-Khu vực thềm mài mòn cũ bị chia cắt yếu có những núi sót.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thông tin về Bắc Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẮC GIANG I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ: Bắc Giang là tỉnh miền núi trung du, thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam.Diện tích 3822 km vuông, đứng thứ 34 về diện tích của các tỉnh và thành phố trong cả nước. -Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn. -Phía Tây , Tây Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên -Phía Nam, Đông nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương. +Giao thông: Bắc Giang có một số trục giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy) quan trọng của quốc gia chạy qua -Đường quốc lộ 1A, quốc lộ31, quốc lộ 37 nối Bắc Giang với Lạng Sơn, Móng Cái, Hải Dương, Hải Phòng -Đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn ra cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng, Kép- Quảng Ninh. -Đường thủy theo sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam +Địa hình: Bắc Giang là tỉnh ở miền trung du giáp với châu thổ đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình đa dạng có thể chia làm 4 khu vực chính: -Khu vực núi xâm thực nâng lên mạnh thuộc lưu vực sông Lục Nam. Khu vực này có đỉnh núi cao và hiểm trở của Bắc Giang. -Khu vực miền đồi trung du được nâng lên yếu, thấp dần từ Bắc – Nam và từ Đông Tây. Các ngọn đồi ở đây thường có độ cao từ 30-50m. -Khu vực thềm phù sa cổ bị chia cắt yếu. Địa hình chủ yếu là cá c đồi thoải lượn sóng, , độ cao dưới 30m. -Khu vực thềm mài mòn cũ bị chia cắt yếu có những núi sót. II/ HÀNH CHÍNH: Tỉnh lị là thị xã Bắc Giang. Các huyện :Yên thế, Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam, Tân Yên, Hiệp Hoà, Lạng Giang, Việt Yên, Yên Dũng. Tên huyện Diện tích (km²) Toàn tỉnh 1.Thị xã Bắc Giang 2.Yên Thế 3.Lục Ngạn 4.Sơn Động 5.Lục Nam 6.Tân Yên 7.Hiệp Hoà 8.Lạng Giang 9.Việt Yên 10.Yên Dũng 3822 31 299 1011 846 598 203 201 245 170 212 III/TÀI NGUYÊN: +Rừng: Bắc Giang có rừng gỗ với nhiều loại cây (lim, lát, sến, dẻ) và các dải từng tre nứa ở Sơn Động, Yên Thế. BắcGiang có khoảng83,5 nghìn ha rừng tự nhiên và 41,2 nghìn ha rừng trồng . Trong rừng có nhiều lạoi cây đạc sản thảo dược : thông , trám, ba kích,sa nhân, đẳng sâm +Khoáng sản: khoáng sản ở Bắc Giang chủ yếu là mỏ nhỏ. Đây được coi là cơ sở nguyên liệu để phát triển công nghiệp địa phương, các khoáng sản chính làthan, quặng sắt, đồng, sét làm gạch chịu lửa. +Đất đai: đất sử dụng vào nông nghiệp của Bắc Giang là 101,7 nghìn ha (26% diện tích), đất lâm nghiệpp có 124,7 nghìn ha (32,6%), đất thành thị nông thông 11.3 nghìn ha (3,0%), đất chưa sử dụng còn 92,9 nghìn ha. IV/ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THUỶ VĂN: +Khí hậu: Khí hậu Bắc Giang có tỉnh đa dạng của chế độ hoàn lưu gío mùa nhiệt đới . Mùa hạ nóng ẩm , mưa nhiều. Nhiệt độ thấp dần từ trung du lên miền núi. Khí hậu chia làm 2 mùa , mùa nóng từ tháng 5 – tháng 9; mùa lạnh từ tháng 12- tháng 2 . Lượng mưa trung bình 1300mm – 1800 mm. Nhiệt độ trung bình năm 24 độ C. +Thủy văn: Bắc Giang có 3 con sông lớn là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam chảy qua với chiều dài qua tỉnh là 347 km. Chế độ thủy văn gồm 2 mùa – mùa lũ và mùa cạn. Hệ thống ao hồ đầm có đến 16,3 nghìn ha .Sông ngòi ao hồ có giá trị về cung cấp nước mà còn về phát triển thủy sản nước ngọt, dulịch. Trên các sông lớn còn có cát , sỏi làm vật liệu xây dựng V DÂN CƯ: Dân số 1.497.000 người (1999), mật độ 391 ngươdi / km vuông. Có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, đông nhất là người Kinh (86%) rồi đến người Tày, Hoa, Nùng, Sán Chay, Sán Dìu, Dao, Mường VI SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: Đất Bắc Giang xưa thuộc bộ Vũ Ninh, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Năm 1895 tỉnh Bắc Giang được thành lập với 2 phủ là Lạng Giang và Đa Phúc cùng 6 huyện . Năm 1962, Bắc Giang cùng Bắc Ninh sát nhập thành tỉnh Hà Bắc. Năm 1996, tỉnh Hà Bắc tách thành tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. VIII VĂN HOÁ DU LỊCH: Bắc Giang là tỉnh vừa có truyền thống lễ hội văn hoá của đất Kinh Bắc , vừa có hội xuân của các dân tộc ít người. Đây cũng là nơi Hoàng Hoa Thám xây dựng căn cứ địa Yên Thế chống Pháp hơn 30 năm . “Đất này là đất cụ Đề Tây lên bỏ xác Tây về tan xương” (cụ Đề là cụ Đề Thám – Hoàng Hoa Thám) Lễ hội Yên Thế diễn ra tại xã Phồn Xương , Yên Thế vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Tưởng nhớ đến nghĩa quân Yên Thế Hoàng Hoa Thám Lễ hội di tích đền Suối Mỡ: (huyện Lục Ngạn) cách thị xã Bắc Giang 37 km (là nơi thờ công chúa Quế Mỵ Nương, đời vua Hùng thứ 16), diễn ra vào ngày 1-4 âm lịch. Hội Trám rụng: Lễ hội thường được tổ chức vào mùa Trám rụng khoảng tháng 8 âm lịch tại xã Đông Vương, huyện Yên Thế. Quả Trám là thức ăn ngon phải phân phối đều cho mọi người. Trong lễ hội thầy mo làm lễ, cầm Trám tung cho mọi người nhặt để lấy may mắn. Hội xuân của đồng bào dân tộc Sán Dìu và đồng bào Nùng: diễn ra vào ngày 15 tháng 1 âm lịch: Hội vui xuân của đồng bào dân tộc Sán Dìu và đông bào Nùng. Lễ hội thường diễn ra vào ngày 15 tháng 1 âm lịch. Trong lễ hội có hát giao duyên nam nữ, các điệu tình ca Sli (Nùng) và Soọng Cô (Sán Dìu). Hồ Cấm Sơn thuộc huyện Lục Ngạn rộng 2600 ha . Đến mùa mưa lên đến 3000 ha. Tương lai sẽ là nơi tham quan nghỉ mát hấp dẫn. Hồ Khuôn Thần có diện tích là 240 ha, lòng hồ có 5 đảo nhỏ, được trồng thông xanh, ở đây còn có khoảng 700 ha rừng. Rừng nguyên sinh Khe Rỗ (huyện Sơn Động) có diện tích 7153 ha với hệ thực vật gồm 236 loài cây lấy gỗ, 225 loài dược liệu quý, 37 loài thú, 73 loài chim , 18 loài bò sát, còn giữ được vẻ nguyên sinh, rất hợp cho việc tham quan và nghiên cứu. Đình Phúc Long : được xây dựng vào thời Lê, đình thờ 6 vị đại vương và và Anh Tôn Công chúa. Tòa đại đình gồn có 5 gian, 2 chái, mái lợp ngói mũi hài. Đình có kết cấu khá độc đáo, vì đình bằng gỗ lim với những mạn chạm khắc tinh vi, mang đậm màu sắc dân tộc. Hiện nay đình còn lưu giữ được một số tài liệu và hiện vật có giá trị nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống đó là các bức đại tự, hương án, đồ thờ cúng, một bài vị bằng đá, một bài vị bằng gỗ son thếp vàng, một ngựa gỗ hai câu đối... Chùa Đức La (chùa Vĩnh Nghiêm ) thuộc huyện Yên Dũng, được xây dựng từ đời TrầnChùa được xây dựng vào đầu đời Trần. Chùa nằm trên một khu đồi thấp, sau lưng là dãy núi Cô Tiên, bên trái sát bờ sông Lục. Trước mặt chùa là những cách đồng rộng, xen kẽ xóm làng, mờ xa dãy núi Nham Biền nên thơ Chùa Phổ Đà: Chùa thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên là trung tâm Phật giáo thời nhà Lê, vốn có nguồn gốc từ thời Lý thế kỷ thứ 11. Chùa nằm trong một khuôn viên rộng có cảnh núi non đẹp, hấp dẫn du khách. Đình Lỗ Hạnh: Đình ở xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa là công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng thời nhà Mạc, thế kỷ thứ 16 (1576.Đình gồm 5 gian, 2 chái, 48 cột. Chu vi cột cái là 1,42 m cao 4,61 m.Đình Lỗ Hạnh hiện nay còn giữ được nhiều di vật: bộ tranh gỗ phủ sơn thế kỷ18 - 19 vẽ cảnh Bát Tiên dài 2,23 m (6.7 ft), cao1 m (3 ft); đôi nghè gỗ thế kỷ 17 sơn son thếp vàng, tượng bà chúa Tiên Dung cùng bài vị Cao Sơn Đại Vương, thần Thành Hoàng làng. Đình Lỗ Hạnh đã được khắc ghi " Đệ Nhất Kinh Bắc". Đình Thổ Hà: Đây là ngôi đình cổ được xây dựng vào đời Lê Hy Tông trên khu đất rộng 3000 m2 có nhiều cây cổ thụ thuộc làng Thổ Hà, huyện Việt Yên. Di tích cách mạng Hoàng Vân (huyện hiệp Hoà được gọi là ATK, căn cứ cách mạng thời kì 1940, 1945. Di tích thành Xương Giang :Thành nằm ở xã Thọ Xương, cách thị xã Bắc Giang 4 km. Thành này do nhà Minh xây dựng vào thế kỷ15 để trấn giữ nơi cửa ngõ đường rút quân phía bắc. Nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi do tướng Trần Nguyên Hãn chỉ huy sau gần một năm vây hãm, đánh chiếm thành Xương Giang trước khi viện binh của quân Minh qua ngã biên giới Lạng Sơn kéo xuống nước ta. Chính tại đây đã xảy ra trận đánh lịch sử thắng 10 vạn quân Minh. VI KINH TẾ: Nông nghiệp: Đặc điểm là miền núi trung du và miền núi. Bắc giang là tỉnh có kinh tế trang trại phát triển mạnh. -Lúa là cây lương thực chính. -Cây công nghiệp : chè lạc , đạu tương , thuốc lá. -Cây ăn quả: là một trong những thế mạnh của itnh gồm :vải thiều, nhãn, hồng, na. -Vải thiều Lục Ngạn nổi tiếng trong Nam ngoài Bắc. -Chăn nuôi: lợn trâu bò, gia cầm. +Công nghiệp: Nhà máy hoá chất phân đạm Hà Bắc có quy mô lớn được Trung Quốc giúp đỡ xây dựng từ năm 1965-1975. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp còn khiêm tốn, chưa phát triển tương xứng với các tiềm năng thế mạnh của tỉnh vềvị trí địa lí, đất đai và lao động

File đính kèm:

  • docmot_so_thong_tin_ve_bac_giang.doc
Giáo án liên quan