I VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm sâu trong vùng Đông Bắc với diện tích tự nhiên khoảng 47952,54 km vuông.
Phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn giáp Cao Bằng.
Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên.
Phía Đông giáp Lạng Sơn.
Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang.
Do địa hình núi cao và ở sâu trong nội địa nên việc giao lưu buôn bán giữa các tỉnh và vùng miền lân cận còn nhiều hạn chế. Giao thông chủ yếu là đường bộ; giao thông đường sông chư a đáng kể vì chủ yếu là thác ghềnh và đoạn thượng lưu. Giao thông đường hàng không và giao thông đường sắt chưa có ở đây.
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cao, kẹp giữa cánh cung sông Gâm và cánh cung Ngân Sơn ,chia Bắc Kạn gần như thành hai phần bằng nhau. Khu vực phía Đông bao gồm các dãy núi kéo dài .Khu vực phía Tây là những khối núi cao chót vót với đỉnh Phia Bíoc cao nhất khoảng 1578 m
7 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thông tin về Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẮC KẠN
I VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm sâu trong vùng Đông Bắc với diện tích tự nhiên khoảng 47952,54 km vuông.
Phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn giáp Cao Bằng.
Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên.
Phía Đông giáp Lạng Sơn.
Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang.
Do địa hình núi cao và ở sâu trong nội địa nên việc giao lưu buôn bán giữa các tỉnh và vùng miền lân cận còn nhiều hạn chế. Giao thông chủ yếu là đường bộ; giao thông đường sông chư a đáng kể vì chủ yếu là thác ghềnh và đoạn thượng lưu. Giao thông đường hàng không và giao thông đường sắt chưa có ở đây.
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cao, kẹp giữa cánh cung sông Gâm và cánh cung Ngân Sơn ,chia Bắc Kạn gần như thành hai phần bằng nhau. Khu vực phía Đông bao gồm các dãy núi kéo dài .Khu vực phía Tây là những khối núi cao chót vót với đỉnh Phia Bíoc cao nhất khoảng 1578 m
II HÀNH CHÍNH
Tỉnh Bắc Kạn được thành lập với 1 thị xã và 7 huyện (2004):
-Tỉnh lị là thị xã Bắc Kạn
-Các huyện là :Ngân Sơn, Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông, Na Rì, Chợ Mới, Pác Nặm.
III TÀI NGUYÊN
Tài nguyên rừng:
Rừng là một trong những tài nguyên phong phú của tỉnh Bắc Kạn. Diện tích rừng của tỉnh (12/1999) là 236,2 ngàn ha , chủ yếu là rừng tự nhiên (224,1 ha). Độ che phủ cao (49%)
Rừng Bắc Kạn có một thảm thực vật rất phong phú bao gồm nhiều loài cây lấy gỗ, nhiều loài cây thuốc quý hiếm Động vật tự nhiên ở đây cũng không kém phần phong phú , quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng .Trong đó có vườn quốc gia Ba Bể là khu bảo tồn thiên nhiên còn tương đối nguyên vẹn.
Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Bắc Kạn khá là phong phú và đa dạng về nhiều mặt. Đây còn là một trong những thế mạnh để phát triển kinh tế và xã hội. Trong đất có nhiều kim loại quý hiếm (chì, kẽm) .Một số nơi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có vàng dưới dạng sa khoáng (Ngân Sơn, Na Rì và Chợ Mới). Ngoài ra Bắc Kạn có có các tài nguyên khoáng sản khác như các loại đá quý, sắt, đá vôi, đất sét
Tài nguyên đất
Bắc Kạn có nhiều loại đất khác nhau bao gồm đất feralit ,đất đỏ, các loại đất phù sa ở các sông suối. Diện tích đất chưa sử dụng ở đây còn khá lớn (khoảng 37,7%).Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ ít (4,9 %).Diện tích đất lâm nghiệp chiếm hơn 55%.
IV ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THUỶ VĂN
Về cơ bản, tỉnh Bắc Kạn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
Nhiệt độ trung bình là 20-22 độ C. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1400-1600 mm.Mùa hạ mưa nhiều; bão hầu như ít ảnh hưởng trực tiếp đến Bắc Kạn. Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc,có những đợt không khí lạnh, nhiệt độ thấp, mưa ít.
Bắc Kạn là tỉnh phong phú và đa dạng về sông ngòi, là đầu nguồn của sông Lô, sông Gâm, sông Kì Cùng, sông Bằng, sông Cầu ,có tiềm năng về thuỷ điện, có nhiều thác nhiều ghềnh và ao hồ trong đó phải kể đến hồ Ba Bể ở độ cao 145m so với mực nước biển, đẹp và lớn nhất nước ta .
V DÂN CƯ:
Bắc Kạn là một tỉnh có dân số khoảng 286.300 người (2002), phân bố dân cư thưa thớt.Mật đô dân số khoảng 57,4người/km vuông.
Các dân tộc cư trú ở Bắc Kạn gồm 7 dân tộc chủ yếu là :Tày, Nùng, Dao, H'Mông, Hoa, Sán Chay, Kinh
VI SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH BẮC KẠN
Bắc Kạn xưa thuộc bộ Vũ Định, một trong 15 bộ của nước Văn Lang.
Năm 1900, tỉnh Bắc Kạn được thành lập.
Năm 1965, Bắc Kạn hợp với Thái Nguyên thành tỉnh Bắc Thái.
Năm 1996, tỉnh Bắc Thái tách ra thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên theo nghị quyết của Quốc Hội khoá IX.
VII VĂN HOÁ - GIÁO DỤC - YTẾ -DU LỊCH
Bắc Kạn là một trong những tỉnh có nhiều dân tộc cư trú, vì vậy nền văn hóa cũng mang nhiều sắc thái dân tộc, nhiều lễ hội truyền thống phong phú, đa dạng thường tổ chức vào sau Tết Nguyên Đán.
Lễ Hội
Lễ hội xuân Ba Bể: Lễ hội được tổ chức ngay bên bờ hồ Ba Bể, thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể vào ngày 10 tháng 1 âm lịch hàng năm. Lễ hội là nơi phô diễn những bản sắc dân tộc của đồng bào địa phương với nhiều trò chơi truyền thống như: đua thuyền độc mộc, ném còn, biểu diễn múa hát truyền thống , đấu vật ,bắn cung, thi hát.... Lễ hội xuân Ba Bể thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Lễ hội Phủ Thông: Lễ hội được tổ chức vào ngày 10 tháng 1 âm lịch hàng năm, tại thị trấn Phủ Thông. Lễ hội là nơi tập trung những trò chơi dân gian như tung còn, kéo co, hát si, hát lượn. Bên cạnh đó lễ hội còn là dịp để nhân dân địa phương và du khách thăm lại chiến trường xưa nơi đã diễn ra trận đánh đồn Phủ Thông.
Lễ hội Lùng Tùng (hội xuống đồng): Lễ hội được tổ chức hầu hết các địa phương trong tỉnh vào sau Tết Nguyên Đán .Hội Lùng Tùng là nơi bà con các dân tộc tập trung vui chơi nhiều trò chơi truyền thống như: múa khèn, thổi sáo, tung còn, trai gái hát giao duyên. Sau đó nhân đân trong vùng làm lễ cầu khấn thần linh, trời đất ban cho những vụ mùa bội thu nhân dịp một năm mới tốt lành.
Hội chùa Thạch Long: Lễ hội được tổ chức vào ngày 6 và 7 tháng giêng hàng năm tại chùa Thạch Long, xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới. Lễ hội là dịp nhân dân địa phương tổ chức dâng hương tưởng nhớ đến tổ tiên, ngoài ra lễ hội còn có những trò chơi hoạt động văn hóa, thể thao như kéo co, hát lượn, múa... và leo núi thưởng ngoạn phong cảnh hùng vĩ của hang động, núi rừng.
Hội Xuân Dương: Lễ hội được mở vào ngày 25 tháng 3 âm lịch tại vùng các dân tộc Tày sinh sống ở Xuân Dương, huyện Na Rì. Đây là dịp gặp mặt trong ngày hội cuối cùng của mùa xuân. Hội có hát dân gian của các dân tộc Tày, Nùng, Dao...
Danh lam thắng cảnh - di tích lịch sử:
Hồ Ba Bể :Từ Hà Nội theo đường số 3 qua Thái Nguyên, đến thị xã Bắc Kạn và đi tiếp khoảng 40 km là đến hồ Ba Bể (gần chợ Rã) , một hồ kiến tạo lớn nhất miền Bắc Việt Nam giữa vùng đá phiến và đá vôi. . Hồ dài hơn 8 km, rộng 3 km, sâu khoảng 20 đến 30 m.Đoan giữa hồ hơi eo lại. Hồ Ba Bể ở độ cao 145 m so với mặt nước biển, diện tích mặt hồ khoảng 500 ha được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi có nhiều hang động và những suối ngầm khi ẩn khi hiện. Toàn cảnh hồ như một bức tranh thuỷ mặc làm say lòng nhiều du khách từ xưa đến nay.
Vườn Quốc gia Ba Bể: Vườn quốc gia Ba Bể là một di sản thiên nhiên quí giá, có diện tích 23.340 ha. Đây là một hệ thống rừng nguyên sinh trên núi đá vôi bao bọc xung quanh hồ nước trong xanh. Ở đây có tới 417 loài thực vật và 299 loài động vật có xương sống. Có nhiều loại động vật quí hiếm như phượng hoàng đất, gà lôi, voọc mũi hếch... còn được lưu giữ ở đây.
Cùng với thắng cảnh hồ Ba Bể, vườn quốc gia Ba Bể là một di sản thiên nhiên đẹp vào bậc nhất của nước ta cần phải được bảo vệ, khai thác đưa khách du lịch tới tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu.
Động Puông :Động Puông nằm trên dòng sông Năng, cách huyện lỵ Ba Bể 5 km.Động là nơi con sông Năng chảy xuyên qua một dãy núi đá vôi tạo thành. Động có chiều dài khoảng 200 m, chiều cao trung bình của động từ 25 - 30 m với nhiều hình thù, cột đá hùng vĩ. Trong động còn có đàn dơi hàng chục vạn con sinh sống và trú ngụ. Động Puông là một điểm du lịch sinh thái đặc biệt độc đáo và rất hấp dẫn.
Thác Đầu Đẳng :Thác là nơi dòng sông Năng tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang. Thác Đầu Đẳng dài khoảng 2 km, là nơi con sông Năng bị chặn lại bởi những tảng đá lớn nhỏ xếp chồng lên nhau với độ dốc chừng 500 m, tạo thành một thác nước ngoạn mục kỳ vĩ.
Ao Tiên :Ao Tiên là một hồ nước nhỏ, rộng chừng 3 ha nằm trên đỉnh núi. Bị bao bọc bởi rừng nhiệt đới nên khí hậu ở đây rất mát mẻ và trong lành. Tương truyền đây chính là nơi các nàng tiên trên trời thường xuống tắm và đánh cờ.
Thác Roọm :Thác Roọm thuộc xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, nằm cách thị xã Bắc Kạn 8 km theo tỉnh lộ Bắc Kạn - Chợ Đồn. Khu thác Roọm bao gồm một quần thể bãi đá, sông núi rất đẹp hoà với cảnh thiên nhiên của núi rừng. Thác Roọm là nơi con sông Cầu bị chắn bởi bãi đá lô nhô dài chừng 1 km tạo nên phong cảnh kỳ thú.
Phya Khao :Điểm du lịch Phya Khao thuộc huyện Chợ Đồn, là nơi có khí hậu ôn hoà, môi trường trong sạch. Độ cao trung bình so với mặt biển là 800 m, khí hậu ở đây ấm về mùa đông và mát về mùa hè. Trước kia khi còn đang đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã tìm ra địa điểm có khí hậu tuyệt vời này và đã cho xây dựng nhà nghỉ mát tại đây.
Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ :Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ thuộc huyện Na Rì với diện tích hàng chục ngàn hecta, là nơi lưu giữ và bảo tồn của nguồn gen động, thực vật quý hiếm. Đây còn là một điểm du lịch, nghiên cứu sinh thái trong tương lai.
Động Nàng Tiên :Động Nàng Tiên thuộc xã Lương Hạ, huyện Na Rì, là một trong hang động tự nhiên ăn sâu vào trong lòng núi đá tạo nên một cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú.
Thác Nà Đăng :Thuộc xã Lương Thành, huyện Na Rì, là một thác nước chảy từ đỉnh núi xuống với độ cao trên 100 m tạo nên một cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú.
Giáo dục - y tế
Giáo dục: Là một tỉnh miền núi, địa bàn di chuyển còn nhiều khó khăn, thế nhưng Bắc Kạn luôn chú trọng đến công tác giáo dục và đào tạo.Số trường lớp, giáo viên học sinh thường xuyên tăng lên. Thế nhưng cơ sở trường lớp còn nghèo nàn, chủ yếu là tranh tre nứa lá.Đó cũng là một thách thức đối với ngàn giáo dục đào tạo ở tỉnh Bắc Kạn.
Y tế: Cung với giáo dục đào tạo, công tác chăm sóc sức khoẻ của Bắc Kạn có nhiều thay đổi lớn, phục vụ cho nhu cầu khám và chữa bệnh của nhân dân ở đây.
VIII KINH TẾ
Nông nghiệp:Bắc Kạn là một tỉnh nông nghiệp miền núi, sản xuất nông nghiệp trở thành nghành kinh tế chủ yếu của tỉnh Bắc Kạn.Trồng trọt chiếm 68,4 % giá trị sản xuất nông nghiệp bao gồm các cây nông nghiệp:lúa, ngô, khoai,sắn và các cây công nghiệp : đỗ tương, mía, thuốc lá, bông Chăn nuôi chiếm tỉ lệ không lớn, chủ yếu là là chăn nuôi trâu, bò ,lợn, gà
Lâm nghiệp : là một trong những thế mạnh của Bắc Kạn với rừng chiếm độ che phủ khoảng 49%.Rừng còn là đầu nguồn của các hệ thống sông nên có giá trị rất lớn. Sản lượng gỗ đạt mức 6551 mét khối (1999).Ngoài khai thác rừng tự nhiên, diện tích rừng trồng ngày càng tăng.Ngoài ra, tỉnh Bắc Kạn còn xây dựng một số các xí nghiệp để khai thác và chế biến gỗ, phát triển ngành công nghiệp làm giấy.
Thuỷ sản: Do Bắc Kạn là một tỉnh vùng núi, điều kiện tự nhiên không thuận lợi lắm cho việc nuôi trồng thủy sản cho nên nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỉ lệ không lớn trong các ngành sản xuất kinh tế.
Công nghiệp: Mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng ngành công nghiệp của tỉnh Bắc Kạn chiếm tỉ lệ ít (9,9%) năm 1999.Nhìn chung các ngành công nghiệp có quy mô nhỏ, trang thiết bị lạc hậu , chủ yếu là công nghiệp chế biến.
File đính kèm:
- mot_so_thong_tin_ve_bac_kan.doc