Một số thông tin về Bắc Ninh

I/ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

 Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng với diện tích khoảng 799,8km vuông – là tỉnh có diện tích nhỏ nhất trong 64 tỉnh thành Việt Nam.

Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang.

Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.

Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.

Phía Tây giáp Thủ Đô Hà Nội.

 Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi thuận lợi cho việc giao thông với các tỉnh ,có tuyến đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc ;các quốc lộ 1A ,1B, 18, 38 chạy qua tỉnh nối liền với các trung tâm kinh tế văn hoá của miền Bắc và gần sân bay quốc tế Nội Bài.

 Địa hình chủ yếu của Bắc Ninh là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa các con sông lớn (sông Đuống, Sông Thái Bình), bề mặt tương đối bằng phẳng ,địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 đến 400 mét.Diện tích đồi núi chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thông tin về Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẮC NINH I/ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng với diện tích khoảng 799,8km vuông – là tỉnh có diện tích nhỏ nhất trong 64 tỉnh thành Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang. Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên. Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương. Phía Tây giáp Thủ Đô Hà Nội. Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi thuận lợi cho việc giao thông với các tỉnh ,có tuyến đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc ;các quốc lộ 1A ,1B, 18, 38 chạy qua tỉnh nối liền với các trung tâm kinh tế văn hoá của miền Bắc và gần sân bay quốc tế Nội Bài. Địa hình chủ yếu của Bắc Ninh là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa các con sông lớn (sông Đuống, Sông Thái Bình), bề mặt tương đối bằng phẳng ,địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 đến 400 mét.Diện tích đồi núi chiếm tỉ lệ rất nhỏ. II/ HÀNH CHÍNH Tỉnh Bắc Ninh được thành lập với 1 thị xã và 7 huyện là: -Thị xã Bắc Ninh (với dân số khoảng 76.600 người) -Các huyện Yên Phong, Quế Võ ,Tiên Du ,Từ Sơn, Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành. III/TÀI NGUYÊN Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu là rừng trồng.Tổng diện tích rừng khoảng 661 ha phân bố chủ yếu ở hai huyện Quế Võ và Tiên Du. Tổng trữ lượng gỗ ước tính khoảng 3200 mét khối. Tài nguyên khoáng sản: Bắc Ninh là một tỉnh không giàu về tài nguyên khoáng sản ,chủ yếu là vật liệu xây dựng (phi khoáng) như đất sét làm gạch ngói, gốm với trữ lượng không lớn; hay đá cát kết ,đá sa thạch ,than bùn. Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên ở Bắc Ninh khoảng 79.9 nghìn ha ; bao gồm đất xám bạc màu (ở huyện Yên Phong ,Quế Võ) ;phù sa được bồi đắp hàng năm(ở các vùng ngoài đê sông Đuống, sông Thái Bình)Trong đó đã sử dụng khoảng 60% vào mục đích nông nghiệp , 0,5% vào lâm nghiệp. III ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THUỶ VĂN Bắc Ninh thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa , có mùa đông lạnh và mùa khô rõ rệt. Nhiệt độ trung bình từ 21-23 độ C.Lượng mưa trung bình trong năm ở đây là 1800mm , mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm.Hàng năm có 2 mùa gió chính : gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam.Gió mùa Đông Nam mang theo hơi ẩm và gây ra mưa rào. Bắc Ninh có 4 dòng sông lớn chảy qua thuộc hệ thống sông Thái Bình và sông Hồng ,đó là: sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình và sông Ngũ Huyện Khê. Các con sông của Bắc Ninh ngoài nguồn lợi về thuỷ sản (tôm cá) còn là nước tưới cho đồng ruộng và tạo thành các tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng. V DÂN CƯ: Bắc Ninh là một tỉnh có dân số khoảng 941.400 người (số liệu 4/1999) và có tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm nhanh và tương đối thấp so với cả nước. Mật độ dân số của tỉnh Bắc Ninh năm 2001 đã lên tới 1191,3 người/km vuông ,tức là gần gấp 5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước ,một phần là do Bắc Ninh nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng ,được con người biết đến và khai phá từ lâu đời. Bắc Ninh là một tỉnh có các dân tộc là:Việt (Kinh), Nùng, Mường, Tày sống đoàn kết với nhau trên một vùng đồng bằng cho nên các lễ hội, phong tục tập quán khá phong phú. VI SƠ LƯỢC LỊCH SỬ BẮC NINH Thời lập quốc ,Bắc Ninh thuộc bộ Vũ Ninh ,một trong 15 bộ của nước Văn Lang Đây là nơi xuất phát của nhà Lý( Lý Công Uẩn). Đời nhà Trần nơi đây được gọi là đất Kinh Bắc .Năm 1822 triều Nguyễn đổi tên thành trấn Bắc Ninh.Năm 1931 đổi tên thành tỉnh Bắc Ninh.. Năm 1938 ,thị xã Bắc Ninh được xếp làm thành phố lớn thứ 5 của Bắc Bộ Năm 1963 Bắc Ninh và Bắc Giang sát nhập thành tỉnh Hà Bắc Năm 1996 ,tỉnh Hà Bắc lại được chia thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang theo nghị quyết của Quốc Hội khoá IX VII VĂN HOÁ – GIÁO DỤC – YTẾ –DU LỊCH Bắc Ninh là tỉnh mà từ xưa Đạo Phật đã sớm thâm nhập.Cho đến thời nhà Lý thì Đạo Phật đã đạt đến sự cường thịnh nên đã có nhiều chùa tháp được xây dựng và đã trở thành danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử thu hút du khách.Không những thế Bắc Ninh còn là cái nôi của nền văn hoá Việt Nam với những lễ hội ,sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc và phát triển đến đỉnh cao (hội chùa ,hội đền) với hơn 49 làng Quan họ là những hoạt động văn hoá độc đáo mà không người dân Việt nào lại không biết.(như cây đa ,bướm lượn ,bèo dạt mây trôi) Lễ hội Hội Lim: Lim là tên Nôm của làng Lũng Giang cách thủ đô Hà Nội khoảng 18km Lễ hội diễn ra vào ngày13 tháng giêng âm lịch hàng năm ở đồi Lim, có chùa Lim là nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu và hội Lim gắn liền với truyền thống văn hoá của vùng đất Bắc Bộ là những câu hát quan họ. Các nhóm nam nữ hát đối đáp từng cặp hay từng nhóm với nhiều làn điệu quan họ khác nhau.Tất cả tạo nên một không khí vui tươi thanh bình vào những ngày đầu xuân. Hội Đình Bảng: Đình làng Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn thờ 3 vị thần .Lễ hội hàng năm diễn ra từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 3 âm lịch, dân làng Đình Bảng mở hội để tưởng nhớ công lao của các phúc thần. Trong ngày hội, trên bãi rộng trước cửa đình có các phúc thần. Có các cuộc vui như đánh cờ, đánh vật, đánh đu, chọi gà, hát chèo, hát Quan Họ trên hồ... Hội Đông Hồ: Lễ hội diễn ra từ mồng 4 đến mồng 7 tháng giêng tại đình làng Đông Hồ huyện Thuận Thành. Đây là một lễ hội mang tính chất hội làng nghề, nơi sản xuất tranh dân gian nổi tiếng. Hội Chùa Phật Tích: Hội thường diễn ra trong 2 ngày từ ngày 4 đến 5 tháng giêng âm lịch tại chùa Phật Tích nhằm tưởng nhớ công ơn của vua Lý Thánh Tông. Hàng năm lễ hội được mở ra cho khách hành hương đến để lễ Phật, nghe kinh, cầu yên, cầu phúc, đồng Đền Đô là một ngôi đền đẹp tọa lạc tại làng Đình Bảng. Lễ hội đền Đô được tổ chức vào ngày 13/3 đến 15/3 âm lịch để tưởng nhớ công lao 8 vị vua nhà Lý. Phần hội có các trò vui như chọi gà, thả chim bồ câu, thi đấu vật, hát Quan họ và nhiều trò vui khác.Lễ hội này khơi dậy lòng tự hào về cội nguồn dân tộc vừa tưởng nhớ công lao các nhân vật lịch sử. Lễ hội chùa Dâu: Hội mở vào ngày 17 tháng 1 âm lịch tại làng Dâu, Thanh Khương, huyện Thuận Thành. Chùa Dâu thờ Phật Mẫu Man Nương. Lễ hội mở vào ngày sinh của Man Nương. Đây là lễ hội tiêu biểu cho sự hội nhập của tín ngưỡng nông nghiệp vào đạo Phật. Trong hội có lễ rước tượng bà Dâu đi qua các chùa .Phân hội có thi làm bánh giày là đặc sản của chùa Dâu. Danh lam thắng cảnh – di tích lịch sử: Chùa Phật Tích: Chùa còn được gọi là Vạn Phúc, toạ lạc trên sườn núi Phật Tích. Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ VII-X.Vào năm 1057 vua Lý Thánh Tông đã cho dựng cây tháp báu và đúc pho tượng phật mình vàng. Hiện tại di vật của chùa còn lại là bức tượng Phật A-di-đà bằng đá, ngồi thiền định trên toà sen, cao 1,85 mét (tính cả bệ đá là cao 3 mét). Chùa Phật Tích xưa kia là nơi có nhiều nhà tu hành tu luyện. Theo sử sách để lại thì chùa Phật Tích chính là nơi Phật ngự. Chùa Dâu :Chùa Dâu còn có tên là Diên ứng, tọa lạc ở làng Dâu, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là ngôi chùa đầu tiên của Việt Nam, được khởi dựng vào đầu thế kỷ thứ III. Từ những thế kỷ đầu công nguyên, chùa Dâu đã là một trung tâm Phật giáo nổi tiếng trong nước và ngoài nước .Chùa được ông Mạc Đĩnh Chi đứng ra dựng lại với qui mô lớn vào thế kỷ XIV, và trùng tu nhiều lần ở các thế kỷ sau. Hiện nay ở sân chùa có tháp Hòa Phong 3 tầng cao khoảng 17 m. Trong tháp có chuông lớn đúc dưới triều Cảnh Thịnh (1793), khánh lớn bằng đồng đúc năm Minh Mạng 18. Ngoài ra, còn có tượng bà Pháp Vân, tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ. Chùa Bút Tháp: Chùa Bút Tháp còn có tên là Ninh Phúc tự ,tọa lạc tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa được xây dựng từ thời hậu Lê (thế kỷ XVII). Theo lịch sử, chùa được bà Trinh Thị Ngọc Trúc (vợ vua Lê Thánh Tông) cùng hai nhà sư người Việt gốc Hoa thiết kế . Đình làng Đình Bảng: Đình làng Đình Bảng thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 20 km; Vùng địa linh này là quê hương Lý Công Uẩn (tức Lý Thái Tổ), người lập ra triều Lý và khai sáng kinh đô Thăng long (năm 1010). Đình Bảng có cả cụn di tích văn hóa, nhất là những di tích về thời Lý, tạo thành một khu lưu niệm độc đáo, âm vang lịch sử, có tầm cỡ quốc gia, đủ cả: Đình, đền, chùa, lăng, tẩm .... đặc trung của một văn hóa làng Việt Nam. Làng Tranh Đông Hồ: Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về làng Mái với anh thì về Làng Mái có lịch có lề Có ao tắm mát có nghề làm tranh. Đây là một làng nghề vẽ tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam ở làng Đông Hồ, huyện Thuận Thành. Nghề vẽ tranh dân gian của làng Đông Hồ đã có từ rất lâu đời. Trước đây, họ vẽ tranh phục vụ cho Tết Nguyên Đán. Ngày nay, họ vẽ tranh còn để bán cho khách hàng có nhu cầu bất kỳ lúc nào. Nguyên liệu để vẽ tranh là giấy dó màu vẽ lấy từ chất liệu thiên nhiên . Hầu hết tranh Đông Hồ đều phản ánh được ước nguyện hòa bình, hạnh phúc, ấm no. Có một số tranh vẽ về động vật như bò, lợn, chó, mèo là những con vật gần gũi với người nông dân. Đặc biệt một số tranh với mảng đề tài "Hứng dừa", "Đám cưới chuột", "Đánh ghen" rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Hàng năm, chợ tranh được họp vào dịp Tết Nguyên Đán tại đình Đông Hồ. VIII KINH TẾ: Bắc Ninh có một nền kinh tế phát triển khá ổn định ,có nguồn lao động dồi dào và nhiều làng nghề truyền thống. Nông nghiệp Bắc Ninh là một tỉnh nông nghiệp ,bình quân diện tích canh tác là 543,7 m²/đầu người (1999). Lúa là cây trồng chính ,cây hoa màu như: ngô ,khoai tây ,rau đậu ,cà chua ,cải ,đậu tương ,lạc Chăn nuôi có trâu bò ,gia cầm và một số loại cá Lâm nghiệp Do tỉnh Bắc Ninh là một vùng đồng bằng ,ít đồi núi nên lâm nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ không đáng kể. Công nghiệp Tỉnh Bắc Ninh đã hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung như khu công nghiệp Tiên Sơn và Quế Võ :Nhà máy kính nổi Việt – Nhật ,Nhà máy khí công nghiệp và liên doanh sản xuất kính ô tô ,Xí nghiệp sản xuất bao bì nhựa ,Nhà máy chế biến sản xuất nông sản Thủ công nghiệp có nhiều làng nghề truyền thống đang được khôi phục ,bảo tồn và phát triển như làm gốm ,làm tranh ,làm giấy ,chế tác đồ mĩ nghệ

File đính kèm:

  • docmot_so_thong_tin_ve_bac_ninh.doc
Giáo án liên quan