I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
Tỉnh Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ.
Diện tích khoảng 2696 km².
Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước.
Phía Nam giáp TP Hồ Chí Minh.
Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh.
Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai.
+Giao thông:
Đường bộ:
QL 13 nối TP Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một (Bình Dương) – Lộc Ninh (Bình Phước) –Cam Pu Chia
QL 13 nối TP Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một (Bình Dương) – QL 14 ( Bình Phước) –Đăk Lăk.
QL 1A qua tỉnh Bình Dương ở địa phận huyện Dĩ An.
Đường sắt:
Tuyến Bắc Nam qua tỉnh Bình Dương ở địa phận huyện Dĩ An.
Đường sông:
Có các tuyến Dầu Tiếng – Thuận An ,
Hiếu Liên – Thanh Phước – Biên Hoà.
Bến cảng: cảng Bà Lụa trên sông Sài Gòn, cảng Bình An
+Địa hình:
Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.
(Núi Châu Thới cao 82m, núi Ông cao 284m, núi La Tha cao 198m, núi Cậu cao 155m).
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thông tin về Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÌNH DƯƠNG
I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
Tỉnh Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ.
Diện tích khoảng 2696 km².
Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước.
Phía Nam giáp TP Hồ Chí Minh.
Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh.
Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai.
+Giao thông:
Đường bộ:
QL 13 nối TP Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một (Bình Dương) – Lộc Ninh (Bình Phước) –Cam Pu Chia
QL 13 nối TP Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một (Bình Dương) – QL 14 ( Bình Phước) –Đăk Lăk.
QL 1A qua tỉnh Bình Dương ở địa phận huyện Dĩ An.
Đường sắt:
Tuyến Bắc Nam qua tỉnh Bình Dương ở địa phận huyện Dĩ An.
Đường sông:
Có các tuyến Dầu Tiếng – Thuận An ,
Hiếu Liên – Thanh Phước – Biên Hoà.
Bến cảng: cảng Bà Lụa trên sông Sài Gòn, cảng Bình An
+Địa hình:
Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.
(Núi Châu Thới cao 82m, núi Ông cao 284m, núi La Tha cao 198m, núi Cậu cao 155m).
II/HÀNH CHÍNH:
(1 Thị xã – 6 huyện -2004)
Tỉnh lị: Thị xã Thủ Dầu Một.
Các huyện: Dầu Tiếng, Bến Cát, Phú Giáo, Tân Uyên, Dĩ An, Thuận An.
III/TÀI NGUYÊN:
+Rừng:
Bình Dương có 5953 ha rừng tự nhiên, 8560 ha rừng trồng.
Khu vực có diện tích lớn nhất là rừng phòng hộ núi Cậu huyện Dầu Tiếng với 3905 ha.
+Khoángsản:
Cao lanh nguyên liệu làm gốm sư có ở Đất Cuốc, Chánh Lưu, Bình Hoà
Sét dùng sản xuất gạch ngói có ở Mỹ Phước, Tân Phước Khánh, Phước Thái, Khánh Bình
Than Bùn phân bố dọc theo thung lũng các sông Sài Gòn, Đồng Nai, Thị Tính.
IV/KHÍ HẬU THỦY VĂN:
+Khí hậu
Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, ít chịu ảnh hưởng mưa bão, lụt lội,
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,5 độ C.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800-2000mm.
+Thuỷ văn:
Có 3 sông chính thuộc hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai chảy qua tỉnh Bình Dương.
-Sông Đồng Nai chảy qua tỉnh thuộc địa phận huyện Tân Uyên, có giá trị lớn về giao thông vận tải.
-Sông Sài Gòn chảy qua tỉnh từ Dầu Tiếng đến Thuận An.
-Sông Bé chảy qua tỉnh ở địa phận huyện Phú Giáo rồi đổ ra sông Đồng Nai, ít có giá trị về giao thông nhưng có giá trị về thuỷ lợi.
Các sông rạch khác: sông Thị Tính, rạch Bà Lô, rạch Bà Hiệp, rạch Vĩnh Bình, rạch Cầu Ông Cộ
V/DÂN CƯ:
Dân số của tỉnh khoảng 810.000 người (2002)
Dân tộc : Kinh, Hoa , Kh-Mer
VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH:
Năm 1976, tỉnh Sông Bé được thành lập trên cơ sở hai tỉnh hiện nay là Bình Phước và Bình Dương. Tỉnh lị là Thị xã Thủ Dầu Một.
Năm 1997, tỉnh Bình Dương tách ra từ tỉnh Sông Bé.
VII/VĂN HOÁ, DU LỊCH:
Nhắc đến Bình Dương là nhắc đến trái cây đặc sản Lái Thiêu như măng cụt, sầu riêng, mít tố nữ, chôm chôm, đồ gốm sứ, đồ sơn mài, đồ điêu khắc gỗ, cùng với đờn ca tài tử cải lương...
+Di Tích- Thắng Cảnh
Nhà Tù Phú Lợi: nơi giam giữ các chiến sĩ cách mạng trong thời kì kháng chiến chống mĩ.
Chùa Bà Thiên Hậu: xây dựng từ thế kỉ thứ XIX, với lễ hội chùa Bà tổ chức hàng năm vào ngày 15 tháng Giêng Âm Lịch tại Thị xã Thủ Dầu Một.
Chùa Núi Châu Thới (Dĩ An): được xây dựng từ thế kỉ thứ XVII.
VIII/KINH TẾ:
Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Nam Bộ, công nghiệp là ngành kinh tế chính.
+Nông nghiệp:
Cây lương thực : lúa, ngô, sắn và các loại cây ăn quả.
Cây công nghiệp: cao su là cây công nghiệp chính, diện tích khoảng 94.600ha, rồi đến điều, tiêu, ngoài ra còn có lạc, mía, thuốc lá
Bình Dương là tỉnh có nhiều Khu công nghiệp với nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau:
+Công nghiệp:
KCN Sóng Thần I, Sóng Thần II, Bình Đường, Việt Hương I, Việt Hương II, Đồng An, VSIP, Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp B, Mỹ Phước.
Các sản phẩm công nghiệp chính của Bình Dương: đá các loại, thức ăn gia súc, đường các loại, nước khoáng, hạt điều nhân, quần áo may sẵn, giày dép da, gỗ xẻ các loại, hàng mộc các loại, sản phẩm giấy các loại, xà phòng các loại, sứ dân dụng, thuốc trừ sâu, hạt nhựa các loại, lắp ráp ô tô
Làng nghề :
Gốm sứ: Thủ Dầu Một là một trong hai trung tâm sản xuất gốm sứ lớn nhất miền Nam.
Sơn mài: Thủ Dầu Một cũng là một trung tâm về nghề sơn mài, đã có làng sơn mài Tương Bình Hiệp.
Điêu khắc gỗ mĩ thuật: ở Bình Dương cũng đã có từ lâu đời
File đính kèm:
- mot_so_thong_tin_ve_binh_duong.doc