Một số thông tin về Bình Phước

I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:

 Bình Phước là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ.

 Diện tích khoảng 6856 km ².

Phía Bắc và Tây Bắc giáp Cam pu chia (240km).

Phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai và Bình Dương.

Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh.

Phía Đông giáp tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng.

+Giao thông:

Đường bộ:

QL 13 nối TP Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một( Bình Dương) –Lộc Ninh( Bình Phước)- Cam Pu Chia.

QL 14 nối Chơn Thành ( Bình Phước) – Đăk Nông –Đăk Lăk- Gia Lai- Kon Tum.

Đường sắt:

Trước kia có tuyến đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh.

Địa hình:

Bình Phước là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên với đồng bằng.

Địa hình núi thấp, có độ cao tuyệt đối từ 300 đến 600 mét ở Phước Long, Bù Đăng, Bắc Đông Phú và một số ít ở Bình Long, Lộc Ninh.

Địa hình đồi và đồi thấp, có độ cao trung bình từ 100-300 mét ở Lộc Ninh, Phước Bình, và Đồng Xoài.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thông tin về Bình Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÌNH PHƯỚC. I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ: Bình Phước là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Diện tích khoảng 6856 km ². Phía Bắc và Tây Bắc giáp Cam pu chia (240km). Phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh. Phía Đông giáp tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng. +Giao thông: Đường bộ: QL 13 nối TP Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một( Bình Dương) –Lộc Ninh( Bình Phước)- Cam Pu Chia. QL 14 nối Chơn Thành ( Bình Phước) – Đăk Nông –Đăk Lăk- Gia Lai- Kon Tum. Đường sắt: Trước kia có tuyến đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh. Địa hình: Bình Phước là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên với đồng bằng. Địa hình núi thấp, có độ cao tuyệt đối từ 300 đến 600 mét ở Phước Long, Bù Đăng, Bắc Đông Phú và một số ít ở Bình Long, Lộc Ninh. Địa hình đồi và đồi thấp, có độ cao trung bình từ 100-300 mét ở Lộc Ninh, Phước Bình, và Đồng Xoài. II/HÀNH CHÍNH: (1 Thị xã, 7 huyện -2004) Tỉnh lị: TX Đồng Xoài. Các huyện : Phước Long, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bình Long, Đồng Phú, Bù Đăng,Chơn Thành, III/TÀI NGUYÊN: +Rừng: Bình Phước có 168.000 ha rừng tự nhiên, 30.500 ha rừng trồng. Khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập, diện tích khoảng 26.032 ha (huyện Phước Long). Rừng ở núi Bà Rá(Phước Long) Rừng thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên: 5.399 ha (huyện Bù Đăng). +Khoáng sản: Quặng bô xít , vàng dưới dạng sa khoáng, đá quý sa phia, ôpal, đá xây dựng và đá ốp lát +Đất đai: Đất đỏ bazan chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên, thích hợp cho cây cao su, điều, cà phê và cây ăn quả. IV/KHÍ HẬU THUỶ VĂN: +Khí hậu: Bình Phước có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa và nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25-26 độ C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2000-2300mm. +Thuỷ văn: Bình Phước có nhiều sông, suối, hồ thuận lợi cho thuỷ điện, nông nghiệp. Các sông chính: -Sông Sài Gòn là ranh giới tự nhiên của tỉnh Bình Phước và Tây Ninh. -Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh. -Sông Bé chảy qua Bình Phước – Bình Dương rồi vào sông Đồng Nai. Thuỷ điện: đập thuỷ điện Thác Mơ với công suất 150.000 kW. V/DÂN CƯ: Dân số khoảng 746.000 người (2002) Dân tộc: Kinh, X’Tiêng, Kh’Mer, M’ Nông Người X’Tiêng ở Bình Phước chiếm hơn 95% tổng số người X’Tiêng ở cả nước. VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH: Năm 1976, tỉnh Sông Bé được thành lập trên cơ sở hai tỉnh hiện nay là Bình Phước và Bình Dương. Tỉnh lị là TX Thủ Dầu Một Năm 1997, tỉnh Bình Phước tách ra từ tỉnh Sông Bé. VII/VĂN HOÁ – DU LỊCH: +Di tích – thắng cảnh: Cơ quan của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam ở Tà Thiết huyện Lộc Ninh. Khu du lịch hồ Suối Lam, thuộc xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú, cách TX Đồng Xoài 10km. Khu du lịch hồ Sóc Xiêm, Bình Long. Thắng cảnh núi Bà Rá(cao 736m) : thuộc huyện Phước Long, đứng trên lưng chừng núi này có thể nhìn thấy cả một khu vực rộng lớn của thị trấn Thác Mơ và hồ Thác Mơ. VIII/KINH TẾ: +Nông nghiệp: Cây lương thực có lúa, ngô, sắn, khoai lang Cây công nghiệp: cây cao su là cây truyền thống trong lịch sử phát triển của vùng Đông Nam Bộ, cây cà phê, cây điều, cây hồ tiêu. Ngoài ra còn có cây lạc, cây mía, cây bông vải, cây vừng, cây thuốc lá, đậu nành +Công nghiệp: Đã hình thành một số khu công nghiệp như khu công nghiệp Chơn Thành huyện Bình Long. Các ngành công nghiệp chủ yếu: chế biến hạt điều, tinh bột sắn, mủ cao su, quần áo may sẵn, gỗ xẻ, bột giấy, gạch ngói, khai thác đá các loại

File đính kèm:

  • docmot_so_thong_tin_ve_binh_phuoc.doc
Giáo án liên quan