I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
Bình Thuận là tỉnh ven biển cực nam Trung bộ, diện tích khoảng 7828 km².
Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận.
Phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai.
Phía Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông (192km)
+Giao thông:
Đường bộ:
QL 1A nối liền Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh (180km).
QL 28 nối Phan Thiết Bình Thuận – Di Linh Lâm Đồng – Gia Nghĩa Đắk Nông.
QL 55 nối Bình Thuận – Bà Rịa- Vũng Tàu.
Đường sắt:
Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh.
Đường thủy:
Tuyến vận tải biển giữa đất liền và đảo Phú Quý.
Các cảng: Phan Thiết,Phú Quý, Lagi, Phan Rí
Đường hàng không:
Bình Thuận có sân bay Phan Thiết và Phú Quý song chưa được đưa vào sử dụng.
+Địa hình:
Địa hình đồi cát và cát ven biển (18%), đồng bằng phù sa (9%), địa hình đồi gò (31%), địa hình núi thấp (40%).
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thông tin về Bình Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÌNH THUẬN
I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
Bình Thuận là tỉnh ven biển cực nam Trung bộ, diện tích khoảng 7828 km².
Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận.
Phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai.
Phía Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông (192km)
+Giao thông:
Đường bộ:
QL 1A nối liền Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh (180km).
QL 28 nối Phan Thiết Bình Thuận – Di Linh Lâm Đồng – Gia Nghĩa Đắk Nông.
QL 55 nối Bình Thuận – Bà Rịa- Vũng Tàu.
Đường sắt:
Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh.
Đường thủy:
Tuyến vận tải biển giữa đất liền và đảo Phú Quý.
Các cảng: Phan Thiết,Phú Quý, Lagi, Phan Rí
Đường hàng không:
Bình Thuận có sân bay Phan Thiết và Phú Quý song chưa được đưa vào sử dụng.
+Địa hình:
Địa hình đồi cát và cát ven biển (18%), đồng bằng phù sa (9%), địa hình đồi gò (31%), địa hình núi thấp (40%).
II/HÀNH CHÍNH:
(1 Thành phố, 8 huyện -2004)
Tỉnh lị: Thành phố Phan Thiết.
Các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Tân, và huyện đảo Phú Quý.
III/TÀI NGUYÊN:
+Rừng
Bình Thuận có hơn 368.000 ha đất rừng, nước khoáng có hơn 10 điểm (nước suối Vĩnh Hảo Tuy Phong, Đa Kai Đức Linh đang khai thác).
Cát thủy tinh trữ lượng 496 triệu mét khối, đá granít ở nhiều nơi.
Tương lai sẽ có ngành dầu khí ở khu vực đảo Phú Quý.
+Biển:
Biển Bình Thuận giàu tôm, cá, mực... bờ biển dài 192 km, các cửa biển Phan Thiết, La Gi, Tuy Phong; các vịnh Phan Thiết, vịnh Phan Rí, vũng Mũi Né, thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt hải sản, có nhiều bãi biển đẹp, nhiều cù lao đẹp ở giữa biển, Phú Qúy tên cũ là Cù Lao Thu là một huyện đảo cách đất liền 120km.
IV/ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THỦY VĂN:
+Khí Hậu:
Bình Thuận nằm trong vùng khô hạn của nước ta, nhiều nắng và gió, nhiệt độ trung bình hàng năm 26-27 độ C.
Lượng mưa trung bình hàng năm thấp (800-1500mmm)
+Thuỷ văn:
Sông La Ngà có chiều dài 272 km, có trữ lượng thủy năng lớn, các sông khác ngắn và dốc :sông Lòng Sông, sông Luỹ, sông Cái (sông Quao), sông Cà Ti, sông Phan, sông Dinh
Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi, có công suất 476 MW/ giờ.
V/DÂN CƯ:
Dân số của tỉnh khoảng : 1.106.000 người.
Dân tộc : Kinh, Chăm, Hoa, K’Ho
VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH:
Năm 1832, tỉnh Bình Thuận có hai phủ là Ninh Thuận và Hàm Thuận.
Năm 1976, tỉnh Thuận Hải được thành lập với Bình Thuận và Bình Tuy và Ninh Thuận.
Năm 1992, tỉnh Bình Thuận được tách ra từ Thuận Hải.
VII/VĂN HOÁ – DU LỊCH:
Du lịch dã ngoại, tắm biển, sinh thái nghỉ dưỡng, chơi gôn, phát triển mạnh ở Bình Thụân.
+Lễ hội:
Lễ hội Nghinh Ông : được nâng lên thành 1 trong 5 lễ hội đặc sắc của tỉnh, qua đó giới thiệu đất nước, con người Bình Thuận, đồng thời thu hút khách du lịch.
Di tích trường Dục Thanh: là một di tích lịch sử văn hoá, được xây dựng từ năm 1907, nay thuộc đường Trưng Nhị, TP Phan Thiết. Năm 1910, trên đường đi tìm đường cứu nước, thầy giáo Nguyễn Tất Thành sau là chủ tịch Hồ Chí Minh, đã đến dạy ở trường Dục Thanh.
Tháp Pôshana: cách Thành phố Phan Thiết 5 km.
Tháp nước ở trung tâm Phan Thiết, xây dựng vào năm 1958, do Hoàng Thân Xouphanuvông (Lào) thiết kế.
Đền thờ Vạn Thủy Tú Tp Phan Thiết là ngôi đình lâu đời nhất của tỉnh Bình Thuận , nơi lưu giữ nhiều bộ xương cá voi.
Chùa Cổ Thạch, huyện Thuy Phong, được xây dựng từ thế kỷ thứ XIX, trên một núi có nhiều bãi đá thiên nhiên với nhiều hình hài màu sắc.
Hải Đăng Khe Gà : thuộc huyện Hàm Thuận Nam được xây dựng từ năm 1899.
Mũi Né: cách Thành Phố Phan Thiết 22km, có nhiều bãi tắm hoang sơ, nhiều đồi cát.
Các bãi tắm: Cà Ná, Phan Thiết, Hàm Tân, Hòn Rơm, Đồi Dương
Chiều cù lao đẹp: Hòn Bà, Hòn Tranh, hòn Lao Câu
VIII/KINH TẾ:
Nông nghiệp ,lâm nghiệp và thủy sản là các ngành kinh tế chính của tỉnh.
+Nông nghiệp:
Cây lương thực: lúa, ngô , sắn
Cây công nghiệp: mía, bông, thuốc lá, lạc
Cây điều, cây cao su, cà phê
Đặc biệt Bình Thuận là tỉnh trồng nhiều thanh long nhất nước ta.
+Ngư nghiệp:
Đã hình thành các khu vực kinh tế biển
Nuôi trồng và khai thác thủy sản phát triển mạnh.
Đã hình thành các khu công nghiệp: chế biến thủy hải san, đóng sửa tàu thuyền
Nghề làm muối và nghề làm nước mắm ( nước mắm Phan Thiết là một thương hiệu rất nổi tiếng)
Các nhà máy đường, hạt điều, thuốc lá, nước khoáng (nước khoáng Vĩnh Hảo là một thương hiệu nổi tiếng đã được khai thác từ những năm 1920)
File đính kèm:
- mot_so_thong_tin_ve_binh_thuan.doc