ĐẮK NÔNG
I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
Đắk Nông là một tỉnh miền núi Tây Nguyên, được tách ra từ 6 huyện phíaNam của tỉnh Đắk Lắk từ năm 2004.
Diện tích khoảng 6514km ².
Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.
Phía Tây giáp tỉnh Bình Phước và Cam Pu Chia.
Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng.
+Giao thông:
QL 14 nối Kon Tum – Gia Lai – Đăk Lắk – Đăk Nông –Bình Phước.
QL 28 nối Phan Thiết Bình Thuận – Di Linh Lâm Đồng – Gia Nghĩa Đăk Nông.
+Địa hình:
Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam Trung Bộ, đoạn cuối dãy Trường Sơn trên một vùng cao nguyên, độ cao trung bình là 500m so với mặt biển, địa hình tương đối bằng phẳng, có bình nguyên rộng lớn với nhiều đồng cỏ trải dài về phía Đông. Phía Tây địa hình thấp dần nghiêng về phía Cam Pu Chia. Phía Nam là miền đồng trũng với nhiều đầm hồ.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thông tin về Đắk Nông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẮK NÔNG
I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
Đắk Nông là một tỉnh miền núi Tây Nguyên, được tách ra từ 6 huyện phíaNam của tỉnh Đắk Lắk từ năm 2004.
Diện tích khoảng 6514km ².
Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.
Phía Tây giáp tỉnh Bình Phước và Cam Pu Chia.
Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng.
+Giao thông:
QL 14 nối Kon Tum – Gia Lai – Đăk Lắk – Đăk Nông –Bình Phước.
QL 28 nối Phan Thiết Bình Thuận – Di Linh Lâm Đồng – Gia Nghĩa Đăk Nông.
+Địa hình:
Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam Trung Bộ, đoạn cuối dãy Trường Sơn trên một vùng cao nguyên, độ cao trung bình là 500m so với mặt biển, địa hình tương đối bằng phẳng, có bình nguyên rộng lớn với nhiều đồng cỏ trải dài về phía Đông. Phía Tây địa hình thấp dần nghiêng về phía Cam Pu Chia. Phía Nam là miền đồng trũng với nhiều đầm hồ.
II/HÀNH CHÍNH:
(1 Thị xã, 6 huyện – 2004)
Thị xã Gia Nghĩa.
Các huyện : Đắk Glong (tên cũ là Đắk Nông), Cư Jút, Đắk Mil, Krông Nô, Đắk Song, Đắk R’Lấp.
III/TÀI NGUYÊN:
Đắk Nông có diện tích đất canh tác màu mỡ, chủ yếu là đất bazan, thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê, tiêu
Bô xít tập trung chủ yếu ở Đắk Nông, có nhiều mỏ lộ thiên, hoặc chỉ phủ một lớp đất bazan mỏng.
Nguồn nước khoáng ở Đắk Mil.
IV/ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THỦY VĂN:
+Khí hậu:
Khí hậu vùng này tương đối ôn hoà, nhiệt độ trung bình hàng năm là 24 độ C, tháng nóng nhất và lạnh nhất chỉ chênh lệch trung bình 5 độ C, thời tiết và lượng mưa phụ thuộc theo mùa, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiều gió và hơi lạnh, thời tiết khô hạn, nhiều khe suối khô cạn.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, lượng nước rất lớn, nhiều năm bị ngập ảnh hưởng đến giao thông.
+Thuỷ văn:
Hệ thống sông suối có nhiều ghềnh thác, thủy năng lớn. Các sông : Đắk RKeh, Đắk Dieule, Đắk Glun, Đắk Mam, Đắk Kri
V/DÂN CƯ:
Dân số khoảng 363.000 người.
Dân tộc Việt, Ê đê, Mơ Nông, Tày, Nùng
VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH:
Năm 1976, thành lập tỉnh Đắk Lắk, bao gồm tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông hiện nay.
Năm 2004, tỉnh Đắk Nông được tách ra từ 6 huyện phía Nam của tỉnh Đắk Lắk, tỉnh lị đặt tại TX Gia Nghĩa.
VII/VĂN HOÁ – DU LỊCH:
Đắk Nông có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, và đa dạng của nhiều dân tộc Tây Nguyên.
Thắng cảnh: Thác Ba Tầng (huyện Đắk Glông), cách TX Gia Nghĩa 8 km theo QL 14
Thác Diệu Thanh: nằm trên dòng Đắk Típ, huyện Đắk R’Lấp.
Thác Trinh Nữ: huyện Cư Jút.
Thác Drây Nur.
Đồi thông Nam Nung.
VIII/KINH TẾ:
Đăk Nông có diện tích đất canh tác màu mỡ, chủ yếu là đất bazan, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, đặc biệt là cao su, hồ tiêu, cà phêTỉnh cũng rất giàu trữ lượng khoáng sản, đặc biệt là quặng bô xít dùng để sản xuất nhôm.
Năm 2005 GDP bình quân đầu người ở Đăk Nông là $370. Tỷ trọng công nghiệop chiếm 17,8 % GDP năm 2005, từ 6,9 % năm 2000 (trước khi tách tỉnh); dịch vụ tăng lên 24,4 % từ 14,2 %. Trong khi đó nông nghiệp giảm xuống 57,8 % từ 78,9 %.
File đính kèm:
- mot_so_thong_tin_ve_dak_nong.doc