GIA LAI
I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
Gia Lai là tỉnh biên giới, miền núi Tây Nguyên. Diện tích khoảng 15.495 km².
Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum.
Phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk.
Phía Tây giáp Cam Pu Chia (90km).
Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.
+Giao thông:
Đường Bộ:
Quốc Lộ 14 nối Kon Tum- Gia Lai- Đắk Lắk.
Quốc lộ 19 nối Bình Định- Gia Lai.
Quốc Lộ 25 nối Phú Yên- Gia Lai.
Quốc Lộ 14C gần như song song với đường biên giới Việt Nam –Cam Pu Chia.
Đường hàng không:
Sân bay Plây Ku có các tuyến : Gia Lai – TP Hồ Chí Minh, Gia Lai – Đà Nẵng.
+Địa hình:
Địa hình có thể chia làm 3 khu vực:
Địa hình núi, địa hình cao nguyên (CN Plây Ku có độ cao 700-800m), địa hình thung lũng giữa núi (vùng trũng An Khê và vùng trũng Cheo Reo – Phú Túc).
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thông tin về Gia Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIA LAI
I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
Gia Lai là tỉnh biên giới, miền núi Tây Nguyên. Diện tích khoảng 15.495 km².
Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum.
Phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk.
Phía Tây giáp Cam Pu Chia (90km).
Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.
+Giao thông:
Đường Bộ:
Quốc Lộ 14 nối Kon Tum- Gia Lai- Đắk Lắk.
Quốc lộ 19 nối Bình Định- Gia Lai.
Quốc Lộ 25 nối Phú Yên- Gia Lai.
Quốc Lộ 14C gần như song song với đường biên giới Việt Nam –Cam Pu Chia.
Đường hàng không:
Sân bay Plây Ku có các tuyến : Gia Lai – TP Hồ Chí Minh, Gia Lai – Đà Nẵng.
+Địa hình:
Địa hình có thể chia làm 3 khu vực:
Địa hình núi, địa hình cao nguyên (CN Plây Ku có độ cao 700-800m), địa hình thung lũng giữa núi (vùng trũng An Khê và vùng trũng Cheo Reo – Phú Túc).
II/HÀNH CHÍNH:
(1 thành phố – 1 thị xã – 13 huyện -2004)
Tỉnh lị : TP Plây Ku.
Thị xã :An Khê.
Các huyện : KBang, Đắk Đoa, Ch Păh, Ia Grai, Mang Yang, Kông Chro, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, Đắk Pơ, Ia Pa, Ayun Pa, Krông Pa.
III/Tài nguyên:
+Rừng:
Gia Lai là tỉnh có tài nguyên rừng phong phú và đa dạng, gồm 728.000 ha rừng tự nhiên và 25.900 ha rừng trồng.Có nhiều loại động thực vật quý hiếm (như vượn đen).
Khu bảo tồn tự nhiên Kon Cha Răng ( 16.000 ha ) và Kon Ka Kinh (20.000 ha).
+Khoáng sản:
Gia Lai có nhiều khoáng sản : quặng bôxít ở Kon Hà Nừng, vàng đã phát hiện trên 73 điểm, đá quý Rubi, opan ở khu vực Biển hồ, Cheo Reo
+Đất đai:
Đất lâm nghiệp tập trung ở KBang, Chư Prông, CN Plây Ku, An Khê, Cheo Reo.
Đất nông nghiệp tập trung ở Ia Grai, Mang Yang, Chư Prông, Chư Sê, Ayun Pa, Krông Pa.
IV/ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THUỶ VĂN:
+Khí hậu:
Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa Á Xích Đạo, không có gió xoáy, sương muối và bão lớn, nhiệt độ trung bình hàng năm là 22-25 độ C( các vùng trũng nhiệt độ cao hơn).
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2000-2300mm (các vùng trũng mưa ít hơn).
+Thuỷ văn:
Gia Lai có nhiều sông, suối có tiềm năng về thuỷ điện.
Các sông chính :
Sông Ba (bắt nguồn từ sườn núi Kon Ka Kinh rồi đổ ra biển ở Phú Yên)
Sông Sê San (bắt nguồn dãy Trường Sơn đổ vào sông Mê Kông)
Biển hồ (hồ Tơ Nuêng) thành phố Plây Ku, nguyên là miệng núi lửa đã ngưng hoạt động.
Hồ AyunHạ : là công trình thuỷ lợi và thuỷ điện, là hồ nhân tạo lớn nhất Tây Nguyên ( diện tích 37km vuông)
V/DÂN CƯ:
Dân số khoảng : 1.048.000 người (2001)
Dân tộc : người Kinh, Gia rai, Ba Na, Xơ Đăng, Ê Đê, còn có các dân tộc ít người ở phía Bắc di cư vào.
VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH:
Các tỉnh Tây Nguyên đã thuộc lãnh thổ nước Đại Việt từ thế kỷ thứ XV.
Sau năm 1975, tỉnh Gia Lai – Kon Tum thành lập.
Năm 1991, tỉnh Gia Lai được tái lập từ tỉnh Gia Lai- Kon Tum.
VII/VĂN HOÁ – DU LỊCH:
Gia Lai với nền văn hoá cồng chiên, văn hoá nhà rông, điều khắc tượng gỗ, nhà mồ, cùng các lễ hội đâm trâu, lễ hội bỏ mã và các điệu múa Soang của người BaNa.
+Di tích, thắng cảnh:
Di tích Tây Sơn Thượng Đạo: gồm 6 di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn :
An Khê Đình, Gò Chợ, Hòn đá Ông Bình, Hòn đá Ông Nhạc, Vườn mít- cánh đồng Cộ Hầu, Kho tiền – nền nhà ông Nhạc.
Biển hồ Tơ Nuêng: cách thành phố Plây Ku 6km, nguyên là miệng núi lửa đã ngưng hoạt động, đã phát hiện các di chỉ khảo cổ học ở đây và là một thắng cảnh du lịch.
Hồ AyunHạ: là hồ nước nhân tạo, nơi tham quan, du lịch, dã ngoại
Thác Phú Cường (Chư Sê), thác Công Chúa( Chư Pah), thác Ya Ma(Kông Chro), thác Ia Nhí (Chư Sê), thác Lệ Kim ( Ia Grai).
VIII/KINH TẾ:
+Nông nghiệp:
Cây lương thực gồm : lúa, ngô, sắn, khoai
Cây công nghiệp : mía, lạc, vừng, thuốc lá, đậu tương
Cây cà phê được trồng nhiều nhất, cây cao su, cây chè, cây điều, hồ tiêu
Chăn nuôi : bò, trâu, lợn, gia cầm
Lâm nghiệp: là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, với diện tích rừng khá lớn, có ngành sản xuất gỗ và lâm sản.
+Công nghiệp:
Nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy mía đường, nhà máy sản xuất chế biến tinh bột, sắn
File đính kèm:
- mot_so_thong_tin_ve_gia_lai.doc