HẢI PHÒNG
I/VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
+Hải Phòng là thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực phía Bắc nước ta, có bờ biển dài 125 km với nhiều cửa biển.
-Diện tích 1507,6 km ².
-Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh.
-Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình.
-Phía Tây giáp tỉnh Hải Dương.
-Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
+Giao thông:
Hải Phòng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của phía Bắc là hệ thống giao thông đầu mối quan trọng đi các tỉnh và các nước:
-Đường bộ: Quốc lộ 5 nối với Hải Phòng – Hải Dương – Hà Nội. Quốc lộ 10 nối Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh.
-Đường sắt: Hải Phòng – Hà Nội trức tiếp nối với các tỉnh Lào Cai – Vân Nam (Trung Quốc), Lạng Sơn – Quảng Tây (Trung Quốc) và tuyến đường sắt xuyên Việt.
-Đường thủy: Hệ thống giao thông đường biển thuận lợi , đường sông thuận lợi, là cảng lớn , cửa ngõ giao thông đường biển phía Bắc với các nước trên thế giới Cảng Hải Phòng nằm trên bờ sông Cấm, Ngoài ra Hải Phòng còn có hệ thống cảng biển:
-Cảng Vật Cách, Cảng Chùa Vẻ, Cảng Hải Quân, Cảng Đình Vũ,Cảng Minh Đức.
-Cảng Phà rừng (nằm trên sông Bạch Đằng)
-Cảng Cát Bà (huyện đảo Cát Hải)
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thông tin về Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HẢI PHÒNG
I/VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
+Hải Phòng là thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực phía Bắc nước ta, có bờ biển dài 125 km với nhiều cửa biển.
-Diện tích 1507,6 km ².
-Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh.
-Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình.
-Phía Tây giáp tỉnh Hải Dương.
-Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
+Giao thông:
Hải Phòng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của phía Bắc là hệ thống giao thông đầu mối quan trọng đi các tỉnh và các nước:
-Đường bộ: Quốc lộ 5 nối với Hải Phòng – Hải Dương – Hà Nội. Quốc lộ 10 nối Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh.
-Đường sắt: Hải Phòng – Hà Nội trức tiếp nối với các tỉnh Lào Cai – Vân Nam (Trung Quốc), Lạng Sơn – Quảng Tây (Trung Quốc) và tuyến đường sắt xuyên Việt.
-Đường thủy: Hệ thống giao thông đường biển thuận lợi , đường sông thuận lợi, là cảng lớn , cửa ngõ giao thông đường biển phía Bắc với các nước trên thế giớiCảng Hải Phòng nằm trên bờ sông Cấm, Ngoài ra Hải Phòng còn có hệ thống cảng biển:
-Cảng Vật Cách, Cảng Chùa Vẻ, Cảng Hải Quân, Cảng Đình Vũ,Cảng Minh Đức.
-Cảng Phà rừng (nằm trên sông Bạch Đằng)
-Cảng Cát Bà (huyện đảo Cát Hải)
+Đường hàng không: Hải Phòng có sân bay Cát Bi phục vụ cho nhu cầu đi lại và sẽ nâng cấp thành sân bay quốc tế.
+Địa hình:
Hải Phòng có khoảng 397 hòn đảo lớn nhỏ, đảo Bạch Long Vĩ xa bờ nhất (cách bờ 136 km) ,đảo Cát Bà (huyện Cát Hải ) to nhất, vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng.
II/HÀNH CHÍNH:
-Hải Phòng gồm 4 quận nội thành (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An)
-Thị xã Đồ Sơn, 8 huyện là :Thuỷ Nguyên, An Hải, An Lão, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Hải (huyện đảo), Bạch Long Vĩ (huyện đảo).
III/TÀI NGUYÊN:
+Đất đai:
Hình thành 2 nhóm : đất đồng bằng ven biển và thung lũng, đất đồi núi.
Nhìn chung Hải Phòng có diện tích đất lớn, nhưng đất tốt không nhiều.
+Sinh vật:
Vườn quốc gia Cát Bà đa dạng sinh học nhiều loại thực vật quý như lát hoa, chò đãi, kim giao, động vật đáng chú ý là voọc đầu trắng, voọc quần đùi, khỉ vàng, đại bàng đất
Nguồn lợi biển phong phú , hầu hết các loài cá trong vịnh Bắc Bộ đều có mặt ở vùng biển Hải Phòng.
+Khoáng sản:
Chủ yếu là đá vôi tập trung nhiều ở khu vực Tràng Kênh.
IV/ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THỦY VĂN:
+Khí hậu:
-Hải Phòng thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều (từ tháng 5 – tháng 10), mùa đông lạnh ít mưa (từ tháng 11 – tháng 4).
-Hải Phòng nằm trong khu vực có bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp vào, hàng năm vùng biển và ven biển có 40-45 ngày có giông lớn , ngoài ra còn có gió mùa Đông Bắc gây mưa phùn.
-Nhiệt độ trung bình hàng năm 23-24 độ C.
-Lượng mưa trung bình hàng năm 1600-1800mm.
-Độ ẩm trungbình khá cao 70-90%.
+Thuỷ văn:
Các sông chính gồm :
Bạch Đằng, Cấm, Lạch Tray, Văn Út, Thái Bình,Hàn , Hoá, Kinh Môntrung bình cứ 20 km đường bờ biển thì có một cửa sông lớn, nước khoáng Tiên Lãng có chất lượng tốt.
V/DÂN CƯ:
Dân số khoảng 1.672.992 người (1999), đứng thứ ba về số dân sau Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, mật độ khá đông đúc 1110 người/km².
Các huyện đảo Cát Hải, Bạch Long Vĩ còn thưa thớt dân.
VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH
Theo tài liệu lịch sử thì Hải Phòng có niên đại từ thời Hai Bà Trưng, bà Lê Chân tướng của Hai Bà Trưng đã trấn thủ ở đây để chống quân xâm lược nhà Hán. Tên “Hải Phòng” đã xuất hiện từ hơn một thế kỉ .
VII/VĂN HOÁ – DU LỊCH:
+Lễ hội:
Lễ hội chọi trâu: Tổ chức từ 8 – 9 tháng tám âm lịch tại Đồ Sơn.
Lễ hội Đền Nghè: Tổ chức từ 8-10 tháng hai âm lịch để tưởng nhớ bà Lê Chân, một tướng của Hai Bà Trưng
+Thắng cảnh:
-Đảo Cát Bà và vườn quốc gia Cát Bà: Là một quần đảo gồm 366 đảo lớn nhỏ, đảo chính là đảo Cát Bà rộng khoảng 100 km vuông.Chủ yếu là dãy núi đá vôi với nhiều hang động kì thú, xen kẽ những bãi cát trắng phau, mịn màng nơi du khách tắm biển, khí hậu trên đảo Cát Bà mát mẻ, trong lành, thích hợp cho du lịch, nghỉ ngơi, tỉnh dưỡng.
-Khu nghỉ mát Đồ Sơn: Đồ Sơn là khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng ở miền Bắc, cách thành phố Hải Phòng 20 km. Ở đây có bãi cát mịn, bờ biển rợp bóng phi lao.Là nơi tắm biển, giải trí, vui chơi và hội thảo.
-Chùa Dư Hàng: còn gọi là chùa Phúc Lâm Tự, trong chùa có nhiều pho tượng lớn và đẹp, nhiều câu đối chạm khắc công phu theo phong cách nghệ thuật triều Nguyễn. Chùa còn giữ được nhiều di vật quý như đỉnh đồng, khánh đồng.
-Các chùa nổi tiếng ở Hải Phòng:
-Chùa Đông Khê: Nguyệt Quang Tự thuộc quận Ngô Quyền.
- Chùa Đồng Thiện còn gọi là Hải Ninh Tự.
-Chùa Trà Phương còn gọi là Thiên Phúc Tự.
-Chùa Vẽ huyện An Hải.
-Đền Nghè: thuộc thành phố Hải Phòng, nơi thờ Nữ Tướng Lê Chân, người đặt nền móng tạo lập thành phố Hải Phòng. Lúc đầu, đền Nghè mới chỉ là một ngôi miếu nhỏ lợp gianh nứa. Năm 1919, toà hậu cung của đền được xây dựng, năm 1925 được trùng tu, năm 1926 xây thêm toà Tiền Bái. Đây là một tổng thể di tích lịch sử có giá trị lịch sử gồm voi đá, ngựa đá, sập đá , bia đá ghi tiểu sử của vị Nữ tướng anh hùng Lê Chân. Các toà kiến trúc thể hiện nghệ thuật điêu khác điêu luyện, mang tính truyền thống của nhiều thế kỷ trước. Tượng Nữ tướng Lê Chân được đặt ở chính giữa hậu cung. Hàng năm, tại đền đều diễn ra lễ kỷ niệm ngày sinh của Nữ tướng (ngày 8/2 âm lịch).
-Đền Phú Xá: thuộc huyện An Hải, nơi thờ Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn.
-Phủ Thượng Đoan(Hải An) là nơi thờ Mẫu , một trong những tứ linh theo tính ngưỡng của người Việt, là một kiến trúc cổ.
-Đình Đồng Lý :huyện Thủy Nguyên.
-Đình Hàng Kênh (Nhân Thọ Đình):thờ Ngô Quyền thuộc Thành phố Hải Phòng.
VIII/KINH TẾ
+Nông nghiệp:
Lúa là cây lương thực chính rồi đến ngô, khoai lang, sắn .
Cây công nghiệp : cói, nứa, lạc, thuốc lào Vĩnh Bảo rất nổi tiếng.
Chăn nuôi : lợn, gia cầm
+Lâm nghiệp:
Chiếm tỉ trọng nhỏ bé trong cơ cấu kinh tế, vườn quốc gia Cát Bà vừa có rừng, vừa có biển, phong phú tài nguyên, tổng diện tích là 15.200 ha.
+Ngư nghiệp:
Hải Phòng có nghề đánh cá ngày càng phát triển, nghề nuôi hải sản nước mặn được phát triển ở các huyện ngoại thành, sản xuất muối ở Đồ Sơn, nước mắm ở Cát Hải được nhiều nơi biết đến.
+Công nghiệp:
Hải Phòng có ngành công nghiệp tương đối đa dạng ,rộng lớn.
Ngành công nghiệp đóng tàu và sữa chữa tàu thuyền : nhà máy đóng tàu Bạch Đằng. Cơ khí Hải Phòng, Cơ khí Hạ Long.
Sản xuất xi măng cũng là ngành có từ cuối thế kỉ thứ XIX.Thành phố còn có nhiều nhà máy sản xuất thép, các nhà máy sản xuất công cụ phục vụ nông nghiệp và xây dựng, thủy tinh, sắt tráng men, đồ nhựa, dụng cụ cơ khí, khoá, cân các loại, len, giày vải, thảm len, thảm cói, nước mắm.
Hải Phòng đang phát triển mạnh các khu công nghiệp , khu chế xuất, bao gồm nhiều ngành nghề. Nền công nghiệp Hải Phòng đã hình thành một cơ cấu hợp lí tạo thành bộ khung cho sự phát triển sau này, đội ngũ công nhân của Hải Phòng cũng lớn mạnh về cả số lượng lẫn chất lượng.
File đính kèm:
- mot_so_thong_tin_ve_hai_phong.doc