Một số thông tin về Hưng Yên

I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:

Hưng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng bắc bộ. Diện tích 895,4 km ²

-Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh.

-Phía Tây giáp tỉnh Hà Tây và Hà Nam.

-Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.

-Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình.

+Giao thông:

~Đường bộ: Việc giao thông còn bị hạn chế, thiếu hệ thống cầu.

Quốc lộ 5 là hành lang kinh tế, chỉ chạy qua 1 phần nhỏ lãnh thổ phía Bắc. Tỉnh Hưng Yên có các con đường bộ nối Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình

~Đường sông: Hưng Yên có 3 con sông lớn chảy qua: sông Hồng, sông Luộc, sông Kẻ Sặt. Sông Hồng là con đường thủy quan trọng đến Hà Nội, Việt Trì, Yên Bái, Thái Bình, Nam Định. Thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp.

~Đường sắt: Hưng Yên có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy ở phía Bắc của tỉnh.( Đọan qua tỉnh khoảng 22 km).

+Địa hình: Hưng Yên nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình không thật bằng phẳng, không có đồi núi, rừng núi.Dù ở cách xa biển nhưng có nhiều sông rạch mạng lưới thủy lợi dày đặc đảm bảo sản xuất quanh năm.

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thông tin về Hưng Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯNG YÊN I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ: Hưng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng bắc bộ. Diện tích 895,4 km ² -Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh. -Phía Tây giáp tỉnh Hà Tây và Hà Nam. -Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương. -Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình. +Giao thông: ~Đường bộ: Việc giao thông còn bị hạn chế, thiếu hệ thống cầu. Quốc lộ 5 là hành lang kinh tế, chỉ chạy qua 1 phần nhỏ lãnh thổ phía Bắc. Tỉnh Hưng Yên có các con đường bộ nối Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình ~Đường sông: Hưng Yên có 3 con sông lớn chảy qua: sông Hồng, sông Luộc, sông Kẻ Sặt. Sông Hồng là con đường thủy quan trọng đến Hà Nội, Việt Trì, Yên Bái, Thái Bình, Nam Định. Thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp. ~Đường sắt: Hưng Yên có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy ở phía Bắc của tỉnh.( Đọan qua tỉnh khoảng 22 km). +Địa hình: Hưng Yên nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình không thật bằng phẳng, không có đồi núi, rừng núi.Dù ở cách xa biển nhưng có nhiều sông rạch mạng lưới thủy lợi dày đặc đảm bảo sản xuất quanh năm. II/HÀNH CHÍNH: Tỉnh lị là thị xã Hưng Yên. Các huyện: Tiên Lữ, Kim Động, Phù Cừ, Ân Thi, Khoái Châu, Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào,Văn Giang. III/TÀI NGUYÊN: +Đất đai: Đất đai chủ yếu là do phù sa bồi đắp, gần hai rìa sông là đất cát rồi đến đất thịt nhẹ, đi sâu vào đồng là vùng đất sét có phủ một lớp đất thịt rất mỏng. +Sinh vật: Do được khai phá từ lâu đời, lại ở ĐB trung tâm nên Hưng Yên hầu như không còn thảm thực vật tự nhiên. Các loài chim muôn cầm thú còn rất ít. +Khoáng sản: hạn chế và đây là một khó khăn của tỉnh trong quá trình công nghiệp hoá. IV/ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THỦY VĂN: +Khí hậu: Hưng Yên thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa từ tháng 5- tháng 10, mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 4. Tháng 2 và tháng 3 có mưa phùn. Nhiệt độ trung bình năm 23,4 độ C.Lượng mưa trung bình hàng năm 1800-2000 mm. Độ ẩm trung bình hàng năm là 86%. +Thủy văn: Hưng Yên có 3 mặt được bao bọc bởi sông, có nhiều sông đào (kênh) -Sông Hồng đoạn chảy qua Hưng Yên khoảng 67 km, là ranh giới tự nhiên giữa Hưng Yên và Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam dòng sông uốn khúc tạo thành nhiều bãi bồi rất rộng, bồi đắp phù sa cho đồng ruộng, và là con đường thủy chính. -Sông Luộc đoạn chảy qua Hưng Yên khoảng 26 km, là một nhánh của sông Hồng, nối Hưng Yên với Hải Phòng, -Sông Kẻ Sặt đoạn chảy qua Hưng Yên khoảng 20 km, là ranh giới tự nhiên giữa Hưng Yên với Hải Dương, Ngoài ra còn có các sông Hoan Ái, Cửu Yên, Nghĩa Trụ Hưng Yên còn có 2 đoạn đê lớn là đê sông Hồng (dài 59 km), đê sông Luộc (dài 21km) V/DÂN CƯ: Dân số của tỉnh khoảng 1.068.705 người, mật độ khoảng 1194 ng/km vuông, dân số tăng nhanh, số điểm dân cư đô thị còn ít. VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. Đất Hưng Yên xưa thuộc một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Tỉnh Hưng Yên thành lập năm 1831, dưới thời Minh Mạng. Năm 1968, Hưng Yên nhập với Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng. Năm 1997, tỉnh Hưng Yên tách ra từ Hải Hưng. Thế kỉ 13, Phố Hiên đã là một thương cảng, phố Hiến nay là thị xã Hưng Yên. VII/VĂN HOÁ – DU LỊCH: Hưng Yên là quê hương của nhiều danh nhân văn hoá và là mảnh đất của nghệ thuật dân gian như Hát Xẩm, hát Ả Đào, hát Chèo với nhiều kiến trúc cổ , đền chùa. +Lễ hội: Hội Chử Đồng Tử: Lễ hội Chử Đồng Tử hàng năm diễn ra trong 3 ngày từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 2 âm lịch tại đền thờ Chử Đồng Tử ở hai đền Đa Hòa, (xã Bình Minh) và Dạ Trạch (xã Dạ Trạch), huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên cách Hà Nội hơn 25 km. Lễ tế có đám rước rồng, có nhiều trò vật võ, múa sư tử, hát chèo, bơi thuyền... Lễ hội chùa Tứ Pháp: Chùa Tứ Pháp thuộc huyện Văn Lâm. Hàng năm, làng thường mở lễ hội vào ngày 8 tháng 4 âm lịch. Đây cũng là lễ hội cầu cho mùa màng tươi tốt. Hội Phù Ủng: Lễ hội diễn ra hàng năm từ ngày 11 đến 25 tháng 1 âm lịch tại xã Phù Ủng, huyện Ân Thi. Đền Phù Ủng thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão, một danh tướng thời Trần, đã có nhiều công đánh đuổi giặc Nguyên Mông thế kỷ13. Trong lễ hội còn có các trò đánh cờ, thi vật, tổ tôm, hát chèo... +Thắng cảnh: Phố Hiến: Rất nhiều người Việt Nam biết câu "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến". Kinh kỳ là Hà Nội ngày nay. Phố Hiến nay là thị xã Hưng Yên, cách Hà Nội gần 60 km. Từ thế kỷ 13, Phố Hiến đã là một thương cảng. Thế kỷ 15 trở đi những tàu buôn của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Anh, Pháp đã cập bến Phố Hiến. Nhưng vì sông Hồng ngày càng lùi xa, Phố Hiến nhường dần vị trí thương cảng cho Hải Phòng, mà giữ lại cho mình những giá trị văn hóa lâu đời. Phố Hiến ngày nay còn gìn giữ được một quần thể kiến trúc cổ gồm 60 di tích lịch sử, 100 bia ký và nhiều đền chùa. Phố Hiến có một đặc sản nổi tiếng cả nước là nhãn lồng (gọi là nhãn lồng vì cây nhãn rất nhiều quả, người ta phải làm lồng bảo vệ cho chùm quả để chim chóc không ăn được). Nhãn lồng cùi dày, vỏ mỏng, hạt nhỏ, ăn ngọt mát như chè đường. Xưa kia nhãn lồng Phố Hiến đã được chọn để tiến vua. Cây nhãn tổ có từ thế kỷ thứ 16, nay vẫn xum xuê cành lá. Chùa Thái Lạc: xây bằng gạch hoa đời Trần và bên trong có những tác phẩm chạm trổ rất đẹp. Chùa Lạng: Ở làng Hương Lăng, còn vết tích ngôi chùa xây từ đời Lý, chùa còn nhiều tượng làm bằng đá rất đẹp, có tượng làm hình con cá sấu rất lớn. Miếu "Ả Đào": Tại làng Đào Xá, huyện Ân Thi. Trong thời kháng Minh của anh hùng Lê Lợi, có người con gái tên Kim Oanh nhan sắc và hát hay, thường phục rượu quân Tàu rồi đem giết. Khi bà mất, dân chúng lập mộ tại Đào Xá và vua Lê Thái Tổ cho lập miếu "Ả Đào" để biểu dương tinh thần yêu nước của bà. Sau này, người ta tôn bà là Tổ của nghề ca hát. Đền Bà Đường Thái Hậu: Ở làng Mậu Dương, ngay tỉnh lỵ Hưng Yên, gần sông Phù Lương. Sau này biển lui dần, đất liền lan rộng ra, một phần sông Phù Lương biến thành hồ bán nguyệt, nước trong xanh nằm dưới chân đền. Chùa Chuông: Ở làng Nhân Dục, cách tỉnh lỵ Hưng Yên chừng 2 km. Trong chùa có nhiều tượng gỗ mô tả cảnh tượng những hình phạt dưới thập điện Diêm Vương. Đền thờ Chử Đồng Tử: Thuộc làng Đa Hòa, phủ Khoái Châu. Theo truyền thuyết, Chử Đồng Tử là con nhà nghèo, lấy công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng Vương thứ 18 và cả hai đều tu tiên đắc đạo. VIII/KINH TẾ: +Nông nghiệp: Cây lương thực chính là lúa, ngô, cho sản lượng ổn định và năng suất cao nhờ hệ thống thủy lợi khắp nơi. Cây công nghiệp có cây đay, dâu, mía, lạc, đậu tương Cây ăn quả : đặc biệt là nhãn lồng Hưng Yên. Chăn nuôi trâu bò, lợn, gia cầm, đặc biệt là giống gà Đông Cảo (Khoái Châu), gà Từ Hồ, (Văn Giang), gà trống nặng trung bình 5-7 kg. Ngư nghiệp: do có nhiều sông ngòi ao hồ nên đánh bắt và nuôi thủy sản khá phát triển. +Công nghiệp: Do là tỉnh thuần nông nên nền công nghiệp còn nhỏ bé, một số ngành chế biến nông sản, hoa quả (nhãn), sản phẩm đay, cây làm thuốc Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đang phát triển

File đính kèm:

  • docmot_so_thong_tin_ve_hung_yen.doc