Một số thông tin về Ninh Thuận

I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:

Ninh Thuận là một tỉnh nằm ven biển Trung Bộ. Diện tích khoảng 3360 km².

Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hoà.

Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận.

Phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng.

Phía Đông giáp biển Đông (105km)

+Giao thông:

Đường bộ

QL 1A nối liền Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh (64km).

QL 27 nối Phan Rang (Ninh Thuận) – Lâm Đồng .

QL 27B nối Cam Ranh - QL 27 đi Đà Lạt (48km)

Đường sắt:

Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh, gần như song song với QL 1A (67km).

Tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt nay không còn sử dụng.

Đường thủy:

Ninh thuận có cảng cá Đông Hải, cảng Ninh Chữ, cảng Cà Ná, bến Mỹ Tân

Đường hàng không:

Sân bay Thành Sơn ở Tháp Chàm là một sân bay quân sự.

+Địa hình:

Vùng đồi núi (chiếm 63% diện tích), tập trung ở huyện Ninh Sơn, Bác Ái.

Vùng Đồi gò bán sơn địa chiếm 14% diện tích.

Vùng đồng bằng ven biển chiếm 22% diện tích.

II/HÀNH CHÍNH:

(1 thị xã, 4 huyện - 2004)

Tỉnh lị: Thị xã Phan Rang – Tháp Chàm.

Các huyện : Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thông tin về Ninh Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NINH THUẬN I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ: Ninh Thuận là một tỉnh nằm ven biển Trung Bộ. Diện tích khoảng 3360 km². Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hoà. Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận. Phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng. Phía Đông giáp biển Đông (105km) +Giao thông: Đường bộ QL 1A nối liền Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh (64km). QL 27 nối Phan Rang (Ninh Thuận) – Lâm Đồng . QL 27B nối Cam Ranh - QL 27 đi Đà Lạt (48km) Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh, gần như song song với QL 1A (67km). Tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt nay không còn sử dụng. Đường thủy: Ninh thuận có cảng cá Đông Hải, cảng Ninh Chữ, cảng Cà Ná, bến Mỹ Tân Đường hàng không: Sân bay Thành Sơn ở Tháp Chàm là một sân bay quân sự. +Địa hình: Vùng đồi núi (chiếm 63% diện tích), tập trung ở huyện Ninh Sơn, Bác Ái. Vùng Đồi gò bán sơn địa chiếm 14% diện tích. Vùng đồng bằng ven biển chiếm 22% diện tích. II/HÀNH CHÍNH: (1 thị xã, 4 huyện - 2004) Tỉnh lị: Thị xã Phan Rang – Tháp Chàm. Các huyện : Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước. III/TÀI NGUYÊN: +Rừng: Ninh Thuận có 152.000 ha rừng tự nhiên, 57.000 ha rừng trồng. Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Chúa (huyện Ninh Hải) nằm sát biển, núi Chúa cao 1040m, nơi đây có loài rùa vàng là loại rùa quý hiếm. +Khoáng sản: Đáng kể nhất là đá granít, trữ lượng khoảng 800 triệu m³, có nhiều màu sắc đẹp, đạt yêu cầu về độ mịn, độ cứng. +Biển: Bờ biển dài 105km, có nhiều bãi tắm đẹp như Ninh Chữ, Cà Ná,Vĩnh Hy, Bình Tiên có nhiều đầm, vịnh, thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. IV/ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THỦY VĂN: +Khí hậu Ninh Thuận la vùng khô hạn nhất nước ta, là vùng đất của nắng nóng, gió khô hanh, thuận lợi cho nghề trồng muối và các cây cần nhiều ánh sáng như nho, hành, tỏi +Thủy văn Hệ thống sông suối của Ninh Thuận có lưu vực nhỏ, sông hẹp và ngắn. Hệ thống sông Cái và các sông nhánh như Trà Co, sông Sắt, Cho Mo, sông Dầu, sông Than, sông Quao, sông Lu Các đập thuỷ lợi: Nha Trinh, Lâm Cấn, Cà Tiêu, Chà Vin, Kía V/DÂN CƯ: Dân số khoảng 539.000 người (2002). Dân tộc : người Kinh, Chăm, Rắc Lây, K’ho Người Chăm ở ninh thuận chiếm tới 43% tổng số người Chăm của cả nước. VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH: Năm 1832, Phủ Ninh thuận thuộc tỉnh Bình Thuận. Sau năm 1945 là tỉnh Ninh Thuận. Năm 1976, tỉnh Thuận Hải được thành lập với Bình Thuận , Bình Tuy,Ninh Thuận. Năm 1992, tỉnh Ninh Thuận được tách ra từ tỉnh Thuận Hải. VII/VĂN HOÁ, DU LỊCH: +Lễ hội: Lễ hội Ka Tê:Là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm, được tổ chức vào tháng bảy lịch Chăm, phản ánh nét văn hoá, phong tục tập quán qua y phục, nhạc cụ (Nhạc cụ: có 3 loại nhạc cụ mà người Chăm xem như là nhạc cụ chủ đạo đặc trưng cho bản thể con người, đó là kèn Saranai, trống Paranưng, trống Gi Năng) , đồ cúng tế, bài hát, lễ hội để tưởng nhớ tổ tiên, cầu mưa thuận, gió hoà Lễ hội Yôh Yang: là lễ cầu đảo, cầu Thần Nông, cầu mưa thuận gió hoà. Lễ hội tế cá ông của ngư dân biển miền Trung, gắn với hát múa Bá Trạo. +Thắng cảnh, di tích: Tháp Pô Klong Gia rai: được xây dựng từ thế kỉ thứ XIII, ở khu vực Tháp Chàm, là nơi thờ vị vua Pô Klong Giarai (1151 – 1205), gồm ba tháp : Tháp Cổng, tháp Lửa và Tháp Chính, nơi gắn với lễ hội Ka Tê, Yôh Yang. Tháp Pôrôme (huyện Ninh Phước): được xây dựng vào thế kỉ thứ XVI. Cụm tháp Hoà Lai (còn có tên là Ba tháp) : được xây dựng từ thế kỉ thứ IX, nằm ven quốc lộ 1A hiện nay chỉ còn lại 2 tháp Bãi tắm Ninh Chữ, bãi tắm Cà Ná ,Vĩnh Huy Làng gốm cổ Bầu Trúc , huyện Ninh Phước, nơi những người thợ gốm Chăm vẫn dùng đôi tay để tạo tác phẩm mà không dùng bàn xoay. Làng nghề dệt thổ cẩm ở Mỹ Nghiệp. VIII/KINH TẾ: +Nông nghiệp Cây nông nghiệp: lúa, ngô, khoai, sắn Cây công nghiệp: cây bông, thuốc lá phù hợp với khí hậu, thời tiết của Ninh Thuận (trung tâm nghiên cứu bông ở Nha Hố), cây mía, cây điều Nho là đặc sản của Ninh Thuận, được trồng nhiều ở huyện Ninh Phước và Thị Xã Phan Rang – Tháp Chàm. Chăn nuôi : bò, dê, cừu, lợn, gia cầm Đặc biệt Ninh Thuận nuôi rất nhiều dê, cừu. Ngư nghiệp: Nghề đánh bắt hải sản ở Ninh Thuận Khá phát triển, nghề nuôi trồng thuỷ hải sản ở vùng ven biển đầm, rạn Ninh Thuậ n cũng là nơi sản xuất tôm giống. Nghề làm muối ở Cà Ná. +Công nghiệp: Các khu công nghiệp sẽ hình thành, khu công nghiệp Thanh Hải, khu công nghiệp Tháp Chàm, khu công nhiệp Tấn Tai,khu công nghiệp Du Long Công nghiệp sản xuất muối , công nghiệp chế biến thủy hải sản, công ngiệp chế biến thực phẩm, nhà máy đường, nhà máy chế biến hạt điều, rượu nho, sản xuất nước khoáng, sản xuất gạch và khai thác đá Granít.

File đính kèm:

  • docmot_so_thong_tin_ve_ninh_thuan.doc