I VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
Phú Thọ là một tỉnh miền núi trung du, thuộc vùng Đông Bắc nước ta
Diện tích khoảng 3.506 km vuông.
Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang
Phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình.
Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Tây .
Phía Tây giáp tỉnh Sơn La.
+Giao thông:
Hệ thống giao thông thuận lợi, đường bộ có quốc lộ 2 nối liền Hà Nội -Hà Giang, tới biên giới Việt- Trung. Có đoạn chạy qua thành phố Việt Trì, Phú Thọ.
Đường sắt : tuyến Hà Nội, Lào Cai chạy qua địa phận Phú Thọ với chiều dài 93km,
Phú Thọ có 302 km đường sông.
+Địa hình:
Địa hình Phú Thọ chủ yếu là đồi , núi thấp, thung lũng.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thông tin về Phú Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÚ THỌ
I VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
Phú Thọ là một tỉnh miền núi trung du, thuộc vùng Đông Bắc nước ta
Diện tích khoảng 3.506 km vuông.
Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang
Phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình.
Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Tây .
Phía Tây giáp tỉnh Sơn La.
+Giao thông:
Hệ thống giao thông thuận lợi, đường bộ có quốc lộ 2 nối liền Hà Nội -Hà Giang, tới biên giới Việt- Trung. Có đoạn chạy qua thành phố Việt Trì, Phú Thọ.
Đường sắt : tuyến Hà Nội, Lào Cai chạy qua địa phận Phú Thọ với chiều dài 93km,
Phú Thọ có 302 km đường sông.
+Địa hình:
Địa hình Phú Thọ chủ yếu là đồi , núi thấp, thung lũng.
II HÀNH CHÍNH
Tỉnh lị : thành phố Việt Trì
Thị xã: thị xã Phú Thọ
Các huyện: Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Phù Ninh, Lâm Thao, Sông Thao, Yên Lập, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn.
III TÀI NGUYÊN
+Rừng: Phú Thọ có 84.547 ha đất lâm nghiệp
Rừng tự nhiên chiếm hơn 31380 ha
Rừng trồng chiếm hơn 53160 ha
Đặc biệt có rừng nguyên thuỷ Xuân Sơn (Thanh Sơn)
Các cây công nghiệp như sơn, trẩu, sả, chè...
+Khoáng sản: khoáng sản ở Phú Thọ không nhiểu và trữ lượng cũng không lớn (pirit, asbet, kao lin, các sỏi xây dựng.
IV ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THUỶ VĂN
+Khí hậu
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 độ C.
lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1500mm
độ ẩm trung bình 85-86%
+Thuỷ văn:
có ba sông lớn chảy qua tỉnh phú thọ : sông Thao (Sông Thao) , sông Đà, sông Lô và tụ hội tại Việt Trì “Thành phố ngã ba sông” tạo điều kiện cho Phú Thọ giao lưu với các tỉnh bằng đường thuỷ.
V DÂN CƯ:
Dân số tỉnh Phú Thọ khoảng 1.264.000 người (1999)
Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 360 người / km vuông.
Gồm nhiều dân tộc anh em Kinh, Mường, Dao, Sán Chay...
VI SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH
Phú Thọ là vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam, nơi đây các vua Hùng đã dựng nước Văn Lang. nhà nước đầu tiên của Việt Nam..
Năm 1903, tỉnh Hưng Hoá được gọi là tỉnh Phú Thọ.
Năm 1968, tỉnh Phú Thọ hợp nhất với Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú.
Năm 1996, tỉnh Vĩnh Phú tách ra làm tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc.
VII VĂN HOÁ DU LỊCH
“Dù ai đi ngược về xuôi
nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Phú Thọ là trung tâm văn hoá lâu đời của dân tộc ta, với những di chỉ khảo cổ văn hoá, Sơn Vi , Đồng Dậu và nhiều đình , chùa lăng tẩm và những làng điệu dân ca như hát Xoan, hát Ghẹo (người kinh), hát Xét Bùa , hát Ví, hát Đúm (người Mường...)
Khu di tích đền Hùng:
Khu di tích đền hùng nằm cách thành phố Việt Trì 10 km, quần thể kiên trúc này gồm các di tích ở núi Hy Cương (còn có tên Nghĩa Cương, Hùng Lĩnh, Hùng Sơn) thuộc xã Hy Cương , huyện Lâm Thao, gắn liền với truyền thuyết 18 đời vua hùng xây dựng nên nước Văn Lang,.
Khu di tích gồm lăng vua Hùng, đền Giếng, đền Thượng. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch thu hút nhân dân cả nước hướng về đất tổ thiêng liêng, du khách tham quan và hành hương về giỗ tổ.
Hội Bạch Hạt: Hội Bạch Hạc hay còn gọi là hội tung còn, hàng năm diễn ra từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 1 âm lịch tại xã Bạch Hạc, thành phố Việt Trì.
Hội Chu Hoá:Lễ hội hàng năm diễn ra tại xã Chu Hóa, huyện Lâm Thao vào ngày 5 tháng 1 âm lịch nhằm tưởng nhớ 3 anh em Cả Đông, Nhị Đông và Tam Đông là tướng giỏi của vua Hùng thứ 18. Trong lễ hội có trò "chạy kem" diễn lại sự tích thần làng.
Hội mở cửa rừng: Lễ hội diễn ra vào ngày 6 đến 15 tháng 1 âm lịch hàng năm. Mở đầu là lễ hội để cúng cung tên để mở hội săn bắn hàng năm. sau đó từng đôi nam nữ múa theo điệu "gà phủ" thực hiện tín ngưỡng phồn thịnh.
Hội đánh cá: Hội đánh cá được tổ chức ở vùng đồng bào Mường thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Sơn. Đây là lễ hội mừng xuân tại khu vực ở sát bản. Ngày 3 tháng 1 dương lịch, tất cả dân bản dùng gậy và các thứ đập để khuấy nước làm cá hoảng sợ chui vào các giọ ẩn nấp, sau một hồi chuông người ta kéo giọ lên. Cá to dành cho lễ cúng, còn lại chia đều cho các gia đình.
Hội Phết Hiền Quan: Lễ hội hàng năm được tổ chức vào ngày 13 tháng 1 âm lịch tại Hiền Quan, Tam Nông để tưởng nhớ Thiều Hoa, một nữ tướng giỏi của Hai Bà Trưng. Trong ngày hội có trò đánh phết (đánh cầu gỗ bằng gậy cong ở đầu).
Hội Xoan: Lễ hội được mở từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 1 âm lịch tại Kẻ Xoan, Hương Nha, Tam Nông để tưởng nhớ Xuân Nương, một nữ tướng của Hai Bà Trưng. Trong hội có mở tiệc cầu xuân (cỗ chay), có trò trình nghề ở bãi sông trước đình
Khu đầm Ao Châu: (Châu Ngọc) thuộc xã Am Thượng, (Hạ Hoà) cách thành phố Việt Trì khoảng 70km , có diện tích trên 20 ha mặt nước với 99 ngách, mạt đầm trải rộng mênh mông phẳng lặng, không khí trong lành, xung quanh hồ là những khu rừng cọ, đồi chè, đồi vải , đồi mơ...
Hang động Xuân Sơn: thuộc huyện Thanh Sơn, nơi có cá nhũ đá rũ xuống thành muôn hình kì lạ. Động tiên là một hang ngầm trong núi đá.
VIII KINH TẾ
+Nông nghiệp:
Nông nghiệp là ngành kinh tế trọng yếu của tỉnh, các cây lương thực chính là lúa, ngô, sắn, khoai lang.
Cây chè là cây công nghiệp kinh tế mũi nhọm của tỉnh đã có từ hàng trăm năm nay.
Sơn là cây công nghiệp truyền thống, sản phẩm sơn ta được sử dụng trong nhiều nghề thủ công.
Cây cà phê đang được phát triển .
Cây ăn quả nổi tiếng như bưởi Đoan Hùng, quýt Đan Hà, chuối Phú Thọ.
+Công nghiệp:
Từ những năm 60 của thế kỉ XX, Phú Thọ đã hình thành khu công nghiệp Việt Trì.
Nhà máy Supe phốtphát và hoá chất Lâm Thao (sản phẩm phân lân nổi tiếng).
Trên địa bàn phú thọ còn có các công ty giấy Bãi Bằng, Việt Trì.
Nhiều nhà máy chế biến chè (Thanh Ba, Phú Bền...)
Ngành hoá chất phân bón của tỉnh thường tập trung ở Việt Trì, Lâm Thao.
Đặc biệt còn có khai thác cánh kiến ở La Pho.
File đính kèm:
- mot_so_thong_tin_ve_phu_tho.doc