I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
-Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Diện tích khoảng 1519 km ².
-Phía Bắc giáp Hưng Yên, Hải Dương, Hải Dương.
-Phía Nam giáp Nam Định.
-Phía Tây giáp Hà Nam.
-Phía Đông giáp biển Đông.
+Giao thông:
-Thành phố Thái Bình cách Hà Nội 110 km –Hải Phòng 70 km
~Đường bộ :
-QL 10 nối Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng.
-Đường 39 nối Thái Bình – Hưng Yên.
-Các cầu chính : Cầu Tân Đệ ,cầu Thái Bình, cầu Triều Dương.
~Đường thủy:
-Hệ thống sông ngòi dày đặc, giao thông đường thủy thuận lợi, cảng Diêm Điền (Thái Thụy) đang được nâng cấp.
-Thái Bình không có hệ thống đường sắt.
+Địa hình:
-Thái Bình là tỉnh không có đồi, núi , địa hình bằng phẳng, ba mặt giáp các sông , một mặt giáp biển, từ lâu nhờ quai đê lấn biển mà đất đai Thái Bình được mở rộng.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thông tin về Thái Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÁI BÌNH
I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
-Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Diện tích khoảng 1519 km ².
-Phía Bắc giáp Hưng Yên, Hải Dương, Hải Dương.
-Phía Nam giáp Nam Định.
-Phía Tây giáp Hà Nam.
-Phía Đông giáp biển Đông.
+Giao thông:
-Thành phố Thái Bình cách Hà Nội 110 km –Hải Phòng 70 km
~Đường bộ :
-QL 10 nối Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng.
-Đường 39 nối Thái Bình – Hưng Yên.
-Các cầu chính : Cầu Tân Đệ ,cầu Thái Bình, cầu Triều Dương.
~Đường thủy:
-Hệ thống sông ngòi dày đặc, giao thông đường thủy thuận lợi, cảng Diêm Điền (Thái Thụy) đang được nâng cấp.
-Thái Bình không có hệ thống đường sắt.
+Địa hình:
-Thái Bình là tỉnh không có đồi, núi , địa hình bằng phẳng, ba mặt giáp các sông , một mặt giáp biển, từ lâu nhờ quai đê lấn biển mà đất đai Thái Bình được mở rộng.
II/HÀNH CHÍNH:
-Tỉnh lị :Thành Phố Thái Bình.
-Các huyện : Đông Hưng, Hưng Hà, Kiến Xương, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Tiền Hải, Vũ Thư.
III/TÀI NGUYÊN:
+Rừng:
Thái Bình có rừng ngập mặn ven biển, có nhiều loại hải sản và chim biển.
+Đất đai:
Đất Thái Bình được hình thành do phù sa bồi đắp, có các nhóm đất sau : Đất nhiễm mặn, đất cát ven biển, đất chua phèn, đất phù sa, trong đó đất phù sa là chủ yếu.
+Khoáng sản:
Thái Bình có mỏ khí đốt ở Tiền Hải, đang thăm dò và chuẩn bị khai thác mỏ khí thềm lục địa ở huyện Thái Thụy, các loại khoáng sản khác ít.
+Biển:
Thái Bình có bờ biển dài 50 km với cửa biển Thái Bình, Diêm Điền, Trà Lý, Ba Lạt, có nhiều bãi triều để trồng rừng và nuôi trồng thủy sản.
IV/KHÍ HẬU THỦY VĂN:
+Khí hậu:
Thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ TB hàng năm từ 23-24˜ ˜C.
Lượng mưa TB hàng năm từ 1400-1800mm.
Mùa Đông thường ấm hơn các tỉnh nằm sâu trong đất liền.
Mùa Hạ nóng nhưng có gió biển mát mẻ.
+Thủy văn:
Sông Hồng, sông Luộc, sông Hoá, là ranh giới giữa Thái Bình, với Hà Nam-Nam Định, Hưng Yên – Hải Dương, Hải Phòng.
Sông Trà Lý (67km), chảy xuyên qua tỉnh, những con sông lớn trên nối với các hệ thống sông đào, kênh mương dày đặc. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10. Ngoài ra còn có các nguồn nước khoáng thiên nhiên ở Tiền Hải.
V/DÂN CƯ:
-Số dân 1.786.000 người, mật độ 1175 người/km²(đông dân). Hầu hết là người Kinh
VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH:
-Đất Thái Bình xưa thuộc bộ Giao Chỉ, tỉnh Thái Bình thành lập từ năm 1890.
VII/VĂN HOÁ – DU LỊCH:
Đất Thái Bình quanh năm có lễ hội. LH nông nghiệp, LH làng nghề, LH tín ngưỡng, thi tài, vui chơi, giải trí mang đậm màu sắc văn minh lúa nước, nghệ thuật chèo và múa rối nước của Thái Bình nổi tiếng trong và ngoài nước.
+Lễ hội
-Hội Chùa Keo (Vũ Thư) :diễn ra từ 13-15 tháng chín âm lịch, chùa thờ Thiền Sư Không Lộ, gác chuông chùa Keo là một kì công về nghệ thuật kiến trúc.
-Hội đền Đồng Xâm (Kiến Xương): diễn ra từ 1,2,3 tháng tư âm lịch, thờ ông tổ nghề chạm bạc Nguyễn Kim Lâu, trong lễ hội có trưng bày hàng hoá với những kĩ thuật chạm bạc rất tinh tế, tổ chức bơi trãi, diễn chèo, hát ca trù.
-Hội đền Đồng Bằng (Quỳnh Phu): diễn ra từ ngày 20-26 tháng 8 âm lịch, còn gọi là đền Đức Vua Cha Bát Hải,với kiến trúc đẹp,còn lưu trữ được nhiều đồ vật qúy.
-Các hội thi Pháo Đất , thi thả đèn trời: được tổ chức nhiều nơi trong tỉnh.
-Bãi biển Đồng Châu (Tiền Hải) :bãi dài khoảng 5 km, có thể thăm cồn Vành, cồn Thủ, cách đất liền khoảng 7km.
-Làng vườnBách Thuận (Vũ Thư): có đủ các loại hoa quả bốn mùa, các loại hoa cây cảnh, tiêu biểu cho các làng quê ở vùng đồng bằng đông bắc bộ.
VIII/KINH TẾ:
+Nông nghiệp:
-Thái Bình là một tỉnh đất chật người đông, nông nghiệp giữ một vai trò chủ yếu
-Lúa là cây lương thực chính(năng suất rất cao), rồi đến ngô, khoai.
-Cây công nghiệp: đay , cói, dâu tằm, mía, lạc, thuốc lào., cây CN đã được trồng thành từng vùng tập trung chuyên canh.
-Chăn nuôi lợn, gia cầm, nghề nuôi ong cũng đang phát triển.
-Ngư nghiệp: có nhiều sông ngòi, đầm, hồ, nghề nuôi cá được phát triển khắp nơi, nghề đánh cá biển cũng đang được cơ giới hoá.
-Thái Bình còn có những cánh đồng muối ven biển.
+Công nghiệp:
-CN dệt , da, may mặc, chế biến nông sản, thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí phục vụ nông nghiệp, một số sản phẩm CN :khí đốt, muối, thịt đông lạnh, nước mắm, bia, khăn mặt, bao tải đay, chiếu cói, gạch, sứ
-Ngành nghề thủ công truyền thống : Dệt vải, lụa, tơ tằm, dệt chiếu và hàng đay, cói, mây tre, rèn đúc, chạm bạc, nghề gỗ mộc
File đính kèm:
- mot_so_thong_tin_ve_thai_binh.doc