Mục tiêu cần đạt của chủ đề “nghề sản xuất”

I. Kiến thức :

- Dạy trẻ biết được tên công việc của những người làm nông.

- Biết gọi tên một số dụng cụ và sản phảm của nghề nông.

- Biết tên một số bài thơ, đồng dao trong chủ đê : nhớ ơn, Bác nông dân

- Hát thuộc bài hát: Xay lúa, đọc kể chuyên, tô màu, vẽ, xé gián chủ đề nông dân.

- Đóng vai bán hàng nhứng sản phẩm và dụng cụ của nghề nông.

- Kết hợp với nhau lắp ghép và xây dựng đựơc cánh đồng theo sự tưởng tượng của trẻ.

- Trẻ hứng thú tham gia vào các trò chơi vận động cùng cô.

- Trẻ biết gọi tên mộ số sản phẩm của nghề.

 

doc21 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1954 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Mục tiêu cần đạt của chủ đề “nghề sản xuất”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ “Nghề sản xuất” I. Kiến thức : Dạy trẻ biết được tên công việc của những người làm nông. Biết gọi tên một số dụng cụ và sản phảm của nghề nông. - Biết tên một số bài thơ, đồng dao trong chủ đê : nhớ ơn, Bác nông dân… - Hát thuộc bài hát: Xay lúa, đọc kể chuyên, tô màu, vẽ, xé gián chủ đề nông dân. Đóng vai bán hàng nhứng sản phẩm và dụng cụ của nghề nông. Kết hợp với nhau lắp ghép và xây dựng đựơc cánh đồng theo sự tưởng tượng của trẻ. Trẻ hứng thú tham gia vào các trò chơi vận động cùng cô. Trẻ biết gọi tên mộ số sản phẩm của nghề. II. Kỹ năng : Biết sử dụng ngôn ngữ miêu tả Luyện kỹ năng tô màu tranh phù hợp, cắt gián,vẽ. Phát triển cơ vận động cho trẻ, biết phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân và mắt khi tham gia vào các hoạt động bật sâu, chuyền quả vào thùng Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, luyện cho trẻ nói những câu dài, dùng từ để miêu tả và nêu ý kiến của mình. III. Thái độ: Biết yêu quý bác nông dân. Tôn trọng và giữu gìn sản phẩm của nghề nông? KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC CHỦ ĐỀ: “ Nghề sản xuất” Nội dung Yêu cầu Chuẩn bị Tổ chức hoạt động 1. Góc xây dựng lắp ghép - Xây cánh đồng lúa. - Trẻ biết phối hợp với nhau để xây dựng cánh đồng lúa theo sự tưởng tưởng của trẻ. - Các loại khối xốp, nhựa; gạch, cây xanh, hoa, thảm cỏ, hàng rào… 1. Trao đổi trò chuyện. - Cùng trẻ hát, đọc thơ, câu đố về chủ đề: - Cô giới thiệu các góc chơi, các trò chơi mà trẻ thích. - Cho trẻ lần lượt về góc chơi của mình. 2. Quá trình hoạt động - Cô đến từng góc chơi, nhập vai và chơi cùng trẻ - Cô bao quát các góc chơi để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra. - Cô chú trọng đến nhóm chơi xây dựng: Gợi cho trẻ nói về cách bố cục về cánh đồng lúa. - Nhắc trẻ không được tranh giành đồ chơi của bạn. 3. Kết thúc hoạt động - Cô đến từng góc chơi, nhận xét buổi chơi. - Nhóm trưởng lên giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình. - Hát, đọc thơ để kết thúc. 2. Góc phân vai. - Cửa hàng bán dụng cụ nghề nông. - Trẻ biết mô phỏng công việc của người bán hàng và người mua hàng. - Biết gọi tên dụng cụ của nghề nông. - Sản phẩm của nghề: Ngô khoai sắn đậu lạc, - Dụng cụ nghề nông làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau: Cày, bừa, cuốc, vét, thùng tưới… 3. Góc học tập - Xem tranh ảnh về một số nghề. - Xem quy trình cánh đồng lúa. - Làm tập san sản phẩm nghề nông. - Kể chuyện theo tranh. - Trẻ hứng thú xem tranh và biết cách giở sách tranh. - Trẻ hiểu được quy trình và phát triển của cánh đồng lau: Cày, cấy, ra bông, lúa chín, gặt lúa. - Trẻ biết các sản phẩm của nghề nông thành tập san. - Tranh ảnh về ảnh quy trình trồng lúa. - Tranh chuyện trong chủ đề. - Tranh ảnh về sản phẩm nghề nông. 4. Góc nghệ thuật - Tô, dán, nặn sản phẩm nghề nông. - Nghe và biểu diễn bài hát trong chủ đề. - Trẻ biết tô màu, dán. nặn một số sản phẩm nghề nong mà trẻ thích. - Biết giữ gìn sản phẩm của mình. - Biết thể hiện tình cảm khi ca hát. - Tranh in rỗng, bút màu, giấy màu. - Đất nặn, bảng con, khăn lau tay. - Đồ chơi âm nhạc. TRÒ CHUYỆN VỀ CHỦ ĐỀ Cô trò chuyện với trẻ về công việc của người nông dân. Người nông dân làm ra sản phẩm gì? Hàng hàng các con được ăn những món ăn gì do bác nông dân làm ra? Các con làm gì để tỏ lòng yêu quý bác nông dân? THỂ DỤC SÁNG Tập với bài “Cháu yêu cô chú công nhân” 1. Yêu cầu. Trẻ được hít thở không khí trong lành, bước đầu được làm quen với các động tác theo nhạc. Luyện tập đội hình đội ngũ, phát triển các cơ vận động cho trẻ. Giáo dục tính kỷ luật và thói quen tập thể dục sáng. Tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: khởi động. Trẻ xếp hàng tập những động tác thể dục theo sự hướng dẫn của cô. Hoạt động 2: trọng động. - Tập các động tác kết hợp với bài: “ Cháu yêu cô chú công nhân” - Hai tay đưa song song lên cao chếc về về bên trái và bên phải 45 độ ứng với lời ca “Chú công nhân xây nhà cao tầng, cô công nhân dệt may áo mới”. - Hai tay giang ngang, tay trái chống hông nghiêng người sang bên trái đồng thời tay phải đưa về bên trái sau đó đổi bên ứng với lời ca “cháu luôn múa hát yêu cô công nhân, cháu luôn nhớ ơn cô chú công nhân”. - Hai tay đưa lên cao cúi gập người xuống hai tay chạm mũi bàn chân “Chú công nhân xây nhà cao tầng, cô công nhân dệt may áo mới ”. - Nhảy bật tách khép chân đồng thời tay dang ngang sau đó đua lên trên vố vào nhau ứng vứi lời ca “cháu luôn múa hát yêu cô công nhân, cháu luôn nhớ ơn cô chú công nhân”. - Cho trẻ tập theo nhạc 1-2 lần. - Khuyến khích và tuyên dương trẻ. - Hỏi trẻ cac con vừa tập thể dục kết hợp với bài hát gì? Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Cho trẻ làm bướm bay bay về lớp học của mình. Thứ 2 ngày 26 tháng 11 năm 2012 HOẠT ĐỘNG CÓ MỤC ĐÍCH PTTM:Tạo hình. Đề tài: Nặn củ lạc. I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - Cung cấp cho trẻ biểu tượng về củ lạc: màu sắc, hình dáng, các món ăn được chế biến từ củ lạc. - Trẻ biết chọn màu đất nặn phù hợp, có kĩ năng phối màu đẹp, hợp lí. 2. Kỹ năng: - Dạy trẻ kĩ năng xoay tròn, lăn dài, ấn bẹt, vê đất, miết. - Có kỹ năng gắn đính. - Phát triển thị giác và đôi tay khéo léo 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ có tính kiên trì và hoàn thành sản phẩm của mình. - Trẻ biết thu dọn vệ sinh sau khi giờ học kết thúc cùng với cô giáo. II. CHUẨN BỊ: - Mẫu của cô: 1 – 3 củ lạc to nhỏ khác nhau. - Bàn ghế, đất nặn, bảng đen. - Đàn ghi âm các bài hát: Xay lúa. - Bài thơ: Bác nông dân. III. TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1:ổn định tổ chưc và giới thiệu bài - Cho trẻ hát Xay lúa và trò chuyện với trẻ : - Các con vừa hát bài hát gi? - Bài hát nói về công việc của nghề gì? - Nghề sản xuất nông nghiệp tạo ra sản phẩm gì? GT: Người nông dân đã tạo ra rất nhiều sản phẩm để nuôi sống chũng ta như: gạo, lúa, khoai sắn... Hôm nay cô tổ chức hội thi nhà nông đua tài cùng nặn những củ lạc các con có muốn tham gia cùng cô không? 2. Hoạt động 2: Quan sát mẫu - Cô cho trẻ xem sản phẩm mẫu và hỏi trẻ: - Cô có bao nhiêu củ lạc? Củ lạc có hình dạng như thế nào? Có màu gì? - Các con có muốn biết cách nặn những củ lạc này như thế nào không? 3. Hoạt động 3: cô làm mẫu - Cô nặn cho trẻ xem, vừa nặn cô vừa giảng giải cho trẻ nghe. Cô làm mềm đất, xoay tròn thành 2 hạt tròn sau đó cô gắn lại với nhau thành củ lạc. Tiếp đó cô lấy thêm một ít đất nặn lăn dài và thật nhỏ để làm cuống của củ lạc. 4. Hoạt động 4: trẻ thực hiện - Cô cho trẻ tiến hành làm, cô gợi ý cho trẻ nặn. - Chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ, động viên và khuyến khích cho trẻ làm. - Cô giúp trẻ làm mềm đất và gợi ý cho trẻ xoay tròn đất bằng lòng bàn tay sau đó nối 2 hạt thành củ lạc... 5. Hoạt động 5: Nhận xết sản phẩm - Cho trẻ đua sản phẩm của mình lên trưng bày lên giá và nhận xét bài của bạn - Con thích bài bạn nào vì sao con thích ? - Gợi ý cho trẻ nêu lên cách nặn của mình - Chọn bài 1-2 bạn cô nhận xét và tuyên dương trẻ. - Các con có yêu thương các bác nông dân không? Các con phải làm gì để tỏ lòng biết ơn các bác? Kết thúc: cho trẻ đọc thơ Bác nông dân - Trẻ ổn định và hát theo nhạc 1-2 lần - Bài hát Xay lúa - Công việc của nghề sản xuất. - Rau, củ...(trẻ kể tên các loại rau củ...). - Có ạ! - Trẻ xem mẫu của cô và trả lời câu hỏi - Trẻ trả lời. - Có ạ - Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe giảng giải Cả lớp thực hiện. - 1-2 trẻ lên lụa chọn bài mình thích Bài bạn đẹp 1 trẻ nêu lên cách nặn theo suy nghĩ của trẻ. - Trẻ trả lời Trẻ đọc thơ. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có mục đích: Quan sát thời tiết. a. Yêu cầu: - Trẻ biết thời tiết hôm nay nắng hay mưa, lạnh, hay mưa phùn. - Biết được sự thay đổi của thời tiết. - Trẻ có ý thức tập trung. b. Chuẩn bị : - Chỗ đứng quan sát c. Tiến hành: - Cô cho trẻ dứng vòng tròn và trò chuyện với trẻ: - Các con nhìm lên bầu trời hôm nay thế nào? Nắng hay mưa? Lạnh hay mưa phùn? - Thời tiết đã chuyển sang mùa gì? Mùa đông các con giữ gìn cơ thể các con bằng cách nào? 2. Trò chơi vận động: Trốn tìm - Cô chơi mẫu một lần, nêu cách chơi cho trẻ. - Tổ chức cho trẻ chơi 5 – 6 lần. 3. Chơi tự do: Chơi đu quay, cầu trượt. - Cô cho trẻ chơi đu quay, cầu trượt. Nhắc trẻ không được nghịch, xô đẩy nhau, đảm bảo an toàn cho trẻ. Chú ý đến trẻ bị tật. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 1. Hoạt động có mục đích: Kể cho trẻ nghe câu chuyện “Sự tích quả dưa hấu” a. Yêu cầu: - Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện và hiểu được nội dung câu chuyện. b. Chuẩn bị : - Tranh chuyện. - Cô thuộc nội dung câu chuyện. c. Tiến hành : - Cô kể cho trẻ nghe 2-3 lần và hỏi trẻ + Cô kể cho các con nghe câu chuyện gì? - Trong câu chuyện có những nhân vật nào? 2. Chơi tự do: chơi ở các góc theo ý thích. - Cô cho trẻ chơi ở góc theo ý thích của trẻ , trẻ lựa chọn nhóm chơi và bạn chơi - Nhắc trẻ cất đồ chơi gọn gàng lên giá và quan sát sản phẩm của bạn chơi - Cô nhận xét chung và tuyên dương trẻ 3. Vệ sinh – Nêu gương cuối ngày– Trả trẻ - Cô cho trẻ rửa mặt, rửa tay chân, chải tóc cho trẻ gọn gàng - Cô khái quát ngắn gọn tình hình của lớp trong ngày và cho trẻ nhận xét mình và bạn. - Động viên, khuyến khích trẻ cố gắng chăm ngoan rồi trả trẻ. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ 3 ngày 27 tháng 11 năm 2012 HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH PTTN: Khám phá khoa học “Trò chuyện về công việc của nhà nông” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - Trẻ biết miêu tả và kể về công việc của bác nông dân: làm ra hạt gạo, các loại thực phẩm khác. - Trẻ hiểu được quy trình làm ra hạt lúa của Bác nông dân. 2. Kỹ năng: - Luyện kỹ năng miêu tả, quan sát và ghi nhớ có chủ định. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ yêu quý bác nông dân và trân trọng những sản phẩm lao động của người nông dân. II. CHUẨN BỊ: Giáo án điện tử trò chuyện về công việc của nhà nông. Thơ: Bác nông dân. Đàn nghi âm bài hát: Hạt gạo làng ta. III. TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Hoạt động 1: ổn đinh tổ chức và gới thiệu bài - Cho trẻ hát “Hạt gạo làng ta” và trò chuyện với trẻ: + Các con vừa hát bài gì? - Từ đâu mà chúng ta có hạt gạo vậy các bạn? - Vậy các cô chú nông dân đã làm như thế nào? - Có hạt gạo là nhờ các bác nông dân đã chịu dầm mưa dãi nắng để có hạt gạo cho chúng ta ăn, vậy các bạn có thương các cô chú nông dân không? Giới thiệu: Để có cây lúa, khoai, ngô. Sắn cho chúng ta ăn, bác nông dân phải làm việc vất vả, bác ấy phải trồng đúng vài tháng thì mới thu hoạch được. Hôm nay cô cho các bạn làm quen với nghề trồng trọt của các bác nông dân. 2. Hoạt động 2: Quan sát và trò chuyện. + Các con đang xem tranh vẽ về ai? - Bác nông dân đang làm gì? - Muốn gieo lúa hay các loại rau củ hoa màu khác bác nông dân đã phải cày ruộng. Các con thấy bác nông dân cùng con vật gì để cày ruộng. - Sau khi cày ruộng xong thì bác nông dân đã làm gì? - Bừa đất để cho đất tơi nhỏ ra để có thể gieo hạt. - Tiếp theo bác nông dân làm gì? - Gieo lúa hay còn gọi là sạ lúa. - Sau khi gieo lúa lớn lên thì bác nông dân dùng cây lúa này để làm gì? - Muốn cho cây lúa phát triển tốt thì phải làm gì? - Vào mùa hè không có mưa nên không có nước cho lúa thì bác nông dân phài làm gì? - Khi lúa bị sâu bệnh thì bác nông dân đã làm gì? - Lúa chín thì có màu gì? Bác nông dân làm gì khi lúa chín? - Gặt lúa về muốn chỉ có những hạt lúa thì bác nông dân đã làm gì? - Cho trẻ quan sát tranh về dụng cụ của bác nông dân. + Có những dụng cụ gì? - Cái quốc dùng để làm gì? - Dao rựa, liềm để làm gì? - Cái trang để làm gì? - Để có lúa ngô, khoai…bác nông dân phải làm việc vất vả, để biết ơn bác thì cô cháu mình phải biết kính trọng bác nông dân và bảo vệ cây lúa, ngô, khoai… do bác nông dân trồng - Cho trẻ đọc thơ “ Bác nông dân” tặng bác nông dân. - Các con trò chuyện về công việc của ai? 3. Hoạt động 3: Luyện tập - Cho trẻ chơi trò chơi tìm: Tìm dụng của nghề sản xuất. - Tổ chức chơi thành 3 nhóm. - Cô phổ biến cách chơi và luật chơi và tiến hành cho trẻ chơi 2-3 lần - Kết thúc cô và trẻ hát tặng bác nông dân bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày”. - Trẻ hát - Các con hát Hạt gạo làng ta. - Trẻ trả lời. - Có ạ. Tranh vẽ về bác nông dân. Bác nông dân đang cày ruộng. Con trâu. Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Gieo lúa. - Để cấy. - Bón phân. - Tưới nước (tát nước) - Phun thuốc sâu. - Màu vàng, gặt lúa. - Tuốt lúa và phơi lúa Trẻ xem tranh. Trẻ trả lời. Trẻ lắng nghe. Trẻ đọc thơ tặng bác nông dân - Bác nông dân. 3 nhóm chơi Trẻ hát HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có mục đích: Quan sát hoa lá. a. Yêu cầu: - Trẻ biết tên một số lạo hoa lá, biết các đặc điểm của hoa lá. Biết một số loại hoa đặc trưng của mùa thu. b. Chuẩn bị : - Cây hoa lá trong vườn. c. Tiến hành: - Cô dẫn trẻ xuống sân, cho trẻ đứng quanh cây hoa quan sát và trò chuyện + Các con đang quan sát hoa gì? Hoa có màu gì ? Lá có màu gì? + Cánh hoa như thế nào? Thân cành lá cấu tạo ra sao ? 2. Trò chơi vận động: Bóp vai. 3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi trên sân trường. - Cô cho trẻ chơi đu quay, cầu trượt. Nhắc trẻ không được nghịch, xô đẩy nhau, đảm bảo an toàn cho trẻ. Chú ý đến trẻ bị tật. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 1. Hoạt động có mục đích: Cho trẻ nghe một số bài hát về chủ đề. - Cô cho trẻ chơi trò chơi "Nghe nhạc đoán tên bài hát" - Cô mở nhạc cho trẻ đoán tên các bài hát về chủ đề Sản xuất, dịch vụ, Bác sỹ, cô giáo, Bộ đội. + Các con vừa nghe nhạc bài hát gì? Các con có thích làm bác nông dân, chú công nhân không? - Cô mở băng đài hát các bài hát vừa cho trẻ đoán tên. + Bài hát có hay không? Bài hát nói đến ai? Bác nông dân, em bé trong bài hát làm gì? + Các con có yêu quý bác nông dân không? vì sao? 2. Chơi tự do: chơi ở các góc theo ý thích. - Trẻ tự lựa chon góc chơi trẻ thích 3. Vệ sinh – Nêu gương cuối ngày – Trả trẻ - Cô cho trẻ rửa mặt, rửa tay chân, chải tóc cho trẻ gọn gàng. - Cô khái quát tình hình của lớp trong ngày. - Cho trẻ tự nhận xét về mình ngoan hay không ngoan. - Động viên, khuyến khích trẻ cố gắng chăm ngoan rồi trả trẻ. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY …………………………………………………………………………………….... ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Thứ 4 ngày 28 tháng 11 năm 2012 HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH PTTC: :THỂ DỤC “Bật sâu 25cm” I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ biết bật sâu 25 cm, nhún bật, chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 chân. - Trẻ biết cách chơi trò chơi 2. Kỹ năng: - Luyện kỹ năng vận động phối hợp giữa tay và chân - Phát triển cơ chân vận đông : tay và chân. 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ thường xuyên vận động cho cơ thể khoẻ mạnh chống các bệnh tật. II. CHUẨN BỊ: - Bục thể dục cao 25 cm: 4 cái. III. TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Hoạt động 1: ổn định tổ chức và giới thiệu bài. - Cho đứng thành hình tròn trò chuyện cho trẻ: - Muốn cho cơ thể khoẻ mạnh các con phải làm gì? 2. Hoạt động 2: Khởi động: - Cho trẻ đi hình tròn kết hợp với các kiểu đi: nhanh chậm, khởi động các khớp tay chân... 3. Hoạt động 3: Trọng động. a. Bài tập phát triển chung. ĐT1: Hai tay dang ngang rông bằng vai sau đò hai tay đưa song song trước mặt ĐT2: Hai tay đưa lên cúi gập người về phía trước ĐT3: Hai tay chống hông quay người sang trái và sang phải ĐT4: bật tại chỗ liên tiếp b. Vận động cơ bản: - Cô giới thiêu bài: Các con có muốn trở thành chú bộ đội không? Muốn trở thành chú bộ đội các con luyện tập thế nào? Hôm nay cô và các con tập bật sâu để luyện tập giống như chú bộ đội nhé. - Cô làm mẫu cho trẻ xem 1-2 lần kết hợp giảng giải: : Cô đi từ đầu hàng đến vạch xuất phát, cô bước lên trên bục khi nghe hiệu lệnh “Chuẩn bị!” + Tư thế chuẩn bị: 2 chân đứng thẳng, hai tay đưa ra phía trước. + Khi có hiệu lệnh: Bật! Hai tay lăng nhẹ xuống dưới, ra sau lấy đà, đồng thời gối hơi khuỵu, dùng sức mạnh hai chân để bật xuống tiếp đất bằng nửa bàn chân trên, đầu gối hơi khụy, hai tay đưa ra phía trước. - Trẻ khá thực hiện. - Cho trẻ thực hiện: Lần lượt cho từng trẻ lên thực hiện vận động (cô bao quát và sửa sai cho trẻ). - Tổ, nhóm thi đua. - Chọn 2 trẻ khá lên thi đua. + Củng cố cho trẻ nhắc lại tên vận động gì? c. Vận động: Chuyền quả vào thùng. - Cô giới thiệu tên vận động và gợi hỏi trẻ cách chơi vận động đó như thế nào? - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần cô chú ý bao quát trẻ - Cho trẻ nhắc lại vận động gì? GD: Muốn cho cơ thể khoẻ mạnh hàng ngày các con phải làm gì? 3. Hoạt động 4: Hồi tĩnh Cho trẻ làm những chú ong vò vè bay vào lớp. Muốn cơ thể khoẻ mạnh phải tập thể dục. Trẻ khởi động theo hiệu lệnh của cô. - Trẻ tập theo sự hướng dẫn của cô. - 2 lần (2 x 4 nhịp ) - 2 lần (2 x 4nhịp ) - 2 lần (2 x 4 nhịp ) - 2 lần (2 x 4 nhịp ) - Có ạ! Phải luyện tập giống chú bộ đội - Trẻ chú ý và lắng nghe quan sát cô làm mẫu - Trẻ thực hiện - Tổ nhóm thi đua. - Cá nhân thi đua. - 1 trẻ nhắc lại. - Trẻ chơi - Chơi chuyền quả vào thùng. - Tập thể dục, ăn đủ chất - Trẻ làm chim bay HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: Nhặt lá cây. 1. Mục đích, yêu cầu. - Trẻ biết nhặt lá cây làm sạch sân trường. 2. Chuẩn bị: Sân trường thoáng mát; rổ để đựng lá cây. 3. Tiến hành: - Trẻ đứng xung quanh cô và trò chuyện: - Thời tiết đã chuyển sang mùa gì? - Trên sân trường bắt đầu có rất nhiều lá rụng. Muốn sân trường sạch sẽ chúng ta phải làm gì? - Hôm nay cô sẽ cho các con cùng nhặt lá cây làm sạch sân trường nhé! - Trẻ đi nhặt lá cây. 2. Trò chơi vận động: mèo và chim sẻ. - Cô nêu cách chơi trò chơi. - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần. 3. Chơi tự do: Chơi với đồ chơi trên sân trường. - Cô cho trẻ chơi đu quay, cầu trượt. Nhắc trẻ không được nghịch, xô đẩy nhau, đảm bảo an toàn cho trẻ. Chú ý đến trẻ bị tật. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Hoạt động có mục đích: Làm quen thơ “Bác nông dân”. a. Yêu cầu. - Trẻ biết được tên bài thơ mới: “Bác nông dân” và được làm quen với nhân vật, nhịp điệu của bài thơ. - Trẻ biết quý trọng bác nông dân và sản phẩm mà bác nông dân làm ra. b. Chuẩn bị: Tranh thơ hoặc giáo án điện tử. c. Tiến hành. - Cô đọc cho trẻ nghe 2 - 3 lần kết hợp tranh. - Trò chuyện với trẻ tên bài thơ, tên nhân vật và nội dung bài thơ. 2. Chơi tự do: chơi ở các góc theo ý thích. 3. Vệ sinh – Nêu gương cuối ngày – Trả trẻ. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ .................................................................................................................................... Thứ 5 ngày 29 tháng 11 năm 2012 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH PTNN: Thơ: Bác nông dân I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: Trẻ biết trẻ biết tên bài thơ Bác nông dân. Trẻ hiểu được ý nghĩa của bài thơ nhớ ơn những người nông dân làm ra nhiều sản phẩm để nuôi sống con người. 2. Kỹ năng: Luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm. Phát triển kỹ năng nghi nhớ có chủ định cho trẻ. 3. Giáo dục: Giáo dục trẻ biết yêu quý và kính trọng người nông dân. II. Chuẩn bị: Tranh bài đồng dao. Bác nông dân. III. Tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu bài Cho trẻ hát theo đàn bài hát: “Bác nông dân” và trò chuyện với trẻ : Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về ai? Bác nông dân làm ra những sản phẩm gì? Giới thiệu: Có rất nhiều bài thơ nói về công việc và lòng biết ơn, kính trọng đối với Bác nông dân, hôm nay cô sẽ cho các con đọc bài thơ Bác nông dân. 2. Hoạt động 2: Cô đọc mẫu Cô đọc lần 1 không tranh Lần 2 có tranh minh hoạ kết hợp điệụ bộ và ánh mắt cử chỉ 3. Hoạt động 3: Trích dẫn và đàm thoại : Cô đọc cho các con nghe bài thơ gì? Bài thơ nói về ai? Bác nông dân như thế nào? Bác nông dân làm ra sản phẩm gì ? cho ai ? =>Trích: Bác nông dân. Chăm cấy cày. Có thóc mảy Cho con ăn. - Câu thơ nào thể hiện sự quý trọng người lao động? =>Trích: “Bác nông dân Thật đáng quý Bài thơ muốn nhắc nhở các con điều gì? 4. Hoạt động 4: Dạy trẻ đọc thơ. Cô cho trẻ đọc nhiều lần (chú ý sửa sai cho trẻ) Cho tổ, nhóm, cá nhân đọc. Các con vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ muốn nhắc nhở các con điều gì? Kết thúc: Cô và trẻ hát bài hát Hạt gạo làng ta. - Trẻ hát theo đàn Bác nông dân. bài hát nói về bác nông dân. Trẻ kể. Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe cô đọc thơ Bài Bác nông dân Bác nông dân. Bác nông dân chăm cấy cày. Bác nông dân làm ra nhiều sản phẩm cho con người. Trẻ nhắc lại câu thơ  Biết yêu quý và tôn trọng bác nông dân. Trẻ đọc thơ Tổ, nhóm, Cá nhân đọc Bài Bác nông dân. Biết yêu quý và tôn trọng bác nông dân. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: Quan sát dụng cụ của nghề nông. 1. Mục đích, yêu cầu. - Trẻ biết tên một số dụng cụ của nghề nông : Cuốc, xẻng, cày, bừa... - Giáo dục trẻ biết yêu quý và kính trọng nghề nông. 2. Chuẩn bị: Một số dụng cụ nghề nông như: Cuốc, xẻng, cày, bừa... 3. Tiến hành: - Trẻ đứng xung quanh quan sat và gợi ý cho trẻ tác dụng? cách sử dụng như thế nào? 2. Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột 3. Chơi tự do: Chơi đu quay, cầu trượt. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Hoạt động có mục đích: Chơi trò chơi “Thả đỉa ba ba” a. Yêu cầu: - Trẻ hứng thú và chơi được trò chơi mới. b. Chuẩn bị: - Sân bằng phẳng, cô thuộc lời trò chơi. c. Tiến hành: - Cô cho trẻ đọc thuộc lời đồng giao thả đỉa ba ba. - Cô nêu cách chơi và hướng dẫn trẻ chơi. - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần. 2. Chơi tự do: chơi ở các góc theo ý thích. 3. Vệ sinh – Nêu gương – Trả trẻ. - Cô khái quát ngắn gọn tình hình của lớp trong ngày, cho mỗi trẻ tự nhận mình ngoan hay không ngoan. Động viên, khuyến khích trẻ cố gắng chăm ngoan rồi trả trẻ. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ 6 ngày 30 tháng 11 năm 2012 HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ MỤC ĐÍCH: PTTM: Âm nhạc: Ca hát:(DTT): Xay lúa Nghe hát:(DKH): Đi cấy. Chơi (DKH): Ai đoán giỏi I. Mục đích - yêu cầu. 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên bài hát: Xay lúa - Trẻ hát thuộc lời bài hát, hát đúng giai điệu và biết thể hiện tình cảm khi hát. - Hưởng ứng khi nghe cô hát và cảm nhận được giai điêu tình cảm yêu mến thiết tha của bài hát: Đi cấy. - Chơi thành thạo và hứng thú trò chơi: Ai đoán giỏi. 2. Kỹ năng: - Luyện kỹ năng hát đúng theo nhạc cho trẻ. - Phát triển tai nghe nhạc cho trẻ. - Luyện kỹ năng ghi nhớ. 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ biết yêu quý bác nông dân, biết giữ gìn sản phẩm của nghề nông. II. Chuẩn bị: - Đàn ghi âm bài hát: Xay lúa, đi cấy. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu bài - Cô cho trẻ đọc bài đồng dao nhớ ơn và trò chuyện với trẻ: - Bài đồng dao đã nói lên điều gì? - Bác nông dân đã làm ra những sản phẩm gì? - Bác nông dân rất vất vả nhung dã tạo ra sản phẩm rất vui thể hiện qua bài hát: Xay lúa. 2. Hoạt động 2: Ca hát: Xay lúa. - Cô hát lân 1 không đàn. - Cô hát lân 2 có đàn. - Cô vừa hát bài hát gi? - Bài hát miêu tả công việc của ai? - Tập cho trẻ hát theo cô 2-3 lần (Chú ý sửa sai cho trẻ). - Tổ chức thi đua giữa 3 tổ, xem tổ nào hát hay hơn. (Sau mỗi tổ hát, cô hỏi xem tổ bạn hát như thế nào? Cô nhận xét) - Thi đua nhóm, cá nhân. - Chúng mình vừa hát bài hát gì? Sáng tác của ai? 3. Hoạt động 3: Nghe hát Đi cấy. - Vừa rồi cô thấy lớp chúng mình hát rất hay và rất giỏi. Bây giờ cô sẽ hát tặng các con nghe bài hát: Đi cấy. - Cô hát 2 lần kết hợp đàn, thể hiện giọng điệu mềm mại tình cảm yêu mến thiết tha, minh hoạ động tác phù hợp - Cô hỏi trẻ tên bài hát gì? - Bài hát muốn nhắc nhở các con điều gì ? 4. Hoạt động 4: Trò chơi: Ai đoán giỏi. - Cô giới thiêu tên trò chơi và cách chơi - Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần - Hỏi trẻ tên trò chơi gì ? Kết thúc: Trẻ chơi trò chơi: Bác nông dân làm vườn Trẻ đọc Công việc của bác nông dân. - Trẻ lắng nghe Xay lúa. Công việc của bác nông dân. Trẻ hát Thi đua tổ 2 lần. Nhóm 2 lần 1 trẻ Xay lúa. Sáng tác: Bích Lê. Trẻ lắng nghe. - Bài hát: Đi cấy. Yêu quý và nhớ ơn bác nông dân. - Trẻ lắng nghe. Trẻ chơi 2 - 3 lần. Trò chơi: Ai đoán giỏi. Trẻ chơi HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI I. Hoạt động có mục đích: Vẽ sản phẩm của nghề nông. 1. Yêu cầu. Trẻ biết vẽ sản phẩm của nghề nông theo sự tưởng tư

File đính kèm:

  • docnghe nghiep.doc